Xu Hướng 6/2023 # Tục Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên Của Người Thái # Top 10 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tục Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên Của Người Thái # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Tục Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên Của Người Thái được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thờ cúng ông bà tổ tiên là đạo hiếu tốt đẹp lâu đời của mỗi dân tộc, thể hiện lòng thành kính biết ơn sâu sắc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ đã khuất. Với người Việt Nam nói chung, đồng bào dân tộc Thái nói riêng, thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tâm linh, tinh thần.

Uống nước nhớ nguồn

Dù trải qua những biến động, thăng trầm, nhưng tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn luôn được bao đời đồng bào Thái gìn giữ và lưu truyền nguyên vẹn để nhắc nhớ về gốc nguồn mỗi con người. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: Người Thái đen quan niệm khi một người chết đi thì chỉ có thể xác là tan dần theo năm tháng, còn linh hồn vẫn hiện hữu. Họ phù hộ và cưu mang cho con cháu khi gặp tai ương, hoạn nạn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khích lệ con cháu làm điều thiện và cũng quở trách khi làm những điều tội lỗi… Vì thế, mỗi khi đến dịp lễ, tết, nhà có hiếu, hỷ hay gặp chuyện khó khăn, đau ốm, người trong nhà lại làm cơm đặt lên bàn thờ mời ông bà tổ tiên và giãi bày hay cầu xin những điều tốt đẹp đến trong cuộc sống…

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái – Hà Nam Ninh, cho biết: “Người Thái gọi tổ tiên là đắm pang. Theo quan niệm của người Thái, đắm pang là các linh hồn của một đại gia đình gồm nhiều thế hệ cha ông đã từ giã cõi trần về với cõi bun (cõi hạnh phúc) ở trên tầng trời. Bộ phận ngự ở trên bàn thờ gia đình con cháu gọi là phi hươn (ma nhà). Đắm pang luôn luôn để mắt, để tai, dõi theo từng bước đi của con cháu, chăm lo, phù hộ cho con cháu gặp được điều tốt lành. Con cháu luôn cảm thấy yên tâm, vì quan niệm rằng lúc nào cũng có ông bà, tổ tiên bên cạnh, nhìn thấy trước những điều sắp xảy ra với mình mà ra hiệu, mách bảo con cháu ứng phó, tránh được rủi ro. Vì thế, người Thái luôn luôn biết ơn, tôn kính tổ tiên. Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu bữa ăn có cơm ngon, canh ngọt, người chủ gia đình phải có vài lời khấn mời tổ tiên trước khi cả nhà ăn cơm; lúc mở chĩnh rượu cần phải khấn tổ tiên trước khi uống; khi có công to việc lớn, như: Ăn cơm mới, lên nhà mới, ma chay, cưới hỏi hay trong nhà có người sắp đi xa nhà thì đều làm lễ cúng ma nhà để thông báo và mời tổ tiên về hưởng thụ lễ vật, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cả nhà đều khỏe mạnh, ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn. Tục thờ tổ tiên, thờ đa thần (nhiên thần và nhân thần) và thờ vật tổ (tô tem) là tín ngưỡng truyền thống của người Thái Việt Nam, đó cũng là tín ngưỡng của người Việt cổ. Quan niệm tín ngưỡng này có hệ thống thuyết lý, có sách vở ghi chép, có các quy ước về hình thức thể hiện, nên có sức thuyết phục, tồn tại bền vững. Chính vì thế, người Thái không theo một tôn giáo nào ngoài tín ngưỡng thờ tổ tiên”.

