Xu Hướng 9/2023 # Vu Lan, Ý Nghĩa Ngày Vu Lan, Mùa Vu Lan Bồn, Mùa Hiếu Hạnh, Bông Hồng Gài Áo, Cúng Dường Tháng 7, Cúng Dường Hoa, # Top 15 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Vu Lan, Ý Nghĩa Ngày Vu Lan, Mùa Vu Lan Bồn, Mùa Hiếu Hạnh, Bông Hồng Gài Áo, Cúng Dường Tháng 7, Cúng Dường Hoa, # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vu Lan, Ý Nghĩa Ngày Vu Lan, Mùa Vu Lan Bồn, Mùa Hiếu Hạnh, Bông Hồng Gài Áo, Cúng Dường Tháng 7, Cúng Dường Hoa, được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vu Lan hay Vu Lan bồn có nguồn gốc từ chữ phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán ngữ là Giải đảo huyền, tức là gỡ khỏi nạn treo ngược-theo nghĩa tiếng Việt. Mà hiểu rộng ra là nhờ vào sự thành tâm chú nguyện của Thập phương chư Tăng mà chúng ta có thể cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh được siêu thoát, khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Theo Phật thoại: Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ. Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm tháng bẩy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.

Theo lời Phật dạy, nhằm ngày Rằm tháng Bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên lập bồn Vu Lan (chậu đựng đồ lễ cúng dàng), thỉnh mời Chư Tăng đến chú nguyện. Nhờ đó bà Thanh Ðề mới được siêu thoát. Các vong linh khác cũng nhờ phúc lành của Chư Tăng mà được siêu thoát. Noi gương hiếu đễ của Tôn giả Mục Kiền Liên, hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy các tín đồ, Phật tử khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tín tâm cầu cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình sẽ được thoát khỏi tội đồ.

Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…

Không riêng gì với mỗi Phật tử chúng ta, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp háo luân hồi. Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân” nhờ vậy mà được hình thành. Mà như tác giả Vi Phương Anh đã nhận định thì: “… người Việt cử hành lễ Vu Lan nhằm giải tội cho người chết, cầu phúc cho người sống. Ðiều đặc biệt đáng chú ý là ngoài việc cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cầu siêu cho các cô hồn, u hồn của người khi tại thế đã thất cơ lỡ vận, phiêu bạt bơ vơ, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… bằng việc đọc bài văn tế cô hồn trong khi hành lễ. Vậy là tục cúng các cô hồn của người Việt đã giao hoà với tinh thần cứu khổ cứu nạn, cứu nhân, độ thế của nhà Phật làm cho lễ Vu Lan thêm phần phong phú và sống động”. Thật đúng là:

Tiết đầu thu lập đàn giải thoát

Nước tịnh bình rưới hạt dương chi

Giải oan cứu độ, hồn về Tây phương.

Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi

Ðàn chẩn tế đây lời Phật giáo

Của có chi bát cháo nén hương

Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên.

Báo hiếu là sự biểu hiện phẩm hạnh dạo đức của mỗi con người chúng ta. Trong xã hội, luôn luôn tồn tại hai hoạt động mang ý nghĩa dường như trái ngược nhau song lại gắn bó chạt chẽ với nhau đó là làm ơn (ân) và trả (báo) ơn (ân). Người xưa đã đạy: “Có hai điều dứt khoát phải làm, một là phải quên đi khi mình giúp đỡ người khác, hai là phải ghi nhớ, phải trả ơn khi người khác giúp mình”. Hành động làm ơn và trả ơn là không thể thiếu được trong bất cứ xã hội nào bởi trong cuộc sống con người đâu có tồn tại một cách độc lập, mà họ luôn tồn tại trong mối tương quan, trong sự gắn kết giữa các cá nhân với các chủ thể khác. Mác từng nói: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, do đó, con người nếu đã hiếu nghĩa với cha mẹ, họ hàng thì không thể không yêu quý quốc gia; thầy cô, bè bạn; và mở rộng ra là với toàn thể chúng sinh, đồng bào. Cùng với báo ân cha mẹ, ba điều này hợp thành khái niệm: “Tứ ân” trong Phật giáo. Ðó chính là:

-Ơn cha mẹ: là ơn sinh thành dưỡng dục.

-Ơn thầy cô: là ơn dạy dỗ những kiến thức, những điều hay, lẽ phải.

-Ơn quốc gia xã hội: là ơn đảm bảo, giữ gìn môi trường sống hoà bình, ổn định.

-Ơn chúng sinh, đồng bào: là ơn những người đã sản xuất ra của cải vật chất để cho chúng ta tồn tại, phát triển.

