Bạn đang xem bài viết Tượng Phật A Di Đà được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tượng Phật A Di Đà thường được thờ trong chùa hoặc các gia đình theo đạo Phật. Vậy ý nghĩa của việc thờ cúng tượng Phật A Di Đà là gì?
Tìm hiểu hình tượng Phật A Di Đà
Phật A Di Đà là một trong các vị thần có tuổi thọ “vô lượng thọ” (không thể lượng được tuổi thọ). Ngài là vị giáo chủ của cõi cực lạc phương Tây. Phật A Di Đà được biết đến với 48 lời nguyện lớn trước khi trở thành Phật. Một trong những lời nguyện đó là sẵn sàng tiếp dẫn chúng sinh khi chúng sinh niệm danh hiệu của ngài. Vì thế, các Phật tử thường có thói quen niệm “A Di Đà Phật” mỗi khi gặp chuyện không may để mong có được sự giúp đỡ, độ trì của Ngài.
Tượng Phật A Di Đà
Tượng Phật A Di Đà trong thờ cúng thường có 2 hình dạng:
Tượng Phật A Di Đà ngồi kiết già trên tòa sen, tay kiết định ấn, tương tự tượng Phật Thích Ca.
Tượng Phật A Di Đà đứng trên hoa sen, lơ lửng trong hư không, bên dưới là biển cả sóng dậy chập chồng, mắt Ngài nhìn xuống, tay mặt đưa lên ngang vai, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những người đang trầm mịch. Tượng ấy gọi là tượng Di Đà phóng quang. Tay phải của Phật A Di Đà đưa lên biểu thị tứ thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật), tay trái duỗi xuống biểu thị lục phàm (Thiên, nhơn, A-tu-la, súc sanh, ngạ quỉ, địa ngục). Nghĩa là Ngài sẵn sàng tiếp độ lục phàm đưa lên quả vị tứ thánh.
Ý nghĩa của việc thờ cúng tượng Phật A Di Đà
Đức Phật A Di Đà xuất hiện để thực hiện nghĩa vụ phổ độ chúng sinh. Ngài đưa con người thoát ra khỏi những điều khốn khổ trong cuộc sống. Hướng về những điều thiện, tránh những cái ác trong cuộc sống.
Nếu con người sớm thức tỉnh, nhận ra chân lý của sự khổ đau, thoát khỏi bể ái thì sẽ được Phật dẫn dắt. Nhờ đó con người nhận ra những điều chân lý và tránh khỏi buồn đau cuộc sống.
Phật A Di Đà thường được thờ cạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc. Hàm ý để thể hiện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó Phật A Di Đà được coi là hiện hữu của quá khứ.
Sự Tích Đức Phật A Di Đà
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: “Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì”. Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
Vua ấy có nhiều người con và có một vị đại thần, tên là Bảo Hải, con dòng Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn.
Ông Bảo Hải lại có một người con trai tướng tốt lạ thường, từ dưới chân lên đến trên đầu đều có ba mươi hai dấu tốt.
Khi con ông mới sanh ra, thì có các hàng khách tôn quý đem nhiều đồ lễ vật đến dưng cho, nhơn vậy mà đặt tên là Bảo Tạng.
Lúc khôn lớn, thì Bảo Tạng xem biết việc đời là thống khổ thân mạng lại vô thường, tự nhiên sanh lòng chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa, liền xuất gia tu hành, chẳng đặng bao lâu mà đã thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai, đủ các đạo Pháp nhiệm mầu, thần thông rộng lớn. Khi thành Phật rồi, thì Ngài dạo khắp các nơi mà hóa độ chúng sanh, có nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, nên nhơn dân ai nấy cũng sẵn lòng hoan nghinh.
Có một bữa kia, vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng cùng Đại chúng đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, thì tự nghĩ rằng: “Nay Ta muốn đến chỗ Phật, đặng xem coi giảng Đạo lý gì mà thiên hạ tín ngưỡng đông như thế!”
Nghĩ như vậy rồi, vua cùng các vị vương tử, đại thần và quyến thuộc bèn đến vườn Diêm phù lễ Phật vừa xong, liền đi chung quanh ba vòng, rồi ngồi bên Ngài mà nghe Pháp.
Vua Vô Tránh Niệm xem thấy Đức Bảo Tạng Như Lai khoanh chân ngồi trên bảo tọa có hình con sư tử, rất bực trang nghiêm, đủ tướng tốt đẹp, chung quanh thân Ngài có ánh sáng nhiều sắc chói lòa.
Còn trong Pháp hội thì thấy: nào là những người đã xuất gia làm đệ tử của Phật cạo tóc đắp y, nào là những hàng vương tử đại thần mặc đồ anh lạc, nào là cung nga mỹ nữ dung mạo tốt xinh, nào là sĩ, nông, công, thương, áo xiêm chỉnh đốn, kẻ thì chấp tay ngồi im lặng, người thì quỳ gối thưa hỏi, xem bộ ai nấy cũng chăm ngó Phật mà nghe Pháp cả.
Vua Vô Tránh Niệm quan sát khắp đủ mọi lẽ, bèn ngắm nhìn thân mình, rồi trở lại ngó Phật, mắt sững không nháy, lòng thiệt hoan nghênh, cái tâm niệm tín ngưỡng tự nhiên phát lộ, liền đảnh lễ Ngài và đi xung quanh ba vòng, rồi cũng ngồi xuống một bên Ngài mà chăm nghe lời giảng dạy.
Vua nghe đức Bảo Tạng Như Lai diễn đủ các Pháp, thì lòng đã mở thông, căn thân thanh tịnh, rõ đường giải khổ, biết sự làm lành, liền quỳ xuống chấp tay mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi muốn sắm đủ những đồ ăn uống: áo chăn, mền nệm và thuốc men, đặng dưng cúng cho Ngài và đại chúng luôn trọn ba tháng ở đây mà giảng đạo, xin Ngài từ bi ai nạp”.