Việc cúng giỗ vô cùng quan trọng, không được khinh suất, nếu không sẽ khiến linh hồn của người đã khuất mủi lòng, hờn giận, cho là con cháu bất kính, quên ơn và sẽ có lời phàn nàn. Theo quan niệm cũ, nếu ma nhà có lời phàn nàn, con cháu có thể bị buồn phiền hoặc đau ốm. Thờ cúng tổ tiên căn bản là tấm lòng thành, tùy quy mô và tính chất của từng dịp mà có thể người nhà tự cúng khấn hoặc nhờ thầy cúng hành lễ. Thầy mo Hà Văn Nước, bản Tân Phúc, xã Phú Lệ (Quan Hóa), chia sẻ: “Thầy mo, thầy cúng rất quan trọng trong đời sống tâm linh người Thái. Chúng tôi được xem là cầu nối giữa người trần thế với thế giới thần linh. Công việc của chúng tôi là làm lễ, mời những người đã khuất về hưởng lễ vật của con cháu và giãi bày những tâm tư, tình cảm của gia chủ với tổ tiên để những người đã khuất phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra. Đặc biệt, khi trong nhà có người chết, thầy cúng càng quan trọng hơn, chúng tôi làm nhiệm vụ dẫn dắt linh hồn người đã khuất về với tổ tiên và trở thành ông bà tổ tiên của gia đình, của dòng họ”.

Từ xa xưa, đồng bào dân tộc Thái đã hình thành riêng cho dân tộc mình lịch thiên can theo chu kỳ cứ 10 ngày quay vòng một lần. Dựa theo lịch này, mỗi gia đình, dòng họ sẽ chọn lấy ngày phù hợp với họ nhà mình để cất nhà, cưới xin, đi đường xa, hay làm lễ cúng bái ông bà tổ tiên… Ngoài thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết, hay nhà có hiếu, hỷ, theo lịch thiên can này, tùy theo từng gia đình, dòng họ, đồng bào Thái còn duy trì cứ 5 ngày hoặc 10 ngày làm cơm cúng tổ tiên một lần, gọi là “Pạt tống”. Ngày “Pạt tống” gọi là “Mự Vên tông” (ngày giỗ tổ). Nghĩa là khi bố mất, con phải chọn ngày rước hồn bố lên nhập với tổ tiên và thay ông làm chủ tổ tiên, gọi là “po đẳm”. Ngày gọi hồn lên nhập tổ tiên có thể một ngày, ba ngày, năm ngày sau khi bố mất nhưng không được quá một vòng thiên can 10 ngày theo lịch của người Thái. Ví dụ: Gọi hồn bố nhập tổ tiên ngày giáp thì cứ đến ngày giáp là ngày giỗ tổ tiên (Mự Vên tông). Như vậy, mỗi tháng người Thái giỗ tổ tiên ba lần. Trong mâm cúng “Pạt tống” này người ta không quá nặng về hình thức là phải nhất thiết mâm cao cỗ đầy như những dịp lễ tết, mà đồng bào quan niệm con cháu sinh hoạt như thế nào, ăn uống ra sao thì ông bà tổ tiên cũng vậy. Nên trong mâm cúng “Pạt tống”, ngoài xôi, rượu, người ta chỉ cần sắp con cá nướng, thịt nướng hoặc con gà rồi bày thêm đĩa rau, đĩa măng… đặt lên ban thờ cúng ông bà tổ tiên – cọ lọ hóng (góc trong cùng gian cuối của nhà sàn).

Tiếp theo, gia chủ chuẩn bị cho ông mo sổ ghi chép tên của những người đã khuất để ông mo gọi mời họ về. Theo thứ tự ông mo sẽ mời thân sinh gia chủ trước sau đó đến tên các cụ những người đã khuất trong dòng họ… Mỗi tên người khi ông mo gọi đến sẽ bón 3 miếng thịt, 3 thìa măng… vào một lỗ nhỏ đã được đục trước đó tại nơi thờ cúng tổ tiên. Hành động này được gọi là bón ma nhà. Cúng xong một hồi chủ nhà lại dọn sẵn một mâm cúng có thịt gà và đủ các loại như ở mâm trên ra ngoài sàn để ông mo mời thổ công, thổ địa, ma rừng, ma núi, thần sông suối và cầu khấn phù hộ cho gia chủ được khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.

