Xu Hướng 3/2023 # Ý Nghĩa Các Món Ăn Trên Mâm Cỗ Ngày Tết # Top 11 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ý Nghĩa Các Món Ăn Trên Mâm Cỗ Ngày Tết # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Các Món Ăn Trên Mâm Cỗ Ngày Tết được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày tết là dịp gia đình sum họp nhưng cũng là dịp để hướng về nguồn cội, ông bà tổ tiên. Món gà luộc để cúng cho ngày cuối và đầu năm là không thể thiếu cho bất cứ mâm cỗ cúng tết nào. Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Có lẽ vì người ta tin rằng món gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Vì thế, người dân cả ba miền Bắc – trung – Nam đều khởi đầu năm mới bằng món gà luộc, cả trên mâm cỗ cúng hay bữa cơm đầu năm mới để cả năm đều được như ý.

Mâm cũng quả cũng là vật thờ và vật trang trí không thể thiếu trong ngày Tết ba miền. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường không có các loại quả cố định mà biến đổi theo 5 sắc màu đó để phối trí.

3. Bánh chưng: Biết ơn tổ tiên, nguồn cội

Là món bánh nổi tiếng có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, gắn với một truyền thuyết rất nổi tiếng trong lịch sử. Bánh chưng có từ thời Vua Hùng thứ 16 khi Hoàng tử Lang Liêu sáng tạo và dâng lên vua cha món bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất, thể hiện lòng biết ơn với cha ông và đất trời xứ sở.

Bánh chưng là món ngon ngày Tết nhà nhà không thể thiếu. Được ví như linh hồn của mâm cơm ngày Tết bởi nguyên liệu của bánh chưng là sự hội tụ tinh hoa của đất trời. Bánh có nguyên liệu từ gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, vì thế nét đặc trưng cho món bánh này là mùi vị thơm ngon, đậm hồn dân tộc. Một cặp bánh chưng xanh trong gói quà Tết có ý nghĩa mang đến lời chúc sung túc và may mắn trong năm mới.

4. Xôi gấc: Màu đỏ mang lại may mắn cho năm mới

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, màu đỏ là màu mang lại may mắn cho mọi người, mọi nhà. Chính vì lẽ đó mà Tết của người Việt luôn tràn ngập sắc đỏ rực rỡ. Món ăn cũng không phải là ngoại lệ, điển hình là món xôi gấc. Một đĩa xôi gấc được đơm chỉnh chu, cân đối, đầy đặn trên mâm cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không những tạo ra sự dung hòa và thuận lợi cho năm mới mà còn gửi gắm những giá trị tinh thần của ngày tết truyền thống của dân tộc.

Thịt đông: Trong trẻo vạn niên, tình duyên tốt đẹp

Thịt đông là món không thể thiếu của nhiều gia đình Việt Nam vào dịp Tết, đặc biệt là người dân vùng Bắc Bộ. do thời tiết nơi đây vào những ngày Tết khá lạnh, rất phù hợp để chế biến món ăn này. Phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự an lành, trong trẻo suốt cả một năm mới. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần của món ăn một cách tự nhiên và đẹp mắt như một lời chúc may mắn dành cho những ai đang và sẽ yêu.

Thịt kho tàu: Trên thuận dưới hòa, giàu sang phú quý

Miền Bắc có thịt động thì miền nam lại có món thịt kho tàu. Ngày Tết, đến thăm nhà ai bạn cũng dễ dàng bắt gặp món thịt kho hột vịt. Đó là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy – dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công. Hột vịt trong món ăn này không xắt ra mà để nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ.

Giò chả: Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà

Là món ăn phổ biến cho ngày tết bận rộn, khách đến nhà chỉ cần lấy miếng giò chả treo nơi góc bếp, cắt miếng vừa ăn, xếp ra đĩa cùng với dưa món, vậy là có món ngon, đơn giản đãi khách. Có ba loại giò đặc trưng và phổ biến là giò lụa, giò bò và giò xào. Mỗi loại giò đều có một hương vị riêng nhưng điều quan trọng để món giò thực sự hấp dẫn là mùi thơm của lá chuối và vị nước mắm ngon quyện trong miếng giò.

