Xu Hướng 9/2023 # Tục Cúng Trung Thiên Của Người Dân Xuân Bái # Top 10 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tục Cúng Trung Thiên Của Người Dân Xuân Bái # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tục Cúng Trung Thiên Của Người Dân Xuân Bái được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cúng Trung Thiên là thời khắc linh thiêng cuối cùng của năm cũ sắp qua đi để bắt đầu một năm mới.

Đã từ lâu, người dân xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa vẫn giữ tục lệ cúng Trung Thiên như nét văn hóa đẹp nhằm mục đích trừ tà, diệt tịch và mong ước một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Các cụ cao niên trong xã cho biết, theo truyền thuyết, tín ngưỡng dân gian mỗi năm đều có một vị thần quan trên thiên đình xuống thế gian để hành khiển công việc cõi trần. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, các vị thần lại “luân chuyển công tác”, người dân cúng thần để tỏ lòng tôn kính và biết ơn thần nhà trời suốt 1 năm đã cùng Đức phật, gia tiên gia hộ cho gia đình.

Người dân Xuân Bái bày cỗ cúng Trung Thiên lên bàn thờ giữa sân trước nhà hoặc giữa vườn. Nếu gia đình nào chưa có bàn thờ thì dùng mâm, bàn, ghế bày ra giữa trời. Mâm cỗ Trung Thiên thường có cơm, xôi, thịt gà, lợn (heo) luộc, chả phòng (giống như nem rán ở miền Bắc nhưng giòn hơn), canh măng, canh khoai tây hầm cổ, cánh, chân, thủ gà, ngan, bánh chưng, rượu, vàng mã và khó có thể thiếu nem chua- một đặc sản đậm hương vị tết của xứ Thanh.

Đến giờ cúng Trung Thiên, gia chủ hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình được phép làm lễ sẽ đến quỳ hoặc đứng trước bàn thờ thành tâm khấn vái để cám ơn quan thiên đình đã bảo hộ cho gia đình trong suốt 1 năm qua, đồng thời cung kính tiến thần cũ và cung kính nghinh đón thần mới về nhà.

Theo các cụ cao tuổi, nếu năm nào thiên đình cử một vị quan thông minh, thanh liêm thì hạ giới được sống no đủ, an vui. Còn ngược lại, nếu Ngọc Hoàng phái một thần năng lực kém cỏi, sáng đáp mây đi… chiều cưỡi mây về thì người dân dưới trần phải chịu nhiều thứ khổ như hạn hán, mất mùa, dịch bệnh, làm ăn khó khăn.

Trong tâm tưởng của người dân thì vào ngày 30 tết giữa trời diễn ra một cuộc bàn giao công việc giữa các quan thiên đình, người chủ trì việc bàn giao là Ngọc Hoàng. Người dân sẽ gửi gắm những ước nguyện tốt đẹp đến Ngọc Hoàng và quan mới tiếp quản công việc thế gian với tất cả tấm lòng thành kính.

Sau lễ Trung Thiên, người dân sẽ đổ về chùa Linh Cảnh- một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của địa phương- để lễ Phật, xin lộc và lời chúc mừng năm mới từ đại đức trụ trì.

Tục Lệ Cúng Đất Của Người Dân Huế

Tục lệ cúng đất của người dân Huế

Cúng đất còn có tên là lễ ” Tạ thổ kỳ yên”. Cúng đất là lễ dâng cúng cho các vị thần Đất và các vị thần phối thuộc, mỗi năm diễn ra hai lần vào một ngày tốt trong tháng 2 và tháng 8 âm lịch.

Vậy thì vì sao ở Huế có tục lệ cúng đất mà những nơi khác lại không có? Tương truyền, khi Công chúa Huyền Trân được gả cho vua Chế Mân của nước Chiêm Thành vào năm 1306, Đại Việt ta nhận được sính lễ từ vua Chăm là vùng đất 2 châu: Châu Ô, Châu Lý (Châu Rí). Tính theo ngày nay là vùng đất phía Nam tỉnh Quảng Bình cho đến phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Như vậy, cư dân ở vùng đất này vốn là cư dân của Vương quốc Chămpa, theo suy nghĩ của người Đại Việt lúc bấy giờ vùng đất này là vùng đất xa lạ, họ chưa quen thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình cho nên khi vào đây lập nghiệp họ mang trong mình sự tôn kính đối với người dân bản địa và các vị thần linh ở đây. Từ đó, họ có lệ cúng Đất như là việc mong thần linh và những linh hồn người bản địa từng cư ngụ ở đây phù hộ độ trì, chấp thuận cho sự có mặt làm ăn sinh sống của cư dân Đại Việt ta.

Qua đó, ta thấy rằng Lễ cúng Đất không chỉ có ở Huế mà cả vùng từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Nhưng ngày nay, ở các vùng đó vì nhiều lí do họ không còn cúng đều như ở Huế nữa. Là vùng đất xứ Kinh kỳ đầy tâm linh, Huế vẫn giữ nét truyền thống ấy một cách đầy thành kính.