Tục lệ nhân văn

Thờ cúng tổ tiên của đồng bào dân tộc Thái còn thể hiện tính nhân văn ở chỗ, ngoài duy trì và phát huy tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên đằng nội, ở một số địa phương, dòng họ còn giữ được phong tục thờ cúng tổ tiên đằng ngoại. Nếu gia đình nào chỉ sinh được con gái, thì khi bố mẹ mất đi, người con gái cả sẽ giữ trọng trách thờ cúng bố mẹ mình. Nhưng hai tổ tiên đằng nội và đằng ngoại không thể thờ chung một ban thờ. Nên người ta làm một ngôi nhà nhỏ trong khuôn viên của nhà họ làm nơi thờ cúng bố mẹ vợ, gọi là “Hướn nghé”.

Với kiến trúc nhà sàn thu nhỏ chỉ một gian, “Hướn nghé” được dựng bằng tre, cao hơn một mét, rộng khoảng 1,3m2 đến 1,5m2, xung quanh được đan phên tre, lợp bằng gianh tre hoặc tấm prô. Bên trong “Hướn nghé” người ta cài “Tạy” theo hướng quay ra phía trước. “Tạy” – tượng trưng là bản khai sinh, khai tử của người con trai trong nhà. Còn bản khai sinh, khai tử của nữ giới là “So lo một”. Những túi “Tạy”, “So lo một” này luôn được cài trên gian thờ, chỉ được phép bỏ đi khi người có tên trong mỗi chiếc “Tạy”, “So lo một” đó qua đời. Vì nhà chỉ có con gái, nên trong hoàn cảnh thờ cúng bố mẹ đẻ ở “Hướn nghé”, người con gái phải “giả” làm con trai để được thờ cúng bố mẹ mình vào những dịp lễ tết, ngày giỗ tổ – “Pạt tông” của họ đằng ngoại nhà mình. Đến khi người phụ nữ đó mất, không còn ai duy trì thờ cúng nữa, lúc đó “Hướn nghé” sẽ bị phá dỡ đi.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cho đến nay vẫn tồn tại phổ biến và chi phối mạnh đến mọi mặt đời sống thường nhật của đồng bào dân tộc Thái. Nó thể hiện quan niệm nhân sinh, giúp các thế hệ người Thái hiểu được truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc mình, từ đó thêm trân trọng, gìn giữ.

Bài và ảnh: Tăng Thúy

Sách Phong Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt

Sách Phong tục thờ cúng tổ tiên của người việt,rong các hình thái tín ngưỡng dân gian thì phong tục thờ cúng tổ tiên ông bà có từ lâu đời và mang tính chất phổ quát nhất.ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,luật thờ cúng tổ tiên,cách thờ cúng tổ tiên,nghi thức thờ cúng tổ tiên,vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong bối cảnh hiện nay,tiểu luận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,thờ cúng như thế nào,thuyết minh về phong tục thờ cúng tổ tiên….

Sách phong tục thờ cúng tổ tiên của người việt Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian thì phong tục thờ cúng tổ tiên ông bà có từ lâu đời và mang tính chất phổ quát nhất. Đã là người Việt Nam thì trong tâm thức hầu hết của mọi người đều mang sự linh thiêng khi nghĩ về người quá cố, và hầu như chúng ta ai ai cũng thờ cúng tổ tiên ông bà! Thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành nét rất riêng văn hóa xứ Việt.Để hiểu hơn về hình thái phong tục này, chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn sách

PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BÀI TRÍ VẬT DỤNG, CÂY CẢNH LÀM CHO NGÔI NHÀ AN KHANG, THỊNH VƯỢNG

Mục đích muốn chia sẻ đến bạn đọc hiểu về cách thức thờ cúng tổ tiên ông bà từ bao đời nay của ông cha ta; Chia sẻ cách bài trí vật dụng, cây cảnh làm cho ngôi nhà hài hòa, thông thoáng giúp tinh thần các thành viên sống bình an, khỏe mạnh để gặt hái thành công trong cuộc sống.

Nội dung cuốn sách được chúng tôi bố cục như sau:

PHẦN I – Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt – Giới thiệu cách thờ cúng ông bà tổ tiên và ý nghĩa của việc thờ cúng.

PHẦN II – Cách sử dụng, bài trí đồ vật làm cho ngôi nhà thông hanh thịnh vượng – Giới thiệu, trình bày kiến thức phong thủy, giúp bạn đọc bài trí nội thất cho ngôi nhà để đạt được sự cân bằng, hài hòa trong cuộc sống.

