Bạn đang xem bài viết Việc Nên Và Không Nên Làm Khi Về Nhà Mới được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Về nhà mới là việc cực kỳ quan trọng, mang lại hạnh phúc và hứng khởi mới cho các thành viên trong gia đình, nhưng nó cũng có những việc nên lưu ý mà bạn cần phải nắm rõ. Trước khi chuyển về nhà mới, gia chủ thường làm sạch không gian, loại bỏ nguồn khí tiêu cực. Thậm chí, phải nhờ tới thầy phong thủy và xông tẩy uế ngôi nhà, để đảm bảo các thành viên trong gia đình được sống trong môi trường mới tốt lành. Về nhà mới đồng nghĩa bạn bắt đầu những khởi đầu mới tại môi trường mới vì vậy mọi thứ phải được chuẩn bị, diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp nhất.
Chọn ngày lành tháng tốt: Đây là điều đầu tiên, quan trọng hơn tất cả. Ngày phải được chọn dựa theo 2 yếu tốt là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột để lấy kết quả về nhà mới. Người trụ cột được lấy ngày tháng năm sinh,.. để chọn ngày tốt về nhà mới nên là người đứng ra động thổ trước đó. Nên tìm đến các chuyên gia phong thủy để được tư vấn kỹ càng.
Về nhà mới phải thực hiện chính xác ngày giờ đã chọn và chỉ duy nhất người trong nhà mới được có mặt vào thời điểm đó. Tránh mời khách khứa, bạn bè vì đây không là tiệc tân gia. Cần phải phân biệt rõ ngày về nhà mới và ngày tân gia là khác nhau không được nhầm lẫn. Thường ngày tổ chức tiệc tân gia sau ngày cúng về nhà mới một vài ngày.
Vào ngày về nhà mới mọi người luôn luôn nói những điều tốt đẹp, tạo không khí vui vẻ và tuyệt đối trành nói những điều không hay
Hạn chế tối đa tranh luận, cãi vã lớn tiếng, mắng trẻ nhỏ, thể hiện sự bức tức hay khóc lóc vào ngày về nhà mới, làm đổ vỡ bể đồ đạc. Vì tất cả những hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh, bất hòa trong gia đình.
Bật sáng tất cả bóng đèn, mở tất cả các cửa để thu hút sanh khí vào nhà. Vào ngày chuyển nhà mới không ngủ trưa trong nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật.
Đặt túi vải đỏ nhỏ- loại chuyên dùng trong phong thủy dưới đáy thùng gạo hoặc đồ dự trữ gạo trong nhà. Đổ gạo vào tui sao cho đầy tràn miệng, niêm phong miêng túi và dán bằng một tờ giấy màu đỏ có ghi chữ “ĐẦY ĐỦ”
Vứt chổi, cây lau nhà cũ đi và mua một cái mới. Khi chuyển về nhà mới, bạn sẽ không muốn mang quét sạch những rắc rối của gia đình với cây chổi mang theo từ nhà cũ sang. Thậm chí không để nó ở trong nhà kho.
Không được bước vào nhà mới với hai bàn tay trắng. Tất các thành viên đều phải mang theo một thứ gì đó tốt đẹp vào. Đó có thể là những lễ vật cúng về nhà mới như táo biểu tượng của sự an toàn, lựu biểu tượng của cơ hội, đào biểu tượng cho sức khỏe dồi dào… hay mang theo những thứ có giá trị như vàng, sổ tiết kiệm, trang sức,.. và bất cứ vật gì tượng trưng cho sự may mắn.
Ngày đầu tiên vào nhà mới phải nổi lửa nấu thứ gì đó mang tính tượng trưng như nấu nước pha trà để cúng.
Một việc quan trọng mà gia chủ không được quên đó là chuẩn bị lễ vật cúng về nhà mới, thắp hương trình báo thổ thần, thổ địa vì đây chính là các vị thần của mỗi căn nhà. Cầu thổ thần thổ địa phù hộ độ trì cho gia chủ và các thành viên trong gia đình được bình an.