Một lễ cúng đất đầy đủ nhất có đến 3 bàn: bàn thượng, bàn trung và bàn hạ. Mỗi bàn đều có hương đèn, hoa quả, cau trầu rượu, giấy vàng mã. Bàn thượng đặt bộ áo thổ thần, vật thực gồm con gà, bát xôi, xung quanh là xôi chè. Bàn trung đặt hai bộ áo bà, năm bộ áo ngũ phương, lễ vật gồm miếng thịt heo luộc, đĩa xôi, ba đĩa cua trứng luộc chín, có miếng thịt tợ đặt lên trên và mâm cỗ cúng cơm, đặt biệt có đĩa rau khoai luộc, chén nước ruốc và xâu cá, thịt nướng. Bàn hạ đặt áo, cháo, gạo, muối, khoai, sắn, đậu lạc…Ba bàn đặt trước nhà, gia chủ đứng từ trong nhà lạy ra. Danh sách dâng cúng và khấn vái gồm đất nhà cửa của gia chủ cho đến thần suối, thần giếng và tổ tiên làng xã, gia tộc. Đặc biệt là dâng cúng những cô hồn người Chăm từng cư trú, những oan hồ không ai thờ tự…

Khi gần xong lễ, gia chủ sẽ sớt một ít vật thực, và một số thực phẩm nói trên vào cái bẹ chuối gập thành hình cái đãy nhỏ cùng ít áo giấy âm binh đem treo ở góc vườn. Vàng mã thì đốt đi, cháo thánh, gạo muối vãi lên trên khi lửa đốt sắp tàn.

Lễ cúng này biểu tỏ nét đẹp trong tâm thức của cư dân Huế nhằm cầu nguyện âm siêu, dương thái, cuộc sống an lành.

Theo Thiêu Trúc (KPH)

Phong Tục, Nghi Lễ Của Người Dân Đi Biển

Sau Tết Âm lịch là những dân bạn biển bắt đầu vào nghề. Nhưng trước đó họ đã chuẩn bị đồ nghề của họ một cách kỹ càng. Vá lưới, lật đít ghe mà sơn sơn phết phết… xem lại dàn đồ câu, lưỡi móc có bén hay không…

Lễ cúng Thần biển ở Tam Kỳ – Quảng Nam

Khi Tết đến, lúc đó là vừa hết mùa Đông, nhưng biển vẫn còn gào thét ầm âm nơi xa. Ba ngày Tết trôi qua, không hẹn mà nên mọi ngư dân từ sông Gianh (Quảng Trị) cho đến Rạch Giá, Kiên Giang đều mong đến ngày làm một buổi lễ long trọng hơn lễ Tết nữa. Người ta gọi là lễ Cúng Ông, hay nôm na hơn là lễ hát Án. Họ hát bội trên sân đình thờ Ông. Ông đây là Nam Hải Đại Tướng Quân… nghĩa là Cá Voi lớn… Nhiều người ngoại quốc, tuy hiểu lờ mờ về buổi lễ này nhưng khi chứng kiến sự thành tâm của ngư dân với một loài cá lớn hơn Voi, mình mẩy đen bóng lưỡng, con mắt thật nhỏ nhưng hiền hòa khác xa mắt cá mập lừ đừ sát nhân. Còn trong khi đó cũng cùng mang danh biển Thái Bình, nước Nhật họ lại săn cá Voi làm thực phẩm thuộc loại cao cấp nhất trong loại cá cho thịt ngon.

Hát chầu Ông, hay hát Án là một nghi lễ đặc biệt cho ngư dân thuộc miền Nam Trung Phần, diễn ra trên sân đình hay lăng thờ Ông. Lễ thường diễn vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch. Hát cúng Ông (hay hát Án) gồm cả hát lễ và đóng tuồng tích nếu phường hộ ngư dân nào khá giả, còn nếu nghèo thì chỉ hát lễ mà thôị Nhiều gánh hát thường đi xe ngựa, xe thồ hay cả chiếc xe đò nhỏ đến những nơi mà ngư dân phường ngư nghiệp đặt mối từ năm trước. Một buổi lễ hội mà du khách phương xa khi đến dự, đời đời không bao giờ quên được.Trên xuân đình Xương Huân, duyên hải Nha Trang, hàng trăm người chen chút ngồi xếp bằng, chồm hổm có gió Lào thổi từ núi ra, nóng rát cả mặt… Họ đang say mê xem đoàn hát diễn tuồng tích kéo dài từ 3 ngày qua, từ sáng, đến trưa, rồi sẩm tối. Mệt thì nghỉ, ăn cơm hay ăn chút cháo cá, rồi ra sân đình xem tiếp ít khi phường này mời được 2 đoàn hát đến trình diễn…

Ngư dân tuyệt đối không bao giờ đụng đến chiếc ghe hay chiếc thuyền mà ra khơi, nếu không tham dự lễ cúng đình. Ghe lớn thì lễ hậu, có khi do cả một giòng họ khấn trả lễ… Rồi một đình trưỡng tụ tập tiền lễ này mà mướn đoàn hát làm lễ.

