Xu Hướng 6/2023 # Vì Sao Lại Nên Cúng Cô Hồn Vào Buổi Chiều Tối? # Top 8 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Vì Sao Lại Nên Cúng Cô Hồn Vào Buổi Chiều Tối? # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Lại Nên Cúng Cô Hồn Vào Buổi Chiều Tối? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (hay Diên Hựu – Ba Đình – Hà Nội) cho hay, tín ngưỡng dân gian Việt Nam coi tháng 7 là “tháng cô hồn” hay tháng “ma quỷ”.

Còn trong đạo Phật thì tháng 7 được coi là tháng lễ Vu Lan báo hiếu gắn liền với chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ diễn ra từ thời Đức Phật còn tại thế.

Về tín ngưỡng cúng rằm tháng 7, theo Đại đức Kiên, tục lệ này bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian về khoảng thời gian từ mùng 2/7 đến sau 12/7 âm lịch.

Khi đó, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan “thả cửa” cho ma quỷ và kết thúc sau 12 giờ đêm của rằm tháng 7 các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Tính từ ngày 2-14/7 âm lịch là các ngày “mở cửa địa ngục”, các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian.

Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.

Theo vị trụ trì này, việc cúng cô hồn cúng cô hồn mang tính nhân văn cao trong văn hoá Việt Nam cũng như quan niệm ngày xá tội vong nhân là dù con người gây ra những tội ác gì cũng có 1 ngày xá tội để đỡ chịu đau đớn, khổ cực.

Vì thế, mọi người đều cúng chúng sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy về cảnh giới an lành.

Còn với lễ Vu Lan, mọi người nên phát huy truyền thống thống tốt đẹp của người Việt là báo hiếu tổ tiên. Các gia đình nên đi chùa để làm lễ, cầu siêu cũng như tỏ lòng báo hiếu tới cha mẹ, ông bà và tổ tiên.

Sau đó về nhà làm mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ của người thân đã mất. Nên làm lễ cầu siêu ở mức độ đơn giản, chứ không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy hay nghi thức rườm rà.

Về việc nên chọn ngày nào, giờ nào để cúng rằm tháng 7, theo Đại đức Tâm Kiên, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày.

Còn lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối.

Giải thích thêm về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, đây là theo quan niệm của dân gian, bởi ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn được “mở cửa ngục” thả ra rất yếu.

Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn vì sợ ánh sáng, ánh nắng sẽ không dám đến đón nhận những đồ vật phẩm cúng bố thí của các gia đình.

Còn theo một vị Đại đức từng tham gia nhiều khóa lễ “mông sơn thí thực” hay còn gọi là lễ cúng chúng sinh, cô hồn cho biết thêm, thực tế, ở các chùa hay các nơi làm lễ này thường làm vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn.

“Vì theo quan niệm dân gian, buổi sáng, ánh nắng sẽ làm bạt, suy yếu các vong linh hồn còn khi đến tối, là thời điểm các vong linh hồn được tích tụ lại.

Do đó, cúng buổi tối thì các cô hồn này mới có thể dễ nhận nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho”, vị này nói.

Về thời gian cúng lễ cô hồn nên được thực hiện vào ngày nào, theo các chuyên gia, trước đây, theo quan niệm của dân gian thì từ đêm 14/7 đến 15/7, người ta thường đốt nến, hóa vàng bạc hoặc giết gà vịt cúng.

Tuy nhiên, gần đây, tùy theo sự lựa chọn, công việc mà các gia đình sẽ tự chọn việc cúng cô hồn của mình nhưng tất cả đều phải diễn ra trước 12 giờ đêm ngày 15/7.

Có nên cúng đồ mặn trong mâm cúng cô hồn?

Theo một số nhà nghiên cứu thì, đối với mâm cúng Phật thì chỉ được dùng các đồ chay như hoa quả, bánh kẹo, cháo trắng, xôi… còn với các mâm cúng ông bà, tổ tiên hay cúng cô hồn tháng 7 thì có thể cúng các đồ mặn.