Vua Vô Tránh Niệm thấy Phật nhận lời, liền trở về truyền lịnh sắm sửa đủ mọi lễ, cứ đúng buổi mà dưng cúng không hề trễ nãi.
Vua lại khuyên bảo các vị vương tử, đại thần, quyến thuộc và nhơn dân rằng: “Các ngươi có biết hay không?
Nay Trẫm đã mở lòng bố thí, kính thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai và đại chúng đến mà cúng dường trọn ba tháng. Những đồ báu trọng ngon đẹp của Trẫm thọ dụng bấy lâu nay đều đem dâng cúng tất cả. Các ngươi cũng thể theo ý Trẫm xả bớt huyễn tài mà cúng Phật Tăng đặng cầu phước báu”
Cả thảy đều vâng lời vua khuyên, hết lòng sắm sửa lễ vật mà dưng cúng Phật.
Có một hôm, quan Đại thần Bảo Hải, là phụ thân Đức Bảo Tạng Như Lai, nằm chiêm bao thấy vua Vô Tránh Niệm làm sự bố thí thì lớn, mà việc cầu phước báu thì nhỏ. Sự ao ước của vua còn thuộc về phước hữu lậu trong cõi nhơn thiên, chưa thoát ra khỏi luân hồi sanh tử.
Vậy nên quan Đại thần chẳng đặng vui lòng, vì ý của ông muốn làm sao cho vua phát tâm cầu quả Bồ đề, tu thành Phật đạo mà cứu vớt mọi loài chúng sanh, chớ không muốn cho vua cầu phước báu nhỏ nhen như hàng tiểu dân vậy.
Quan Đại thần suy nghĩ như vậy, bèn đến chỗ Phật Bảo Tạng Như Lai tỏ điềm chiêm bao ấy, và tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng: “Muôn tâu Đại Vương! Xin suy nghĩ đến việc này. Về sự sanh tử luân hồi phải bỏ thân này mang lốt khác, nên khó đặng thân người. Nay Đại Vương đã cảm lấy phước báu làm đặng vương thân, thiệt là quí báu biết dường nào! Các Đức Phật tùy cơ duyên của chúng sanh cảm triệu mà ứng hiện ra đời, cũng như bông ưu đàm ứng thời mà nở, thiệt là ít có! Nay Đại Vương gặp Phật xuất thế, thì phần hân hạnh biết bao! Dứt trừ lòng dục vọng, làm mọi sự phước duyên, cũng là việc khó mà Đại vương làm đặng như vậy, thiệt là ít ai bì đặng!
Xin Đại Vương thứ lỗi cho ngu thần hỏi lời này: Ngày nay Đại Vương cúng dường Phật Tăng, dùng phước duyên đó mà cầu nguyện những việc chi, xin cho ngu thần rõ.
Nếu Đại Vương muốn cầu sanh về cõi Trời mà làm một vị thiên tử hưởng sự phước thọ hay là muốn cầu sanh về cõi Nhơn gian làm vua Chuyển Luân, thống lãnh bốn châu thiên hạ như ngày nay vậy, thì cũng còn ở trong khổ ải, chớ chưa ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Thưa Đại Vương! Hai sự phước báu tôi đã trần tấu đó đều là tướng vô định, đều là sự vô thường, thí như cơn gió thổi, dường tợ đám mây tan, có chắc chắn lâu dài chi đâu mà phải cầu nguyện!
Nếu sanh về cõi Trời, khi hưởng sự khoái lạc mà có tạo ác nghiệp, thì cũng phải đọa vào địa ngục, đặng chịu khổ. Còn như sanh về cõi nhơn gian, thì lại chịu mọi sự khổ não phần thì oán cừu gặp gỡ, phần thì ân ái chia lìa cái khổ trạng ấy không thể kể xiết.
Vì Đại Vương nhờ nhân duyên tu phước đời trước, nên mới hưởng đặng sự tôn vinh như vầy. Nếu nay Đại vương giữ gìn giới luật, thì sẽ đặng phước báu lớn hơn nữa: còn như tu học chánh pháp, thì sẽ thành chưởng trí.
Vậy xin Đại vương nên phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề, chớ đừng cầu nguyện những việc phước nhỏ nhen như hạng người thường kia vậy.
Vua Vô Tránh Niệm nghe quan Đại thần Bảo Hải khuyến thỉnh như thế, thì tâm lượng tự nhiên mở rộng, liền đáp rằng: ” Trẫm chẳng cầu những việc như khanh nói đó đâu! Trẫm muốn trải khắp trong đường sanh tử, làm sự bố thí, trì giới, hầu nghe những pháp mầu nhiệm, tu hạnh Bồ Tát và cứu vớt chúng sanh, do nhân duyên ấy mà phát tâm Bồ Đề”.
Đại thần Bảo Hải lại nói rằng: “Bồ đề là một đạo rất trong sạch sáng suốt, rất ngay thẳng chính đáng rất trang nghiêm tốt đẹp, rất rộng lớn cao sâu, khắp cả hư không, trùm cả sa giới rất có oai thần mảnh lực.
Vả lại đạo Bồ đề là hạnh bố thí, sẽ đặng giàu sang, là hạnh trì giới, sẽ đặng thanh tịnh, là hạnh nhẫn nhục, sẽ đặng vô ngã, là hạnh tinh tấn, sẽ đặng bất thối, là hạnh thiền định, sẽ đặng vắng lặng, là hạnh Bát nhã, sẽ đặng sáng suốt.