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người trong việc chuẩn bị về nhà mới sắp tới. Nếu bạn không biết chuẩn bị mâm cúng về nhà mới thế nào có thể nhờ đến dịch vụ. Hãy liên hệ Đồ Cúng Tâm Linh để được hỗ trợ.
3 Việc Quan Trọng Nhất Nên Làm Trước Khi Dọn Về Nhà Mới
Nhờ người có kinh nghiệm chọn ngày dọn vào
Ông bà ta quan niệm là khi làm một việc gì đó quan trọng thì phải chọn được ngày lành tháng tốt. Đặc biệt là về gia đạo. Việc dọn về nhà mới cũng đòi hỏi phải chọn được ngày đẹp để cuộc sống gia đình luôn yên ấm, hạnh phúc, sự nghiệp thăng tiến. Do đó, đáp án đầu tiên của câu hỏi về nhà mới cần làm gì chính là chọn ngày.
Thông thường, khi chọn ngày để dọn về nhà mới, bạn cần chọn ngày “thủy” và tránh chọn ngày “hỏa”. Ngày tổ sẽ được chọn phù hợp với lịch âm và tháng năm sinh của người trụ cột trong gia đình. Ngoài chọn ngày, thì giờ dọn về cũng rất quan trọng. Tốt nhất, bạn nên hoàn tất chuyển vào nhà trước 15 giờ để mọi việc luôn suôn sẻ.
Cúng bái trong nhà
Công việc này sẽ được thực hiện sau khi bạn đã hoàn thành việc dọn vào nhà. Trong đó, cúng thổ địa – vị thần của mỗi căn nhà – luôn được quan tâm nhiều nhất. Vậy nên bạn cần chuẩn bị đồ cúng và thực hiện nghi lễ để cầu bình an, may mắn.
Mâm lễ cúng sẽ bao gồm trầu cau, hương, hoa, vàng mã, bánh kẹo và các mâm lễ mặn. Thường nghi lễ sẽ được thực hiện vào buổi chiều sau khi bạn chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc để vào ở.
Dọn dẹp nhà cửa để tăng vượng khí
Về nhà mới cần làm gì? Dọn dẹp nhà cửa chính là câu trả lời dành cho bạn. Việc này nhất định phải được thực hiện trước khi bạn chuẩn bị vào ở. Bởi lẽ, bụi bẩn, nước sơn có thể bám ở nền gạch hay bất cứ đâu làm ảnh hưởng đến sức khỏe cả nhà. Đặc biệt, chúng còn gây cảm giác khó chịu, bực dọc và khiến cho không khí trong nhà không hài hòa, ảnh hưởng đến vượng khí.
Chính vì thế, Cleanipedia nhắc bạn đừng quên nhờ đến “trợ thủ” đắc lực đó là nước lau sàn Sunlight Tinh Dầu Thiên Nhiên. Với hoạt chất tẩy rửa năng động cùng công thức tiên tiến, sản phẩm sẽ đánh bật các vết bẩn và bụi bám ở mọi ngóc ngách hiệu quả, cho sàn nhà sạch bóng chỉ sau một lần lau. Không những vậy, mùi hương thơm ngát còn lưu lại trong nhà còn mang đến cảm giác thư giãn, dễ chịu, giúp bạn tràn đầy hứng khởi với không gian sinh hoạt thân thương của mình.
Một số lưu ý khác
Nên bật điện sáng trong 3 ngày trước khi dọn vào ở
Đun một chậu nước nóng và để trước nhà trong ngày đầu tiên để hút tài lộc
Xông nhà để xua đi các chướng khí
Mở vòi nước chảy tràn trong vài phút để cầu mong cuộc sống no đủ
Những Việc Nên Làm Khi Dọn Về Nhà Mới Để Vạn Sự Như Ý
Việc chọn ngày tốt để chuyển nhà là việc làm quan trọng nhất. Thông thường khi chuyển nhà nên chọn ngày “Thủy”, tránh chọn ngày “Hỏa”, việc này có thể nhờ đến thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm. Ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất.