Không ai có thể nói rằng trong bốn ân này, anh ta chỉ chịu ân này còn ân khác thì không. Như trên đã trình bày, con người luôn tồn tại trong mối tương quan với các cá nhân khác, là tổng hoà của nhiều mối quan hệ nên nhất thiết phải chịu cả bốn ân này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài viết ngắn, không cho phép có thể đi vào phân tích cả bốn ân này, nên, người viết chỉ tập trung vào chữ hiếu trong trường hợp đầu tức là hiếu với cha mẹ, ba trường hợp còn lại sẽ đề cập tới khi có điều kiện.

Ðạo Phật là đạo hiếu, lấy tình thương yêu con người (và cả muôn loài) làm đầu. Tình thương này bắt nguồn từ tình thương cha mẹ, sau đó mới mở rộng ra thành tình người, tình nhân loại. Chính vì vậy, trong các kinh điển của mình Ðức Phật dạy về đạo hiếu nhiều không kể xiết. Nào đời nay đã có hiếu. Nào kiếp trước cũng đã có hiếu. Nào hiếu về cung dưỡng cha mẹ. Nào hiếu về độ siêu cho cha mẹ…. Do đó, muốn tu theo Phật giáo phải lấy chữ hiếu làm đầu bởi vì kinh Phật đã dạy: “Phụng thờ cha mẹ là phụng thờ Ðức Phật”. Cụ thể hơn, Ðức Di Lặc đã có bài kệ rằng:

Trên nhà có hai pho tượng Phật

Thương cho người đời không biết mà.

Tượng ấy chẳng dùng vàng son phủ

Cũng chẳng phải gỗ mít tạc ra.

Tượng ấy chính là cha với mẹ

Chính là Di Lặc và Thích Ca

Nếu cúng dàng được hai tượng ấy

Còn phải cầu công đức đâu xa.

Và vì cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng dạy dỗ chúng ta từ thuở ấu thơ cho đến khi về già. Công lao đó của cha mẹ thật bao la, tựa non, tựa bể. Chính vì vậy, để phần nào đền đáp lại cái ơn nghĩa đó, chúng ta “Một lòng thờ mẹ, kính cha; Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Ở đây sở dĩ nói phần nào bởi vì theo kinh Phật: “Trên thế gian này, công ơn cha mẹ là điều to lớn nhất”. Chính Đức Phật đã từng nhiều lần dạy: “Này các Tỳ kheo, có hai người mà ta không thể trả ơn đó là chính là cha và mẹ”. Với ơn nghĩa sinh thành ấy, chúng ta dù có “trăm nghìn muôn kiếp tán xương róc thịt ra để phụng dưỡng cha mẹ cũng vẫn chưa đền đáp được”.

Sự hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ không chỉ được thể hiện trong sự cung phụng về vật chất mà còn trong lĩnh vực tinh thần. Cha mẹ cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái: “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Vì thế, bên cạnh việc lo chu đáo “miếng cơm, manh áo” cho cha mẹ, chúng ta cần phải “sớm viếng, tối thăm”, trò chuyện, vấn an cha mẹ để cha mẹ thật sự vui vẻ an hưởng tuổi già. Nhất là khi cha mẹ đau yếu, phải “rước thầy, đổi thuốc: hết lòng chăm sóc từ miếng ăn, nước uống, trên sắc mặt lúc nào cũng vui tươi, cầu cho bệnh chóng khỏi. Bổn phận làm con, làm được như thế, gọi là báo hiếu trong muôn một”. Cùng một quan điểm như vậy, từ hơn 2500 năm truớc Ðức Khổng Tử cũng đã từng dạy: “Ðời nay thấy ai nuôi dưỡng được cha mẹ thì khen là có hiếu. Nhưng chó, ngựa cũng được nuôi dưỡng. Vì thế nếu nuôi cha mẹ mà không kính trọng thì khác gì nuôi thú vật”. Hoặc như kinh Lễ cũng có đoạn viết: “Khi cha mẹ còn sống mà chỉ chăm chú vào việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếu”. Ðức Khổng Tử còn dạy tiếp: “Có việc thì mình giúp, có rượu, thức ăn ngon mời cha mẹ là hiếu chăng? Giữ được sắc mặt vui vẻ khi ở chung với cha mẹ mới thật khó”.

