Xu Hướng 12/2023 # Viếng Miếu Bà Thiên Hậu Ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Viếng Miếu Bà Thiên Hậu Ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viếng Miếu Bà Thiên Hậu ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng

Miếu Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu là ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đây là nơi thờ tự theo tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của bà con người Hoa Vĩnh Châu luôn sùng kính hướng về bà Thiên Hậu mong nhận được chở che, ban phước lành đến mọi người, mọi nhà. Nơi đây rất linh thiêng đối với dân địa phương, nếu có cơ hội du lịch Sóc Trăng bạn hãy một lần đến đây để tham quan, và cầu nguyện.

Bước chân qua cổng tường rào khang trang ta bắt gặp ngay một cặp Lân đá cao khoảng 1m ngồi trên bệ xi măng nhìn thẳng ra đường, chân trước mỗi con đặt trên một quả cầu trong tư thế đang ngồi canh giữ miếu.

Miếu được xây phân bố theo hình chữ tam, ba gian song song mái lợp ngói âm dương. Muốn vào trong điện ta phải qua một mái hiên trước có đôi cột đắp rồng uốn quanh thân, trên thanh xà dọc nối qua đầu cột các thợ người Hoa gắn hình tượng những động vật thủy sản cá tôm bằng gỗ thật khéo léo và sinh động.

Cửa điện gồm 3 ô theo dạng cổng tam quan, cửa chính giữa rộng gồm 2 cánh gỗ dày trên vẽ hình hai nhân vật Uất Trì Cung và Kính Đức. Hai cửa bên mỗi khung một cánh cũng là gỗ dày trên vẽ hình hai nhân vật điển tích mỗi bên.

Bước vào bên trong điện, từ gian trước qua gian giữa cách một khoảng trống gọi là giếng trời có tác dụng lấy ánh sáng và làm thoáng mát không gian bên trong điện thờ.

Chánh điện Miếu bà Thiên Hậu thờ “bà Thiên Hậu”, bên phải thờ “Quan Thánh Đế quân”, bên trái thờ “Tiên Thánh Hiền Triết”. Đây là những vị thần được cộng đồng người Hoa tôn kính thờ phụng.

 Trên viềm mỗi khám thờ nghệ nhân lắp phần cửa vòng trang trí hình hoa dây các loại, được thếp vàng lộng lẫy. Ngăn cách ở giữa ba khám thờ là hai bộ bát bửu bằng đồng vừa trang trí, vừa tạo lối đi riêng cho khách thập phương khi vào làm lễ.

Lễ hội vía Bà được tổ chức hàng năm vào ngày 23 tháng 3 âm lịch (ngày vía Bà), đây là một lễ hội lớn đối với đồng bào Hoa ở Vĩnh Châu. Trong ba ngày (22,23, 24/4 âm lịch) mọi người dâng lễ vật, khói hương để tưởng nhớ đến công ơn của Bà. Ngoài ra, trong lễ hội còn có những hoạt động khác như biểu diễn nghệ thuật hát Tiều của Đoàn Nghệ thuật Châu Quang, lễ Hội đấu đèn lồng…

Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác, đó là thể hiện được bản sắc văn hóa cội nguồn của dân tộc Hoa, vừa làm phong phú thêm đời sống tâm linh của bà con người Việt gốc Hoa. Vì vậy, Miếu Bà Thiên Hậu đã được UBND tỉnh Sóc Trăng ra Quyết định công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vào ngày 03/6/2004.

Viếng Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Châu Đốc, một địa danh gắn liền với sự linh thiêng với thế phong thủy tiền tam giang, hậu thất sơn và huyền bí cùng nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại từ lâu đời. Nhắc tới mảnh đất này, người ta không thể không nhớ tới Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài vẫn biết đến.

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.

Theo truyền thuyết kẻ lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.

Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay.

Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật.

Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Quần thể kiến trúc miếu có chính điện (nơi thờ tượng Bà), võ ca, phòng khách và phòng Ban quý tế.

Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.

Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…

Về nguồn gốc tượng Bà Chúa Xứ có nhiều truyền thuyết khác nhau. Theo lời truyền miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng ra sức khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và ngay lập tức hắn bị trừng phạt. Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để cho Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.

Còn theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret nghiên cứu vào năm 1941 cho biết tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa. Vào năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam và có áo phụng cúng nhiều nhất.

Vào mỗi dịp Tết đến, Miếu Bà Chúa Xứ lại thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương. Họ đến để thắp hương, cầu nguyện về một năm mới ấm no, hạnh phúc. Miếu Bà chúa xứ Núi Sam thể hiện rõ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà miếu Bà Chúa Xứ mỗi năm thu hút hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc. Có du khách kể lại rằng, khi làm ăn họ không gặp vận, gặp thời. Người đó cúng bái khắp nơi, sau này nghe lời đồn, ông đã cất công từ Đà Nẵng bay vào Nam và viếng Miếu Bà Chúa Xứ. Và từ đó thời vận ông kéo về không thể hơn được. Từ đó hàng năm, ông đều vào Nam trả lễ Miếu Bà Chúa Xứ.

Khuôn viên vô cùng rộng rãi thoáng đãng với những cây cổ thụ rợp bóng xanh mát và nhiều cảnh được tạo dáng đẹp mắt. Điểm tô cho không gian là sắc hoa rực rỡ. Vào buổi tối, khi đèn lên, không gian miếu cổ kính lại thêm phần lung linh. Vãn cảnh chùa, thắp nhang cầu những điều bình an tốt lành cho bản thân và gia đình xong, bạn có thể leo lên tầng cao của ngôi miếu, ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao, đưa mắt hướng về phía xa, bạn có thể thấy được cả 1 góc của thành phố.

Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm viếng. Bởi đây chính là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ( 24-27.4 âm lịch). Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ chính thức diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó có ngày vía chính là ngày 25. Năm 2023, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Vào mùa lễ hội, hàng triệu người từ khắp các vùng miền cả nước, nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành… và tham gia các trò chơi như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ…

Châu Đốc, Núi Cấm, Viếng Miếu Bà Chúa Xứ

Lịch trình

(Thời gian: 01 ngày 01 đêm & Phương tiện: Ô tô)

Tourhành hương 7 cảnh chùa miền Tây dành cho 1 người được tổ chức bởi Công ty TNHH MTV Du Lịch Khám Phá Mới là cơ hội để quý khách có dịp cầu an lành, hạnh phúc cho gia đình, người thân dịp đầu năm Tết Bính Thân.

Dukhách sẽ được viếng cảnh, hành hương, lễ Phật tại các ngôi chùa nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ: Chùa Hoàng Đạo, chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn,miếu Bà Chúa Xứ, chùa Bà Chúa Xứ Bàu Mướp, miếu Bà Nước Hẹ, lăng Thoại Ngọc Hầu…

Xe du lịch, loại 16 – 29 – 45 chỗ, hiệu Universe chấtlượng cao, máy lạnh, ghế ngả đời 2023 – 2023 vận chuyển đưa đón tham quan theo chương trình, hướng dẫn viên (HDV) nhiệt tình phục vụ suốt tuyến.

Đêm 1: chúng tôi – TP.Châu Đốc

21h00: Xe và HDV Công ty Du Lịch Khám Phá Mới đón quý khách tại điểm hẹn.

Khởihành đi An Giang. Đoàn sẽ đi qua các địa danh nổi tiếng của miền sông nước Nam Bộ như: cầu Mỹ Thuận, phà Vàm Cống, ngã ba Lộ Tẽ… Quý khách cùng HDV tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người của vùng đất phương Nam. (Nghỉ đêm trên xe du lịch đời mới với ghế ngả chất lượng cao của Công ty Du Lịch Khám Phá Mới).

