Xu Hướng 12/2023 # Văn Khấn Ngày Mùng 2 Tết Mậu Tuất 2023 Chuẩn Nhất Và Những Chú Ý Không Thể Bỏ Qua # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Văn Khấn Ngày Mùng 2 Tết Mậu Tuất 2023 Chuẩn Nhất Và Những Chú Ý Không Thể Bỏ Qua được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lễ hóa vàng ngày tết

Lễ hóa vàng ngày tết ngoài ý nghĩa tiễn tổ tiên “hồi hướng” đến các chư vị trên (Đức Phật, thần linh, gia tiên) đã hết những ngày Tết thì còn bày tỏ sự biết ơn của gia chủ đến chư Phật, gia thần và gia tiên đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia đình gia chủ trong 1 năm đã qua và cầu xin những ước vọng cho năm sắp tới như lễ giao thừa.

Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ ngàn đời xưa của dân tộc ta, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia vẫn luôn hiện hữu bên cạnh và che chở cho con cháu của mình. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía) vì người xưa cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

VĂN KHẤN CÚNG MÙNG 2 TẾT NGUYÊN ĐÁN

Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).

– Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy Phật Trời, Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…..

Hôm nay là ngày mùng 1 ( mùng 2,3 ) tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu Xuân, giải trừ gió Đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán Xuân Thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới, nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………….. …………..

Ngụ tại: ………………………………………….. ……………………………………

Nhân tiết minh niên, sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước Án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười Phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước Án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho con cháu mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ. Hộ trì chúng con, gia Lộc gia Ân, xả quái trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nay theo Tuế luật, Âm Dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán. Mùng Một ( mùng hai, mùng ba) đầu Xuân, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như Trời cao Biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án. Kính mời Các cụ Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại. Cúi xin giáng về Linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ngụ tại đất này, nhà này cùng về hâm hưởng lễ vật.

Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Văn Khấn Ngày Mùng 3 Tết Mậu Tuất 2023 Chuẩn Nhất Và Những Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua

Văn khấn lễ hóa vàng mùng 3 tết:

– Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng (hoặc ngày mà gia chủ chọn để hóa vàng) năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn,

Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần) (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam)

Bài văn cúng, khấn lễ hóa vàng khác được nhiều người sử dụng

Hôm nay ngày….

Tức năm thứ năm mươi… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại: Thôn… xã… huyện… tỉnh….

Tín chủ là:…… cùng toàn gia kính bái.

Nay nhân ngày lễ tạ.

Kính cẩn sắm một lễ gồm….

gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của:

Hiển:

Hiển:

Hiển:…Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng:

Tiệc xuân đã mãn

Lễ tạ kính trình

Rước tiễn tiên linh

Lại về âm giới

Buổi đầu năm mới

Toàn gia mong đợi

Lưu phúc lưu ân

Kính cáo tôn thần

Phù trì phù hộ

Dương cơ âm mộ

Mọi chỗ tốt lành

Con cháu an ninh

Vận hành khang thái.

Cẩn cáo!

Chú ý:

– Đối với những gia đình có bàn thờ chung cho cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên sau. Nếu thờ gia thần riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi mới khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.

– Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn:”Gia chủ xin hóa tiền vàng, gậy đi đường để thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh gia tiên lại về âm giới”.

– Sau khi lễ gần hết 1 tuần hương thì bắt đầu hóa vàng tiền mã. Các gia chủ sẽ hóa vàng phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của gia tiên hóa sau. Khi hóa vàng mã thì cần phải nhớ đọc bài khấn hay còn gọi là bài thần chú để hóa cho số vàng mã đó thành tiền mã thật dùng được ở cõi âm và cũng đồng thời nhờ Mục liên Tôn giả và thần linh giúp số tiền đó không bị ngã quỷ cướp đi.

– Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng làm như thế ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã và mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem đốt cùng tiền vàng.

Mâm Cỗ Cúng Chuẩn Nhất Cho Ngày Mồng 1 Tết Mậu Tuất 2023 Và Những Chú Ý Không Thể Bỏ Qua

Lời khuyên cho mâm cỗ cúng ngày mùng 1 tết:

Theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội) với báo giới trong nước, việc sửa soạn lễ và cúng trong 3 ngày mùng 1, 2, 3 Tết cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, sáng mùng 1 khá quan trọng vì là ngày đầu tiên của năm mới.