Tuy nhiên, cũng đừng vì đặt quá chữ hiếu lên đầu mà chúng ta làm những điều “bất nhân, thất đức” hay hùa theo cha mẹ làm những điều ác, điều xấu để làm hại người khác. Hiếu như thế là “ngu hiếu”. Mà phải “Phát tâm học Phật, tu Phật rồi khuyên cha mẹ biết ăn chay niệm Phật, làm các phúc thiện thì mới có thể báo đền cân xứng với công sinh nuôi của cha mẹ như lời Phật đã dạy”. Bên cạnh đó, cũng phải sáng suốt để vừa hiếu thuận với cha mẹ lại vừa “lợi lạc, quần sinh”, vừa kế thừa và phát huy được những đức tính tốt của cha mẹ lại vừa biết khuyên can cha mẹ rời xa những điều không tốt, ấy mới là “chân hiếu”, là “trí hiếu”, là hiếu đễ thực sự như mọi người hằng ngưỡng mộ…

Ðức Phật cũng chính là một tấm gương sáng về đạo hiếu. “Ðạo hiếu này tức như Ðức Thích Ca để phụ vương ở lại mà trốn vào rừng đi tu. Nhưng Ngài cố tu học cho đến thành Phật. Ðến nay người ta sùng bái Ngài mà sùng bái đến cả Tịnh Phạn vương. Ngôi vua nào tôn vinh, tràng viễn bằng”. Hay như khi Tịnh Phạn đại vương lâm chung. Ngài đã đứng ra lo liệu mọi việc, quỳ lạy trước vong linh cha rồi cung kính nghinh tiễn kim quan cha về nơi “an nghỉ cuối cùng” cho trọn đạo làm con. Như vậy, đã là tạo hiếu thì các đấng toàn năng, các bậc thánh hiền, hay người phàm trần cũng đều như nhau. Và dù có là Ðấng Giác Ngộ cao minh với quyền pháp vô biên hay một người dân bình thường nhất, thì với cha mẹ con cái bao giờ cũng vẫn là con cái, vì vậy, lo lắng hậu sự cho cha mẹ phải chăng là điều không cần phải bàn cãi gì thêm nhiều nữa.

Bấy nhiêu chưa đủ để nói lên tất cả những điều muốn nói của bản thân người viết cũng như của toàn xã hội, song, từ sự phân tích trên chúng ta cũng đã phần nào thấy được những ý nghĩa giáo dục cao cả của văn hoá Phật giáo trong tiến trình hình thành và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhân mùa báo hiếu chúng ta cũng nhận thức lại những ý nghĩa đúng đắn của ngày lễ Vu Lan để có những hành động thiết thực hơn, tích cực hơn cho gia đình và cho xã hội. Có làm được như vậy thì mới có thể tự giải thoát được cho mình để rồi giải thoát cho người khác.

Phát huy truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam, chúng ta nguyện tu tập theo gương hiếu đễ của người xưa để góp phần xây dựng một xã hội tốt lành, thực hiện “tốt đời, đẹp đạo”.

Xin được thay cho lời kết, bằng việc mượn lời của Ni sư Thích Ðàm Hà trong bài “Cảm nghĩ về chữ Hiếu trong đạo Phật”

Trải bao cay đắng cũng là vì con

Công ơn như biển, như non

Ðạo làm con phải lo tròn hiếu tâm

Báo đền trả nghĩa ân thâm

Những điều hiếu nghĩa trọng tâm nghĩ bàn

Bao nhiêu hưởng thụ bấy nhiêu ơn nhờ

Ơn dân, ơn nước, ơn người,

Ơn thày, ơn bạn, ơn đời giúp ta.

theo chúng tôi

Lễ Vu Lan Và Cúng Dường Chư Tăng

Sáng ngày 25-8-2023 (Rằm tháng 7 Mậu Tuất), Chùa PH Xá Lợi đã trang trọng tổ chức Lễ Vu Lan. Mở đầu, là khóa lễ Kinh Vu Lan do Đạo tràng Dược sư phụ trách. Sau thời kinh Vu Lan, đông đảo Phật tử đã vân tập về Chánh điện để đảnh lễ Phật, chư Tăng và tiến hành buổi lễ.

Cư sĩ Minh Ngọc thay mặt Phật tử các đạo tràng đã tác bạch với các chư Tăng, theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, rằm tháng 7 là là lễ Vu lan báo hiếu tưởng niệm, tri ân và báo ân của người con đối với cha mẹ. Đây cũng là ngày tự tứ của toàn thể Tăng chúng sau 3 tháng an cư kiết hạ, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới định. Do đó, Phật tử muốn cúng dường tịnh tài, tịnh vật cho chư Tăng theo truyền thống.