Giò lụa làm từ thịt heo nạc loại ngon, thịt tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn. Gia vị nêm vào phải chọn loại nước mắm ngon và thơm. Khi xắt ra, khoanh giò có màu trắng ngà, bề mặt có một vài lỗ rỗ mới là cây giò lụa ngon.

Giò bò có cách chế biến cũng như giò lụa nhưng nguyên liệu là thịt bò. Cây giò bò ngon khi xắt ra có màu hơi hồng của thịt bò, thêm mỡ trắng. Đặc biệt vị cay và mùi thơm của hạt tiêu làm dậy mùi thơm đặc trưng của miếng giò bò.

Giò xào hay còn gọi là giò thủ giò là món dễ làm và không tốn nhiêu công phu chế biến như hai món giò trên. Nguyên liệu chính của giò xào là các bộ phận ở phần thủ con heo như: Tai, mũi lưỡi, má heo… và không thể thiếu mộc nhĩ. Các nguyên liệu được sơ chế sạch, trần qua nước sôi, xắt miếng mỏng, ướp gia vị, hạt tiêu rồi mới đem xào chín. Sau khi gói giò xong cho vào ngăn mát tủ lạnh, chất dính của nguyên liệu xào sẽ keo lại. Giò xào ngon là cây giò gói chặt tay, các nguyên liệu xào không bị khô vì xào quá tay, ăn sẽ giòn và có mùi thơm của gia vị.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Các Món Ăn Không Thể Thiếu Trên Mâm Cỗ Tết

Tết là một ngày quan trọng nhất trong năm, đây là dịp mà tất cả mọi người trong gia đình, quây quần lại bên nhau để cùng tận hưởng không khí mùa xuân về trên khắp mọi nơi.

Tết đến gia đình nào cũng vậy, dù sang hay khó cũng chuẩn bị mâm cơm ngày Tết thịnh soạn với nhiều món ăn ngon và đặc biệt mà ngày thường không có trước là để cúng tổ tiên, ông bà mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu 1 năm mới ấm no, hạnh phúc, sau là để cả gia đình cùng hưởng lộc và vui vầy sum họp cùng nhau.

1. Bánh chưng

Nhắc tới bánh chưng chúng ta sẽ nghĩ ngay đến ngày Tết, đây là một món ăn đặc trưng, một nét đẹp văn hóa của người Việt. Bánh chưng có từ rất lâu đời, cả năm đến Tết các gia đình mới quây quần bên nhau để làm bánh chưng chuẩn bị cho ngày Tết, chính vì vậy mà mọi người từ già đến trẻ đều háo hức chờ đợi những chiếc bánh chưng ra lò, trẻ con thì vui vẻ được bố mẹ gói cho những chiếc bánh chưng hình vuông bé xíu, và đeo trước cổ để đi chơi Tết cùng gia đình.

Tuy nhiên thời nay mọi thứ đều có sẵn và tiện dụng dễ dàng mua bất cứ ở nơi đâu. Nhưng những chiếc bánh chưng cho chính tay bạn gói cùng bên gia đình, sẽ đem lại cho bạn một cảm giác hào hứng và thú vị khi ngồi bên bếp lửa chờ đợi thành phẩm của mình.

2. Dưa hành

Dưa hành là một món ăn mỗi dịp gần Tết thì chúng ta mới thấy xuất hiện, đây là một món ăn chống ngán cho ngày Tết khi ăn những miếng bánh chưng nhiều thịt cũng như những món giò xào đều rất ngon, dưa hành khiến cho vị giác của bạn cảm thấy tươi mới.

3. Thịt đông

Thịt đông là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, thịt đông là món ăn được chế biến khá nhanh và đơn giản nhưng lại là món ăn được khá nhiều người ưa thích khi kết hợp với dưa hành hoặc dưa chua, chấm kèm thêm nước mắm ớt thì rất hợp.