Ông lưu ý, sáng mùng 1 nếu gia chủ cúng gà thì gà phải được làm thịt từ hôm trước. Mùng 1 là ngày đầu năm mới nên kiêng sát sinh. Ngoài ra, không nên để chung đồ lễ trên bàn thờ. Khi cúng, hoa quả nên để ở ban trên, còn đồ mặn thì nên kê thêm bàn ở dưới rồi thắp hương.

Theo các chuyên gia, trong mấy ngày Tết, các gia đình không nên thắp hương quá nhiều mà chỉ nên thắp trước bữa ăn, mỗi lần 1 nén nhang cho 1 bát hương. Khi làm lễ, gia chủ nên ăn mặc chỉnh tề, tránh mặc quần đùi. Quá trình khấn phải diễn ra liền mạch, tránh việc đang cúng lại ngừng làm việc khác.

Nếu gia đình có điều kiện thì nên có đồ dùng riêng dành cho việc thờ cúng chứ không nên dùng vật dụng hàng ngày để đựng đồ cúng lễ.

Chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Thị Nghĩa (Hà Nam) cho rằng: “Với các gia đình có bàn thờ Phật, trong những ngày mùng 1, 2, 3 cần tuyệt đối tránh việc để các đồ lễ mặn lên như nước mắm, thậm chí là để gần, bởi, bàn thờ này chỉ thờ các đồ chay, thanh tịnh”

Vật phẩm cúng ngày mùng 1 Tết gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay là các món ăn ngày Tết được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.

Khi cúng gia tiên, tiền bạc, vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ hóa vàng ngày mùng 3″, nguồn trên thông tin.Theo phong tục dân gian, bữa cơm cúng sáng mùng 1 Tết gọi là cúng Nguyên đán, được hiểu là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Trong ngày này, người ta thường cúng tổ tiên và thần linh. Còn chiều mùng 1 các gia đình làm cơm cúng Tịch điện, gọi là cúng cơm chiều.

– Bát canh măng hầm hoặc thay bằng canh bóng

– Miến xào lòng gà hoặc nấu

– Đĩa xôi gấc đỏ tươi. Xôi gấc như thể hiện mong ước được nhiều may mắn trong năm mới

– Đây cũng là món ăn quan trọng, thịt đông được nấu từ thịt chân giò và để đông lại ăn trong mấy ngày Tết.

– Bánh chưng xanh hoặc bánh tét. Bánh chưng thường được gói từ 26, 27 Tết và luôn xuất hiện trong mọi mâm cơm ngày Tết.

– Giò lụa được làm toàn bộ từ thịt lợn nạc tươi là món ăn xuất hiện từ lâu trong mâm cỗ cúng của người Việt.

Sau khi mâm cỗ cúng mùng 1 Tết được gia chủ sửa soạn tươm tất thì người đàn ông trụ cột hoặc chủ nhà phải đích thân bưng lên bàn thờ.

Tiếp đến những người trong nhà lần lượt vái trước bàn thờ tổ tiên vài vái để thể hiện lòng thành kính với tiên tổ. Đợi đến khi hương tàn, gia chủ lễ tạ và hạ cỗ xuống để con cháu hưởng lộc.

Mâm Cỗ Cúng Chuẩn Nhất Ngày Mồng 3 Tết Mậu Tuất 2023 Và Những Chú Ý Không Thể Bỏ Qua

Lễ cúng hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ năm mới, đưa chân các cụ. Theo truyền thống thì lễ cúng này được làm vào ngày mùng 3 hoặc mùng 4 Tết.

Tuy nhiên, hiện nay, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà làm lễ cúng vào ngày phù hợp.

Từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10, gia chủ có thể làm lễ hóa vàng.

Trong lễ này, người dân làm mâm cơm cúng gia tiên rồi đem vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra hóa. Sau khi hóa vàng, người ta vẩy rượu cúng lên tro vì cho rằng như thế các cụ ở cõi thiêng mới nhận và tiêu được tiền vàng.

Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng giá tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

Gợi ý mâm cỗ cúng ngày mùng 3:

Gà luộc

Gà luộc là món ăn thường không thiếu vắng trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Có lẽ vì người ta tin rằng món gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Vì thế, hãy khởi đầu năm mới của bạn bằng món gà luộc để cả năm đều được như ý.