Hòa thượng Thích Hiển Tu, Viện chủ Chùa PH Xá Lợi, thay mặt chư Tăng đang an cư tại chùa đã ban đạo từ cho hàng Phật tử. Hòa thượng đã nói rõ ý nghĩa của ngày Vu Lan là báo hiếu, báo ân cho cha mẹ, đồng thới cũng là ngày tự tứ của chư Tăng mười phương sau ba tháng an cư kiết hạ nhằm thúc liễm thân tâm. Hòa thượng đã chấp nhận tấm lòng của các Phật tử cúng dường cho chư Tăng. Được biết, mùa an cư năm nay, Chùa PH Xá Lợi đã tiếp đón 20 vị Tăng về tu tập.

Chiều cùng ngày, Chùa PH Xá Lợi cũng đã tổ chức lễ quy y cho 61 Phật tử.

Gia đình Phật tử Xá Lợi cài hoa hồng cho người đến lễ chùa

Cư sĩ Minh Ngọc tác bạch cùng chư Tăng

Hòa thượng Viện chủ Thích Hiển Tu ban đạo từ

Chư Tăng an cư kiết hạ tại Chùa Phật học xá Lợi

Ý Nghĩa Cùng Những Món Chay Ngon Cho Mâm Cỗ Mùa Vu Lan

Mỗi độ mùa Vu Lan là dịp để người làm con nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của mình đến hai đấng sinh thành. Không riêng những tín đồ Phật giáo, ngày nay lễ Vu Lan (diễn ra vào tháng 7 âm lịch) đã phổ biến với nhiều thành phần và lứa tuổi như một nét đẹp văn hóa của người Việt. Theo chân chúng tôi khám phá ý nghĩa cùng những gợi ý món chay ngon cho qua bài viết này.

Nguồn: chúng tôi

Ý nghĩa của Lễ Vu Lan

Mùa lễ Vu Lan (hay Vu Lan Bồn) có nguồn gốc từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên với lòng đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Và cũng không biết tự bao giờ, Vu Lan không chỉ nằm trong câu kinh kệ răn dạy của nhà Phật mà lan tỏa thành triết lý nhân sinh, nếp sống đạo đức của người Việt mình.

Trong tháng Vu Lan, mọi người thường cố gắng thực hành điều lành tránh dữ, đi chùa cầu bình an cho ông bà, cha mẹ luôn khỏe mạnh, cầu siêu cho người đã khuất để họ được yên nghỉ, ấm cúng. Bên cạnh đó, ăn chay cũng được xem như hành động báo hiếu đầy ý nghĩa, giảm sát sanh, tạo phước lành gửi đến đấng sinh thành. Cũng theo tục lệ, vào ngày này những mâm cỗ cúng được bày biện tươm tất để tưởng nhớ công ơn to lớn như trời biển của ông bà tổ tiên và là dịp con cháu ngồi lại nhắc nhở nhau về đạo hiếu nghĩa, tình yêu thương với cha mẹ ngay khi còn bên cạnh.

Gợi ý 10 món chay ngon, thanh đạm cho mâm cỗ mùa Vu Lan. 1. Mít kho

Mít non là nguyên liệu không còn xa lạ với chị em nội trợ qua các món gỏi, nấu canh hay xào, nay Cooky sẽ mách bạn cách kho mít thanh ngọt tạo điểm mới cho mâm cơm trong mùa Vu Lan được lòng cả người ăn chay lẫn ăn mặn.

2. Phở cuốn chay

Từng lá bánh phở mỏng bọc lấy phần rau đầy màu sắc chắc chắn sẽ là món khai vị bắt mắt thích hợp dâng cúng tổ tiên mà lại đầy đủ dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể cho cả gia đình đấy.

3. Cà ri chay 4. Đậu hũ om rau nấm chay

Đừng chỉ kho đậu hũ với sả và nước tương mà hãy thử thêm các loại rau củ như: , , ,… và một vài loại nấm yêu thích của gia đình để món om thêm hấp dẫn, tròn vị trong tháng chay Vu Lan.

5. Bún gạo xào chay

Bún gạo xào chay là món chay ngon dễ làm lại thanh đạm, phù hợp khẩu vị các thành viên trong nhà. Sợi bún gạo dai kết hợp cùng rau củ xào tươi xanh ăn cùng nước tương mặn ngọt sẽ là công thức chay khó lòng bỏ qua đấy.

6. Bánh trôi bánh chay

Vào những dịp đặc biệt trong năm, bánh trôi bánh chay thường được người Việt dùng bày cúng tổ tiên bên cạnh các món ăn khác. Những viên bánh trôi tròn trịa, tam sắc rực rỡ sẽ là thức quà gửi gắm bao ý nghĩa trong một mùa báo hiếu nữa lại đến.

