Xu Hướng 4/2023 # Ý Nghĩa Của Bình Hoa Trên Bàn Thờ Trong Văn Hóa Thờ Cúng Của Người Việt # Top 5 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Ý Nghĩa Của Bình Hoa Trên Bàn Thờ Trong Văn Hóa Thờ Cúng Của Người Việt # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Của Bình Hoa Trên Bàn Thờ Trong Văn Hóa Thờ Cúng Của Người Việt được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Các mẫu bình hoa trong thờ cúng của người Việt Nam

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất liệu làm bình hoa thờ cúng như bằng gốm sứ, bằng gỗ, bằng đồng… mỗi loại đều có những điểm độc đáo, ưu điểm, nhược điểm riêng. Nhưng bình hoa thờ cúng bằng gốm sứ đặc biệt là được làm bằng chất liệu gốm sứ Bát Tràng được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn.

Bình hoa thờ cúng gốm sứ Bát Tràng được làm từ nhiều dòng men khách nhau nhưng chủ yếu là 3 dòng men là men rạn, men lam, men Ngọc lục bảo.

Bình hoa men rạn: là một trong những dòng men cổ của Bát Tràng với những vết nứt tạo thành hình tam giác, tứ giác… được tạo thành do sự chênh lệch giữa xương gốm và men trong quá trình nung. Sản phẩm tạo sự cổ kính cho không gian thờ cúng của gia đình bạn. Họa tiết trên đồ thờ cúng men rạn đều được đắp nổi mang đến tính nghệ thuật cao, nổi bật ở mọi góc nhìn. Bình hoa men rạn nổi bật  là của nghệ nhân Phạm Đạt.

Bình hoa men lam: màu sắc trang nhã, đơn giản với gam màu trắng, xanh thích hợp với không gian thờ cúng.

Bình hoa men Ngọc lục bảo: dòng men có màu xanh ngọc được bọc đồng quanh viền mép nên tạo sự sang trọng, quyền quý cho không gian thờ cúng.

2. Ý nghĩa của bình hoa trên bàn thờ

Bình hoa trên bàn thờ hay còn được gọi là lộc bình nhưng kích thước nhỏ hơn. Khi đặt lọ lộc bình ở hai bên bàn thờ sẽ tạo sự uy nghiêm, trang trọng cho không gian thờ cúng.

Bên cạnh đó, việc đặt bình hoa gốm sứ trên bàn thờ không chỉ giúp gia chủ hội tụ và lưu giữ những sinh khí tốt đẹp của đất trời mà còn giúp không gia thờ sạch hơn, tôn nét uy quyền

Bình hoa trên bàn thờ giúp gia chủ được mang đến nhiều may mắn, tài lộc và thịnh vượng.

Mỗi khi đến ngày lễ cắm hoa đem đến cho không gian thờ cúng sự mát mẻ, sạch sẽ, thanh nhã.

3. Nên mua bình hoa thờ cúng tại đâu uy tín, chất lượng?

Xưởng gốm Sứ Việt là địa chỉ tin cậy sản xuất và cung cấp các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng trong đó có đồ thờ cúng Bát Tràng.

Xưởng gốm Sứ Việt sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm, mẫu mã, kích thước, kiểu dáng khác nhau của bình hoa gốm Bát Tràng nên khách hàng dễ dàng lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với không gian thờ cúng cũng như nhu cầu của mình.

Hơn thế, giá thành bình hoa tại Sứ Việt có nhiều phân khúc giá khác nhau dễ dàng cho khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với tài chính của bạn.

Tại Sứ Việt có nhiều dòng sản phẩm của các nghệ nhân nổi tiếng của Bát Tràng như men rạn của nghệ nhân Phạm Đạt, men ngọc của nghệ nhân Trần Độ.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc mua sản phẩm đồ thờ gốm sứ Bát Tràng, hãy liên hệ với xưởng gốm Sứ Việt theo địa chỉ:

Lô A2, Cụm sản xuất Làng nghề tập trung Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0911090826

Ý Nghĩa Hoa Sen Trên Bát Hương Của Người Việt

Bát hương là một trong những vật phẩm đồ thờ cần thiết trên bàn thờ gia tiên, thờ Phật. Đặc biệt ở bàn thờ Phật, hình ảnh hoa sen luôn được in trên các bát hương…Vậy hoa sen trên bát hương có ý nghĩa như thế nào?