Việc lựa chọn ngày giờ hoàng đạo để tính thời gian và lấy khoảng thời gian tốt nhất giúp mang lại may mắn, thuận lợi. Chỉ cần loại bỏ những ngày xấu trong tháng như Tam nương, Thọ tử, Dương công kỵ nhật.
– Ngày Dương công kỵ nhật bao gồm các ngày 13 tháng Giêng, ngày 11 tháng 2, ngày 9 tháng 3, ngày 7 tháng 4, ngày 5 tháng 5, ngày 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng Chạp.
– Ngày Thọ tử bao gồm các ngày mùng 5, 14 và ngày 23 âm lịch hàng tháng.
– Ngày Tam nương bao gồm các ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và ngày 27 âm lịch hàng tháng.
Nhưng nếu bắt buộc phải chuyển gia chủ cần chú ý xem ngày giờ cẩn thận để tránh phạm phải ngày giờ kiêng kỵ.
2. Cúng thổ địa và thần linh
Một việc vô cùng quan trọng mà bạn không được quên đó là trong ngày chuyển nhà, buổi chiều hôm đó phải thắp hương thổ thần, thổ địa vì đây chính là vị thần của mỗi căn nhà. Nên cầu thổ thần, thổ địa phù hộ độ trì cho gia chủ bình an. Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà…
– Gia chủ tiếp tục lễ cúng về nhà mới bằng bài cúng về nhà mới xin rước vong linh gia tiên nhà mình về thờ phụng.
– Gia chủ/người trụ cột gia đình phải tự tay mang bát hương vào nhà và thắp nhang để báo cáo xin nhập trạch với thổ địa, công thần (tức rước ông địa, ông táo về nhà mới).
– Khi khấn bái thần linh thì gia chủ phải tiến hành khai bếp (khai bếp bằng cách đun sôi nước từ 5 – 10 phút sau đó mới tắt lửa) và pha trà dâng thần linh, gia tiên.
– Sau khi đã khấn thần linh xong, gia chủ cần làm lễ cáo yết gia tiên trước rồi sau đó mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.
– Khi đã dọn đồ đạc xong xuôi, để gia trang được bình yên, an lành thì cả nhà phải tổ chức lễ bái tại Phật và các thành thánh, tổ tiên.
3. Không vào nhà bằng tay không
Đi tay không vào nhà lúc nhập trạch là một điều kiêng kỵ khi dọn đến nhà mới, bởi theo phong thủy đó là biểu tượng của sự thiếu thốn, trắng tay, không của cải. Mọi người trong gia đình bạn nên mang theo một thứ gì đó tốt đẹp khi bước vào nhà lúc làm lễ nhập trạch.
Lúc dọn nhà, những thứ cần dọn ra từ nhà mới tốt nhất phải do chủ cũ đưa ra, còn những thứ dọn vào nhà mới thì bạn phải đích thân đưa vào. Lúc vào nhà mới thì cả gia đình không được đi tay không vào. Tất cả các thành viên trong gia đình đều phải mang theo một thứ gì đó tốt đẹp. Đó có thể là trái cây như Cam – biểu tượng của sự thịnh vượng, Táo – biểu tượng của sự an toàn, Lê – biểu tượng của sự may mắn, Lựu – biểu tượng của những cơ hội và Đào – biểu tượng của sức khỏe dồi dào.
4. Xông nhà để xua đi chướng khí
Xông nhà sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà và đuổi các loại côn trùng có hại. Xông theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Chú ý xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều, ẩm mốc cao. Khi xông, hãy bật hết đèn lên để tăng thêm nhiệt khí, dương khí. Đối với nhà chưa có điện thì có thể đốt chậu than sau đó đem một chậu cây đặt vào hướng nam hay hướng đông để tăng dương khí.