Tu được như vậy mới đến chỗ an lạc và mới chứng đặng quả Niết Bàn. Vậy xin Đại vương nên phát tâm mà cầu đạo ấy.
Vua Vô Tránh Niệm đáp rằng: “Này khanh! Đương thời trung kiếp, mỗi người sống lâu chỉ có tám vạn tuổi mà thôi! Nay Đức Bảo Tạng Như Lai ứng hiện ra đời mà giáo hóa chúng sanh, hoặc có kẻ chứng pháp Tam muội, hoặc có người đặng bực Bồ Tát, hoặc đặng thọ ký làm Phật, hoặc đặng quả báo nơi cõi Nhơn Thiên. Trong hàng chúng sanh có một người nào không trồng căn lành mà Đức Như Lai chẳng nói Pháp đoạn khổ.
Tuy Ngài là phước điền của chúng sanh, song những người không có căn lành thì Ngài không có thể hóa độ cho dứt đặng mọi sự khổ não”.
Nay Trẫm phát Bồ đề tâm, tu Bồ Tát hạnh, học đạo Đại thừa, chứng pháp môn rất mầu nhiệm, chuyên làm Phật sự mà giáo hóa chúng sanh. Trẫm muốn cầu làm sao cho khi thành Đạo Bồ đề, thì Thế giới đặng trang nghiêm thanh tịnh chúng sanh không còn có một chút khổ gì. Nếu đặng như vậy thì Trẫm sẽ chứng đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Vua Vô Tránh Niệm nói như vậy rồi, bèn đi với quan Đại thần Bảo Hải đến chỗ Đức Bảo Tạng Như Lai, thấy Ngài đương nhập định, lại dùng phép thần thông biến hóa và phóng hào quang sáng suốt, hiện cả mười phương thế giới của Chư Phật ra trước mặt cho chúng hội xem: hoặc có cõi Phật đã Niết Bàn rồi, hoặc có cõi Phật đương Niết Bàn, hoặc có các cõi vị Bồ Tát mới ngồi nơi đạo tràng dưới cây Bồ đề, đương hàng phục chúng ma, hoặc có cõi Phật mới thành đạo và mới nói Pháp, hoặc có cõi Phật thành đạo đã lâu, đương còn nói Pháp, hoặc có thế giới toàn là các bực Bồ tát, hoặc có thế giới toàn là những hàng Thinh Văn và Duyên Giác, hoặc có thế giới không có Phật, Bồ Tát, Thinh Văn và Duyên Giác chi hết, hoặc có thế giới đủ năm món ác trược, hoặc có thế giới đủ các thứ trang nghiêm, hoặc có thế giới hèn dơ nhớp, hoặc có thế giới tốt đẹp lạ thường, hoặc có thế giới mà nhơn dân sống lâu vô cùng, hoặc có thế giới mà nhơn dân thọ mạng ngắn ngủi, hoặc có thế giới thường bị tai nạn thủy hỏa, hoặc có thế giới hằng bị tai nạn gió bão, hoặc có thế giới gần thành tựu, hoặc có thế giới đã thành tựu rồi.
Đại thần Bảo Hải thấy vậy, bèn tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng: “Nay Đại vương nhờ sức oai thần của Đức Như Lai mà đặng thấy các thế giới, vậy Đại vương phát Bồ đề tâm muốn cầu lấy thế giới nào”
Vua chấp tay mà thưa với Đức Bảo Tạng Như Lai rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng biết các vị Bồ Tát tu hạnh gì mà chiếm đặng cõi Phật tốt đẹp trang nghiêm, tu nghiệp gì mà chiếm đặng thế giới xấu xa ác trược.
Do nghiệp gì mà đặng thọ mạng lâu dài, tạo nghiệp gì mà thọ số ngắn ngủi? Xin Ngài chỉ dạy cho tôi biết mà tu học”.
Đức Bảo Tạng Như Lai nói rằng: “Vì bởi các vị Bồ Tát có sức thệ nguyện, muốn ở cõi thế giới thanh tịnh, không có các điều ác trược, nên sau khi thành đạo được về ở cõi ấy rất trang nghiêm.
Còn các vị Bồ Tát nào do sức thệ nguyện, muốn ở cõi thế giới ngũ trược đủ sự phiền não, nên sau khi thành đạo về ở cõi ấy”.
Vua Vô Tránh Niệm lễ Phật rồi lui trở về trong cung, một mình ngồi im lìm mà suy nghĩ đến sự thệ nguyện của mình, mong cầu cho đặng cõi cực kỳ tốt đẹp, đặng tiếp dẫn chúng sanh.
Suy nghĩ rồi vua bèn trở lại lễ Phật mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Vì tôi muốn chứng đạo Bồ đề, nên đem công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng mà cầu đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm.
Bạch đức Thế Tôn!
1- Nay tôi nguyện trong khi tôi thành Phật, làm sao đặng một thế giới đủ sự vui đẹp, hình dạng nhơn dân trong cõi ấy toàn là sức vàng và không có những đường địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh xen ở chung lộn. Hết thảy chúng sanh nơi cõi ấy chẳng khi nào còn phải thối chuyển mà đọa vào trong ba đường dữ đó nữa, và người nào cũng đủ sáu phép thần thông và căn thân tốt đẹp.
2- Tôi nguyện tất cả chúng sanh được về cõi ấy, đều thành đàn ông tươi tốt vô cùng, không còn thọ báo sắc thân đàn bà và cũng chẳng cần có danh hiệu của người đàn bà nữa. Hết thảy chúng sanh khi được về đó, thần thức đầu thai trong bông sen, lúc bông nở ra thì căn thân xinh tốt, thọ mạng lâu dài, không kể xiết đặng.