Ngày 1: Hành hương thất tự – Miếu Bà Chúa Xứ – Núi Cấm – chúng tôi

Sáng 05h00:Đến TP.Châu Đốc. Quý khách tự do vệ sinh cá nhân, dùng điểm tâm sáng, sau đó viếng miếu Bà Chúa Xứ – nổi tiếng hiển linh. Tây An Cổ Tự, chùa Huỳnh Đạo, lăng Thoại Ngọc Hầu – người có công khai mở đất An Giang, cầutài lộc, may mắn, bình an cho gia đình và người thân. Mua sắm đặc sản nổi tiếng tại Châu Đốc như: đường thốt nốt, khô, mắm các loại… (chi phí tự túc).

– Miếu Bà Chúa Xứ: Thắp hương cầu an lành, hạnh phúc, tài lộc đầu năm mới.

– Lăng Thoại Ngọc Hầu: Một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến và là Di tích Lịch sử cấp quốc gia Việt Nam.

-Chùa Huỳnh Đạo: Được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa với nhiều công trình gác chuông, tượng Quan Âm, điện thờ Phật Di Lạc hoành tráng và đẹp mắt.

– Chùa Bà Chúa Xứ Bàu Mướp: Được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX. Phía trước ngôi miếu có một bàu lớn. Đây là một loại đầm nhỏ(hay ao lớn) chứa nước ngọt thiên nhiên. Nhiều người cho rằng vì mặt bàu có nhiều dây mướp rừng chằng chịt, nên gọi là “bàu Mướp”.

– Viếng Thiên Hậu Thánh Mẫu (hay miếu Bà Nước Hẹ) một trong những công trình Phật giáo nổi tiếng ở Tịnh Biên – An Giang.

-Chùa Vạn Linh: Nằm trên một sườn núi thoai thoải, có hoa kiểng tươi tốtquanh năm, tạo nên một phong cảnh vừa thơ vừa thiền. Công trình được thiết kế theo lối kiến trúc cổ truyền của chùa chiền phương Đông. Phía trước tiền đường là ba ngôi tháp uy nghi.

– Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển). Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này.

-Chinh phục cáp treo núi Cấm – đây là hệ thống cáp treo đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long. Tuyến cáp treo có chiều dài 3.500 m (chi phí tựtúc) để tham quan chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, hồ Thủy Liêm, tượng Phật Di Lạc… Dùng cơm trưa tự túc.

Chiều: Trở về TP.Hồ Chí Minh. Trên đường về, dừng chân nghỉ ngơi, mua sắm đặc sản nem Lai Vung, trái cây Cái Bè.

Tối: Về đến TP.Hồ Chí Minh, HDV thay mặt công ty gửi lời cám ơn quý khách. Kết thúc chương trình chia tay và hẹn gặp lại!

Thông tin nhà cung cấp dịch vụ

Miếu Bà Chúa Xứ Ở Châu Đốc

Miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ không chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng mà còn là một di tích lịch sử, kiến trúc quan trọng của vùng Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà tọa lạc dưới chân núi Sam, trước đây thuộc thị xã Vĩnh Tế nay thuộc phường Núi Sam, Thành phố Châu Đốc. Đây không chỉ là công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm mà Miếu bà Chúa Xứ còn là một di tích nổi tiếng không chỉ ở Tây Nam Bộ và khắp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long mà còn cả người Việt ở nước ngoài cũng biết đến.

Miếu Bà Chúa Xứ có nguồn gốc cách đây 200 năm và đến nay vẫn là một điều bí ẩn. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì miếu Bà được xây dựng từ khoảng đầu thế kỉ XVIII khi ông Thoại Ngọc hầu đến trấn giữ vùng đất Tây Nam. Ông được triều đình giao trọng trách đào kênh Vĩnh Tế, con kênh có độ dài 100km, rộng 50m, nối Châu Đốc với Hà Tiên. Có thể nói đây là một công trình vĩ đại nhằm mục đích thoát lũ, xả phèn cho ĐBSCL, rút ngắn con đường giao thương đường thủy vùng phía Tây. Tuy nhiên, khi tiến hàng thì liên tục gặp trục trặc, nhiều người chết do tai nạn, bệnh tật hoặc bị thú dữ tấn công.Thấy tình hình không mấy khả quan, vợ của ông Thoại Ngọc Hầu là bà Chậu Thị Tế đã nghe lời dân làng đến cùng bái tượng bà. Và quả nhiên ngay sau đó việc xây dựng diễn ra rất suông sẻ. Không chỉ thế, bà còn đến cầu cho ông Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc ngoại xâm bảo vệ bình yên cho nhân dân. Sau đó, để tạ ơn, bà cho xây dựng lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Nếu như đúng như trên thì Miếu Bà được xây dưới thời Minh Mạng.