PHẦN III – Bài trí nước và nước trong phong thủy cho ngôi nhà – Giới thiệu tầm quan trọng của phong thủy, và vẻ đẹp lung linh của nước làm nên sự tươi mát, sang trọng cho ngôi nhà.

PHẦN IV – Hóa giải khuyến khuyết của ngôi nhà, mang lại sự thông hanh trong công việc và sức khỏe tốt – Đó là các cách xử lý ngôi nhà của bạn khi có những khuyến điểm không phù hợp, để mang lại sự thuận tiện, tâm lý an vui, thoải mái cho đời sống các thành viên.

PHẦN V – Cách sử dụng, bài trí cây cảnh cho ngôi nhà để thu hút tài lộc – Giới thiệu các loại cây trồng phù hợp cho ngôi nhà, tạo mảng xanh, hạn chế ô nhiễm cho ngôi nhà, làm gia tăng sức khỏe cho các thành viên.

Mỗi phần của cuốn sách, nội dung sẽ khác nhau, nhưng tựa chung lại là để bạn đọc hiểu về phong tục tập quán của người Việt, đồng thời trình bày cách bày trí cho ngôi nhà của mình hài hòa, ấm cúng, hút nguồn năng lượng từ tự nhiên làm cho đời sống của các thành viên khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái để tiếp tục lao động và học tấp tốt hơn!

Vì Sao Phải Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên, Người Đã Khuất?

(MangYTe) Thờ cúng tổ tiên, người đã khuất là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Tuy nhiên, điều này dần phai nhòa theo nhịp sống hiện đại, khi người ta không hiểu vì sao phải thờ cúng tổ tiên, chưa thấm nhuần những giá trị của việc thờ cúng người đã khuất quan trọng như thế nào.

1. Thế nào là “thờ cúng”?

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu nghĩa của hai từ “Thờ cúng”.

“Thờ” là dựng lên cái gì đó về mặt hình thức, về tín ngưỡng như lư hương, hình ảnh.

“Cúng” là dâng lên những thực phẩm, nước, trái cây, nhang, đèn,… mà cảm nhận được bằng các giác quan, để ngửi, để thưởng thức.

Theo tâm linh, thông tường từ “thờ cúng” thường dành cho người đã khuất.

Sẽ xảy ra một số trường hợp, có người chỉ thờ mà không có cúng, có một số người họ cúng nhưng không thờ như chúng ta cúng mâm cơm để cầu bình an. còn cụ thể như thắp nhang lên bàn thờ phật, mỗi tháng có ngày rằm, mùng 1 thay nước cúng, trái cây, trưng hoa hay cúng ông bà tổ tiên loại trái cây mà sinh thời họ thích ăn…

Người việt có xu hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng nhiều hơn là hướng đến tương lai như người phương tây. vì thế, họ thường lưu giữ những tình cảm, niềm thương tiếc đối với ông bà, cha mẹ quá cố. tập tục thờ cúng tổ tiên của người việt ra đời trên căn bản này và được đa số người việt xem gần như một tôn giáo, gọi là đạo thờ cúng ông bà.

2. Thờ cúng tổ tiên, người đã khuất có quan trọng không?

Với người việt, hình thức rất đa dạng và phong phú: thờ phật, thờ thánh thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,… vì thế có thể gọi dân tộc ta là đa tín ngưỡng. trong đó việc những người đã mất rất quan trọng đối với người việt, bởi trong quan niệm họ xem cái chết là điều quan trọng và linh thiêng.

Người Việt luôn quan niệm “dương sao âm vậy”, nghĩa là đời sống trên thế gian như nào thì khi mất đi họ cũng sống như thế. Do đó mới có tục đốt giấy tiền vàng mã để cho người chết được hưởng mà sử dụng ở suối vàng.

Họ còn cho rằng chết không phải là hết, sẽ còn tồn tại một thế giới bên kia dành cho người chết, mà thế giới đó có nét giống với thế giới của người sống. Nhiều người còn nằm mơ thấy những thứ quen thuộc của người đã khuất như vẫn mặc bộ quần áo đó, đội nón đó…

Nhưng chúng ta cũng nên hiểu, chiêm bao là ký ức của quá khứ chứ không phải thực tại vì họ có thể đã tái sinh và mang hình thái khác nên đâu phải họ mang hình dáng đó về thăm lại chúng ta.

