Bạn đang xem bài viết Văn Khấn Ngày Rằm Hàng Tháng Và Những Thứ Cần Lưu Ý Khi Cúng Rằm được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng. Vì vậy ngày rằm hàng tháng, các gia đình thường chuẩn bị hoa quả, bánh oản hoặc làm đồ chay để cúng, vì vậy đồ lễ không thể thiếu hương thơm, kim ngân, hoa quả tươi, xôi, bánh kẹo cùng trầu cau, tiền vàng mã.
Văn khấn ngày rằm hàng tháng
Văn khấn gia tiên ngày rằm
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là …………………………………………….
Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này
Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cẩn cáo!
Văn khấn thần tài ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. – Con kính lạy Thần tài vị tiền. – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Tín chủ con là…… Ngụ tại……… Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Văn khấn thổ công và các vị thần ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………… Ngụ tại: ……………………………… Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Một vài lưu ý khi cúng rằm
Sắm lễ cúng rằm
Lễ cúng rằm thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn. Sắm lễ ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.
Lưu ý khi chọn lựa hoa quả tươi cho ngày cúng rằm, bạn cần lựa chọn những trái cây không cần quá đắt tiền nhưng phải tươi ngon, không bị thâm, nám, hay dập thối. Sau khi chọn được, bạn nên rửa sạch sẽ, thấm khô rồi mới bày lên đĩa, sắp lên ban thờ để thắp hương ngày Rằm.
Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương. Tuy nhiên, tùy không gian thờ cúng, nếu nhà chật, các chuyên gia phong thủy khuyên nên thắp 1 nén hương để khói hương không gây độc và phòng tránh hỏa hoạn.
Ý nghĩa của việc thắp các nén hương (nhang) theo quan niệm dân gian như sau:
– Thắp 1 nén nhang: Thắp một nén hương, ngụ ý bình an.
– Thắp 3 nén nhang: Ba nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.
– Thắp 5 nén nhang: Năm nén hương là cách mà các thầy pháp dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.
– Thắp 7 nén nhang: Bảy nén hương dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không đến bất đắc dĩ không nên dùng hương này.
– Thắp 9 nén nhang: Đây là hương tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.
Những Lưu Ý Khi Cúng Rằm Tháng 7
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hàng năm, cứ đến Rằm tháng 7 âm lịch, người dân cả nước lại sắm sửa mâm đồ lễ cho ngày lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn và lễ Vu Lan báo hiếu.
Hai lễ đều được cúng vào ngày Rằm tháng 7 nhưng xuất phát từ những điển tích riêng biệt.
Lễ Vu lan mang tính chất là ngày lễ báo hiếu – một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo. Đây là lễ để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát. Vào ngày này, tại các chùa cũng tổ chức lễ Vu Lan, vốn được coi là ngày dành cho mẹ, những người có mẹ còn sống sẽ cài một bông hồng đỏ lên áo và những người mẹ đã mất sẽ đeo một bông hồng trắng, tới chùa cầu kinh để linh hồn mẹ được an lành, siêu thoát.
Ngoài ra, ông bà ta quan niệm rằng, để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, các gia đình thường làm một mâm cỗ mặn, tiền vàng và một số món đồ hàng mã để dâng lên bàn thờ tổ tiên vào ngày 14 hay đúng Rằm tháng 7 (15 tháng 7 âm lịch).
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Cường (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam), trong những ngày này, các gia đình không nên đốt quá nhiều vàng mã, mà chỉ nên hóa 9 lễ tiền vàng và thấp nhất là 3 lễ, một bộ quần áo, để đổi lấy sự yên tâm, thanh thản trong tâm hồn.
Còn lễ Xá tội vong nhân, theo tín ngưỡng dân gian, đây là lễ cúng cho những vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng.
2 lễ này có nguồn gốc khác nhau, cùng được thực hiện vào Rằm tháng 7. Đặc biệt đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn, đề cao việc tri ân, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, người đã khuất.
Những điều chú ý khi cúng Rằm Tháng 7, Lễ Vu lan, xá tội vong nhân – Nên cúng vào ban ngày
Vào ngày Rằm tháng 7, những gia đình có điều kiện thường chuẩn bị hai mâm cỗ cúng:
Một mâm cỗ mặn để cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cỗ chay để cúng chúng sinh – gọi là cúng cô hồn đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè.
Quan niệm dân gian cho rằng, lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng.
Không nên cúng cô hồn bằng món mặn
Lễ Xá tội vong nhân (cúng cô hồn) thường là các món chay. Dân gian quan niệm không cúng cô hồn món mặn vì sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si… Đặc biệt, khi cúng phải đặt lễ cúng trước cửa nhà.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Cường (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam), mâm cúng cô hồn gồm có các lễ vật: Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc, các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu, đĩa gạo trộn lẫn với muối (đĩa này sẽ được rắc ra vỉa hè phía xa nhà), ngô, khoai lang luộc để cúng cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.
Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng cướp cỗ có thể là bất kỳ ai.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Cúng Rằm Tháng Giêng Năm Canh Tý
Lễ cúng Rằm tháng Giêng – Ảnh: Minh họa
– Ngày, giờ cúng Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng được mọi người cúng vào ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng. Giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Đây được xem là thời khắc Thần Phật giáng thế.