3- Tôi nguyện cõi ấy đặng trang nghiêm, cảnh vật thiệt xinh đẹp, không có mọi sự nhiễm trược, hằng có hoa tốt hương thơm mùi bay các hướng.
4- Tôi nguyện cho chúng sanh trong cõi ấy, ai nấy cũng đều đặng ba mươi hai tướng tốt, sáu phép thần thông, trong giây phút dạo khắp các cõi Phật trong mười phương, đặng cúng dường và nghe Pháp, rồi trở về cũng chưa trễ buổi ăn.
5- Tôi nguyện nhơn dân trong cõi ấy đều đặng mọi sự thọ dụng tự nhiên, đúng giờ ăn thì có đủ các món ngon vật lạ hiện ra trước mắt, còn muốn bận đồ gì thì có áo xiêm tốt đẹp hiện ra bên mình, không cần phải sắm sửa như trong cõi nhơn gian vậy.
6- Tôi phát nguyện cầu đặng cõi Phật như vậy, đặng từ rày về sau, đời đời kiếp kiếp, thường tu hạnh Bồ tát, làm sự hi hữu mà tạo thành cõi Tịnh Độ, đến thời kỳ chứng đạo thì ngồi dưới cây Bồ đề mà thành quả Chánh Giác, phóng hào quang soi các thế giới cho các Đức Phật đều xem thấy, đặng khen ngợi danh hiệu của tôi.
7- Tôi nguyện khi thành Phật rồi, những loài chúng sanh ở trong thế giới khác, đã có tu tập thiện căn, hễ nghe danh hiệu tôi mà muốn sanh về cõi tôi, đến khi lâm chung đặng vãng sanh, chỉ trừ những người phạm tội ngũ nghịch, tội chê bai các Pháp Đại thừa và phá hư Chánh Pháp mà thôi.
8- Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, mà có chúng sanh ở các thế giới đã phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát đạo, muốn sanh về cõi tôi, thì đến khi mạng chung, tôi và đệ tử tôi đều hiện thân đến trước mặt người ấy đặng tiếp dẫn.
9- Tôi nguyện khi tôi nhập diệt, trải vô số kiếp về sau những người nữ nhơn ở trong các thế giới nghe danh hiệu tôi mà chăm lòng vui mến và phát Bồ đề tâm, cho đến lúc thành Phật, cứ cảm báo đặng làm thân đàn ông hoài, chớ không khi nào còn mang lấy thân đàn bà nữa.
Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng cõi Phật như vậy, chúng sanh như vậy, mọi sự thanh tịnh trang nghiêm như vậy, thì tôi mới chịu thành Phật.
Đức Bảo Tạng Như Lai nghe vua Vô Tránh Niệm nguyện mấy lời ấy rồi khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Đại vương phát nguyện sâu lớn, muốn cõi thanh tịnh. Kìa Đại vương hãy xem qua hướng Tây, cách trăm ngàn muôn ức cõi Phật có một thế giới gọi là Tôn Thiện Vô Cấu, giáo chủ cõi ấy hiệu là Tôn Âm Vương Như Lai, hiện nay đương vì các bực Bồ Tát mà giảng dạy Pháp Đại thừa, giáo hóa các người Thượng căn, chứ không diễn thuyết mấy Pháp quyền tiểu”.
Trong cõi ấy cũng không có chúng sanh căn trí Tiểu thừa và cũng không có một người nữ nhân. Nhưng y báo (y báo là cảnh vật) và chánh báo (chánh báo là căn thân) của Phật Tôn Âm Vương Như Lai thiệt thanh tịnh trang nghiêm, rất xứng hiệp với chỗ cầu nguyện của Đại vương đó! Vì Đại vương có thệ nguyện muôn cõi thanh tịnh, nên nay Ta đổi hiệu Đại vương là Vô Lượng Thanh Tịnh.
Khi Vô Lượng Thanh Tịnh mãn một trung kiếp, thì Đức Phật Tôn Âm Vương Như Lai nhập Niết Bàn, Chánh Pháp truyền bá đặng mười trung kiếp. Đến khi diệt rồi, trải qua sáu mươi trung kiếp, thì cõi Tôn thiện vô cấu đổi tên lại là: Di Lâu Quang Minh có Đức Phật, hiệu là Bất Khả Tư Nghị Công Đức Vương Như Lai, ứng hiện ra đời mà hóa đạo chúng sanh. Sau khi Đức Phật ấy nhập Niết Bàn rồi, trải vô số hằng sa kiếp và vô lượng Phật diệt độ, thì cõi Di lâu Quang Minh đổi tên lại là: An lạc, đến thời kỳ Vô Lượng Thanh Tịnh chứng quả về cõi đó mà thành Phật thì hiệu là: A Di Đà Như Lai (dịch là Vô Lượng Thọ), sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sanh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả.
Vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng Như Lai thọ ký như vậy liền thưa rằng: “Bạch Đức thế Tôn! Nếu lòng thệ nguyện của tôi quả đặng y như lời thọ ký của Ngài, thì tôi kỉnh lễ xin nhờ Ngài dùng phép thần thông làm cho các Đức Phật ở trong hằng sa thế giới cũng thọ ký cho tôi như Ngài nữa”.
Vua Vô Tránh Niệm thưa rồi, đương cúi đầu thi lễ, tức thì mười phương thế giới thảy đều vang động.
Vua ở trong pháp Hội nghe Chư Phật đều thọ ký cũng như lời Đức Phật Bảo Tạng đã nói trên đó, thì rất đổi vui mừng, liền chấp tay đảnh lễ, rồi ngồi nghe Phật Bảo Tạng thọ ký cho các vị Bồ Tát khác.