Khoảng năm 1824, miếu được làm bằng tre lá tạm bợ chủ yếu là gỗ. Năm 1870, miếu được xây lại bằng gạch hồ ô dước, mái lợp ngói âm dương. Gần 100 năm sau đó, năm 1962 khi miếu bị xuống cấp trầm trọng nên được người dân sửa lại khang trang hơn và bắt đầu thu hút được nhiều người đến viếng. Ba năm sau, nhờ sự đóng góp của các mạnh thường quân, ngôi miếu được xây rộng ra có thêm nhà khách và hàng rào. Năm 1972 ngôi miếu được phá xây lại trừ tấm vách đá sau lưng Bà. Lần sửa chữa này do ý kiến của ông Nguyễn Văn Ứng, hội trưởng Hội cứu tế đề nghị và được tập thể Hội tán thành. Công trình khởi công tu sửa lần 2 đến tận năm 1976 thì miếu mới thật sự được xây dựng xong.Miếu Bà Chúa Xứ có kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba lầu, xây bằng gạch có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Nhà để tượng cũng có mái vuông, ngay chính điện lát bằng gạch đá xanh, theo như lời ông hội trưởng thì vách 2 bên được xây bằng đá cẩm thạch nhập ở Ý, Nhật, Đài Loan do kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng thiết kế xây dựng.

Miếu Bà Chúa Xứ là một ngôi miếu cổ, thờ một tượng hình bằng đá. Theo lời kể của các ông thì hình tượng là một phụ nữ dáng ngồi. Dáng uy nghi, đội mũ, bị gãy một bên tay trái, bên trong mặc xà rông, bên ngoài mặc áo bào thêu rồng phượng. Mặt tượng được sơn màu nâu cánh dán, mắt đen. Hai bên là tượng cô bằng đá (bên phải),thờ cậu (bên trái). Còn theo như nhà khảo cổ học người Pháp Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, thì tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần),tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc cuối thế kỷ VI và rất có thể đây là một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo.Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng đã chép rằng: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy…

Hàng năm vào các ngày 25, 26, 27 tháng 4 âm lịch, nhân dân các tỉnh phía Nam cùng nhân dân địa phương nô nức đến lễ ở miếu Bà. Trong ngày lễ còn có múa bóng, hát bội… Đêm ngày 23, mọi người đã tập trung về chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được mang xuống, cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước hoa để tắm phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm nay.Để có một chuyến du lịch vui vẻ và an toàn, du khách nên lưu ý một số điều sau:

Bởi vì Miếu Bà Chúa Xứ là một nơi linh thiêng và rất nổi tiếng nên lượng người đổ về đây viếng Bà hay du lịch rất đông đúc. Nên để phục vụ khách hành hương, khác du lịch xung quanh chùa có rất nhiều dịch vụ nhue bán đồ cúng, cho thuê heo quay, thả chim phóng sinh, xem quẻ đầu năm… vì vậy, du khách muốn mua sắm các đồ vật lễ Bà nên hỏi giá kỹ trước khi mua. Dọc đường đi sẽ có các trạm dừng, du khách có thể mua hoa, trái cây ở đây hoặc mua tại các điểm gần bến phà sẽ có giá rẻ hơn những điểm bán ở gần chùa. Nếu không mua được trên đường thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kĩ giá trước khi mua. Tuyệt đối không mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc. Không chỉ vậy, sẽ có rất nhiều người chèo kéo du khách mua vé số, xin tiền hay gửi lộc,..

