Bạn đang xem bài viết Văn Khấn Lễ Cúng Tạ Thần Linh Và Chúng Sanh (Cúng Xóm Cuối Năm / Đầu Năm) được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Văn Khấn Lễ Cúng Tạ Thần Linh và Chúng Sanh (Cúng Xóm Cuối Năm / Đầu Năm)
LỄ CÚNG TẠ THẦN LINH VÀ CHÚNG SANH (LỄ TẠ TẤT NIÊN – CUỐI NĂM VÀ CẦU AN – CẦU SIÊU ĐẦU NĂM CỦA LÀNG XÓM)
VĂN KHẤN CÚNG XÓM CUỐI NĂM:
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma! Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát! Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương! Các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp!
Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh: – Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. – Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần. – Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần. – Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần – Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên Bổn Xứ.
Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại, và các Oan Gia Trai Chủ, các nghiệp chướng, chướng duyên nhiều đời nhiều kiếp của các thành viên đang hiện diện và/cũng như các thành viên tham gia dâng – góp Lễ cúng cho buổi Nghi Pháp Lễ Tạ Quan Thần Linh – Thánh Linh nhân mùa Tất Niên cuối năm của Xóm ………………………………………………………….. chúng con!
Hôm nay, ngày 25 tháng Chạp (12), năm Ất Mùi; (tức ngày Ất Mão, tháng Kỷ Sửu năm Ất Mùi) (nhằm ngày 03 tháng 02 năm 2016);
Tại: Khối phố (đường phố) ………………………………………… xứ …………. (TP,HCM, Việt Nam).
Chúng con, gồm: Con, tên là: …………………………….. ; sanh ngày: ……………..; Tại: ………………………………………………………………….; Hiện ở tại: ……………………….. …………………………………;
Và: …………………………………………………………………. Con, tên là: …………………………….. ; sanh ngày: ……………..; Tại: ………………………………………………………………….; Hiện ở tại: ……………………….. …………………………………;
Con, tên là: …………………………….. ; sanh ngày: ……………..; Tại: ………………………………………………………………….; Hiện ở tại: ……………………….. …………………………………;
……………………………
Hợp cùng toàn thể gia đình các thành viên đang hiện diện ở Pháp Cúng, các hộ gia đình đang cư trú tại địa phương và bà con tiểu thương khu vực chợ Hòa Hương, tham gia góp – dâng Lễ Cúng cho buổi Nghi Pháp Lễ Tạ Quan Thần Linh – Thánh Linh nhân mùa Tất Niên cuối năm của Xóm ………………………………………………………… chúng con.
Chúng con lòng thành, dâng lên lễ vật hiến cúng nhằm kính cáo: Năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, mùa xuân ngày tết đang về nơi nơi. Hòa trong không khí rộn ràng đón xuân, mừng Tết Bính Thân, bà con trong thôn xóm của chúng con sửa sang, quét dọn, thiết lập ban thờ, đàn tràng; thức cúng tợ dâng, bày biện hương hoa trà quả, và chúng con lại sửa biện mâm cơm, nhằm kính cáo cùng Chư Phật – Thánh, Thần Linh và các Hương Linh: Trong suốt một năm qua, nhờ ơn gia hộ của các Ngài, bà con trong thôn xóm của chúng con được hạnh phúc, bình an, thuận hòa và tài lộc.
Nay năm cũ sắp qua, trước thềm năm mới, chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái! Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!
Đây là việc chung của cộng đồng nhưng vì không chọn được tuổi cát tường để xin đứng tên Pháp Lễ ; vì lẽ đó, chúng con mạo muội xin được kêu thay lạy đỡ cho nhau, đứng tên xin phép Lễ Tạ.
VĂN KHẤN CÚNG XÓM ĐẦU NĂM (CẦU AN – CẦU SIÊU):
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma! Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát!
các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp gia hộ, độ trì, ban phước gia trì thần lực cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, cho gia đình các thành viên trong thôn xóm, trong cộng đồng của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú khu vực, trong bổn xứ này!;
* Góp ý: Theo ý chủ quan của Thiên Phú thì Tín Chủ nên hành trì thêm Nghi Quỹ sau để được Cát Tường bội phần. – Tam Muội Da Giới, Khai yết hầu: Án, bộ bộ đế, rị già đa, rị đát đa, nga đa da. (3 lần) Án, tam muội da tát đỏa phạm. (3 lần)
– Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha nga đá, phạ rô chỉ đế, án, tam bạt ra tam bạt ra hồng. (3 lần)
– Cam lộ thủy chân ngôn: Nam mô tô rô ba da, đát tha nga đa da, đát điệt tha: án, tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. (3 lần) (hoặc đọc: NAMAḤ SURŪPAYA TATHĀGATĀYA_ TADYATHĀ: OṂ SDURU SRURU PRASURU PRASURU SVĀHĀ).