Có khi, trường hợp đặc biệt… Ông lụy… thì cả làng đều phải tiếp người con trưởng mà hành lễ. Người con trưởng, có nghiã là một ngư dân nào đó thấy Ông lụy trước hết… Nghèo ba năm, vì phải cư tang không làm việc… Sau đó Ông trả lại gấp bội phần, đánh chỗ nào thì trúng cá chỗ đó… toàn là cá ngon, đắt tiền.

Từ bãi biển Đại Lãnh đến Cam Ranh (Khánh Hòa) đã có đến 50 lăng thờ Ông… Đi càng xuống phương Nam thì có khá nhiều lăng. Lăng của Ông thường là ba gian. Giữa thờ Ông, bên trái thờ Thiên Y Thánh Mẫu, bên phải thờ bà Vạn Lạch… Phía sau lăng là nơi mộ táng xương Ngài.

Ngày trước, thời Pháp nền kinh tế mần ăn dễ dàng, thuyền ghe ra khơi là có cá, không ai dùng mìn nổ, hay thuốc độc đánh cá… nên chỗ nào cũng có cá. Có làng cúng lễ suốt 7 ngày 7 đêm liên tiếp, hàng quán ăn mọc lên khắp nơi, xe đò xe kéo nhộn nhịp… Ngày chánh lễ cúng Ông, thường do bô lão chọn xem lịch, đôi khi còn xin âm dương… nhưng thường thường chọn giờ nước lên (gọi là nước trào). Thoạt tiên, cả làng ăn mặc tề chỉnh làm lễ rước sắc phong của vua ban từ miếu về đến lăng, làm lễ xong thì rước sắc từ lăng trở về miếu… nơi này có ông từ trông coi miếu ngày đêm. Lương tiền có khi từ vua xuất quỹ làng mà trả, có khi làng mới chưa được vào sổ bộ của triều đình, nên dân làng dóng nhau trả lương cho ông từ giữ miếu. Làng mới lập làm gì có sắc phong… thôi đành… mượn làng kế vậy. Mượn thì phải trả lễ, nói nôm na là trả tiền thuê bằng sắc vậy… Nếu làng kế bên giận… thì rất khó mượn cho kỳ sau, đành làm lễ… trơn vậy thôi. Có nhiều làng ở xa đường xá, nghĩa là ngăn sông cách núi… thì bàu đoàn thê tử phải gồng gánh đến trình diễn buổi lễ, người phải khiêng trống, chiêng, giáo mác, người khiêng rương đựng áo quần sặc sở, phấn son. Người khiêng gồng gánh nồi cơm, ô nước vv… vv… Hát đình rất cực khổ, nhiều nơi đình không ra đình, chùa không ra chùa… chỉ có nóc mà ngói bị gió bão từ khơi thổi mất một khúc, phải giăng màn, ngăn một phần trước cho diễn viên đang múa hát, dàng sau thì đào đang thoa son điểm phấn thì cơn gió mạnh thổi giựt mất tấm màn… lòi ra đào đang đứng sượng trân ngó khán giả, còn khán giả thì cười ngoặt nghẽọ.. có khi gió thổi tốc cả cát biển vào miệng đang hả họng mà hát cho xong một khúc hát ân tình.

Diễn viên thì đủ mọi hạng người, có người làm nông dân, làm rẫy… bị thất bất sang bang, nghe rủ cần đào hát ăn cơm miễn phí thì đồng ý liền. Nhưng đi liền chừng hai năm… thì bị tổ nhập nghiệp không cách chi bỏ nghề được hết rồi có chồng, có con cũng dẫn theo đoàn hát luôn.

Nhưng khi hát trên một sân đình, có tuồng tích hẳn hoi trước báo oán hậu đoàn viên có khi được một sự linh thiêng huyền bí nào đó nhập về hát như say ngũ thì lúc đó dân làng cũng bị hớp hồn luôn, ngó trân trân… chính họ cũng bị ảnh hưởng bởi bầu không khí huyền hoặc. Nhiều điều không thể giảng theo khoa học được… như có lần giữa biển khơi, vào trưa nắng gắt… chân trời không có một chút mây mù gì báo điềm hết, mà bỗng nhiên thiên hồn địa ám, bàn tay xòe ra cũng không thấy được tất cả đen nghịt, bầu ttrời không có và biển cả cũng không có luôn, ghe xuồng tự nhiên được lực vô hình nào đó kéo chạy phăng phăng. Trái tim mọi người như vỡ tung ra… không thở được, phổi bị ép cực mạnh bởi một sức mạnh khôn tả. Niệm Phật, niệm Chúa… vô ích. Rồi sau đó bỗng nhiên bầu trời sáng chói chang về trưa ngọ như cũ thì lưới cá nhiều, trĩu nặng vô cùng… Thuyền công vội vào khoang lấy một loại cũi dầu… đốt cho khói bốc lên cao… đó là kêu những ghe gần đó đến ăn hàng tiếp… trên khơi sóng nước, ghe xuồng tấp nập… Mọi người la hét vui cười, cá về… cá về… cám ơn Ông cho, cám ơn Ông cho… lần sau tụi con… xin cúng lớn cho Ông… Lời hứa luôn luôn được tôn trọng… vì ngư dân họ đã gặp những giây phút kỳ bí ấy rồi, họ không dám giỡn mặt với biển cả ngàn trùng. Núi có Sơn Thần, Biển có Long Vương… vào nghiệp thì phải theo luật pháp của chư vị mới được… không một ai được sai trái.