Vào năm Canh Tý 2020, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 8/2 Dương lịch (tức ngày 15/1 Âm lịch).
– Không nên đốt quá nhiều vàng mã
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho rằng, từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, gắn liền với đạo Phật.
Trọng tâm của lễ rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này.
Tuy nhiên, đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.
Vậy nên, người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
– Dọn dẹp ban thờ
Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.
– Mua sắm đồ cúng lễ
Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ, không dùng hoa quả giả. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
Ngày rằm tháng Giêng, các gia đình người Việt thường sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, rượu và mâm cỗ mặn gồm nhiều món như thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa xào, bát canh.
Nhiều gia đình có bàn thờ Phật còn sắm lễ cúng Phật. Đó là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi.
Theo quan niệm dân gian, các đồ dùng để đựng các lễ cúng như bát, đĩa, đũa, thìa,… cần phải sử dụng những đồ mới, hoặc đồ riêng biệt. Không nên dùng chung đồ cúng với các việc khác trong gia đình. Bởi đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.
– Lưu ý khi thắp hương
GS-TS Nguyễn Chí Bền – nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam – lưu ý người dân khi thực hiện việc thắp hương tại bàn thờ gia tiên, cũng như đi lễ chùa.
Theo đó, khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.
Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm,… Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/doi-song/nhung-dieu-can-luu-y-khi-cung-ram-thang-gieng-nam-canh-…
“Vedan Cooking Challenge” – Cuộc thi thử tài vào bếp, giải thưởng…
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Cúng Rằm Tháng Chạp Năm Nay, Chuẩn Bị Đồ Lễ Cần Lưu Ý Điều Gì?
Theo phong tục dân gian, ngày rằm tháng Chạp là 1 trong 3 ngày lễ quan trọng nhất dịp cuối năm của người Việt. Vào ngày này, gia đình nào cũng thu xếp công việc để sắm sửa mâm lễ để dâng cúng tổ tiên.
1. Cúng vào ngày nào?
Năm nay, rằm tháng Chạp là ngày thứ 5 (9/1/2020). Vì là ngày trong tuần nên các gia đình có thể sắp xếp cúng trước từ tối 14 âm lịch (tức thứ Tư ngày 8/1/2020). Giờ cúng rằm tháng Chạp không quá quan trọng, miễn là cúng trong vòng 2 ngày 14 hoặc 15 âm lịch, nhưng tốt nhất vẫn ban ngày hoặc chiều tối, tránh cúng quá muộn.
2. Cần chuẩn bị đồ lễ gì?
Đồ lễ để cúng rằm tháng Chạp sẽ tùy thuộc vào từng vùng miền, địa phương khác nhau. Có những gia đình chuẩn bị lễ mặn nhưng cũng có nhà lựa chọn lễ chay.
Thông thường, một mâm cỗ chay cúng rằm tháng Chạp sẽ có những lễ vật sau: hương, hoa tươi, trái cây, trầu cau, nước sạch, đèn nến, vàng mã, rượu, thuốc lá. Nhà nào cầu kỳ thì làm một mâm cỗ gồm những món chay. Nếu làm cỗ mặn cũng tùy vào điều kiện của từng gia đình. Một mâm cỗ mặn được xem là đầy đủ khi có gà luộc, xôi đỗ, bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, rau củ luộc, rượu…
Gà cúng trên mâm cỗ ngày rằm tháng Chạp phải là gà trống. Theo quan niệm của người Việt, gà trống chính là biểu tượng của đức tính Trí, Dũng, Nhân. Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp phải tắm rửa sạch sẽ trước khi hành lễ, có đức tin và lòng thành.
3. Dâng sớ cầu an tại chùa
Nhiều nhà thường có thói quen dâng sớ cầu an tại chùa bên cạnh việc cúng lễ tại nhà vào ngày rằm tháng Chạp. Thông thường, sớ cầu an gồm có 7 lá sớ. Việc dâng sớ cầu an trên chùa được thực hiện nhằm cầu bình an cho người thân trong gia đình. Việc vãn cảnh chùa cũng khiến tâm gia chủ thanh tịnh.
4. Một số điều kiêng khem
– Không vay mượn tiền nong.
– Không làm việc hại người.
– Không gây gổ, cãi cọ, đánh nhau.
– Không làm vỡ gương, chén bát…
Văn khấn Rằm tháng Chạp tại gia để tống Hợi nghênh Tý VĂN KHẤN THỔ CÔNG VÀ CÁC VỊ THẦN Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Thần Quân Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này. Tín chủ (chúng) con là: …………………………… Ngụ tại: ……………………………… Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) VĂN KHẤN GIA TIÊN NGÀY RẰM THÁNG CHẠP Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ) Tín chủ (chúng) con là: ……………… Ngụ tại: ……………………………….. Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) Dung (Nguoiduatin.vn)
https://www.nguoiduatin.vn/docbaovn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-cung-ram-thang-chap-nam-nay-chuan-bi-do-le-can-luu-y-dieu-gi-tintuc661745
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Khấn Ngày Rằm Hàng Tháng Và Những Thứ Cần Lưu Ý Khi Cúng Rằm trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!