Xu Hướng 3/2023 # Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Tây Ninh # Top 5 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Tây Ninh # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Tây Ninh được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mảnh đất Tây Ninh vốn nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như núi Bà Đen, sông Vàm Cỏ Đông, hồ Dầu Tiếng,… Đây cũng là nơi đánh dấu sự ra đời của đạo Cao Đài với Toà thánh Tây Ninh, một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo và là trung tâm hành chính của Hội thánh Cao Đài Tây Ninh hiện nay.

Theo nguồn sử liệu của đạo Cao Đài, sự tích Hội Yến Diêu Trì Cung bắt nguồn từ buổi cầu tiên vào đêm Trung thu năm Ất Sửu (1925), khi đó chưa khai mở đạo Cao Đài. Đó là một bữa tiệc chay long trọng mà các tín đồ Cao Đài dâng lên Đức Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương. Sự tích này được Hộ pháp Phạm Công Tắc mô tả lại trong một bài thuyết Đạo như sau: “Tuy buổi ban sơ mà dường như khối óc đã thâm nhiễm nhiều rồi, nên Đức Chí Tôn mới ra lịnh biểu làm một cái tiệc. Ngài dạy sắp đặt cái tiệc ấy để đãi 10 đấng vô hình: Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Phần hữu hình có ba người (Thượng sanh, Thượng phẩm và Hộ pháp). Sắp đặt tiệc ấy do tay bà Nữ Chánh Phối sư Hương Hiếu, vâng mạng lịnh tạo thành một cái tiệc, trên là bàn thờ Đức Phật Mẫu, ở dưới sắp chín cái ghế như có người ngồi vậy. Chén đũa, muỗng dĩa, bất kỳ cái gì cũng giống như đãi người hữu hình vậy, duy có ba người xác thịt là Thượng sanh, Thượng phẩm, Hộ pháp.

Bần đạo mới hỏi, tiệc nầy là tiệc gì?

Ngài nói là: Hội Yến Diêu Trì.

Ba người sống đồng ngồi ăn, còn Bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu gắp đồ ăn để vào chén cho chín vị và trên bàn thờ cho Đức Phật Mẫu cũng như người sống vậy”. Sau khi đãi tiệc Hội Yến Diêu Trì xong, Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng cơ cám ơn 3 ông: Tắc (Đức Hộ pháp), Cư (Đức Thượng phẩm), Sang (Đức Thượng sanh) và sau đó mỗi vị cho một bài thi 4 câu để làm kỷ niệm buổi Hội Yến đầu tiên ấy.

Người đạo Cao Đài quan niệm Hội Yến Diêu Trì Cung là ngày Đức Phật Mẫu đem bí pháp giải thoát chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng. Đây cũng là ngày tạo thành hình tướng hữu vi của đạo Cao Đài. Vì vậy, Rằm tháng Tám hàng năm, Hội thánh Cao Đài Tây Ninh đều long trọng tổ chức Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung để tỏ lòng tôn kính đấng Đại Từ Mẫu, thể hiện tấm lòng biết ơn công lao trời biển của đấng sinh thành, có ý nghĩa trong việc phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hoá của người Việt Nam. Ngày 15 tháng 8 Âm lịch cũng được chọn là ngày lễ hội của phụ nữ Cao Đài, nên trong những ngày này Hội thánh tổ chức hội thi về nữ công gia chánh cho các tín nữ Cao Đài. Ngày 15 tháng 8 Âm lịch cũng là ngày Tết nhi đồng theo truyền thống của dân tộc, nên Hội thánh cũng tổ chức cho nhi đồng dâng đèn hoa vào lúc chiều tối ngày 14 và ngày 15, gọi là Dâng Cộ Đèn, sau đó phát quà cho các nhi đồng vào sáng ngày 16. Do đó, ngày Rằm tháng Tám Âm lịch được xem là ngày đại lễ lớn nhất trong năm của Đạo Cao Đài, bao gồm: Đại lễ cúng Đức Phật Mẫu, Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, Lễ hội phụ nữ Cao Đài và Tết nhi đồng.