Phong Tục Đón Tết Trung Thu Của Người Trung Quốc

Trung thu là một trong những ngày Tết quan trọng nhất đối với người dân Trung Quốc. Trong đêm rằm, họ có rất nhiều hoạt động sôi nổi.

Ngắm trăng

Trong ngày Trung thu, người Trung Quốc cổ đại đã có phong tục ngắm trăng. Các ghi chép lịch sử Trung Hoa cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề này, họ thường có buổi lễ tế thần mặt trăng vào đêm trăng tròn. Từ thời Chu, cứ đến rằm, nhân dân đều tổ chức lễ tế trăng và chào đón mùa đông. Trên bàn lễ họ bày biện rất nhiều thứ: bánh Trung thu, dưa hấu, táo, mận, nho… Trong đó, bánh Trung thu và dưa hấu là hai thứ không thể thiếu. Dưa hấu còn phải tỉa thành hình hoa sen.

Đến thời Đường, việc thưởng nguyệt, chơi trăng trong đêm đoàn viên trở nên thịnh hành. Sang thời Tống, phong tục này phát triển mạnh mẽ hơn nhiều. Sau thời Minh Thanh, tập tục ngắm trăng vẫn được duy trì như cũ, có nhiều nơi còn hình thành tục lệ thắp hương cầu khấn, dựng cây Trung thu, thắp đèn tháp, thả đèn trời, đi dạo dưới trăng, múa lân…

Ăn bánh Trung thu

Đêm rằm tháng 8, người dân Trung Quốc có thói quen ăn bánh Trung thu. Ban đầu, chiếc bánh này là vật cúng tế thần mặt trăng, sau này ăn bánh và ngắm trăng trở thành hai việc không thể thiếu trong đêm Trung thu bởi nó tượng trưng cho đoàn viên. Ngày nay, đã có những nơi chuyên sản xuất bánh Trung thu. Các nghệ nhân làm bánh nghiên cứu rất kỹ càng nhân bánh, vỏ bánh, chính vì vậy, càng ngày chiếc bánh Trung thu càng phong phú, đa dạng, tinh tế, thanh nhã.

Không chỉ có nhân bánh thơm ngon, vỏ bánh còn được in nhiều hình cầu kỳ bắt mắt: Hằng Nga bay lên cung trăng, đêm trăng ngân hà, tam đàn ấn nguyệt… Người dân cũng gửi gắm rất nhiều tâm tư tình cảm vào chiếc bánh. Họ dùng nó để thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ người thân cháy bỏng, hy vọng cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Tế trăng

Tương truyền vào trời cổ đại, nước Tề có một cô gái dung mạo xấu xí nhưng từ nhỏ cô đã rất thành kính cầu khấn thần mặt trăng. Khi trưởng thành, nhờ tài đức xuất chúng cô được tuyển vào cung, song chưa bao giờ cô có được sự sủng ái của nhà vua. Nhưng vào đêm rằm tháng 8, nhà vua đi dạo dưới ánh trăng đã gặp cô, ông cảm nhận được vẻ đẹp có một không hai của cô bèn lập cô làm Hoàng hậu, cũng từ đây tục cúng thần mặt trăng ra đời. Các thiếu nữ cúng trăng chủ yếu mong muốn mình có vẻ đẹp thanh cao thuần khiết như Hằng nga, trắng trong vĩnh cửu tựa mặt trăng.

Thả đèn dưới sông

Việc thả đèn xuống sông trong ngày Trung thu có ý nghĩa rất đặc biệt đối với thiếu nữ và các em nhỏ. Họ dùng giấy dầu làm thành chiếc đèn hình hoa sen, hình chiếc thuyền… sau đó thắp một ngọn nến, thả xuống sông hồ. Trước khi thả đèn phải thành tâm cầu nguyện, để chiếc đèn mang những nguyện ước của mình bay xa, cho ước vọng trở thành sự thật.

Giải câu đố

Đêm rằm Trung thu ở những nơi công cộng người dân treo rất nhiều đèn lồng, mọi người tập trung lại với nhau, cùng nhau giải những câu đố ghi trên đèn lồng. Đây là hoạt động mà nam thanh nữ tú rất ưa chuộng, trò chơi này đã làm nên vô số giai thoại tình yêu. Vì thế, giải câu đố trong đêm Trung thu trở thành phương pháp bày tỏ tình yêu của các đôi nam nữ.

Điều Kỳ Lạ Ở Tục Cúng Vuông Của Người Dân Miền Tây

Mỗi vụ nuôi, họ thường khấn vái binh gia ở “cục đất” mà mình đang canh tác phù hộ để mùa màng được bội thu. Nếu thỏa ước nguyện thì sau khi kết thúc mùa vụ, họ sẽ cúng trả lễ binh gia bằng con heo quay, heo trắng (chưa quay), con chó, con vịt, mâm trái cây…

Từ lâu, tục cúng vuông sau mỗi vụ mùa đã ăn sâu vào tâm thức người dân nhiều tỉnh, thành của vùng ĐBSCL.