Nguyên liệu để xông nhà khá đơn giản như là hỗn hợp các loại rễ cây, hương liệu, bột trầm hương và nhang thơm đốt cho lên khói tỏa từ từ làm ấm nhà. Sau khi mua về, hãy đốt vào cái siêu đất để khói bay ra từ vòi, dễ cầm mà lại tránh bỏng tay. Khi làm, nên mở hết cửa chính lẫn cửa sổ, để các khí xấu theo làn khói bị đẩy ra khỏi nhà.
5. Mua chổi và cây lau nhà mới
Chổi quét nhà, cây lau nhà sau một thời gian dùng để dọn dẹp nhà cũ, bị cho rằng chứa đựng những rắc rối, bụi bẩn và điều xui rủi. Do đó mà việc mang chổi cũ về nhà mới bị cấm kỵ.
Các đồ vật cũ kỹ, hư rách cũng được khuyên là nên thanh lý hoặc bỏ đi. Điều này góp phần giảm bớt chi phí khi chuyển dọn. Chuyển nhà nên sắm chổi mới và các đồ dùng mới để tạo vận khí mới cho cuộc sống.
6. Đun nước sôi, mở vòi nước cho chảy
Vào ngày đầu tiên dọn vào nơi ở mới, gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi. Mục đích nhằm giúp cho nguồn tài của gia đình được sôi động, dồi dào. Đồng thời, cần phải đậy các bồn rửa bát, bồn tắm trong nhà. Sau đó, mở thật nhỏ vòi nước để nước chảy thật chậm và trong khoảng thời gian thật lâu. Điều này tượng trưng cho vạn sự như ý, đầy đĩa đầy bát, no đủ. Trong các phòng trong nhà, có thể bật tất cả quạt cho gió thổi các hướng, nhưng lưu ý không được để gió thổi ra hướng cửa chính với ngụ ý “phong sinh thủy khởi”.
7. Chiếu và bếp nấu là những vật đầu tiên cần mang vào nhà trước
Theo quan niệm người xưa thì khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, tuyệt đối không nên mang bếp điện, chổi quét nhà, nước… vào nhà trước.
Đồ đạc trong nhà phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới. Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.
8. Phải thật vui vẻ trong ngày chuyển nhà
Chuyển đến nhà mới cũng có nghĩa rằng bạn sẽ bắt đầu những khởi đầu mới vì vậy mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất. Khi chuyển nhà, cần phải nói và làm những việc may mắn. Vào ngày chuyển nhà, không nên cãi vã, tranh luận, gây gổ, mắng mỏ trẻ nhỏ, thể hiện sự bực tức hay khóc lóc vào ngày chuyển nhà. Bởi vì toàn bộ những hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh và mối bất hòa trong gia đình. Trong ngày này luôn phải giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, nói những điều tốt đẹp.
9. Treo chuông gió để dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà
Bạn hãy treo phong linh (chuông gió) ở một số nơi trong nhà. Quan niệm phong thủy cho rằng, chuông gió là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, thường được treo ở các cửa ra vào hay cửa sổ. Tốt nhất, bạn nên chọn chuông gió bằng kim loại, phát ra âm vực cao.
Người xưa quan niệm rằng, âm thanh của kim khí có khả năng xua đi tà ma, dịch bệnh, mang lại may mắn, báo hiệu đã có người cư ngụ, dương khí đã đến vùng đất này, “người âm” hãy tránh xa. Không những thế, khi nghe âm điệu phát ra từ chuông gió, tâm trạng con người sẽ vui tươi, hưng phấn và hướng thiện.
10. Nên để điện sáng 3 đêm đầu tiên sau khi chuyển đến nhà mới
Đêm đầu tiên nên bật tất cả các đèn trong nhà thâu đêm đến hôm sau giúp khí trong nhà vượng không tắt. Tốt nhất là nên để tất cả đèn sáng thông trong 3 đêm đầu tiên sau khi chuyển đến nhà mới.