Trung thu năm nào cũng vậy, toàn thể tín đồ Cao Đài lại được tụ họp cùng nhau dưới mái nhà chung Đại Đạo để báo hiếu Đức Phật Mẫu vì công sinh thành dưỡng dục và phổ độ vào đường đạo với một tấm lòng thành kính. Đây cũng là dịp để họ bày tỏ lòng mình, chia sẻ niềm tôn kính với đấng siêu việt chung và niềm vui được sống bên nhau, quây quần bên bữa cỗ chay cùng chuyện trò thân mật. Hội Yến Diêu Trì Cung trở thành lễ hội truyền thống của đạo Cao đài, có sức lan toả trong cộng đồng, thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham dự.

Khoảng một tuần trước ngày Rằm tháng Tám, nội ô Toà thánh Tây Ninh đã rộn ràng không khí khẩn trương chuẩn bị cho một mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Hội thánh cho sửa sang lại các con đường, vườn hoa, cây cảnh, trang hoàng lại các cổng tam quan và dựng các dãy nhà rạp xung quanh Điện Thờ Phật Mẫu. Có một điều đáng quý là vào những ngày này, rất nhiều tín đồ Cao Đài đã tự nguyện về Tòa thánh để làm công quả. Người đạo Cao Đài quan niệm Rằm tháng Tám là dịp làm phúc đức nên người đạo ai nấy đều chẳng quản khó khăn, vất vả đều phấn khởi, hăng say làm các công việc trong Tòa thánh. Cơm nhà, việc đạo, ai ở xa hoặc khó khăn hơn thì đến bữa dùng cơm chay tại trai đường của Tòa thánh.

Phần lễ theo truyền thống của đạo, cúng vào đêm mười lăm, kéo dài từ chiều đến mười hai giờ đêm, có rước cộ bông Đức Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương, có múa rồng nhang, ngọc kỳ lân, quy, phụng, đội múa phụng và đội nhạc sắc tộc diễu hành trước Báo Ân Từ và Đền Thánh cực kỳ hoành tráng, đặc sắc. Đoàn rước cộ bông Đức Phật Mẫu rất hùng hậu: Dẫn đầu là đoàn vũ công múa Long Mã, tiếp đến là cờ Đạo có hình Thiên Nhãn được một vị chức sắc giương cao dẫn đầu đoàn múa Tứ lính. Sau đó là một chiếc xe hoa trên đó có hình Phật Mẫu và chín cô Tiên. .Đoàn hộ tống theo sau là đội nhạc, đội trống của tín đồ Xtiêng và Khmer, kế đó là các vũ công múa Tứ Linh và cuối cùng là đội múa lân. Tiếng trống kèn rộn rã hài hòa vào các điệu múa của Long Mã, Ngọc Kỳ Lân, Rồng nhang, Qui, Phụng đặc sắc, mang nét độc đáo của đạo Cao Đài mà không có ở bất cứ nơi nào khác. Đặc biệt, múa Rồng nhang là một nét đặc trưng chỉ có ở Tây Ninh. Con Rồng dài đến gần 20 mét, do một đội vũ công khoảng 30 người điều khiển, khi múa từ đằng xa đã thấy một vùng trời sáng rực. Sự chuyển động của khói nhang nghi ngút làm toát lên vẻ uy nghi, thần thánh của con vật linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian cũng như trong đạo Cao Đài đang uốn lượn chuyển mình hướng về Tòa thánh.

Ngoài hội thi trái cây và đám rước Cộ Tiên, du khách còn được thăm quan, chiêm ngưỡng những gian hàng trình bày hình ảnh sinh hoạt tôn giáo của các Họ đạo thuộc Hội thánh Cao đài Tây Ninh, đặc biệt hơn là các gian trưng bày các tích sử như: Hai Bà Trưng,  Âu Cơ – Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Hưng Đạo Vương,… Bên cạnh đó, du khách sẽ được xem và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí mang đậm chất dân gian, giàu bản sắc văn hóa như biểu diễn võ thuật, đánh cờ tướng, hòa nhạc cổ điển, làm thơ, ngâm thơ, diễn kịch, thi làm cộ đèn, cộ hoa, thi cắm hoa, thi làm bánh,…

Lời kết:

Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Cao đài Tây Ninh đã bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tục thờ Trời, thờ Mẫu, các nghi thức cúng tế, nhạc lễ vô cùng đặc sắc. Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung chứa đựng nhiều giá trị đạo đức không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống, đó là sự trân trọng, giữ gìn và mong muốn cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Thông qua lễ hội, người ta thấy được sức mạnh đoàn kết của cộng đồng tôn giáo Cao Đài Tây Ninh. Đó cũng là biểu tượng tốt đẹp trong việc giáo dục đạo đức nhân cách của con người, phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới cần được giữ gìn và phát huy.