Trúng mùa thì cúng heo, chó linh đình…

Người dân cúng vuông, với mong muốn những binh gia, cô hồn ở mảnh đất mà họ đang canh tác phù trợ, đừng phá phách vuông nuôi để vật nuôi dưới vuông lớn nhanh, không bị hao hụt… thì đến khi thu hoạch, họ sẽ cúng trả lễ.

Việc cúng này như là sự trả ơn, đền đáp cho binh gia đã phù trợ, trông giữ các loài thủy sản dưới vuông nuôi. Đồng thời, thể hiện sự thành kính của chủ vuông đối với những âm binh, cô hồ khuất mặt đang ngự trị, sinh sống tại mảnh đất của họ.

Ông Linh (ngụ xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) cho biết, tục cúng vuông ở địa phương đã có rất lâu đời, từ thời ông bà của ông Linh đã hình thành rồi. Gia đình ông Linh luôn có một niềm tin tuyệt đối với những binh gia ở khu vực vuông tôm của ông. Thông thường, trong mỗi vụ mùa, khi thả giống xuống vuông tôm, gia đình ông Linh đều khấn vái binh gia, bà cậu rất thành kính.

Một điều kỳ lạ là, mỗi lần van vái, người nuôi phải cam kết nếu trúng mùa thì kính dâng phần lễ lên những binh gia, bà cậu khuất mặt ở đó món gì, là phải cúng ngay món đó. Nếu gia chủ quên hoặc cố tình cúng món khác thì hậu quả mất mùa sẽ đến ở những vụ mùa sau.

Ông Linh chia sẻ: “Đầu vụ, trước lúc thả giống, tôi thường thắp nhang khấn vái rất thành tâm, đại khái là vái binh gia, bà cậu ở mảnh đất này đến chứng kiến việc thả giống xuống vuông và phù trợ cho vật nuôi lớn nhanh, ít hao hụt, đến khi thu hoạch được mùa thì sẽ cúng trả lễ bằng… 1 con chó. Tôi để ý nhiều lần rồi, cúng chó ở vuông tôm đều mang lại điều may mắn, trúng mùa ào ào”.

Thấy lạ, chúng tôi có hỏi ông Linh, tại sao phải cúng chó ở vuông nuôi mà không cúng các loài vật khác? Ông Linh giải thích, tùy vào tâm ý của người nuôi mà họ van vái binh gia, bà cậu ở vuông đó và có thể kính dâng lên bất kể món ăn gì, chứ không nhất thiết phải là chó.

Riêng gia đình ông, ông cảm nhận được âm binh, bà cậu ở mảnh đất của gia đình ông rất thích dâng lễ vật là chó nên từ trước đến nay, ông đều van vái nếu mùa màng bội thu thì ông sẽ kính dâng lên những người khuất mặt đang cai quản, trông giữ vuông tôm của ông 1 con chó hơi (chưa xả thịt), kèm theo mâm hoa quả, rượu và gạo muối…

Ông Linh nói: “Tôi thường đặt ra chỉ tiêu trong mỗi vụ nuôi, nếu năm nào mà binh gia độ tôi lãi trên 200 triệu đồng thì tôi cúng chó quay, còn nếu mà trúng mùa, nhưng dưới mức đó thì tôi cúng chó thường.

Tôi luôn quan niệm, chó là loài vật tinh khôn, luôn trông giữ nhà cửa, tránh không bị trộm cắp thì khi dâng lên thần linh, loài vật này sẽ giúp thần linh cai quản các loài thủy sản trông vuông nuôi không bị hao hụt, mất trộm… Và tôi cảm thấy, âm binh ở đây rất chuộng việc cúng chó, mỗi lần tôi vái cúng chó là vuông tôm trúng rần rần, nhiều lần trúng tôm phải giấu vì sợ kẻ xấu phát hiện, trộm tôm”.

Nói về việc cúng vuông, ông Dữ (ngụ huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) cho rằng, có rất nhiều cách để cúng vuông. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình, mà người nuôi có thể van vái, cúng kiếng lên thần linh những món ăn khác nhau, thường thấy nhất là cúng heo và trái cây, rượu thịt.

“Nếu nhà nào giàu có thì họ cúng nguyên con heo quay và trái cây. Còn nhà khó khăn mà được thần linh khuất mặt, khuất mày độ thì họ cúng đầu heo hoặc gà, vịt và rượu, gạo muối…”, ông Dữ nói.

Theo người đàn ông này, mỗi khi trúng mùa, người dân địa phương rất hào sảng, phóng khoáng cúng dâng lên “bề trên” rất nhiều món ăn, trong đó chủ đạo vẫn là món mà họ vái trước đó. Bởi họ luôn tâm niệm, nhờ có sự phù trợ của “bề trên” nên họ mới trúng mùa và có được cuộc sống sung túc như vậy.

Do đó, nếu không van vái thì thôi, còn đã van vái mà thỏa được ước nguyện thì phải thực hiện lời hứa của mình. Ông Dữ còn nói thêm, trước ông quen 1 người ở Cà Mau đến địa phương này thuê đất để nuôi tôm. Trước khi thả giống, người này cũng van vái cúng kiếng đủ điều. Tuy nhiên, sau khi xổ vuông trúng liên tiếp nhiều con nước thì người này không chịu cúng trả lễ như đã hứa, nên sau đó liên tiếp mất mùa. Hậu quả là phải trả vuông về quê.