Từ đó về sau, vua Vô Tránh Niệm mạng chung thọ sanh ra các đời khác, kiếp nào cũng giữ lời bổn nguyện, tu hạnh Bồ Tát cứu độ chúng sanh, trải vô lượng kiếp quả mãn công viên hiện thành Chánh Giác, đến nay đã mười đại kiếp rồi, Ngài ở cõi Cực Lạc Thế Giới bên Tây Phương, đương giảng dạy các Pháp Đại Thừa và hằng tiếp dẫn chúng sanh đem về cõi ấy.
(SỰ TÍCH PHẬT A-DI-ĐÀ VÀ BẢY VỊ BỒ TÁT Phật học tạp chí Từ Bi Âm (200-204) Thanh Tâm sưu tầm và đánh máy)
5. Nghi Cúng Vía Phật A Di Đà
Chùa Quang Thiện, California, USAẤn hành 2002
5. NGHI CÚNG DƯỜNG THÁNH ĐẢN ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ
(Ngày 17-11 Âm Lịch) * Tiết thứ làm nghi: – Chuông trống Bát Nhã. – Cử nhạc khai đàn. – Chủ lễ đăng điện. – Cử nhạc tham lễ. – Chủ lễ niệm hương. – Dâng hương – tác lễ. Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, Cúng dường ngôi Tam Bảo. Thề trọn đời giữ đạo, Theo tự tánh làm lành, Cùng pháp giới chúng sanh, Cầu Phật từ gia hộ: Tâm Bồ đề kiên cố, Chí tu học vững bền, Xa biển khổ mông mênh, Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. Đấng Pháp vương vô thượng, Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người, Cha lành chung bốn loại. Qui y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, – LỄ PHẬT: Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng, Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn, Lưới Đế châu ví đạo tràng, Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời . Trước bảo tọa thân con ảnh hiện, – ĐẢNH LỄ TAM BẢO: (3 lần) Lư vàng vừa bén, Pháp giới hương bay, Mười phương chư Phật thảy đều hay, Theo gió cuốn mây bay, Xin gởi lòng này, Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát.Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại đại bi tâm đà la ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha. Tán lễ Tây phương, Cực lạc thanh hương, Sen vàng chín phẩm hoa hương, Cây báu thành hàng, Thường nghe thiên nhạc du dương. A Di Đà Phật đại phóng từ quang, Hóa đạo chúng sanh vô lượng, Giáng cát tường. Hiền tiền chứng đẳng ca dương, – TỤNG BÀI Ý NGHĨA KỶ NIỆM NGÀY THÁNH ĐẢN: (Tất cả đồng ngồi, tụng châm, đậu câu thay vì bạch sớ). Nam mô Tây phương Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Chúng con cung kính nghe rằng: Thân vàng tươi tốt, Ba đời uy đức huy hoàng; Ao báu sen vàng, Mười cõi hào quang rực rỡ. Tịnh nghiệp pháp môn nguyện mở, Thiện nhơn liên xã xin đăng, (3 lần) Niệm Phật vãng sanh Thánh cảnh. Nhớ đức Di Đà Đại thánh, Thương tình tiếp dẫn Lạc bang. Hôm nay tất cả chúng con: Cung kính quỳ trước đạo tràng, Chí thành dâng nguyện lên pháp cúng. Di Đà kinh văn phúng tụng, Hồng danh Thánh hiệu xưng dường
– TÁN HƯƠNG:
Theo ngài Tuệ Viễn cao tăng, (11)
Dâng đủ ngũ căn hương, (1)
Cúng đầy bát đức thủy. (2)
Cúng duờng Cực lạc Đạo sư, Tôn vinh giờ thiêng vía Thánh Đông Tây hai cảnh, Cảm cách một lòng, Cúi đầu cầu mong, Dủ lòng chứng giám. Tất cả chúng con nghĩ rằng: Tự tánh Di Đà mặc cảm, Duỳ tâm Tịnh độ nghĩ suy. A Di Đà Phật là gì? Là vô lượng quang, Vô lượng thọ, Là vô biên trí tuệ từ bi! Duy tâm Tịnh độ là gì? Là đất nước trang nghiêm công đức Là phương trời tự tại an vui! Thế nhưng tất cả chúng con, Từ vô thỉ kiếp đến nay:
Cùng thất chi quả quí, (3)
Với chúng diệu hoa tươi. (4)
Đến như thế giới chúng con:
Sáu đường sanh tử tới lui, (9)
Ba cõi luân hồi qua lại. (10)
Đến đây tất cả chúng con: Nguyện phát minh thể tánh chơn thường, Hầu thấy Di Đà tự tánh. Mong xây dựng cuộc đời đạo hạnh, Ngõ thành Tịnh độ duy tâm. Cúi đầu thệ nguyện âm thầm, Nam mô Tây phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, tác đại chứng minh. Duy nguyện: Núi bạch hào uyển chuyển, Biển thệ nguyện bao la. Thả thuyền vô để đến Ta bà, Rước chúng hữu tình về Cực lạc. Đồng lên bờ giác, Cùng thoát bến mê, Viên mãn lời thề, – TÁN: Tây phương thế giới cõi an lành, Người vật nơi đây thảy hóa sanh. Bảy báu trang nghiêm đầy đất nước, – TỤNG: (Kinh A Di Đà, lễ 12 Phật hiệu sau kinh hoặc tụng 48 lời nguyện; nên soạn kinh trước khi làm lễ). – TỤNG: (Bát Nhã Tâm kinh: Ma ha Bát nhã … hoặc: A Di Đà Phật thân kim sắc …) – TÁN: A Di Đà Phật, Thệ nguyện khôn lường, Phóng quang tiếp dẫn khắp muôn phương, Thánh đản ca dương, Nam mô Tây Phương A Di Đà Phật. – CHỦ LỄ XƯỚNG: Tôn vinh Thánh Đản lễ viên hoàn, Công đức vô biên nguyện cúng dàng, Xin nguyện chúng sanh cùng pháp giới, – PHỤC NGUYỆN: Vừng hồng Phật nhựt huy hoàng, Tiếng gọi Pháp âm vang dội, Trang nghiêm Pháp hội, Thanh tịnh Tăng đoàn, Sông núi bình an, Phổ nguyện: Đàn na thí chủ, Tăng ích phước điền, Pháp giới nhơn thiên, Nam mô A Di Đà Phật. – TỤNG: Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não, Nguyện được trí tuệ thật sáng tỏ, Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ, Nguyện sanh Cực Lạc cảnh Tây phương, Chín phẩm hoa sen là cha mẹ, Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh, Bất thoái Bồ Tát là bạn hữu, Nguyện đem công đức này, Hướng về khắp tất cả, Đệ tử và chúng sanh Tự qui Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng sanh thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. Thù ân kỷ niệm, Lễ đã viên thành, Chuông trống hòa thanh, Cúi đầu lễ tất. * Ghi chú: (1 lễ) (1 lễ) (1 lễ) (đồng hòa) (3 lần)
Tám nạn, ba tai kinh hãi, (5-6)
Bốn suy, tám khổ chán chường. (7-8)