“Thông thường, các gia đình thường chuẩn bị một ít tiền vàng mã, quần áo cúng cô hồn, một đĩa gạo, muối, hoa quả các loại. Cùng với đó là cháo trắng, bỏng ngô, kẹo, các loại củ như khoai lang, ngô, sắn luộc…

Bên cạnh đó là xôi được sắp thành đĩa hay đóng thành các oản xôi nhỏ và một miếng thịt lợn luộc nhỏ hay đĩa giò, thịt gà…

Nhiều gia đình còn sử dụng chính các đồ mặn cúng trong mâm cúng ông bà, tổ tiên trong gia đình cũng không sao cả”, ông Tuấn Anh nói.

Vì Sao Không Nên Cúng Cô Hồn Bằng Đồ Ăn Mặn?

Theo tín ngưỡng dân gian từ ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và sau ngày 14/7 Âm lịch sẽ mở cửa để ma quỷ phải quay lại địa ngục. Vì thế, người ta thường cúng Rằm tháng 7 Âm lịch từ đêm 14/7 để cầu bình an và không bị ma quỷ hại phá.

Tại sao không nên cúng cô hồn bằng đồ ăn mặn?

Tháng 7 âm lịch hàng năm là lúc Diêm Vương mở Cửa Môn Quan để cho ma quỷ, vong hồn về lại dương gian. Đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng, cần kiêng kị một số điều để tránh mang lại xui xẻo, vận đen vào bản thân.

Nên cúng cô hồn bằng đồ ăn mặn hay ăn chay? Theo chia sẻ từ chuyên gia phong thủy Linh Quang cho rằng, việc cúng cô hồn bằng đồ ăn mặn là hoàn toàn sai lầm. Bởi khi cúng đồ ăn mặn trước cửa nhà hay ngoài đường rất dễ khơi dậy lòng “tham, sân, si” của các vong hồn, may quỷ.

Thêm nữa, khi cúng cô hồn gia chủ không nên cầu xin điều gì mà chỉ cần cúng thành tâm là được. Để tránh ma quỷ ở trong nhà quấy rối gia chủ, sau khi thực hiện lễ cúng xong, bạn cần thực hiện một điều sau:

Rắc muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã.

Không nên ăn đồ cúng cô hồn cũng như mang đồ cúng đó vào nhà.

Cúng cô hồn tháng 7 âm lịch cần chuẩn bị những gì?

Tiền vàng, quần áo chúng sinh, tiền chúng sinh

Hoa quả: 5 loại hoa quả khác nhau

Bánh kẹo, bỏng ngô, bỏng gạo, khoai lang luộc, bắp luộc,… Bim bim, sữa,… để cúng thai nhi, trẻ nhỏ.

Tiền mặt, tiền thật, nhang, hương.

Gạo, muối trắng, nước lọc.

Cháo trắng nấu loãng, đường thẻ.

Nên cúng cô hồn vào thời điểm nào?

Lễ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch thường được thực hiện vào buổi chiều hoặc buổi chiều tối ở ngoài trời, trước cửa nhà chính hoặc tại chùa, đền. Theo quan niệm dân gian, ma quỷ, các vong hồn từ địa ngục lên dương gian rất sợ ánh sáng mặt trời.

Nếu cúng vào buổi sáng, giữa trưa là lúc ánh sáng mạnh, các vong hồn sẽ không giám lên nhận lễ vật cúng nữa. Thời điểm chiều hoặc chiều tối là lúc linh hồn tích tụ mạnh, các vong hồn sẽ nhận được đầy đủ các đồ cúng của gia chủ.

Những lưu ý khi cúng cô hồn tránh rước vong lạ vào nhà

Nhiều gia đình sau khi cúng cô hồn xong lại không biết cách mời đi. Nên có nhiều cô hồn vẫn còn luẩn quẩn ở quanh nhà rồi quấy khá, trêu chọc mọi người. Vì thế, để tránh rước vong lạ, cô hồn vào nhà, cần lưu ý như sau:

Không nên cúng cô hồn bằng đồ ăn mặn vì dễ khiến ma quỷ nổi lòng “tham, sân, si”, không chịu đi sẽ ở lại quấy phá gia chủ.

Khi rải tiền vàng lên mâm cúng, cần để theo đúng 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, mỗi hướng 3-5-7 cây nhang.

Cháo loãng và nước mía là hai lễ vật không thể nào thiếu được trong mâm cúng cô hồn.

Sau khi cúng lễ cô hồn xong, gia chủ hãy vãi gạo, muối ra sân, ngõ, ra đường và đốt vàng mã, giấy cúng luôn.