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Tâm linh Việt

Ý nghĩa của hoa sen đối với người Việt

Trong Phật giáo, ý nghĩa hoa sen được biết đến với sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành. Ảnh: Bàn thờ Phật của Công ty Tâm Linh Việt

Có lẽ đối với người Việt, hoa sen là hình ảnh không còn xa lạ. Trong ca dao Việt Nam có bài:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy Vàng, bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.

Vì vậy, nhắc tới hoa sen người ta thường nghĩ ngay đến những hình ảnh thanh cao trong sáng, mọc lên giữa đầm bùn mà hoa sen vẫn tỏa hương thơm ngát, vẫn nhẹ nhàng khoe sắc mà chẳng bị vấy bẩn.

Trong Phật giáo, ý nghĩa hoa sen được biết đến với sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành. Hoa sen được coi là tinh khiết vì nó có thể nổi lên từ vùng nước bùn lầy dơ bẩn nhưng bản thân nó hoàn toàn trong sạch.

Có thể nói hoa sen là một đặc trưng được nhắc đến trong nhiều kinh điển Phật giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển đều có đề cập đến. Một bộ Kinh Đại Thừa trọng đại mà hầu hết Phật tử thuộc Phật giáo Bắc Tông ít nhiều đều có đọc tụng qua, chẳng những đọc tụng thôi mà còn quan tâm nghiên cứu học hỏi nữa, đó là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Hoa sen trên bát hương có ý nghĩa như thế nào?

Với sự thanh cao, tinh khiết của hoa sen, chúng ta thường thấy hình ảnh của loài hoa này xuất hiện nhiều trên các bát hương, đặt biệt là trên bàn thờ Phật. Bởi hoa sen chính là tượng trưng cho sự tĩnh lặng trong tâm hồn và vẻ đẹp từ nội tâm của con người. Ảnh: Không gian thờ Phật của Công ty Tâm Linh Việt

Với sự thanh cao, tinh khiết của hoa sen, chúng ta thường thấy hình ảnh của loài hoa này xuất hiện nhiều trên các bát hương, đặt biệt là trên bàn thờ Phật. Bởi hoa sen chính là tượng trưng cho sự tĩnh lặng trong tâm hồn và vẻ đẹp từ nội tâm của con người. Khi gặp những vấn đề khó khăn hay những phiền muộn trong cuộc sống người ta thường nhìn ngắm hoa sen và thiền tịnh trong lòng để lấy lại sự cân bằng tĩnh tại và giác ngộ ra giá trị của cuộc sống. Điều này phản ánh bản chất thực tại của triết lý Phật giáo.

Vậy giá trị của hoa sen là từ chỗ nhơ nhớp hôi hám mà trổ hoa có mùi hương tinh khiết, chính vì thế hoa sen thường được dùng làm biểu tượng cho người tu hành.

Hình tượng hoa sen trong Phật giáo thường được thể hiện 8 cánh hoa đang nở. Hoa Sen nở rộ cũng thể hiện sự giác ngộ, tìm thấy niềm tin trung thành với những lời răn dạy của Phật học. Với lý do đó hình tượng Đức Phật thường được tái hiện trên tòa sen 8 cánh.

Mặc dù sen sống trong bùn lầy dơ bẩn nhưng hoa sen vẫn vươn khỏi mặt nước để nở ra những bông hoa thơm ngát làm đẹp cho đời. Từ đó truyền tới chúng ta một thông điệp rằng cuộc sống này sẽ có nhiều cạm bẫy, dính mắc, đau khổ, dục vọng nhưng nếu chúng ta áp dụng các triết lý của Đức Phật thì sẽ tự mình giác ngộ và còn thức tỉnh người khác giác ngộ theo mình.

