Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Ngày Vía Đức Quán Thế Âm 19/2 Âl được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quan Thế Âm (Avalokitesvara) là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp… Hình tượng ngài được mô tả trong kinh Pháp Hoa là một người nam nhưng khi Phật giáo truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam, Bồ tát được tôn thờ hầu hết dưới dạng nữ thân, mẹ hiền Quan Thế Âm. Bởi theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ.
Đại từ Đại bi linh cảm ứng Quán Thế Âm bồ tát
(tôn tượng Quán Thế Âm bồ tát tại Tịnh xá Ngọc Hòa, Tp. Quy Nhơn)
Ba ngày vía của Bồ tát Quan Thế Âm:
19-2 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm đản sinh,
19-6 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm thành đạo,
19-9 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm xuất gia.
“Nếu cần hiện ra thân gì để cứu độ thì Quan Âm hiện ra thân đó như: thân quốc vương, thân tể tướng, thân nhi đồng, thân phụ nữ v.v…” (phẩm Phổ môn). Truyện tích về Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải (Diệu Thiện) ở Việt Nam được hình thành dựa trên quá trình tiếp biến văn hóa và cơ sở “thị hiện” này.
Sự tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền phổ biến trong dân gian Việt Nam từ xưa qua nghệ thuật hát chèo, truyện thơ và gần đây nhất là truyện văn xuôi. Theo tác giả Nguyễn Lang, sách Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II, “Truyện thơ Quan Âm Thị Kính (bản Nôm) hiện chưa biết được sáng tác trong thời gian nào. Bản Việt ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911, gồm 788 câu lục bát và một lá thư Kính Tâm viết cho cha mẹ bằng văn biền ngẫu”.
Truyện thơ Quan Âm Nam Hải gồm 1.426 câu, được lưu truyền trong dân gian trước cả truyện Quan Âm Thị Kính. Theo Nguyễn Lang (sđd), truyện Quan Âm Nam Hải vốn xuất phát từ một vị Tăng đời Nguyên bên Trung Hoa. Tích này được lưu truyền trên đất Việt kể từ khoảng cuối thế kỷ XIV hay XV và được Việt hóa. Bản Nôm cổ nhất của truyện Quan Âm Nam Hải vẫn chưa biết được khắc vào thời đại nào. Bản Việt ngữ đầu tiên Quan Âm diễn ca của Huỳnh Tịnh Của, ấn hành năm 1897.
Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, tượng thờ Quan Âm Nam Hải xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVI. “Trong một văn bia đời nhà Mạc năm 1578, học giả nổi tiếng đương thời là Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết tượng Diệu Thiện được tôn thờ tại chùa Cao Dương. Văn bia còn ghi rõ Diệu Thiện là một biểu tượng rất đặc thù của giáo lý từ bi trong đạo Phật. Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt trước hết có liên hệ mật thiết với sự thực tập trì chú Đại bi, dần dần đã trở nên một biểu tượng rất lớn trong các chùa viện Phật giáo” (Thích Hạnh Tuấn, Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt).
Như vậy, các hình thái Quan Âm Nam Hải, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính đều bắt nguồn từ lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa. Những truyện tích và tín ngưỡng Quan Âm rất phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại chùa viện nước ta hiện nay rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát.
Sen Lam.
Văn Khấn Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Văn khấn Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
Bài văn khấn Phật bà quan âm
Cách cúng phật bà Quan Âm
Trong tín ngưỡng của người Việt thì Phật bà quan thế âm bồ tát chính là Mẹ hiền cứu giúp cho những ai đang gặp khổ đau, cuộc sống bế tắc. chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn Văn khấn cúng và cách cúng trong lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát chuẩn nhất.
Ý nghĩa lễ Quán Thế Âm Bồ Tát
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng cùng Thần linh.
Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng linh thiêng phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, hóa giải vận hạn, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Lễ vật cúng lễ Quán Thế Âm Bồ Tát
Theo phong tục cổ truyền khi đến Chùa nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm.
– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát.
Hạ lễ sau khi lễ Quán Thế Âm Bồ Tát
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Văn khấn lễ Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ (chúng) con là: …………………
Ngụ tại: ……………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Văn Khấn Lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Đầy Đủ Nhất
Đây là văn khấn Phật Bà Quan Âm, văn khấn lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát được thực hiện ở chùa vì chùa là nơi thờ Phật và là nơi sinh hoạt tính ngưỡng công cộng của người Việt.
Đi lễ chùa là một nét văn hóa tốt đẹp của người Việt ta, chúng ta hãy đi chùa vào đầu xuân năm mới để ước nguyện cho một năm có nhiều may mắn nhé bạn.
Thành tâm kính phật Phật độ bình an
Hiện nay có rất nhiều người không theo đạo Phật, nhưng mỗi tháng vẫn tự nguyện ăn chay 2 ngày vào ngày mồng Một và ngày Rằm, và có tâm thành thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Phật bà Quan Âm) trong nhà, để cầu mong Phật bà Quan Âm phù hộ độ trì cho gia đạo được tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, vạn sự an lành…
Nhưng mỗi lần vào dịp lễ, Tết hoặc có việc cầu xin gì đó, nhưng việc khấn lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Phật bà Quan Âm) thì không biết khấn vái như thế nào cho phải. Sau đây là Văn khấn lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Phật bà Quan Âm):
Sắm lễ khi đi lễ chùa
Chúng ta sắm lễ khi đi lễ chùa cũng phải tuân thủ những quy định:
Chỉ sắm lễ chay: Hương hoa, quả, xôi, chè, oản phẩm…tuyệt đối không được sắm lễ mặn nhé vì lễ mặn chỉ được dâng ở các khu vực mà chùa có thờ Thánh, Mẫu. Tuyệt đối không dâng lễ mặn ở chính điện mà chỉ dâng lễ chay mà thôi.
Lễ mặn cũng được dâng ở điện thờ (nếu xây riêng) Đức Ông người cai quản toàn bộ công việc của ngôi Chùa. Tuyệt đối không dâng vàng mã đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát nếu có dâng thì chỉ dâng ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu, Đức Ông.
Trước ngày đi lễ chùa cần: ăn chay, kiêng giới, làm nhiều việc thiện tâm.
Trình tự hành lễ khi đến chùa
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông 2. Sau đó đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát 3. Tiếp theo đi thắp hương ở tất cả các ban ở nhà Bái Đường, thắp hương thực hiện 3 hoặc 5 vái. Nếu chùa có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ dâng hương cầu nguyện. 4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu) 5. Cuối buổi lễ thì đến nhà khách hỏi thăm nhà chùa, các vị sư và công đức cho chùa tùy tâm nhé.
Đi lễ chùa hoàn toàn là tự nguyện và thành tâm, tránh làm mất vệ sinh nhà chùa, nên là một người có văn hóa khi đến cửa Phật bạn nhé
Văn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát (Tại chùa & tại gia)
Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….. Tín chủ (chúng) con là: ………………… Ngụ tại: …………………………… Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật !
Bài Văn Cúng Khấn Trong Lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Phật Bà Quan Âm)
Hiện nay có rất nhiều người không theo đạo Phật, nhưng mỗi tháng vẫn tự nguyện ăn chay 2 ngày vào ngày mồng Một và ngày Rằm, và có tâm thành thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ( Phật bà Quan Âm) trong nhà, để cầu mong Phật bà Quan Âm phù hộ độ trì cho gia đạo được tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ, vạn sự an lành…
Văn khấn lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Phật bà Quan Âm)
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con Nam mô Đại từ, Đại bi, tầm thinh cứu khổ cứu nạn, Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Tín chủ con là ……………………………………………..Tuổi……………
Ngụ tại…………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng…….năm……………………..(Âm lịch)
Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin được Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành. Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Ngày Vía Đức Quán Thế Âm 19/2 Âl trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!