7. Bánh bao chiên không nhân

Tuy nhỏ nhắn và đơn điệu nhưng phải nói những chiếc bánh bao chiên giòn vỏ, xốp ruột ăn không hay chấm cùng các món chay như:, , ,… đều thích hợp. Bên cạnh đó, với những ai ăn chay mùa Vu Lan, bánh bao chiên sẽ là món ăn vặt vô cùng hợp lý đấy.

8. Bông Atiso nhồi đậu hủ hấp

Nếu bạn chưa nghĩ ra món chính cho mâm cỗ chay thì hãy vào bếp và trổ tài với món bông Atiso nhồi đậu hủ hấp cùng Cooky ngay nào. Chắc chắn thành phẩm sau khi ra lò phài làm bạn xuýt xoa bởi vừa đẹp mắt thêm vào đó là mùi hương Atiso đặc trưng, nhẹ nhàng vừa bồi bổ sức khỏe cho người thân.

9. Canh đu đủ hầm nấm rơm

Đu đủ và nấm đều là những thực phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe người ăn chay. Canh đu đủ hầm nấm rơm hài hòa từ màu sắc đến vị nước hầm rau củ sẽ làm cho mâm cơm chay thêm hoàn chỉnh.

10. Chả lụa chay

Chả lụa chay thơm béo, thanh đạm vị đậu nành và tiện lợi để thêm vào các món xào, kho hay canh,…. vì vậy mà được lòng nhiều người ăn chay. Không mất nhiều thời gian cũng như nguyên liệu bạn có thể làm ra một đòn chả lụa chay chất lượng chẳng kém gì ngoài hàng.

Gợi Ý Mâm Cơm Chay Cúng Gia Tiên Ngày Rằm Tháng 7 Mùa Vu Lan 2023

Theo quan niệm dân gian, hàng năm vào tháng 7 âm lịch (hay còn gọi là tháng cô hồn) sẽ có 2 ngày lễ lớn diễn ra là ngày lễ Vu Lan và lễ xá tội vong nhân (hay còn gọi là lễ cúng cô hồn). Vì vậy, cứ đến rằm tháng 7 là người dân lại nô nức sắm lễ cúng cho những vong hồn lang thang, vương vất. Trong ngày cùng côn hồn này, mỗi gia đình đều chuẩn bị đồ lễ, văn cúng chu đáo.

Ăn chay còn được khoa học chứng minh là có lợi cho sức khỏe, giảm bớt lượng đạm và cholesteron nạp vào cơ thể, kéo dài tuổi thọ, góp phần bảo vệ môi trường… Ngày nay, nhiều món ăn chay được thực hiện cầu kỳ, giúp người ăn không cảm thấy nhàm chán, đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất nạp vào người.

Miến trộn ớt chuông

Miếng ngâm mềm, đậu hủ cắt sợi rồi chiên giòn, ớt chuông và cà rốt cắt sợi, nấm mèo ngâm mềm cắt sợi. Phi dầu ăn với tỏi thơm, cho phần cà rốt và nấm mèo vào xào trước, tiếp đến cho ớt chuông vào xào, nêm một ít nước tương, hạt nêm và dầu hào sau đó cho hẹ cắt khúc vào trộn đều rồi tắt bếp. Phần miếng trụng nước sôi sau đó xả lại nước lạnh. Để ráo rồi trộn cùng ít dầu mè và hỗn hợp rau củ đã xào chín là hoàn tất.

Cách làm:

Cà rốt, khoai môn, khoai tây, khoai lang cắt sợi nhỏ ngâm vào nước muối trắng, bóp sơ qua vài lần cho sạch, để ráo nước.

Nấm hương, tai mèo ngâm mềm, thái nhỏ. Miến ngâm mềm, thái nhỏ.

Cho khoai môn, khoai lang, cà rốt, nấm mèo vào một cái tô lớn, nêm với 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm chay, và ½ muỗng cafe tiêu xay, trộn đều.

Trước khi cuốn chả, bật bếp lên làm nóng chảo, cho một chút dầu ăn vào phi thơm hành tím xào sơ qua các nguyên liệu, tắt bếp, cho xíu dầu mè lên trộn đều

Xúc một ít hỗn hợp nhân và bánh tránh, cuốn lại, phết ít nước (có pha ít bột mì) để mép bánh tráng dính lại.

Chiên chả: mình dùng NCKD nên mình quét sơ 1 lớp dầu ăn lên cuốn chả, chiên 180 độ trong 15ph, lật lại 5ph cho chín vàng đều, vớt ra đĩa đựng giấy thấm dầu để ráo.