Không nên ăn đồ cúng cô hồn. Những lễ vật như: cháo, xôi, cơm canh… để ngoài trời khá lâu nếu ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng, hệ tiêu hóa.

Khi cúng cô hồn không nên cho trẻ nhỏ chơi đùa xung quanh. Điều này sẽ khiến ma quỷ, cô hồn quấy phá vì trẻ nhỏ rất yếu bóng vía. Riêng chị em phụ nữ mang bầu, người già cũng nên tránh mặt.

Tuyệt đối khi cúng cô hồn không được xin cô hồn ban phước, ban tài lộc, may mắn cho gia chủ.

Cúng Thôi Nôi Vào Buổi Sáng Hay Chiều?

Lễ thôi nôi là một nghi lễ quan trọng khi bé vừa tròn 1 năm tuổi (hay còn gọi là lễ đầy năm). Chính vì sự quan trọng đó mà các bậc cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho mâm cúng đầy tháng cho bé. Một số lễ vật không thể thiếu trong lễ thôi nôi cho bé gồm: Xôi, chè, gà luộc/vịt luộc, đồ thế,… và điều quan trong hơn là xác định thời gian làm lễ cúng thôi nôi cho bé thật chính xác để mang lại nhiều may mắn.

Cúng thôi nôi buổi sáng hay chiều? Chọn giờ nào tốt để cúng thôi nôi cho bé? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh đang thắc mắc khi chuẩn bị làm lễ thôi nôi cho con. Xôi Chè Cô Hồng xin chia sẽ chút kinh nghiệm sau đây:

Trong các tài liệu về tử vi luôn đề cập rằng: Năm tốt không bằng tháng tốt, Tháng tốt không bằng ngày tốt, Ngày tốt không bằng giờ tốt.

Do đó tổ chức thôi nôi cho bé buổi sáng hay chiều không quan trọng, mà quan trọng nhất là bố mẹ hãy chọn giờ tốt cho con.

Ba mẹ làm lễ cúng thôi nôi cho bé vào giờ không xung khắc và cần chính xác cả tính hung cát trong mỗi việc. Tuy nhiên để chọn giờ cúng thôi nôi chính xác hơn, các bậc phụ huynh có thể chọn giờ theo hoàng đạo hợp với tuổi của bé.

Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé

Sau một năm bé được sinh ra đời sẽ được bốt mẹ tổ chức nghi lễ thôi nôi, mục đích để ăn mừng và là nghi thức chào đón, giới thiệu thành viên chính thức của gia đình. Ông bà từ xưa đã tính ngày thôi nôi cho bé tùy vào giới tính dựa theo âm lịch (lịch ta).

Nếu bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 năm sau, ngày tổ chức cúng thôi nôi sẽ lùi lại 2 ngày; nếu bé trai thì tổ chức lùi lại 1 ngày.

Ví dụ: Bé sinh vào ngày 20/06 âm lịch, nếu bé gái sẽ cúng vào ngày 18/06 âm lịch, còn nếu bé trai cúng vào ngày 19/06 âm lịch.

Nghi thức cúng thôi nôi cho bé đúng cách

Sau khi lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, gia đình sắp xếp mâm cúng ở giữa nhà (trong nhà), bố mẹ hoặc ông bà nôi, ông bà ngoại là người đứng cúng.

Người cúng trịnh trọng thắp hương và đọc bài khấn cúng thôi nôi cung thỉnh thập nhị Mụ bà và Đức ông về trước án chứng minh hưởng thụ lễ vật, phù trợ cho bé được khỏe mạnh, ngoan hiền, học giỏi, gia đình bình an, hạnh phúc. Tìm hiểu thêm bài khấn cúng thôi nôi cho bé:

Tại Sao Cúng Cô Hồn Lại Mong Bị Giật?

Đó là lời chia sẻ của độc giả Hoàng Kim khi đọc bài viết về hiện tượng người dân mang vợt, lồng gà, bao tải… đi khắp phố Sài Gòn tìm đồ cúng cô hồn trong tháng 7 Âm lịch để giật, hứng và tranh giành.