Năm nào cũng vậy, Rằm Trung thu ở Tây Ninh thường có mưa to, nhưng du khách thập phương cũng như người dân mộ đạo không quản ngại mưa dầm vẫn háo hức đón chờ đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung như một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá, trở thành đời sống tinh thần không thể thiếu được của đồng bào theo đạo Cao Đài./.

(Nguồn: Ban Tôn Giáo Chính Phủ)

Những Thông Tin Cần Biết Về Chùa Phật Tích Bắc Ninh

Lại là một trong những điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi du lịch Bắc Ninh. Tìm hiểu về chùa Phật Tích ngay và luôn cùng Ximgo nào!

1. Những thông tin sơ lược về chùa Phật Tích

Địa chỉ: thôn Phật Tích, Tiên Du District, Bac Ninh Province, Vietnam

Được xây dựng vào năm 1057 nằm trên sườn núi phía Nam, Chùa Phật Tích hay còn gọi là chùa Vạn Phúc là ngôi cổ tự linh thiêng, là nơi cầu an, khấn vái của người dân cũng như phật tử nơi đây những ngày lễ, ngày rằm hay đầu tháng để mong điều bình an, những điều tốt lành và may mắn.

2. Hướng dẫn đường di chuyển đến Chùa Phật Tích Bắc Ninh

2.1 Cách du chuyển đến chùa Phật Tích từ Hà Nội

Từ Hà Nội đến Bắc Ninh khá gần nên bjan có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc xe bus đều được.

Đối với xe máy, ô tô cá nhân bạn có thể đi bằng hai cách:

Cách 1: Từ Hà Nội các bạn qua cầu Chương Dương, qua cầu Đuống đi thẳng về hướng Bắc Ninh đến thị xã Từ Sơn sẽ có đường rẽ bên phải đi thẳng vào Đền Đô. Biển chỉ dẫn rất lớn nên các bạn không cần phải lo lắng. Từ đền Đô bạn đi thêm 10km nữa thì sẽ đến được chùa Phật Tích theo đường cao tốc/ đường Nguyên Phi Ỷ Lan/ đường Lý Thánh Tông là đến

Cách 2: Từ Hà Nội các bạn qua cầu Vĩnh Tuy hoặc cầu Thanh Trì, cắt ngang qua đường 5, đi thẳng theo hướng Quốc lộ 1A đến lối xuống Phù Chẩn – Đền Đô thì các bạn đi xuống hướng bên trái là tới. Từ đền Đô bạn đi thêm 10km nữa thì sẽ đến được chùa Phật Tích theo đường cao tốc/ đường Nguyên Phi Ỷ Lan/ đường Lý Thánh Tông là đến

Bên cạnh đó bạn có thể di chuyển bằng xe bus số 54 chuyến long Biên Bắc Ninh để có thể đến Bắc Ninh nhanh và an toàn.

2.2 Cách di chuyển đến chùa Phật Tích từ Đà Nẵng

Nếu di chuyển từ Đà Nẵng đến với chùa Phật Tích bạn có thể đi bằng hai đường là đường bộ và hàng không.

Nếu đi bằng đường hàng không: bạn có thể bay đến sân bay Nội Bài và từ đó di chuyển đến trung tâm rồi đến chùa như trên hoặc đi chuyển đến Bắc Ninh bằng xe bus.

Nhà xe Hoàng Long: 3 chuyến/ ngày, văn phòng Đông Hà Đà Nẵng – Bắc Ninh

Các nhà xe Bắc Nam chạy ngang Bắc Ninh: nhà xe Mai Linh, nhà xe Hiền Phước, nhà xe Phượng Hoàng, nhà xe Camel Travel

Thuê xe du lịch

Một số điều cần chú ý khi di chuyển từ Đà Nẵng đi Bắc Ninh:

Quãng đường Đà Nẵng – Băc Ninh không xa nhưng cũng không quá gần, nên chọn cho mình chỗ ngồi/nằm thoải mái và những vật dụng như điện thoại, ipad,laptop,… để giải trí.

Người say xe không nên ngồi cuối bởi cuối xe rất xốc

Bảo quản đồ dạc, tài sản cẩn thận, không nên để đồ dạc quý giá trên xe khi bản thân đi xuống xe.