4. Thịt gà luộc

Trong những mâm cỗ trong những dịp giỗ, lễ Tết của người Việt thì thịt gà luộc là một món không thể thiếu trên mâm cơm cúng của mỗi gia đình. Nhiều gia đình ở quê cứ vào dịp tháng 6, 7 lại mua những đàn gà con để về nuôi để cuối năm con cháu về lại mang ra thịt để mọi người cùng thưởng thức. Thịt gà từ trước đến nay mọi người luôn tin rằng gà mang đến niềm may mắn, sự khởi đầu thuận lợi cho năm mới. Gà được lựa chọn những con tươi ngon, làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với 1 số gia vị như gừng, hoa hồi, hoa tiêu. Gà luộc chín tới có màu vàng, không bị rách da và được chấm với muối chanh ớt.

5. Nem rán

Nem rán là một trong những món ăn truyền thống lâu đời của người Việt, nhất là đối với người dân miền Bắc. Từ lâu, nem rán đã trở thành món ăn được yêu thích của nhiều gia đình trong các bữa ăn hàng ngày chứ không chỉ trong dịp lễ Tết. Chiếc nem rán ngon phải ở lớp bánh đa nem để gói bánh, phải làm sao cho chiếc nem được giòn tan khi cho vào miệng, và phần nhân bên trong phải thật thơm ngon. Bên cạnh đó nước chấm cũng là một điều quan trọng góp phần tạo nên vị ngon cho đĩa nem thật vừa miệng.

6. Canh măng hầm móng giò

Bên cạnh những món ăn trên thì một món canh là điều không thể thiếu trong mâm cơm cũng như mâm cỗ ngày Tết. Canh măng khô hầm móng giò, đây là mó canh mang đến cho chúng ta nhiều chất dinh dưỡng cũng như các bài thuốc chữa bệnh cho cơ thể trong ngày Tết.

7. Xào thập cẩm

8. Xôi gấc

Xôi gấc là món ăn có vị ngon và thơm của gạo mới. Những món xôi là món mà các bạn nhỏ rất thích, mà nó còn là món ăn giúp chúng ta thêm ngon miệng trong những ngày Tết. Bên cạnh đó theo quan niệm của dân gian xưa những đĩa xôi gấc màu đỏ sẽ đem lại nhiều may mắn, phát tài cho gia đình cả năm sắp tới.

Gợi Ý Các Món Gỏi Ăn Kèm Cỗ Tết !!!

Ngày Tết, các món ăn trong mâm cỗ đa số có nhiều đạm vì thế dễ gây cho người thưởng thức cảm giác ngán. Vì thế, các chị em có thể làm các món gỏi chua ngọt ăn kèm các món khác. Như vậy, vừa tạo được hương vị hấp dẫn cho bữa ăn mà còn có tác dụng chống ngán rất tốt.

Gỏi gà xé phay bóp rau (bóp thấu) Cách làm:

– Thịt gà sau khi sơ chế, các bạn xát muối hột khắp mình gà rồi xả sạch với nước. Cho gà vào nồi luộc chín, kiểm tra xem gà chín chứ bằng cách sau khi gà sôi được khoảng 20 phút, dùng đầu đũa xiên thử vào phần đùi gà. Nếu thấy nước đỏ không còn tiết ra nữa tức là thịt gà đã chín. Vớt gà ra để nguội rồi lọc lấy thịt, xé miếng nhỏ.

– Rau bắp cải tách riêng từng lá, rửa kĩ rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút, vớt ra vẩy thật ráo rồi đem thái chỉ.

– Pha nước trộn gỏi gồm: tỏi ớt băm nhỏ, bột canh, dấm và nước cốt chanh tạo vị chua mặn vừa ăn (vị ương tự như cách chúng ta pha gia vị chấm thịt gà luộc).

– Cho thịt gà, bắp cải, hành tây, 1/2 lượng rau răm vào bát, rưới nước trộn gỏi rồi trộn đều cho tất cả các nguyên liệu ngấm gia vị.

Gỏi gà trộn hành tây

– 500g lườn gà luộc chín

– 2 củ hành tây

– ½ thìa cà phê gia vị

– Nước 2 quả chanh tươi

– 1 thìa cà phê đường

– Hạt tiêu xay

– Muối

– Giấm

Cách làm:

– Lườn gà luộc chín, để nguội, thái mỏng thớ (như làm phở).