1. Ngũ căn hương: Tín, Tấn, Niệm, Định, và Tuệ – 5 công hạnh.
2. Bát đức thủy: Nước có 8 công đức: ngọt, lạnh, mềm dẻo, nhẹ, trong sạch, không hôi, uống rồi không khô cổ, uống không hại bao tử.
3. Thất giác chi: Bảy giác quán là trạch pháp, tinh tấn, hỷ xả, khinh an, niệm, định và hành xả.
4. Chúng diệu hoa: các thứ hoa quí; xem kinh A Di Đà Sớ Sao thì rõ hơn.
5. Tám nạn: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Uất đơn việt, (nơi đầy đủ mọi thứ sung sướng) trời sống lâu, câm điếc, ngọng lịu, thông minh thế gian, trước Phật, sau Phật.
6. Ba tai: chiến tranh, đói khát và bệnh hoạn.
7. Bốn suy: sanh, già, bệnh, chết; hoặc: thành, trụ, hoại, không.
8. Tám khổ: sanh, lão, bệnh, tử, thương yêu xa nhau, oán ghét gặp nhau, tìm cầu không được, và năm ấm đầy nhầy (tức thân thể to mập, nặng nề, và tinh thần suy nhược); Năm ấm gồm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.
9. Sáu đường: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, người, trời và A tu la.
10. Ba cõi: Cõi dục, cõi sắc, và cõi vô sắc.
11. Cao tăng Huệ Viễn: Tổ lập ra Tịnh nghiệp Đạo tràng để giáo hóa người tu pháp môn Tịnh độ đầu tiên ở Trung Quốc.
Phong Thuỷ Đặt Tượng Di Lặc, Cách Thờ Cúng Phật Di Lặc Bằng Đồng
Phong Thuỷ Đặt Tượng Di Lặc, Cách Thờ Cúng Phật Di Lặc bằng đồng mang may mắn, bình an cho gia chủ.
Phật Di Lặc trong Phật giáo:
Di Lặc là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), “người có lòng từ”, cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa. Di Lặc là một vị Bồ Tát hay là Chuyển luân thánh vương.
Trong Phật giáo Tây Tạng, bồ tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Hoa, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di Lặc.
Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Phật sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.
Phật Di Lặc được tất cả các trường phái Phật giáo chấp nhận và là vị Bồ tát duy nhất được tôn kính trong truyền thống Phật giáo của cả trường phái Đại Thừa và Nguyên Thủy.
Hình tượng và ý nghĩa Phật Di Lặc trong Phật giáo và đời sống:
Phật Di Lặc trong Phật giáo thường ngồi trên ghế, thả lỏng hai chân trên mặt đất hoặc vắt một chân lên ghế. Là một vị Bồ tát, Ngài thường đeo nhiều trang sức. Thường thì Ngài mang theo một cái tháp nhỏ trong cái mũ của mình, tượng trưng cho ngôi chùa chứa các pho tượng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni để giúp Ngài xác định nó khi kế vị, và Ngài cũng giữ một bánh xe pháp được đặt trên hoa sen.
Tại Trung Quốc, Bồ tát Di Lặc được biểu hiện dưới dạng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quýt xung quanh, hoặc mang tiền tài cười tươi như một biểu tượng của phúc lộc an khang.
Trong phong thủy, Phật Di Lặc được cho là mang lại may mắn và hạnh phúc, giải tỏa những muộn phiền thành sự vui vẻ và hạnh phúc. Điểm đặc biệt nhất mỗi khi nhìn vào tượng Phật Di Lặc đó chính là nụ cười hoan hỉ bất diệt, là tấm lòng bao dung độ lượng không bờ bến.
Tướng nụ cười của Phật cho người nhìn cảm giác vô lượng từ tâm, thanh thản nhẹ nhàng. Tướng lỗ tai dài biểu thị sự từ ái, lỗ tai biết lắng nghe ai khen cũng cười, ai chê cũng cười chằng phật lòng ai. Tướng bụng tròn thể hiện lòng từ bi rộng lớn sẽ chứa hết mọi chuyện buồn thế gian.
Dân gian truyền nhau rằng xoa bụng Phật Di Lặc sẽ gặp được may mắn. Chiêc túi vài đơn sơ người quải trên vai cũng là dùng để đựng vô lượng diệu pháp bố thí cho chúng sinh. Thân hình mập mạp, nụ cười tươi tắn làm cho người trở nên gần gũi hơn với mọi người, để Phật có thể nghe tiếng lòng than thở mà hóa giải điêu ấy thành niềm vui, mang nụ cười bất diệt đến thế gian.