Đêm đầu tiên ngủ trong nhà mới, chủ nhân nằm xuống vài phút sau đó nên trở dậy một lúc làm một việc gì đấy rồi mới tiếp tục đi ngủ, cách này nhằm biểu thị việc đi ngủ rồi sẽ lại trở dậy.
11. Làm cho căn nhà có không khí vui vẻ
Sau khi dọn nhà khoảng 1 ngày hoặc 1 tuần phải náo động nhà mới. Tức là mời bạn bè, hàng xóm láng giềng đến nhà ăn uống, trò chuyện, không khí vui vẻ náo nhiệt để đuổi tà khí.
Nhiều người quan niệm, những ngày đầu sau khi nhập trạch cần đốt đèn sáng vào buổi tối, nấu nướng, thắp hương, sinh hoạt trong nhà mới để tạo sinh khí, không được để nhà hiu quạnh. Đặc biệt đối với các gia đình nhập trạch lấy ngày không nên “bỏ mặc” nhà mới mà cần thường xuyên ghé qua thăm nom.
Lưu ý bếp nấu trong ngày đầu tiên nên là bếp có lửa (bếp gas), không nên dùng bếp điện vì dân gian cho rằng bếp điện có tinh mà không có tướng (có nhiệt độ nhưng lại không có ngọn lửa), không thể sưởi ấm căn bếp. Bạn có thể mượn hoặc mua tạm bếp ga mini để dùng trong thời gian này.
Ngoài ra, bạn nên đặt một túi vải nhỏ màu đỏ – loại chuyên dùng trong nghi lễ phong thủy – dưới đáy thùng gạo hoặc đồ trữ gạo. Đổ gạo vào túi đến khi đầy tràn miệng, niêm phong miệng túi lại và dán một tờ giấy đỏ có ghi chữ “ĐẦY ĐỦ”.
Không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới của bạn vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật.
Người cuối cùng trước khi rời khỏi nhà cũ phải rải ít gạo trước cửa nhà, sau đó mới khóa cửa đi.
Phụ nữ đang mang thai tránh tham gia việc chuyển nhà.
Về Nhà Mới Không Nên Và Nên Cắm Hoa Gì Để Lấy Lộc?
Tại sao phải lựa chọn loại hoa để cắm khi về nhà mới?
Mua hoa cắm trong lễ nhập trạch nhà mới không chỉ để trang trí, làm đẹp và trang trọng thêm cho bàn thờ mà còn mang tính phong thủy, tâm linh rất cao. Đối với người dân Việt, việc cắm hoa trưng trên bàn thờ tại các buổi lễ quan trọng của là cách để thể hiện sự thành tâm với thần linh, chu đáo với gia tiên, như một sự thông báo với ông cha, tổ tiên đã khuất về sự thay đổi nơi sinh sống. Dâng hoa cúng là dâng điều thiện lành, bày tỏ sự biết ơn đối với gia tiên, thần linh.
Việc cắm hoa đặt bàn thờ như vậy là khá quan trọng, do đó việc lựa chọn loại hoa để cắm trưng bàn thờ cũng quan trọng không kém.Không phải loại hoa nào cũng có thể bày trên bàn thờ theo quan niệm tâm linh. Mỗi loài hoa sẽ có những màu sắc, hương thơm và cả ý nghĩa khác nhau. Hãy tìm hiểu xem loài hoa nào có thể sử dụng để cắm trên bàn thờ trong lễ nhập trạch nhà mới.
Về nhà mới nên cắm hoa gì? Cắm hoa gì khi về nhà mới?
Hoa cúc – hoa cúng về nhà mới
Hoa cúc là lựa chọn hàng đầu và phổ biến của người Việt mỗi khi mua hoa cắm trưng bàn thờ. Dù không sở hữu hương thơm ngào ngạt nhưng hoa cúc rất rẻ, tươi lâu, mang ý nghĩa đem lại may mắn, niềm vui cho gia đình. Màu vàng của hoa cúc vàng thể hiện sự hân hoan, nụ cười cho những thành viên trong nhà, còn hoa cúc trắng thể hiện sự duyên dáng, lòng hào hiệp.