– Hành tây lột vỏ, bổ múi cau, chiều dài như miếng thịt gà đã xé, trộn với muối và giấm, để ngấm khoảng 15 phút, sau đó bóp nhẹ, đổ nước ra rá và xối cho sạch hết mùi hăng, ép nhẹ tay cho khô nước.

– Cho gà và hành tây vào một âu, trộn đều gia vị, nước chanh tươi, đường, hạt tiêu xay. Bạn có thể tăng lượng chanh, đường nếu thích.

– Rau răm thái nhỏ, cho vào trộn sau cùng.

– Thái cà chua xếp quanh đĩa rồi bày gỏi vào giữ. Các miếng hành giòn, không có mùi hăng, thịt gà ngấm gia vị, vị chua, mặn, ngọt vừa đủ, hài hòa, không gắt quá là đạt yêu cầu.

Gỏi xoài tôm thịt

– Thịt ba chỉ: 200gr – Tôm lớp: 200gr – Xoài xanh: 1 quả – Dưa chuột: 2 quả – Hành tây: 1/2 củ – Cà rốt: 1 củ – Đường, nước mắm – Chanh, ớt, tỏi, rau mùi, hành khô, lạc

– Các bạn ướp thịt với hạt nêm, đường và hạt tiêu, đợi 30 phút cho thịt ngấm.

– Rán thịt chín vàng 2 mặt, thái miếng mỏng.

– Tôm hấp hoặc luộc chín, bóc vỏ bỏ đầu, chẻ làm đôi.

– Xoài xanh, cà rốt, dưa chuột bào sợi.

– Hành tây thái khoanh mỏng, ngâm nước lạnh cho bớt hăng.

– Pha nước trộn gỏi theo tỉ lệ: 1 đường : 1 nước mắm (nếu nước mắm mặn các bạn hòa thêm với 1 nước), tỏi + ớt băm. Vì xoài xanh vốn chua nên trong phần nước trộn gỏi sẽ không có dấm, các bạn bóc thêm vài tép chanh thả vào bát nước trộn cho thơm.

– Vì độ thẩm thấu của hành tây và cà rốt lâu hơn nên các bạn sẽ rưới phần nước trộn gỏi vào trước.

– Lạc rang vàng, giã dập, hành khô thái lát mỏng phi thơm.

– Xếp các nguyên liệu vào bát to, rưới nước trộn gỏi, dùng đũa hoặc bao tay nilon bóp trộn cho đều.

Khi ăn mới trộn rau mùi, rắc hành phi và lạc rang lên trên.

Sung trộn tôm thịt

– Thịt ba chỉ: 200 gr – Xà lách, rau thơm, chanh, ớt – Mắm nêm – Tôm chua – Sung muối – Lạc, vừng

– Thịt mua về các bạn trần qua nước sôi cho ra bớt nước hoi, sau đó mới thả thịt vào nồi luộc chín. Kiểm tra thịt đã chín chưa bằng cách dùng đũa xiên thử vào giữa miếng thịt, nếu không thấy nước màu hồng tiết ra tức là thịt đã chín.

– Vớt thịt ra đĩa, đợi thịt nguội các bạn đem xắt nhỏ.

– Xà lách rau thơm nhặt rửa sạch. Sung muối băm vụn, tôm chua xắt hạt lựu, vừng lạc rang vàng rồi giã dập.

Ý Nghĩa Các Loại Quả Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

BNEWS Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam, trong đo mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng.

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm loại quả khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt.

Dù là loại quả gì, mâm ngũ quả ngày Tết vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự.

Khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.

Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau: xanh (hành mộc), màu vàng (hành thổ), màu đỏ (hành hỏa), màu trắng (hành kim), màu đen (hành thủy).

Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà còn chứa đựng ước vọng của con người.

Ý nghĩa của một vài loại hoa quả thường được bày trên mâm ngũ quả

– Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.

– Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ

– Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống

– Đào thể hiện sự thăng tiến

– Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn

– Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người

– Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý

– Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt

– Thanh long – ý rồng mây gặp hội

– Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn

– Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc

– Quả trứng gà có hình trái đào tiên – lộc trời

– Dừa có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là không thiếu

– Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc

– Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng

– Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Các Món Ăn Trên Mâm Cỗ Ngày Tết trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!