– Nhất tự thủy luân chân ngôn: Án, noan noan noan noan noan. (3 lần)
– Nhũ hải chân ngôn: Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm, án noan. (3 Lần)
– Phổ cúng dường chân ngôn: Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần) Nam mô Phổ Cúng Dường Bồ tát ma ha tát. (3 lần)
Kính Chúc Quý Khách Một Năm Mới Thắng Lợi!
Văn Khấn Tạ Đất Và Cách Sắm Lễ Cúng Tạ Đất Đầu Năm, Cuối Năm
I. Cúng tạ đất vào ngày nào?
Cúng tạ đất vào ngày nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đối với người Việt Nam, lễ cúng tạ thần linh thổ địa (cúng tạ đất) thường được làm vào dịp cuối năm (sau rằm tháng Chạp, trước ngày ông Công ông Táo).
Các gia đình cử hành lễ cúng tạ đất được tiến hành để bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà Tổ tiên, các thần linh thổ địa trong nhà; mong các vị Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình sẽ có một năm mới yên lành.
Cách sắm lễ cúng tạ đất và bài văn khấn tạ đất đầu năm, cuối nămII. Cách sắm lễ tạ đất đầu năm, cuối năm
Các bạn không chỉ cần cúng tạ đất đúng ngày mà còn cần phải chuẩn bị lễ vật cúng tạ đất đầy đủ. Đây cũng là một lễ cúng quan trọng trong năm nên lễ vật tương đối nhiều và tươm tất.
Đối với các gia đình có một bàn thờ gồm 3 lưu hương thờ là lư hương thờ Bà cô Tổ dòng họ, lư hương thờ Hội đồng gia tiên và lư hương thờ Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần cần sắm lễ cúng như sau:
Hương thơm
Hoa tươi: Chuẩn bị 10 bông hoa hồng đỏ, chia làm 2 lọ, đặt 2 bên bàn thờ
3 lá trầu và 3 quả cau cành dài, đẹp
2 đĩa trái cây đặt ở 2 bên bàn thờ
2 đĩa xôi trắng to đặt ở 2 bên bàn thờ
Gà luộc để nguyên con rồi bày lên đĩa to (loại gà trống thiến hoặc gà giò) hoặc có thể thay bằng chân giò lợn (chân trước) luộc chính (không quan trọng chân phải hay chân trái)
0,5 lít rượu trắng và 3 cái chén nhỏ đựng rượu
10 lon bia và 6 lon nước ngọt bày ở 2 bên bàn thờ
1 bao thuốc lá và 1 gói chè (loại 1 gram/gói)
Một vài loại bánh kẹo được đặt trong đĩa to
Nếu các gia đình đã có sẵn đèn thờ thì sử dụng đèn thờ, không có đèn thờ thì sử dụng nến cốc hoặc đôi nến khi thắp hương làm lễ.
Ngoài ra cần chuẩn bị phần mã gồm có:
6 con ngựa, trong đó: 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại nhỏ) kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng.
1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.
1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng).
1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (dâng gia tiên).
Nội dung bài văn khấn cúng lễ tạ đất đầu năm, cuối năm: Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Con kính lạy: Quan đương xứ thổ địa chính thần. Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần. Hôm nay là ngày……tháng……năm……., nhằm tiết ………………………………. Chúng con là:………………………………………………………………………………. Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa. Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức. Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long. Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành. Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng. Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Văn Hoá Cúng Xóm Đầu Năm
Xuất bản: Thứ sáu, 07 Tháng 2 2014 09:21
Lượt xem: 9656
Hằng năm cứ sau Tết Nguyên đán, từ mùng 06 đến 12 tháng giêng Âm lịch là nhiều nơi tổ chức cúng xóm. Không biết tục lệ này có từ bao giờ nhưng đây là một nét văn hoá đặc trưng tốt đẹp không chỉ ở làng quê mà còn ở một số nơi thành thị. Có mặt tại buổi lễ cúng xóm của tổ 3, thôn Tú Bình, xã Tam Vinh vào sáng ngày 6/02/2014 nhằm mùng 7 tết âm lịch, chúng tôi đã cảm nhận 01 phần thú vị từ nét văn hoá này.