“Vái mà không thực hiện thì sẽ nhận lấy hậu quả, tôi để ý nhiều rồi. Những người khuất mặt họ cũng vất vả, phù hộ cho vật nuôi của mình mau lớn để nhận được công trạng như lời hứa của chủ vuông, nhưng khi đã trúng mùa, mà người nuôi lại bội ước, thì tội lỗi lắm. Nếu không cúng thì những vụ sau tôm nuôi chưa lớn đã chết hết rồi”, ông Dữ kể.

Thất mùa thì cúng… trứng vịt lộn

Ông Dũng (ngụ huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) chia sẻ, ông nghe người ta kể vụ mùa trúng thì nên cúng heo quay, chó quay… để dâng lên cho bà cậu khuất mặt ở đó, thì sẽ rất hên. Với ngụ ý khi được cúng kiếng thì âm binh này sẽ hết mình hỗ trợ cho chủ vuông.

“Tôi nghĩ, lâu nay việc cúng kiếng, van vái đã ăn sâu vào tâm thức của người dân mình rồi, làm gì cũng cúng vái, nuôi gì cũng cúng vái. Họ làm vậy để an tâm thôi, chứ quan trọng nhất vẫn là yếu tố kỹ thuật, có kỹ thuật tốt thì cái gì cũng đạt kết quả.

Dù không tin, nhưng tôi vẫn cúng kiếng, van vái cho an tâm. Ở xứ này, tôi thường cúng vái binh rừng, vì ở đây là xứ rừng, trong vuông tôm lúc nào cũng trồng nhiều cây đước”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, ông thuê khoảng 7 héc-ta đất rừng để nuôi tôm, mỗi lần trúng mùa thì ông cúng heo quay, heo trắng đuề huề. Riêng, những lần thất mùa thì ông cúng… hột vịt lộn luộc. Với ngụ ý thất mùa thì cúng trứng vịt lộn để bà cậu khuất mặt ăn, rồi phù hộ mà “lộn lại” thành… trúng mùa để người nuôi bớt khổ.

Khi nghe chúng tôi hỏi, thời gian cúng là lúc nào và có khi nào vái mà không trúng không? Ông Dũng cười hiền rồi đáp rằng: “Có chớ! Không cúng hoài chớ gì, vái mà không độ thì lấy gì mà cúng. Thời gian cúng thì không bắt buộc đâu, muốn cúng ngày nào là cúng thôi. Tất cả đều phụ thuộc vào chủ vuông thôi, nếu con nước đó trúng mùa thì khi kết thúc con nước họ sẽ cúng”.

Còn ông Anh (ngụ huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) cho rằng, nếu trúng mùa thì có rất nhiều cách cúng, thậm chí là cúng rất linh đình, trang trọng, vái gì cúng đó. Còn thất mùa thì chỉ có một cách cúng duy nhất là trứng vịt lộn. “Trúng thì có tiền, có của nên làm rình rang, van vái, cầu khẩn mong mùa sau cũng trúng như vậy. Còn thất bát quá, lấy tiền đâu mà mua lễ vật cúng, mà cũng chẳng ai vái lạy mình thất mùa cả. Nên những vụ mùa thất bát, chủ vuông chỉ mua hột vịt lộn dâng lên binh rừng, với mong muốn họ độ, “lộn lại” vụ sau sẽ được trúng mùa”, ông Anh chia sẻ.

Trên thực tế, việc nuôi thủy sản trúng mùa hay mất mùa không phụ thuộc vào yếu tố cúng vuông hay van vái bất kỳ một yếu tố siêu nhiên nào. Tất cả là do chất lượng con giống, môi trường ao nuôi, thời tiết… Nếu các yếu tố này đạt tiêu chuẩn tốt thì vuông nuôi đó chắc chắn sẽ có một vụ mùa thuận lợi, bội thu.

Việc cúng vuông, chủ yếu là do tâm lý của người dân, cúng để họ an tâm hơn trong việc sản xuất, canh tác ở mảnh đất đó. Một kỹ sư có chuyên ngành nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu khẳng định: “Làm gì có chuyện cúng vuông sẽ quyết định vụ mùa trúng hay thất.

Không có đâu, đó chẳng qua là do người dân mê tín thôi, cúng để họ vững tâm lý. Tôi lấy ví dụ, nếu người nuôi thả giống vào một miếng vuông nào đó, mà các yếu tố như con giống thì không chất lượng, nguồn nước thì nhiễm bệnh hoặc nắng mưa thất thường, còn người nuôi thì không có kinh nghiệm, kỹ thuật… thì tôi khẳng định luôn, dù họ có vái, cúng trăm ngàn món ngon, vật lạ đi nữa thì cũng thất mùa thôi. Tất cả là do kỹ thuật nuôi cả!”.