Tượng Phật Di Lặc chơi cùng với trẻ nhỏ mang ý nghĩa về sự sung túc con cháu, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
Tượng kết hợp cùng các yếu tố của cải như tiền vàng, thỏi vàng, gậy như ý, bao tiền… mang ý nghĩa tài lộc và may mắn tài chính.
Tượng kết hợp với Đào tiên, cành Tùng hoặc bình hồ lô mang ý nghĩa về sức khỏe tốt và sự trường thọ. Riêng tùng còn có sức mạnh phong thủy mạnh mẽ có thể xua đuổi được tà ma ngoại đạo.
Tượng Phật ôm đá thể hiện cho hành động thu lượm những nỗi buồn thiên hạ gom về mình. Mặt tượng không buồn mà vẫn thể hiện nét vui tươi, hóa giải nỗi buồn sầu thành nụ cười của niềm vui và hạnh phúc.
Tượng Di Lặc đứng một chân cao chân thấp hoặc tượng đang ngồi với một chân chống lên. Đây là hình ảnh đặc biệt của Phật giáo thể hiện tinh thần luôn luôn sẵn sàng cho việc giáo hóa chúng sinh, đồng thời cũng thể hiện được những giáo lý của người.
Có thể nói, Phật Di Lặc là một biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc, mang may mắn, bình an, cát khí, tài lộc, trường thọ…cho gia chủ.
Phong Thuỷ đặt tượng Di Lặc trong nhà:
Nên đặt tượng Phật ở nơi có vị trí cao ráo (khoảng 1 mét) và nhìn thẳng ra cửa nhà. Đức Phật sẽ biến toàn bộ nguồn khí vào nhà thành nguồn năng lượng tốt, tạo không khí vui vẻ, yên bình.
Đặt tượng ở hướng Tây Bắc là cung Quý Nhân phù trợ. Đặt tượng ở hướng Đông Nam chính là cung Thiên Lộc.
Nếu không, cần bày tượng ở một chiếc bàn cạnh tường hoặc ở góc xa nhất của phòng, đối mặt với cửa chính. Ngoài ra, để Đức Phật có thể nhìn thấy bởi tất cả các thành viên trong gia đình, nên đặt tượng ở hướng Đông.
Đặt tượng Di Lặc trên bàn học và bàn làm việc sẽ giúp đường công danh vững chặt, học hành đỗ đạt. Việc nhìn ngắm tượng Phật Di Lặc thường xuyên còn giúp giải tỏa căng thẳng, phấn chấn tinh thần học tập và làm việc đều có hiệu quả.
Đặt tượng Phật Di Lặc trong xe còn giúp cho tài xế hoặc những người phải thường xuyên lái xe giảm bớt căng thẳng, tập trung, minh mẫn, tránh được tai nạn và cơ thể giảm bớt mệt mỏi.
Để đem lại tiền tài cho gia đình, có thể bày trên két sắt, tủ đựng tiền… Đầu và cuối ngày, trước khi ra khỏi nhà hoặc lúc trở về nhà, có thể xoa bụng tượng Phật để xua tan mọi nỗi niềm, mệt mỏi và cảm thấy thư thái tinh thần hơn. Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, tinh thần về nhà thường rất uể oải. Đặt tượng Phật Di Lặc ở chỗ dễ thấy nhất để khi bước vào nhà nhìn thấy được nụ cười rạng rỡ của Phật thì mọi mệt mỏi sẽ giảm bớt đi rất nhiều, nhìn ngắm nụ cười Phật thường xuyên còn giúp mang lại niềm vui trong cuộc sống.
Có những quy tắc phong thuỷ nhất định bạn cần phải tuân thủ khi đặt tượng Phật Di Lặc để tránh rước xui xẻo vào nhà như sau:
– Không được đặt tượng Phật Di Lặc trong phòng bếp, phòng tắm hay phòng ngủ.
– Không đặt tượng Phật Di Lặc gần các thiết bị điện, thiết bị công nghệ.
– Không đặt tượng Phật Di Lặc ở dưới hoặc gần cầu thang – nơi mọi người đi lại nhiều – sẽ khiến gia đình gặp nhiều chuyện lận đận.
– Khi dọn dẹp, không được đặt trực tiếp Tượng Phật xuống sàn nhà, đó là sự bất kính.
– Không được cất giấu tượng Phật trong két sắt, tủ, hộp hay rương khóa lại khiến Phật không hài lòng, người trong gia đình dễ đau ốm và gặp chuyện không may mắn.
Cách thờ cúng Phật Di Lặc, cách khai quang Phật Di Lặc, cách thỉnh Phật Di Lặc về nhà:
Phật Di Lặc với nét mặt phúc hậu, mang nhiều tốt lành nên nhiều nơi xem tượng Di Lặc như thần tài để thờ cúng với mong cầu tài lộc, may mắn và kinh doanh phát đạt.
Tuy nhiên, cần phải nhớ Phật Di Lặc là một vị phật chứ không phải thần tài nên cách thờ cúng Phật Di Lặc trong nhà cũng sẽ khác xa với thần tài. Trước tiên, trước mặt Phật thì không nên cầu xin danh vọng hay tiền tài vật chất. Đặc biệt, thần tài có thể cúng cỗ mặn nhưng với Phật Di Lặc thì chỉ được cúng chay. Gia chủ nên nhớ những đều này để thờ cúng Phật Di Lặc đúng chuẩn và mang đến điềm lành.
Những người thờ phật tại gia trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang, chọn giờ tốt, ngày tốt – tuy nhiên đây chỉ là tín ngưỡng hoặc phong tục dân gian chứ không hề được quy định trong kinh phật.