“Tôi thấy nhiều bạn chỉ trích người đi “giật cô hồn” là tham ăn, tội nghiệp, không biết xấu hổ… Còn tôi lại thấy đó là hoạt động vui của hàng năm. Cũng giống như không có pháo thì mất đi cái chất của ngày Tết, không có “cô hồn sống” giật thì mất cái chất của ngày rằm tháng 7 Âm lịch”, bạn đọc Dương chia sẻ.

” Nếu các bạn biết Thái Lan có lễ hội Songkran (té nước), Hàn Quốc có lễ hội tắm bùn, Nhật Bản có lễ hội khoả thân, Tây Ban Nha có lễ hội nhảy qua các em bé… thì mọi người sẽ thấy “giật cô hồn” ở Việt Nam là lễ hội bình thường. Không phải ai giật cô hồn cũng nghèo và đói khát. Lúc nhỏ tôi cũng hay đi giật cùng với mấy đứa bạn nhưng cũng chẳng thiết chuyện ăn uống, chủ yếu là giật cho vui và nó đã thành ký ức tuổi thơ tốt đẹp của tôi”, bạn đọc Dang Quyen cho biết.

Nhìn hình ảnh đứa trẻ háo hức “giật cô hồn” được chùm nho trong bài, độc giả Sông Quê bày tỏ: “Tôi muốn quay về với tuổi thơ. Chờ rằm tháng 7 đi giựt vàng. Có mía, có đậu, có khoai lang. Bánh qui, bánh cấp cùng bánh cúng. Người lớn nhanh tay bưng cả thúng. Trẻ nhỏ tụi tôi lụm cái thừa. Bạn bè có đâu chừng mươi đứa. Cùng khoe giựt dược xúm nhau cười”.

Tuy nhiên nhiều ý kiến khác cho rằng hình ảnh văn hoá này đang bị biến tướng vì xã hội hoá. “Ngày trước người dân chỉ cúng trái cây, cháo trắng, nước, chum rượu trắng, vàng mã. Bây giờ, đời sống khấm khá hơn, trên mâm cúng các gia chủ hào phóng “bố thí cho các linh hồn” thêm con gà hay một con heo sữa quay, những xấp tiền lẻ mới cóng xếp đầy quanh mâm”.

“Có lẽ vì giá trị đồ cúng cô hồn tăng lên nên văn hóa “giật cô hồn” có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Chính vì vậy mà người đi giật cô hồn không còn là những trẻ con mà có cả người lớn. Vì vậy hành động cướp giật đồ cô hồn có phần bạo dạn hơn trước đây. Điều này làm cho không ít các gia chủ tức giận, hoảng hốt khi đang lom khom cúi vái thì bị cả đám thanh niên, nam nữ đổ xô vào bê nguyên cả mâm cúng”, bạn đọc Quốc Anh chia sẻ thêm.

Còn bạn đọc Công Minh bày tỏ: “Cúng cô hồn ngày xưa để trẻ con, người nghèo trong xóm giật, mang ý nghĩa bố thí, làm phước. “Giật” lúc đấy cũng là đua tranh náo nhiệt trong không khí tưởng chừng ảm đạm của tháng 7 Âm lịch. Bây giờ người giật là một đội ngũ hùng hậu thanh thiếu niên, người cúng mà sơ xuất một chút là bị “giật” ngay từ khi chưa trưng xong mâm chứ đừng nói đốt nhang. Ngẫm thử người có chút lòng tự trọng hay có công ăn việc làm (chỉ cần là công nhân, phụ hồ thôi) thì ai giành ai giật, ai hốt ai tranh những của ấy”.

“Có ai sống nhờ giật cô hồn đâu! Họ làm vợt đồ chủ yếu tranh nhau để hơn thua, chứ chẳng phải nhờ kiếm được nhiêu đó mà đủ sống. Nếu trách thì chúng ta nên trách những gia chủ bây giờ cúng toàn gà, heo sữa quay, mệnh tiền lớn. Vì họ nghĩ cúng như vậy cô hồn mới nhanh đến lấy và đi. Có thế, họ mới làm ăn suôn sẻ. Xưa kia gia đình tôi cúng rất đơn sơ, trứng, thịt heo luộc, đốt tiền vàng mã thử hỏi có ai đến tranh giành không? Mọi việc cũng tại ta mà ra thôi!”, độc giả Liêm kết luận.

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Lại Nên Cúng Cô Hồn Vào Buổi Chiều Tối? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!