Như vậy, hình ảnh hoa sen trên bát hương chính là biểu tượng cho sự giác ngộ của Đức Phật và nhắc nhở con người rằng: Làm người luôn phải vươn lên bằng sự cố gắng và thực lực, thành công mà không vấy bẩn “mùi hôi tanh của bùn đất”. Đây cũng chính là những lời răn dạy của thế hệ tổ tiên, bề trên răn dạy con cháu.

Trước nhu cầu ngày càng lớn của quý Phật tử, cá nhân, du khách muốn tìm hiểu về vẻ đẹp tâm linh Việt theo giáo lý nhà Phật, kiến thức, thông tin về tâm linh Việt, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam đã xây dựng và cho ra mắt chuyên mục “Tâm Linh Việt” nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo quý Phật tử.

Chuyên mục “Tâm Linh Việt” ra đời nhằm mục đích giới thiệu và cung cấp nguồn thông tin chính thống về nét đẹp tâm linh Việt Nam, đồng thời tôn vinh các doanh nghiệp luôn hướng mục đích kinh doanh đến văn hóa tâm linh.

Ý Nghĩa Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt

Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên

Từ xa xưa người Việt đã có tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, vậy ý nghĩa của việc thờ cũng tổ tiên là gì? chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ý nghĩa sâu sắc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn và mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ.

Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử, nhiều tín ngưỡng dân gian đã gặp phải thời kì khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan” thế nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.

Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta.

Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Có thể kể đến như Trần Hưng Đạo được tôn thờ là là người cha của dân tộc, được thực hiện tín ngưỡng thờ cúng giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm.

Trong tiềm thức của người Việt Nam tổ tiên còn là Mẹ Âu Cơ, là những vị Vua Hùng những người đã kiến tạo nên nước non và nguồn cội sinh ra các dân tộc Việt Nam. Dân gian ta có câu:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”

Câu ca dao trên đã hàm chứa phần nào về tinh thần luôn hướng về nguồn cội, luôn tôn thờ và tưởng nhớ về tổ tiên. Cứ vào những ngày này hàng năm, mỗi “con rồng, cháu tiên” đều khắc ghi và thành kính tưởng nhớ tới công lao của những vị vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình.

Thông qua đó giáo dục mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quên hương đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.

Phong tục này như sợi dây liên kết giữa những người sống và những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm linh. Điều này bày tỏ về quan niệm nhân sinh của dân tộc Việt “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”.

Theo quan niệm của người Việt, chết chưa phải là kết thúc, tổ tiên luôn bên cạnh dõi theo và phù hộ cho chúng ta trong cuộc sống.

Nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên với những người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta.

Chúng ta luôn tin rằng, sau khi mất, tổ tiên không bao giờ biến mất mà vẫn luôn sát cánh cùng con cháu và chúng ta nên làm tròn bổ phận đạo hiếu của một người con.

Những giá trị này luôn được dân tộc ta đúc kết và truyền dạy cho những thế hệ sau qua những câu ca dao hết sức ý nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn – Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.

Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình.

Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la, do đó chúng ta luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống và luôn khắc cốt và bày tỏ sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng.

Giá trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo.

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn…

Ý Nghĩa Bài Vị ” Cửu Huyền Thất Tổ” Trong Văn Hóa Của Người Việt.

Cửu Huyền là chính đời hay chín thế hệ gồm có: Cao Tổ ( Ông sơ ), Tằng tổ ( Ông cố), Tổ phụ ( Ông nội ), Phụ (Cha), Bản thân, Tử ( Con trai), Tôn (Cháu nội), Tằng tôn (Chắt), Huyền tôn ( Chít).

Thất Tổ gồm: Thỉ Tổ ( Thất Tổ), Viễn Tổ ( Lục Tổ), Tiên Tổ ( Ngũ Tổ), Cao Tổ (Tứ Tổ), Tằng Tổ ( Tam Tổ), Nội Tổ ( Nhị Tổ ), Phụ Thân ( Nhứt Tổ).