Tổ 3, thôn Tú Bình, xã Tam Vinh có hơn 60 hộ dân, chủ yếu là nông. Cứ thành thông lệ, vào ngày mùng 7 tháng Giêng hằng năm, nơi đây tiến hành cúng xóm đầu năm. Địa điểm để tập trung cúng xóm là tiền sảnh nhà văn hoá thôn, đây cũng là đầu cổng đi vào trong xóm. Từ sáng sớm, người dân địa phương đã che rạp, lập đàn để cúng.
Nghi thức lễ và bàn thờ cúng xóm
Đúng 10h, buổi lễ cúng xóm chính thức bắt đầu. Những người tham gia lễ tế mặc áo mão, khăn đóng, áo dài. Có tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên, sau đó là bài khấn văn tế thần, văn tế âm linh. Trên bàn thờ tại buổi lễ cúng xóm ở tổ 3, thôn Tú Bình, xã Tam Vinh bày biện đầy đủ hoa quả, con gà và một đầu heo v.v…
Ngoài ý nghĩa tâm linh, tục cúng xóm còn mang ý nghĩa thắt chặt tình đoàn kết giữa các gia đình sinh sống trong xóm. Đây là dịp tốt nhất để mọi người trong xóm gặp gỡ, cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất khi khởi đầu một năm mới mà những ngày thường đôi khi ít được gặp nhau bởi bận bịu công việc. Họ cùng chúc cho nhau năm mới với những lời tốt đẹp nhất. Và đây cũng có thể gọi là Tết chung của người dân trong xóm.
Kim Thạch – Hải Châu
Thêm ý kiến
Bài Văn Khấn Tạ Đất Đầu Năm 2022 &Amp; Cách Sắm Lễ Cúng Thần Linh Thổ Địa
Lễ cúng tạ đất được thực hiện khi nào?
Tại Việt Nam, tùy theo từng vùng miền, từng tục lễ của từng gia đình mà lễ cúng tạ đất được thực hiện vào khoảng thời gian khác nhau. Có nơi, có gia đình thực hiện lễ tạ đất nhân dịp cuối năm, thường là từ ngày rằm tháng chạp đến trước ngày cúng ông Công ông Táo. Nhưng cũng có gia đình lại thực hiện lễ tạ đất vào dịp đầu xuân năm mới, sau ngày hạ nêu mùng 7 tết đến trước ngày rằm tháng giêng.
Tại sao cần chuẩn bị văn khấn tạ đất đầu năm 2021
Lễ cúng tạ đất được thực hiện nhằm thể hiện lòng biết ơn, thành kính của các thành viên trong gia đình tới các vị tổ tiên, thần linh cai quản khu đất ngôi nhà bạn đang sống, tạ ơn sự phù hộ độ trì, che chở của các vị thần linh trong một năm qua. Lễ cúng tạ đất cũng được thực hiện nhằm cầu xin sự chứng giám, phù hộ của các vị thần linh, cầu xin một năm tới toàn gia đều được bình an vô sự.
Khi cúng tạ đất, ngoài việc chuẩn bị các lễ vật cúng thì văn khấn tạ đất có ý nghĩa quan trọng không kém. Bởi lời văn khấn có được chuẩn bị kỹ lưỡng thì mới thể hiện được sự thành tâm và được các vị thần linh chứng giám, phù hộ độ trì. Do đó, trước khi khấn cúng, gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn tạ thần linh, văn khấn tạ đất bằng việc đọc thuộc hoặc ghi chép ra giấy để khi khấn cúng được trôi chảy và thành tâm nhất.
Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng tạ đất
Trước khi tiến hành lễ cúng tạ đất, gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cúng cần thiết cơ bản sau đây:
Hoa quả tươi
Thuốc lá, chè, nước ngọt
Cỗ cúng (cỗ mặn hoặc cố chay), cỗ mặn thì có 1 con gà luộc, xôi đồ, cùng các món ăn mặn khác.
Vàng mã thì cần chuẩn bị: 6 con ngựa, gồm 5 con ngựa 5 màu khác nhau (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, giày, kèm theo là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi con ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng cùng 1 con ngựa đỏ to nhất đi kèm các lễ cúng trên nhưng kích thước cần lớn hơn cả; 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng); 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (dâng cúng gia tiên).
Sau khi chuẩn bị hết các lễ vật cúng trên, gia chủ cần đặt và sắp xếp hết lên bàn thờ ngay ngắn, trang nghiêm, thắp nén nhang và bắt đầu đọc văn khấn tạ đất.
Mẫu bài văn khấn tạ đất đầu năm 2021
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Khấn Lễ Cúng Tạ Thần Linh Và Chúng Sanh (Cúng Xóm Cuối Năm / Đầu Năm) trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!