TRẦN KHẢI

Trung Thu Nghe Dân Chợ Lớn Sài Gòn Kể Chuyện Văn Hóa, Tập Tục Cúng Kiếng Của Người Hoa

Những ngày này, đi dọc các tuyến đường chính của Chợ Lớn thuộc khu vực Quận 5, chúng tôi người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các sạp treo kín lồng đèn rực rỡ. Từ đèn ông sao, đèn cá chép gắn liền với bao thế hệ tuổi thơ trẻ em Việt Nam, đến lồng đèn dạng cầu, dạng dài đậm hồn Đông Á.

Dĩ nhiên không ai dư tiền thừa của tới nỗi mua lồng đèn về rồi treo khơi khơi, nhưng một cách gián tiếp các hộ kinh doanh tạo nên cả khu lồng đèn làm đẹp phố phường những ngày rằm tháng 8. Dù công việc bán buôn không mấy suôn sẻ, nhưng các cô các chú cũng thấy vui trong lòng vì dù sao cũng đã góp phần làm đẹp cho đời.

“Năm nay bán hàng không bằng mọi năm, người ta tới tham quan nhiều hơn là mua đồ, còn mấy ngày nữa là tới Trung Thu mà bây giờ lồng đèn còn chất thành đống. Nghĩ cũng buồn lắm, nhưng thôi kệ. Thấy mấy đứa lớn kéo tới chụp hình cười nói làm vui vẻ cả con đường, ngày thường dễ gì được như vậy; còn mấy đứa nhỏ thì được ba má cõng trên vai, mắt mở to nhìn vào mấy cái lồng đèn rồi cười tít, cưng lắm”, một người kinh doanh lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học nói.

Đến đêm muộn, khi lượng khách từ xa kéo đến đã vãn dần, phố lồng đèn lúc này chỉ còn đúng lồng đèn đúng nghĩa, thì cũng là lúc có thể trò chuyện để hiểu nhau hơn về những con người đầu hai thứ tóc nhưng vẫn “rước đèn” cùng các cháu các em, vẫn tô thêm những mảng màu nhí nhảnh cho cuộc sống vốn dĩ khó khăn.

Chuyện cái bánh trung thu trứng muối

Sinh ra và lớn lên tại Chợ Lớn nhưng mang trong mình dòng máu dân Quảng Đông, chú Minh cầm trên tay cái lồng đèn cá chép đặc trưng của người Việt để kể chuyện cái bánh trung thu của người Hoa. “Tính ra, bánh trung thu của Việt Nam mình chơi hơi bị sang luôn đó con”, chú chắc nịch.

Để phân minh “sang” là sang như thế nào, chú tiếp chuyện: “Bánh trung thu ở Việt Nam mình làm theo nguyên bản của bánh trung thu ở Quảng Đông, ngoài vỏ và nhân bánh ra thì còn có hai quả trứng muối ở giữa, tượng trưng cho Song Hỉ vì cái gì đi theo đôi cũng tốt đẹp mà.

Nhưng khắp cái châu Á này, không phải chỗ nào cũng làm bánh với trứng muối như vậy. Bởi vì người ta nuôi gà nhiều hơn nuôi vịt, gà cũng dễ nuôi công nghiệp hơn, nên số lượng ‘hột’ gà so với hột vịt phải nói là áp đảo một trời một vực, vậy mà dân ta vẫn chơi sang, vẫn muối hột vịt để làm bánh”.

Thật vậy, nếu 10 quả trứng được bán đi và tiêu thụ trên toàn cầu thì đã có 9 quả là đến từ con gà, nửa quả kia từ con vịt và nửa quả còn lại là từ các loài chim khác. Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan là các nước sản xuất và xuất khẩu trứng vịt nhiều nhất thế giới, chiếm gần 100% số lượng toàn cầu.

Trứng gà muối không bổ dưỡng cũng như không hòa vị với bánh tốt như trứng vịt muối, vì vậy ông cha ta từ lâu đã sử dụng hột vịt muối để làm tâm điểm của bánh là không thể sai, đừng nên cãi. Nhưng không phải ở đâu cũng có nguồn cung trứng vịt dồi dào như nước ta để làm bánh.

“Có nhiều nước khác cũng ăn Trung Thu như ở Việt Nam, ở Quảng Đông nhưng họ làm bánh trung thu theo một ‘trường phái’ khác. Ở đó, người ta làm bánh nhỏ xíu và thậm chí là không có lòng đỏ muối bên trong luôn. Thành thử ra, con mà đem tặng bánh trung thu ở Việt Nam cho dân ở nước khác, đảm bảo sẽ được khen là chơi lớn”, lão Minh cười khanh khách kể chuyện.

Ăn Quận 5, nằm Quận 3, xa hoa Quận 1

Trung Hoa trải dài từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, kinh qua nhiều miền khí hậu và nhiều nền văn hóa nhỏ lẻ, nên người Hoa sau bao thế hệ đã tích lũy được cho mình cả kho tàng thực đơn, tạo nên một nền ẩm thực chỉ nhìn thôi là biết đó là món ăn Hoa.

Đến Chợ Lớn lập nghiệp từ thế kỷ 17, cộng đồng người Hoa ở miền nam Việt Nam vẫn gìn giữ được bản sắc của riêng mình qua cách xây dựng cộng đồng, kinh doanh buôn bán, diễn hát văn nghệ mà đặc biệt là nấu nướng ăn uống. Để biết được món Hoa có ngon không, cứ lẩm nhẩm câu thần chú “Ăn Quận 5, nằm Quận 3, xa hoa Quận 1”.