Làm nước chấm: Tỉ lệ 1 nước mắm chay, 1 đường, 1 chanh, 3 nước trắng ấm + tỏi ớt băm + cà rốt bào sợi.

Xếp chả ra dĩa, ăn kèm salad, rau sống và nước mắm chay hay tương ớt đều ngon.

Nguyên liệu: Nấm rơm (thêm bất kì nấm nào bạn thích), tiêu xanh, tiêu xay, ớt, nước tương, đường, dầu mè, dầu hào, hạt niêm chay, hành tím băm.

Nấm rơm cắt sạch gốc, ngâm nước muối pha loãng 30 phút, sau đó rửa sạch với nước, để ráo.

Nước sốt: 3 muỗng nước tương, 1/2 muỗng hạt niêm chay, một muỗng đường, 1/2 muỗng tiêu, 1 muỗng cafe dầu mè, 1 muỗng cafe dầu hào, trộn đều nước sốt với nấm rơm ướp 1 tiếng.

Nồi đất làm nóng, cho dầu xào với hành tím băm cho thơm, cho nấm vào, xào sơ, nêm nếm lại cho vừa miệng. Để lửa vừa, đảo nhanh tay khoảng 10 phút. Sau đó bỏ tiêu tươi, một chút ớt, khi vừa sệt tắt bếp.

Đậu hũ cắt miếng nhỏ. Đặt các miếng đậu lên đĩa, rắc một chút hạt nêm lên trên.

Rong biển cắt dài chiều ngang bằng chiều ngang miếng đậu hủ.

Xếp lá rong biển đã cắt ra thớt, đặt miếng đậu hủ lên trên, cuộn lại, phết ít nước ở mép cho dính.

Bắc chảo, chờ dầu nóng cho đậu đã cuộn vào chiên giòn. Xếp ra đĩa, rắc ít mè rang lên và xịt xốt tương lên ăn kèm với rau sống chấm tương sốt hoisin (loại tương đen chay ăn phở) pha với ít bơ đậu phộng cũng rất ngon.

Cách làm:

Rong biển cắt sợi, ngâm trong nước đến khi nở ra có màu xanh tươi, vắt nước ráo.

Cắt các loại nấm ngâm vào nước ít muối, rửa sạch, để ráo ,

Cà-rốt tỉa hoa, Cắt nhỏ hành boa rô (cọng).

Bắc nồi lên bếp, cho 1 ít dầu ăn phi thơm tỏi băm, cho phần cọng hành boa rô, nấm vào xào. Nêm với ít hạt niêm chay, xíu nước tương và tiêu.

Cho nước vào đun đến khi sôi thì cho cà rốt vào nấu mềm, Nêm lại cho vừa ăn rồi cho rong biển vào, tắt bếp. Đổ ra tô, rắc thêm tiêu và ngò rí cho thơm, ăn nóng.

Nguyên liệu: Rong biển khô , Nấm tươi bất kì bạn thích, Hành boa rô (mình hok xài hành lá vì thấy hơi hăng hok hợp với canh rong biển), Cà rốt, Tỏi băm, Gia vị nêm chay, tiêu xay, ngò rí.

* Cách làm:

Dưa leo bỏ ruột cắt sợi, cà rốt cắt bảng rồi bào mỏng. Trộn đều cà rốt dưa leo với đường và muối, để 15p cho ngấm. Tàu hủ ki chiên giòn. Khi cà rốt và dưa leo ngấm gia vị, lấy ra rửa sạch và vắt ráo. Hòa nước trộn gỏi: nước cốt chanh, nước mắm chay, đường, ớt băm, boarô phi thơm và tương ớt, có thể cho thêm bột ngọt nếu muốn đậm đà. Cho tất cả nguyên liệu chuẩn bị trên và chả chay vào thau trộn đều với nước trộn. Sau khi hoàn tất, cho rau húng lủi, đậu phộng và phần tàu hủ ki đã chiên giòn lên trên là có thể dùng ngay.

Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Ngày đăng: 21/08/2010 09:38 AM

Lễ cài hoa hồng

Sáng ngày 18 tháng 8 năm 2010, tại chùa Bằng A, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội tổ chức Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu.

Đến tham dự và chứng minh buổi Đại Lễ có: – Hòa thượng Thích Thiện Trí, Phó ban hoằng pháp TW, Phó ban hướng dẫn phật tử.

– Hòa thượng Thích Thanh Hùng, Phó ban hoằng pháp TW, Phó ban hướng dẫn phật tử TW.