Xung quanh chùa có rất nhiều điểm bán hoặc cho thuê heo quay. Giá của những con heo quay ở nơi này sẽ đắt hơn khoảng 50.000đ/kg, chưa kể heo có thể bị để lâu hoặc có khi là heo tái sử dụng vì trước đó đã có người mang vào lễ Bà. Nếu du khách không thể mang heo quay từ nhà đi thì tốt nhất là lễ Bà bằng trái cây hoặc bánh mứt, không nên mua hoặc thuê heo quay tại chùa.Khi đến chùa, sau khi mua trái cây, nhang đèn cúng, du khách nên đi thẳng vào chùa để thắp hương, không nên nhận bất cứ lộc nào của người khác dúi vào tay, vì sẽ phải trả rất nhiều tiền. Sau khi thắp hương, du khách cũng không nên thả chim phóng sinh vì cho dù đã thỏa thuận trước giá cả, người bán thả chim ra, du khách vẫn sẽ bị đếm số lượng chim phóng sinh và tính tiền tăng đến chóng mặt. Đã có nhiều trường hợp xảy ra cự cãi, xô xát giữa khách hành hương và người bán.

Ở miếu bà lúc nào cũng đông khách hành hương nên khi vào khu vực chính điện của miếu, du khách phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước tránh tình trạng mất cắp xảy ra.

Lễ Hội Cúng Dừa Ở Sóc Trăng

Lễ hội Cúng Dừa ở Sóc Trăng

Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa ở xã An Trạch tự nhiên nổi lên cái gò giống như chiếc cồng. Ai bước chân lên, âm thanh như tiếng kim loại vang. Hiện tượng này ngày càng nhỏ dần rồi biến mất. Bà con người Khmer cho rằng đó là điều linh thiêng nên lập miếu thờ. Trong tiếng Khmer, “thác côn” có nghĩa là “đạp cồng”, gợi lại sự tích tiếng cồng vang lên từ lòng đất theo bước chân người.

Kinh Nghiệm Du Lịch Đồng Tháp

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày rằm tháng hai tính theo phật lịch, bà con ở xã An Hiệp (Châu Thành, Sóc Trăng) tổ chức cúng dừa còn gọi là hội Thác Côn tại chùa Mahasal Thatmon. Đây là địa điểm duy nhất tổ chức lễ hội cúng dừa tại Sóc Trăng.

Lễ hội Thác Côn cũng như lễ hội cầu an, mong được trúng mùa, bà con bình an lao động sản xuất. Những lễ vật dâng cúng trong lễ này lại là những thứ hoa trái mang đậm dấu ấn tín ngưỡng. Chiếc bình bông làm bằng trái dừa vạt miệng, đây là loại trái cây có nước tinh khiết, ngọt lành.

Theo một số người, cúng dừa là nhằm cầu xin Trời Phật ban cho sự ngọt ngào để công ăn việc làm thuận phát, con cháu hiếu thảo… Ngoài ra, bên cạnh dừa, người ta còn dâng cúng trầu cau, bông sen, nhang đèn… Đó là những vật phẩm đồng bào Khmer Nam bộ gọi là Slathođôl – biểu tượng cho sự thanh khiết và thiêng liêng…

Mỗi gia đình tùy theo lời nguyện của mình mà đem theo dâng cúng, thường thường mỗi gia đình đem 1 hay 2 cặp dừa dâng cúng nhưng cũng có gia đình đem đến 7 – 8 cặp dừa, có màu sắc khác nhau. Đa số lễ vật cúng có năm thứ tượng trưng cho năm vị Bồ Tát.

Hai bên cổng vào chùa có nhiều gian hàng bán nhang đèn, bông sen, đặc biệt là bình bông dừa. Một cặp bình bông dừa được bán với giá 20.000 đồng. Khách mua tấp nập.

Đêm hội Thác Côn là những đêm thức trắng, nam thanh nữ tú ba dân tộc Việt, Khmer, Hoa có dịp kết bạn trong không khí nô nức của hôi trăng rằm.