Theo Pháp sư Tịnh Không trong “Phật giáo là gì” thì khi thỉnh tượng phật về nhà không cần thiết phải nhờ pháp sư hay bất kì ai “khai quang” bởi “chính tượng phật, bồ tát vì chúng ta mà khai quang”.
Theo quan điểm Phật giáo thì Phật, Bồ Tát có mặt khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng hiện. Do đó, việc thỉnh phật di lặc về nhà chủ yếu dựa vào cái tâm của gia chủ khi thờ phật. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.
Đối với những ai lập ban thờ Phật kĩ càng hoặc có mong muốn lớn về năng lượng Phật trong phong thuỷ, có thể khai quang như sau:
Tượng Phật mới tạo, thỉnh từ cửa hàng về, trước đi thực hiện nghi lễ phải được cẩn thận lau chùi, loại bỏ bụi bẩn (tẩy uế). Nước dùng để tẩy uế phải là nước sạch sử dụng kèm với hương liệu là hoa tươi (cánh hoa sen, hoa hồng,…). . Sau đó, đọc trì chú bài đọc trì chú bài “Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha” (21 hay 27 tức đọc 9×3 lần) dùng với ấn Bảo thủ và kiết tường. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
Trì chú Thanh Tịnh Pháp 7 hay 9 ngày. Dùng chỉ ngũ sắc kết lại thành dây. Ngũ sắc là năm mầu của ngũ hành: Vàng, Trắng, Đen (hay xanh da trời), Xanh lá cây, và Đỏ. Dùng chú tẩy uế rồi vừa kết chỉ vừa trì Lục tự Đại Minh Thần Chú “Án Ma Ni Bát Di Hồng”.
Sau khi đã đầy đủ, để kinh Bát Nhã phạn tự trên Kinh Đại Bi Sám Pháp, để Đại Bi Tâm chú phạn tự chồng trên kinh Bát Nhã, rồi cuốn tròn lại, cuộn sao cho thấy các chủng tử ở ngoài. Dùng dây chỉ ngũ sắc đã kết cột kinh lại. Có thể gấp lại và bỏ trong bao, dùng dây ngũ sắc cột miệng bao lại.
Vẽ 3 chủng từ Om Ah Hum (Phạn tự hay Tạng tự đều được) canh vẽ sao cho chữ Om nằm phần giữa hai lông mày, Ah ở miệng, và Hum ở cổ của tượng – khoản cách đều nhau. Hay in ra rồi lấy mực đỏ đồ lên. Khi vẽ chữ Om thì trì chữ OM, vẽ chữ Ah thì trì chú AH, vẽ chữ Hum thì trì chú HUM. Nếu tập vẽ các chủng từ, nên mang đi đốt.
Dùng giấy có Om Ah Hum dán ở trong lòng tượng đúng theo vị trí như trên. Để kinh đã cuốn dựng đứng trong lòng tượng. Để cho chữ viết đứng, đừng để ngược xuống. Niêm kín lỗ rỗng dưới lòng tượng lại. Phần này luôn trì “Nam Mô Thiên Thủ Thiên Nhãn – Quán Thế Âm Bồ Tát Linh Cảm Ứng”.
Sau đó đã có thể đem tượng Phật đi thờ cúng.
Ví không phải là một nghi lễ chính thống của Phật giáo, nghĩa là sẽ không có một nghi thức tránh truyền, một văn bản cụ thể. Chính ví vậy mà sẽ có những cách làm lễ khác nhau, không bó buộc chỉ ở một cách cố định như trên. Nếu có thể, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, nhiều người có kinh nghiệm.
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng thờ cúng, trang trí, phong thuỷ:
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng có nhiều kích cỡ, kiểu dáng và bền đẹp, được sử dụng nhiều trong trang trí nhà cửa, thờ cúng và phong thuỷ.
Tượng Phật Di Lặc thể hiện bề ngoài hạnh phúc, vui vẻ, gắn với tài lộc, may mắn, thường có khuôn mặt cười thật tươi, hiền từ, bụng càng to càng tốt, đi cùng tiền vàng, thỏi vàng hay cá chép để tăng phần may mắn bình an và ý nghĩa hơn.
Trong phong thuỷ, cá chép mang ý nghĩa cho sự thăng tiến, thuận lợi tài lộc. Hình ảnh cá chép thường gắn với cá chép vượt vũ môn, cá chép hoá rồng, cá chép hoa sen,…. Tất cả đều mang ý nghĩa ý nghĩa tốt lành cho người dùng.
Tượng có các thế ngồi đài sen, ngồi cá chép, kéo túi tiền, đứng gánh tiền… dù ở tư thế nào thì cũng luôn là gương mặt cười nổi bật. Đặt thờ cúng, trang trí phòng khách, phòng làm việc… đều khiến gia chủ cảm thấy thư thái mỗi khi nhìn thấy. Chưa cần các tác dụng khác, chỉ cần tinh thần thoải mái, vui vẻ thì mọi chuyện đều nhẹ nhàng, hanh thông.
Tượng đồng Phật Di Lặc có nhiều kích cỡ từ nhỏ đến lớn tuỳ yêu cầu không gian trưng bày. Các mẫu tượng lớn và đặc sắc thường không có sẵn mà được làm theo đặt hàng của từng khách hàng. Ngoài tượng đúc từ đồng thau, đồng đỏ chạm khảm tam khí, ngũ sắc… thì tượng Phật Di Lặc bằng đồng thường được dát vàng 9999 cực kỳ nổi bật và sang trọng. Các mẫu cỡ lớn được đúc từ đồng cát tút cao cấp có màu vàng sáng tự nhiên bền đẹp cũng được nhiều người ưa thích.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tượng Phật A Di Đà trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!