Cúng thời để tỏ lòng báo ân đối với những người tiền bối, những người cha, người mẹ, ông bà đã hy sinh, đã để lại gia nghiệp và hình hài vóc dáng này cho chúng ta. vì thế người ta mới quan niệm việc thờ cúng người đã khuất là vô cùng quan trọng.

Ở góc độ dân gian, chính vì quan điểm trên mà người xưa họ chuẩn bị rất kỹ về cái chết. khi biết sức khỏe đã yếu và sống không được bao lâu nữa, họ xây trước kim tĩnh, xây trước nhà mồ hoặc có người để quan tài ngay trong nhà để dự phòng, để họ yên tâm rằng sau khi chết mình sẽ được mồ yên mả đẹp. đây là phong tục tập quán của người việt nam.

việc thờ cúng tổ tiên là lẽ vậy. tuy nhiên, có khá nhiều người băn khăn, thắc mắc, nữ giới khi đi xuất giá, ngoài việc thờ cúng tổ tiên nhà chồng thì có được thờ cúng bố mẹ đẻ không? để giải đáp cho những thắc mắc này, mời bạn đọc tham khảo bài viết: con gái có được cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng?

3. Giải đáp thắc mắc: “Người đã chết có cúng họ ăn được không mà làm điều đó”

Đây là câu mà người ngoại đạo hay hỏi với người đạo Phật hay người ngoài muốn hỏi về truyền thống đạo lý của người Việt Nam.

T.H

Nguồn: Lịch ngày tốt (https://lichngaytot.com/tam-linh/vi-sao-phai-tho-cung-to-tien-tho-cung-nguoi-da-khuat-564-188120.html)

Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Là Bản Sắc Văn Hóa Của Người Việt Nam

Bàn thờ gia tiên của gia đình Việt. (Ảnh: Vietnam+)

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình.

Do đó, có thể nói thờ tổ tiên chính là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.

Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Nơi đặt bàn thờ tổ tiên thường ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Chính giữa ban thờ là bát hương tượng trưng cho vũ trụ, trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng; ở hai góc ngoài của bàn thờ bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Mỗi khi cúng, lễ gia chủ sẽ thắp đèn (đốt nến).

Ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.

Trước đây, với những nhà có điều kiện đồ thờ được sơn son thếp vàng; có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên.

Trong những ngày giỗ, tết hay những ngày quan trọng của gia đình như cưới hỏi, thi cử, các gia đình thường thắp hương khấn lễ.

Có thể nói, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Không gian xung quanh nơi đặt bàn thờ sẽ là nơi con cháu trò chuyện, do đó khu thờ tự còn là nơi kết nối tình cảm gia đình.

Ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Đối với Việt Nam, quan hệ huyết thống khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc.

Mỗi họ có một ông Tổ chung và đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người “vấn tổ tầm tông.”

Con cháu trong họ sẽ lập Từ đường để thờ vị Thủy tổ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ.

Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đặt bàn thờ hướng Tây vì quan niệm hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, thần linh, tổ tiên được an tọa.

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất vẫn giữ nguyên.

Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.

Tết là thời điểm quan trọng trong năm cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả.

Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

Cành đào được cắm trên bàn thờ có huyền lực trừ ma tà và mọi xấu xa, màu đỏ chứa một sinh khí lớn lao. Vì thế hoa đào thắm là lời cầu nguyện và lời chúc phúc đầu Xuân. Cây mía được đặt ở bên bàn thờ với ngụ ý để các “cụ” chống gậy về vui với con cháu.

Vào thời điểm giao thừa thiêng liêng, cả gia đình thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp nén hương thơm, thầm cầu mong một năm mới tràn đầy sức khỏe, bình an và may mắn.

Minh Duyên (TTXVN/VIETNAM+)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tục Thờ Cúng Ông Bà Tổ Tiên Của Người Thái trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!