– TT Thích Thanh Nhã, Ủy viên HĐTS, Phó ban trị sự thành hội PG Hà Nội

– TT Thích Tấn Đạt, phó ban hoằng pháp TWGH PGVN.

– TT Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tich HĐTS, Trưởng ban hoằng pháp TW, trụ trì chùa Bằng A.

– TT Thích Thanh Chính, Ủy viên HĐTS, Phó ban trị sự thành hội PG Hà Nội.

Cùng gần 200 chư tăng ni, tại học viện PG Việt Nam tại Hà Nội và hơn 1000 phật tử trong nội thành Hà Nội cùng về tham dự và chứng minh cho buổi Lễ hôm nay.

Trước khi buổi lễ bắt đầu, Hòa thượng Thích Thiện Trí, Hòa thượng Thích Thanh Hùng, TT Thích Tấn Đạt đã quang lâm pháp tòa thuyết pháp về Ý nghĩa mùa Vu Lan Báo hiếu cho chư tăng ni và phật tử trong đạo tràng. Trong những hạt mưa thu bay lất phất, hàng chư tăng ni, phật tử vẫn ngồi yên lắng nghe và cảm nhận Ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu. Qua buổi pháp thoại, hàng Phật tử hiểu rằng có Cha, có Mẹ, cuộc đời như ngập tràn niềm vui và hạnh phúc. Mất Mẹ Cha là mất cả bầu trời, mất đi điểm tựa bình yên và mất đi nơi bến bờ hạnh phúc.

Tiếp theo, buổi lễ bắt đầu bằng lời phát biểu khai mạc Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu của Thượng Tọa Thích Tấn Đạt. Sau đó và phần dâng hoa cúng dường chư tôn đức của các bạn thanh niên phật tử chùa Bằng, nghi lễ cài hoa hồng, niêm hương bạch phật và cung nghinh chư tôn đức quang lâm trai đường để thiết lễ trai tăng và tác pháp dâng y cúng dường chư tôn đức.

Hôm nay, nhân ngày Đại Lễ Vu Lan báo hiếu, hàng phật tử trong đạo tràng chùa Bằng A đã học theo gương hiếu của Tôn Giả Mục Kiền Liên sắm sanh phẩm vật, thiết lễ trai tăng cúng dường Chư Phật, Tổ sư và gần 200 chư tăng ni trong học viện PG Việt Nam tại Hà Nội. Thành kính đảnh lễ dâng lên quý Ngài từ bi nạp thọ và cùng cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ quá vãng nhiều đời nhiều kiếp được siêu sinh tịnh độ, cha mẹ hiện tiền được phước thọ tăng long, chăm tu học phật pháp để sau này có thể hưởng an lạc trong thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà.

Chư tôn đức Tăng, Ni của học viện PGVN tại Hà Nội tới tham dự buổi Đại Lễ Vu Lan

HT Thích Thiện Trí, HT Thích Thanh Hùng, TT Thích Tấn Đạt thuyết pháp ” Ý nghĩa mùa Vu Lan Báo Hiếu” tại chùa Bằng trước giờ vào lễ

Chư Tăng, Ni phật tử thính pháp

Hòa Thượng Thích Thanh Hùng

Chư vị Hòa thượng, Thượng tọa ngồi dưới mưa thuyết Pháp

Tăng Ni, phật tử ngồi trong mưa thính Pháp

Cung nghinh chư tôn đức quang lâm lễ đài

Đại đức Lệ Minh và Sư cô Chúc Hiếu dẫn chương trình buổi Lễ

TNPT Chùa Bằng dâng hoa cúng dường chư tôn đức

Hoa hồng thắm màu vàng y rực rỡ

Nhớ về Người che chở suốt đời con

Dù hôm nay con khoác áo nâu sòng

Tình mẫu tử con hoàn toàn ghi nhớ

Đại diện chính quyền Khu Bằng A lên tặng hoa TT Thích Bảo Nghiêm, chúc mừng Đại Lễ

Cung nghinh chư tôn giáo phẩm quang lâm khách đường tác Pháp dâng Y cúng dường trai Tăng

Đại diện phật tử chùa Bằng tác bạch

TT Thích Bảo Nghiêm thay mặt chư tôn đức từ bi nạp thọ phẩm vật cúng dường

Dân Buôn Đồ Cúng Online Kiếm Tiền Ác Liệt Mùa Vu Lan

Tháng 7 âm lịch, mùa Vu Lan, dân buôn đồ online cũng nhộn nhịp không kém gì ở chợ. Chỉ bằng một cú nhấp chuột, người dân có thể mua những đồ cúng như hoa tươi, xôi, gà luộc hay rượu, vàng mã… để có một mâm cúng đủ đầy.