Đến Quận 5 – trung tâm của Saigon’s China Town – bạn sẽ được ngất ngây với thiên đường ẩm thực với cả trăm món ăn ngon mang đậm hương vị Trung Hoa truyền thống như: há cảo, sủi cảo, bánh bao, hủ tiếu sa tế, mì vịt tiềm, gà ác tiềm thuốc Bắc, cơm Triều Châu, cháo Tiều, heo quay, vịt quay, phá lấu, mì kéo sợi, hàu chiên trứng,…

“Nói không phải khoe, chứ chú không mở nhà hàng là hên cho tụi nó (các quán ăn khác), tại vì chú không muốn tụi nó bị ế thôi”, ông chủ sạp lồng đèn cười to, nói đùa, “Nói là nói vậy thôi, mặc dù không có học nấu bếp ngày nào, nhưng lúc nhỏ cũng được sư phụ mama (mẹ) dạy cho vài chiêu, nên bây giờ nấu đồ cũng ngon lành lắm à. Đã là người Quảng, người Hoa thì phải biết nấu ăn, không thôi bị nói là mất gốc, kì lắm”.

Nói về ẩm thực, chú Minh cũng chia sẻ một câu chuyện về văn hóa của người Hoa mà không biết vì lý do gì đã ảnh hưởng đến người Việt hiện đại rất nhiều: “Đi ăn tiệc, ăn hàng quán, ai cũng ăn rất dữ cho tới khi còn miếng cuối cùng thì không ai ăn, ai cũng nhìn nhau rồi cho qua miếng đó.

Có người thì nói là miếng dằn đĩa cho hà bá, không thôi nó lên nó kiếm mình; người khác thì nói là chừa lại miếng cuối để sau này còn có cái mà ăn, không thôi khổ đói kiếp này, kiếp sau; ba chú thì dạy là phép lịch sự; nhưng mà nói gì thì nói, gặp tao là tao ăn hết”, lão Minh lại bật cười thành tiếng, hề hước chia sẻ.

Tết nào cũng đều cúng kiếng tổ tiên

Xuôi theo tuyến phố rực rỡ ánh sáng lồng đèn, dừng chân ở một quán mì không biết có phải của người Hoa không nhưng chỉ viết bảng hiệu và thực đơn bằng Hán tự. Ăn một tô mì sủi cảo, được bà chủ quán khuyến mãi một lô chuyện kể về người Hoa.

Tết đầu năm mới, Tết Nguyên Tiêu nửa năm hay Tết Trung Thu,… Tết nào thì Tết, người Hoa vẫn luôn nhớ đến tổ tiên và cúng kiến đầy đủ mâm cỗ để tỏ lòng thành biết ơn với tiền nhân. Trước rằm, người ta lo đi chợ mua đồ về nấu nướng, mua hoa về trưng, mua nhang đèn đủ đầy.

“Cúng kiếng Tết Trung Thu cũng như mấy cái Tết khác, để bàn thờ được ấm, ấm ở đây không phải là ấm do nhang do đèn, mà ấm tình người, tình nghĩa con cháu của mình với ông bà tổ tiên. Sau nữa, cúng kiếng để các vong hồn kém may mắn, phải lang thang trong khổ lạnh, được chút ấm áp để mà không quấy phá người dương”, cô Hoa, chủ quán mì chia sẻ.

Cúng nào cũng có đủ đầy thức ăn và hoa đèn, cúng Trung Thu thì người Hoa trưng những gì lên mâm cỗ? Khác với người Việt, người Hoa thường cúng dâng vịt quay và dưa hấu bên cạnh bánh trung thu, bánh pía và các loại bánh kẹo thường thấy.

“Thịt vịt đẩy khí hỏa ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng âm dương trong con người cũng như ở xung quanh mình, đó cũng là lý do tại sao bánh trung thu lấy trứng vịt muối làm nhân bên trong. Dưa hấu tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, hình dáng tròn trịa cũng biểu thị sự tròn vẹn mà ai cũng muốn có”, cô bật mí về mâm cỗ nhà mình.

Ngoài ra, còn có bánh nguyệt là loại bánh to tròn có màu trắng giống Mặt Trăng trên bầu trời; có mì trường thọ là những sợi mì dai, dài, khó đứt với mong muốn được sống đời sống kiếp hoặc ít nhất cũng không phải bất đắc kỳ tử. Dĩ nhiên không thể không có vàng mã, giấy tiền âm phủ,…

Mâm cúng được bày trước sân, nghi ngút khói nhang từ giờ Mão đến giờ Hợi (6 giờ chiều đến sau 9 giờ tối), lúc này Mặt Trăng đã xuất hiện và leo cao dần lên trên bầu trời. Mang theo trong những làn khói trắng là ước nguyện của gia chủ về nhà cửa êm ấm, kinh doanh thuận lợi và xã hội thái bình, muôn dân no ấm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tục Cúng Trung Thiên Của Người Dân Xuân Bái trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!