Hai bên con đường dẫn vào chùa Mahasal Thatmon tràn ngập hàng quán và các điểm giữ xe. Đằng sau khuôn viên chùa là sân khấu dành cho đoàn nghệ thuật dân gian Khmer biểu diễn “dù kê” phục vụ thiện nam tín nữ tham dự lễ. Bên cạnh đó có rất nhiều gian hàng trò chơi thu hút các nam nữ, các em nhỏ vui đùa… Trong chùa, các tăng đoàn địa phương lân cận được mời đến tụng kinh cầu an cho bá tánh. Tất cả diễn ra trong khí không vừa trang nghiêm vừa nhộn nhịp, kéo dài suốt sáng – là một “đêm trắng” vừa thiêng liêng vừa trần tục.

Ông Danh Pung, thủ quỹ chùa Mahasal Thatmon, cho biết lễ Cúng dừa thu hút dân địa phương, các tỉnh bạn, nhiều nhất là khách Kiên Giang, đặc biệt còn tiếp nhận khách từ Campuchia đến viếng cúng.

Lễ Cúng dừa diễn ra tương ứng vào các ngày 15, 16 và 17 tháng 3 âm lịch hằng năm. Sau lễ hội những bình bông chất cao như núi trong sân chùa Thác Côn, cũng là lúc bà con xã An Hiệp thực hiện nghi lễ cuối cùng mang đậm phong tục nông nghiệp. Ban quản trị chùa gom những giống ngũ cốc đã đặt trên bệ thờ, lấy một số tro nhang từ các lư hương cho vào chiếc mâm bạc, người mang chiếc mâm đi trước, phụ nữ theo sau ra đồng dâng cúng đất đai, ruộng vườn, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, no ấm. Sau đó họ bỏ hạt giống, rắc tro, chân nhang lên cánh đồng, liếp ruộng.

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (Sóc Trăng): Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (Sóc Trăng): Di tích lịch sử cấp quốc gia

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông hay còn được gọi là Miếu Bà Mỹ Đông, toạ lạc tại ấp Mỹ Đông 1, xã Mỹ Qưới, huyện Ngã Năm, là một trong tám di tích cấp quốc gia của tỉnh, cách thành Phố Sóc Trăng 60 km về hướng Đông – Bắc, cách thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị khoảng 20km.

Ngôi miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là nơi lưu dấu sự ra đời Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên tỉnh Sóc Trăng – Chi bộ Mỹ Quới vào tháng 6/1930. Nơi đây được chọn làm điểm để chi bộ sinh hoạt, do có địa thế cách trở, đảm bảo được bí mật. Từ ngày thành lập chi bộ, đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Chi bộ Đảng của Mỹ Qưới luôn đi đầu trong phong trào cách mạng.

Khi đất nước hòa bình, bà con ở đây đã cùng nhau dựng lại ngôi miếu bằng tre gỗ và lợp lá để thờ cúng. Sau đó, tỉnh được Trung ương đầu tư kinh phí khôi phục lại ngôi miếu và xây thêm một số hạng mục khác. Hiện nay, nhà trưng bày hiện vật, cổng chính, hàng rào đã xây dựng hoàn thiện, đưa vào phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người dân, cũng như tìm về với lịch sử của tỉnh Sóc Trăng của du khách gần xa. Cách ngôi miếu khoảng 200m về hướng Bắc là khu mộ của đồng chí Trần Văn Bảy-người đảng viên kiên cường, cũng là người lãnh đạo của Chi bộ Mỹ Quới (di hài được cải táng từ Côn Đảo về năm 1998) và song thân của Ông.

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông mang ý nghĩa lịch sử cách mạng vô cùng to lớn. Những Đảng viên của chi bộ hoạt động nơi đây đã góp phần đưa ánh sáng cách mạng và đường lối chính sách của Đảng đến với mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên chọn nơi đây làm địa điểm tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng hàng năm, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng và động viên giáo dục tinh thần cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Lễ vía Bà được tổ chức long trọng hằng năm vào ngày 16/2âl, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách các nơi về tham dự. Năm 2003, Bộ Văn hoá Thông tin, nay là Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 62 công nhận Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là di tích lịch sử cấp quốc gia .

Cập nhật thông tin chi tiết về Viếng Miếu Bà Thiên Hậu Ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!