Bánh chưng

Bánh chưng là món không thể thiếu trong mâm cúng hóa vàng. Đó là vật phẩm của trời đất, dâng tặng những tinh tú cho ông bà tổ tiên. Với người miền Nam, bánh chưng được thay bằng bánh tét tròn.

Giò

Giò là món ăn đặc biệt không thể thiếu trong mâm cỗ tết của người Việt mang lại phúc lộc may mắn. Món ăn này vừa đơn giản mà lại vô cùng ý nghĩa. Có ba loại giò đặc trưng và phổ biến là giò lụa, giò bò và giò xào. Mỗi loại giò đều có một hương vị riêng nhưng điều quan trọng để món giò thực sự hấp dẫn là mùi thơm của lá chuối và vị nước mắm ngon quyện trong miếng giò.

Giò lụa: làm từ thịt heo nạc loại ngon, thịt tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn. Gia vị nêm vào phải chọn loại nước mắm ngon và thơm. Khi xắt ra, khoanh giò có màu trắng ngà, bề mặt có một vài lỗ rỗ mới là cây giò lụa ngon.

Giò bò: có cách chế biến cũng như giò lụa nhưng nguyên liệu là thịt bò. Cây giò bò ngon khi xắt ra có màu hơi hồng của thịt bò, thêm mỡ trắng. Đặc biệt vị cay và mùi thơm của hạt tiêu làm dậy mùi thơm đặc trưng của miếng giò bò.

Dưa hành

Người xưa có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị, vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngầy ngậy của bánh chưng, thịt mỡ…không thể thiếu món dưa hành thanh mát, chua cay.

Canh măng khô

Mâm cỗ Tết của người miền Bắc không thể thiếu món canh miến nấu móng giò. Món ăn đơn giản mà chất chứa hơi thở thở dân tộc, hồn ẩm thực Việt lâu đời, là món ăn gợi sự ấm áp trong những ngày đầu xuân sum vầy.

Lòng gà xào dứa

Thái lòng gà thành những miếng nhỏ. Ướp cùng một chút hạt tiêu, hạt nêm, gia vị. Dứa gọt bỏ vỏ, cắt mắt, thái miếng mỏng. Gừng, hành và tỏi khô bóc bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Rau mùi, hành hoa nhặt rửa sạch, thái khúc ngắn.

Văn Khấn Tết Mậu Tuất 2023: Bài Khấn Tổ Tiên Chuẩn Nhất Ngày Mùng 2 Tết Mậu Tuất 2023

Cúng ngày Tết là việc rất quan trọng, để tạ một năm đã qua và cầu cho năm mới được bình an, may mắn. Những nghi lễ bắt đầu đón năm mới bắt đầu bằng cúng ông Công ông Táo dịp 23 tháng Chạp, cúng Tất Niên, cúng giao thừa, cúng mùng 1 Tết, mùng 2 và mùng 3, lễ hóa vàng (Lễ tạ năm mới) và Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Riêng).

VĂN KHẤN CÚNG MÙNG 2 TẾT NGUYÊN ĐÁN

Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).

– Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy Phật Trời, Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…..

Hôm nay là ngày mùng 1 ( mùng 2,3 ) tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu Xuân, giải trừ gió Đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán Xuân Thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới, nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………….. …………..

Ngụ tại: ………………………………………….. ……………………………………

Nhân tiết minh niên, sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước Án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười Phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước Án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho con cháu mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ. Hộ trì chúng con, gia Lộc gia Ân, xả quái trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nay theo Tuế luật, Âm Dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán. Mùng Một ( mùng hai, mùng ba) đầu Xuân, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như Trời cao Biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án. Kính mời Các cụ Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại. Cúi xin giáng về Linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ngụ tại đất này, nhà này cùng về hâm hưởng lễ vật.

Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Những kiêng kỵ khi cúng ngày mùng 2 tết Mậu Tuất 2023

1. Xông đất

Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông đất ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

2. Không đi chúc Tết sang sớm mồng Một

Người Việt Nam thường tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì không muốn xông đất nhà người khác. Với người Việt Nam người xông đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả gia đình trong một năm. Ngày mồng một Tết người Việt Nam thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân.

3. Kiêng chúc Tết người đang nằm ngủ

Không hiếm trường hợp, khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do phải thức khuya vào tối giao thừa. Đã đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh. Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.

4. Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết

Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.

5. Kiêng quét nhà đầu năm

Dân gian cho rằng, nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài sẽ đi mất, tiền bạc không đến được với gia đình và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn.

Vì có tục kiêng quét nhà đổ rác 3 ngày Tết, sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, vận đỏ ra khỏi nhà, nên ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, không vứt rác bừa bãi. Ở Nam Bộ, sau khi quét dọn người ta thường cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn, ngày Tết nhà nào cũng rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.

6. Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2

Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo.

Cúng Giao Thừa, Cúng Mùng 1, Cúng Hóa Vàng: 3 Lễ Quan Trọng Không Thể Bỏ Qua Tết Mậu Tuất

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, tiền vàng, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc hoặc gà trống luộc, xôi, bánh chưng … Nếu là Phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Lễ vật tương tự như cúng ngoài trời, chỉ bỏ mũ chuồn. Cụ thể gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn.

Lễ cúng mùng 1

Lễ cúng mùng 1 Tết Nguyên Đán rất quan trọng, được thực hiện vào buổi sáng, đó là buổi sáng đầu tiên trong năm mới. Việc cúng mùng 1 Tết được gia đình nào cũng rất chú trọng, chuẩn bị rất chu đáo, để cầu mong cho gia đình một năm mới khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc. Trong ngày này, người ta thường cúng tổ tiên và thần linh. Còn chiều mùng 1 các gia đình làm cơm cúng Tịch điện, gọi là cúng cơm chiều.

Chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: Việc sửa soạn lễ và cúng trong 3 ngày mùng 1, 2, 3 Tết cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, sáng mùng 1 khá quan trọng vì là ngày đầu tiên của năm mới. Ông lưu ý, sáng mùng 1 nếu gia chủ cúng gà thì gà phải được làm thịt từ hôm trước. Mùng 1 là ngày đầu năm mới nên kiêng sát sinh. Ngoài ra, không nên để chung đồ lễ trên bàn thờ. Khi cúng, hoa quả nên để ở ban trên, còn đồ mặn thì nên kê thêm bàn ở dưới rồi thắp hương.

Còn chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Thị Nghĩa (Hà Nam) đưa ra lời khuyên: “Với các gia đình có bàn thờ Phật, trong những ngày mùng 1, 2, 3 cần tuyệt đối tránh việc để các đồ lễ mặn lên như nước mắm, thậm chí là để gần, bởi, bàn thờ này chỉ thờ các đồ chay, thanh tịnh”.

Theo đó, mâm cỗ cúng truyền thống vào sáng mùng 1 Tết không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, đĩa bánh chưng kèm dưa hành muối, canh măng hầm hoặc canh bóng, bát canh miến, đĩa xôi, đĩa nem rán và đĩa thịt đông.

Sau khi mâm cúng mùng 1 Tết đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu thụ lộc.

Các bữa còn lại trong 3 ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy…

Lễ cúng hóa vàng

Sau những ngày cúng Tết, lễ hóa vàng được người Việt Nam rất chú trọng. Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà cách chuẩn bị khác nhau. Đó được gọi là lễ tạ gia tiên gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.

Chính vì ngày hóa vàng vô cùng quan trọng với người Việt cho nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng rất đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết. Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Mâm cơm cúng cũng phải đủ món luộc, xào, canh, miến, cùng với bình rượu, ly nước sạch, lọ hoa, trầu cau, bánh kẹo và mâm ngũ quả (vẫn đầy đủ như mâm cỗ ngày Tết) để tiễn chân ông bà. Tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết. Có cây mía để các cụ gánh hàng hóa về trời. Sau khi lễ xong, hóa vàng phải hóa riêng phần tiền vàng cho Gia Thần trước, sau đó đến Gia tiên.

Lễ hóa vàng, người ta thường đốt các loại vàng mã như giấy vàng, giấy bạc, vàng thoi tiền… cùng quần áo, giày dép, nhà cửa, xe… Sau khi đốt, người ta thường vẩy một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã để đồ cúng được chuyển đến đúng người nhận. Một số nhà còn hơ các cây mía trên ngọn lửa hóa vàng để người dưới âm có gậy đi đường.

Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Khấn Ngày Mùng 2 Tết Mậu Tuất 2023 Chuẩn Nhất Và Những Chú Ý Không Thể Bỏ Qua trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!