Tháng 7 âm lịch, mùa Vu Lan, dân buôn đồ online cũng nhộn nhịp không kém gì ở chợ. Chỉ bằng một cú nhấp chuột, người dân có thể mua những đồ cúng như hoa tươi, xôi, gà luộc hay rượu, vàng mã… để có một mâm cúng đủ đầy.

Rất nhiều trang mạng bán đồ cúng online đã rao hàng từ vài tuần nay với đầy đủ các mâm cỗ mặn gồm các loại món ăn truyền thống, mâm cỗ ngọt (cỗ cô hồn)… kèm theo đó là các phương án về thực đơn, mức giá khác nhau tùy theo nhu cầu đặt của khách hàng. Một trang dịch vụ mâm cỗ online đã đưa ra 6 phương án mâm cúng cụ thể với giá từ 380.000 đến gần 3 triệu đồng/mâm cỗ.

Trên mạng nhan nhản dịch vụ đặt đồ cúng online.

Ấy là giá cho mâm cỗ cúng tại nhà dành cho những người bận rộn không có thời gian để làm cỗ cúng. Ngoài ra, còn có rất nhiều người ở xa đã chọn dịch mua cỗ cúng online qua mạng để báo hiếu với người thân, giữ gìn truyền thống của người Việt.

Theo đó, sau khi khách lựa chọn những đồ cúng qua mạng, các nhân viên nghĩa trang sẽ mang những đồ cúng này tới những ngôi mộ của gia chủ, rồi gửi lại ảnh hoặc video qua email cho khách.

Đồ lễ của dịch vụ online thường được các đơn vị quản lý nghĩa trang công khai và chi tiết trên mạng như hoa cúc 6.000 đồng/bông, mâm ngũ quả cỡ nhỏ 160.000 đồng/mâm, hương 7.000 đồng/bó, tiền vàng 25.000 đồng/lễ…

Anh Chương – nhân viên một nghĩa trang lớn ở Hòa Bình – những ngày này liên tục nhận được điện thoại của khách hàng gọi đến nhờ thắp hương cho phần mộ. “Có những người ở tận miền Nam, dịp Vu lan không ra Hà Nội được, đã thuê trọn gói dịch vụ này nhưng vẫn không an tâm, nên gọi ra nhắc nhở”, anh cho biết.

Chị Thu Hà, nhân viên ngành thời trang, vốn là người gốc Hà Nội nhưng hiện đang sinh sống và làm việc tại chúng tôi kể, 3 năm nay, chị bận bịu công việc nên ngày rằm, mồng một hàng tháng và ngày Tết Đoan Ngọ, Thanh Minh, lễ Vu Lan , chị đều sử dụng dịch vụ cúng giỗ qua mạng.

“Ban đầu sử dụng dịch vụ này, tôi cũng không yên tâm vì sợ dịch vụ làm không tốt nhưng sau khi xem qua ảnh thấy mâm cỗ được sắp cúng cho em trai và ba tôi, tôi rất hài lòng. Thiết nghĩ, đây và việc tâm linh nên những người làm dịch vụ này cũng không thể làm qua loa được” – chị Hà chia sẻ.

Đặc biệt, với những phần mộ của gia đình Việt kiều, nhiều nghĩa trang còn quy ra tiền USD để khách hàng dễ chi trả. Mức giá cho mỗi món đồ cúng từ 0,2 USD đến xấp xỉ 10 USD. Một mâm cỗ gồm có tiền vàng, hoa quả, rượu, thuốc, trầu cau, gà, xôi, bánh chưng, bánh trôi… dao động 20-70 USD đến xấp xỉ 100 USD, tùy yêu cầu của khách.

Chị Thu Hường, kinh doanh đồ vàng mã ở phố Hàng Mã, cho biết có những gia đình thậm chí đã mua đồ lễ từ ngày mùng 1 âm lịch, vì nhà xa. Dịch vụ chở đồ lễ tới tận nhà cho khách mua số lượng nhiều cũng được cửa hàng này áp dụng trong những ngày gần đây, và khá hút khách. “Nhiều gia đình mua một lúc từ cả triệu đến vài triệu tiền đồ hàng mã.

Theo Lily (Giadinh.net.vn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Vu Lan, Ý Nghĩa Ngày Vu Lan, Mùa Vu Lan Bồn, Mùa Hiếu Hạnh, Bông Hồng Gài Áo, Cúng Dường Tháng 7, Cúng Dường Hoa, trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!