Chữ Huyền có nghĩa là đen. Trong vô lượng kiếp luân hồi sống chết, thân xác phân ly biến thành màu đen. Chín đời luân hồi như vậy gọi là Cửu Huyền. Cửu Huyền là chín đời. Thất Tổ là bảy vị tổ.

Cửu Huyền là tính từ mình lên trước tám đời là chín.

Thất tổ hiểu là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của mình. Ngược lên sáu đời nữa là bảy đời.

Truyền thống ở Việt Nam chúng ta thường thờ cúng Cửu huyền, còn Thất Tổ thì dánh cho vua chúa mới được thờ phụng.

Cửu Huyền tính từ bản thân mình làm cột mốc, trên chúng ta là ba thế hệ, bản thâ và dưới là bốn thế hệ.

Cửu Huyền Thất Tổ mang giá trị như một tấm bảng lưu giữ, tưởng nhớ đến công ơn của ông bà, cha mẹ, bậc tiền nhân qua nhiều đời kiếp.. Đó là một nét đẹp trong truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc.

Dù lịch sử trải qua bao thăng trầm, dù chiến tranh cướp mất nhiều nhà cửa, nơi thờ tự Tổ tiên, nhưng với lòng hiếu kính ông bà cha mẹ luôn được giữ gìn sâu lắng. Đây là niềm tự hào, người Việt Nam luôn biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ ơn Tổ tiên, cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp qua việc thờ cúng.

Người Việt ta tin rằng ” âm phù dương trợ” có chăm nom phần âm, tưởng nhớ, thờ cúng tổ tiên cẩn thận thì sẽ được phúc phần về sau và được nâng đỡ, phù hộ trong mọi công việc. Nên bên cạnh việc thờ cúng, hương hoa thì việc bày biện, sắm sửa đồ thờ cúng đầy đủ cũng được các gia chủ chú ý.

Việc lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ rất quan trọng, cần chọn đúng vị trí:

-Tránh đặt bàn thờ trong lồng kính, hộp,..

-Tránh đặt bàn thờ Cửu Huyền ngay dưới bàn thờ Phật, nên đặt dưới và lệch sang một bên.

-Trên bàn thờ đặt hoành phi, liễn thờ hoặc bài vị ghi bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ.

-Bàn thờ đặt nơi giữa trang nghiêm hoặc hai bên nhà phía trên cao đối với tầng trệt. Nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng cao nhất.

Việc cúng Cửu Huyền Thất Tổ rất quan trọng, mọi người phải tìm hiểu kỹ để khấn vái cho đúng. Cụ thể sẽ như sau:

-Sắp bàn thờ theo thứ tự bên ngoài là lư hương ở giữa, bình hoa bên phải, trái cây bên trái.

-Rót nước sạch vào ky, pha bình trà nhỏ đặt phía trên, đốt đèn cầy.

-Tới giờ cúng, gia chủ nhớ phải ăn mặc sạch sẽ, trang nghiêm, pha chút rượu trắng lau sạch mặt bài vị, vừa đọc câu “án lam xóa ha ” 9 lần.

-Đốt hương trầm, thắp đèn, đốt nhang, đứng trang nghiêm trước bài vị, xá ba xá đưa nhanh lên trán và khấn nguyện.

-Thay chén nước lạnh bằng nước trà.

-Quỳ xuống, lạy bốn lạy. Đứng dậy xá ba xá.

Việc quan trọng tiếp theo bạn cần biết đó chính là những thứ cần để cúng gồm: đèn vọng, dĩa trái cây, bình bông, 4 ly trà, 4 ly rượu, cặp đèn, lưu hương, mâm cơm chay (1 tô cơm lớn, 4 chén cơm, 1 tô canh, 1 món kho, 1 món chiên, 1 món luộc, 4 chén chè, 1 đĩa xôi ).

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Của Bình Hoa Trên Bàn Thờ Trong Văn Hóa Thờ Cúng Của Người Việt trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!