Hoa trạng nguyên
Màu đỏ của hoa trạng nguyên cũng rất được ưa chuộng để trang trí bàn thờ, thể hiện không khí rộn ràng tươi vui, may mắn cho cả nhà. Cái tên trạng nguyên cũng rất có ý nghĩa đối với các “sĩ tử”, bởi vậy gia đình có con cái đang thi cử cũng hay trưng bày loại hoa này trên bàn thờ với quan niệm đem lại may mắn đường công danh cho con.
Hoa lay ơn – hoa cúng về nhà mới
Hoa lay ơn có khá nhiều màu sắc và mùi thơm nhẹ, thân dài, nhiều hoa trên một cành, tươi lâu, để bền cùng vẻ đẹp tinh tế. Hoa lay ơn thường được trưng bàn thờ những ngày lễ tết, với mong muốn một sức sống bền bỉ cho cả gia đình, luôn tươi, luôn đẹp như những bông lay ơn.
Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền, cái tên nói lên tất cả, bông hoa tượng trưng cho tài lộc vào nhà. Hoa đồng tiền khá đa dạng với loại cánh đơn và cánh kép, màu sắc rực rỡ với các gam màu nóng như đỏ, cam, vàng, hồng… nếu trưng bày trên bàn thờ sẽ mang lại sự rạng rỡ không gian, tiền vào như nước cho gia chủ.
Hoa Hải Đường
Chữ “Đường” trong hoa Hải Đường mang ý niệm là một ngôi nhà lớn, đây là loài hoa tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, an khang thịnh vượng, rất thích hợp để cắm trưng bày trên ban thờ vào lễ nhập trạch nhà mới.
Hoa Sống Đời
Loài hoa này có lẽ không quá phổ biến nhưng cái tên của nó rất ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp để trang trí bàn thờ trong ngày lễ nhập trạch nhà mới. Cái tên Sống Đời thể hiện sức sống bền bỉ, cùng với màu sắc rực rỡ của nó, thể hiện sự sinh sôi, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Những loại hoa không nên cắm khi về nhà mới
Hoa phong lan: Chữ “phong” trong cái tên “phong lan” thể hiện sự đa tình, phóng túng, không tốt cho bàn thờ trong lễ nhập trạch.
Hoa lan móng rồng: Với tên gọi thể hiện sự dữ dằn, đồng thời cánh hoa cũng trông giống chiếc móng rồng nên thường không được ưa chuộng khi chuẩn bị đồ cúng cho ngày lễ nhập trạch.
Hoa ly: Dù rực rỡ, ngát hương là vậy nhưng đây lại là loại hoa không nên dâng lễ trên bàn thờ, bởi nó có ý niệm ly tán, chia ly, người dân thường kiêng không cắm loại hoa này để trưng bàn thờ nhất là trong lễ nhập trạch.
Hoa râm bụt: Hoa râm bụt có màu đỏ, bông to đẹp nhưng không dùng cắm bàn thờ vì cái tên “râm bụt” chứa chữ “râm” khá nhạy cảm và trần tục, không phù hợp để trưng bàn thờ trước thần linh, tổ tiên.
Hoa phù dung: Đây là một loài hoa đẹp nhưng mau tàn, không chơi được lâu nên người ta cũng kiêng cắm trang trí ban thờ, vì quan niệm hoa mau tàn thì mang lại sự lụi tàn cho gia chủ.
Hoa đại: Đây là một loài hoa mang hương thơm ngát dễ chịu, màu sắc đẹp nhưng kiêng dùng trưng ban thờ bởi theo sự tích của Lào thì loài hoa này còn là tượng tương của chuyện tình yêu nam nữ, vì vậy không được dùng cắm trang trí bàn thờ vào lễ nhập trạch.
Cập nhật thông tin chi tiết về Việc Nên Và Không Nên Làm Khi Về Nhà Mới trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!