2.3 Cách di chuyển đến chùa Phật Tích từ Hồ Chí Minh

Thông thường ở Hồ Chí Minh khách hàng sẽ di chuyển bằng máy bay đến sân bay Nội Bài, Hà Nội và theo con đường nêu trên để đến Bắc Ninh.

Nếu như bạn đi bằng xe khách thì có thể lựa chọn vác hãng xe uy tín như: nhà xe Mai Linh, nhà xe Hiền Phước, nhà xe Phượng Hoàng, nhà xe Camel Travel, nhà xe Hoàng Long hoặc thuê xe du lịch đến Bắc Ninh.

3. Những điều đặc biệt tại chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích mang đâm âm hưởng nét đặc trưng Phật giáo của thời nhà Lý và cũng là công trình kiến trúc tiêu biểu của triều đại thời bấy giờ được nhà vua đặc biệt quan tâm cũng như có giá trị văn hóa truyền thống và Phật giáo cho đến tận bây giờ.

Nơi đây cho đến hiện tại vẫn là nơi lưu giữ và chứa nhiều hiện vật cổ từ ngày xưa vô cùng quý giá với nét kiến trúc đặc trưng của thời Lý ngày xưa. Dưới triều đại thời Lý, có thể nói là một trong những triều đại Phật giáo phát triển rực rỡ nhất và là triều đại để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất cho nước ta cho đến thời điểm hiện tại.

Đây là ngôi chùa được nhà sư Ấn Độ Khâu-đà-la về dựng và truyền đạo nên trong nét văn hóa tại ngôi chùa vẫn có chút gì mang nét Ấn Độ sau nhiều năm tồn tại. Bên cạnh đó những truyền thống của xứ Kinh Bắc cũng được thể hiện rõ tại chùa.

Năm 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng thêm một ngọn tháp cao tại chùa và sau khi ngọn tháp đổ thì có một bức tượng A di đà ở bên trong nguyên khối gằng xanh ngọc và được dát vàng bên ngoài. Từ đó thì cả ngôi chùa được dời nên sườn núi và đổi tên là Phật Tích.

Đặc biệt có thể kể đến bức tượng Phật A di đà tượng trưng cho ngôi chùa cũng là tuyệt tác được phát hiện ra khi tòa bảo tháp bị hư hại với bằng ngọc xanh nguyên khối được mạ vàng là tác phật đặc trưng trong thời kì Phật giáo nhà Lý. Bức tượng có hình tượng Phật A di đà ngồi giữa tòa sen

Ngôi chùa Phật Tích tồn tại được 300 năm và bị hư hỏng bởi chiến tranh và đến năm 1945 thì được khôi phục lại cho đến hôm nay. Chùa được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 28/044/1962.

Thời điểm lý tưởng nhất để thăm chùa Phật Tích là dịp Lễ hội khán hoa mẫu đơn, được tổ chức từ mồng 3 đến mồng 5 Tết Âm lịch thường niên. Khách thập phương đổ về đây lễ Phật, ngắm hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc và tham gia các trò chơi dân gian thú vị như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ…

Chùa Phật Tích có kiến trúc chia gian cụ thể:

7 gian tiền đường

5 gian bảo thờ Phật, Đức A di đà, các vị tam thế

8 gian nhà tổ

7 gian nhà thờ Mẫu

4. Những thông tin bổ ích cần nắm khi du lịch chùa Phật Tích

Bạn có thể đến chùa Phật Tích vào hai khoảng thời gian trong năm là dịp đầu năm với lễ hội hoa Mẫu Đơn và lễ hội truyền thống chùa Phật Tích.

Đến chùa nên mặc trang phục thanh nhã, lịch sự, không màu mè sặc sỡ và nhiều chi tiết

Tránh có thái độ khiếm nhã, bất kính ở trong chùa hay nói những lời thô tục, chen lấn xô đẩy tại chùa

Hãy đặt trước các dịch vụ và lên kế hoạch thật kĩ càng cho hành trình để có chuyến đi thuận lợi và an toàn nhất bên cạnh đó tránh việc mùa du lịch bị cháy phòng

Chuẩn bị cho mình những vật dụng y tế, thuốc uống

Chuẩn bị thuốc xịt côn trùng, kính mát, mũ, áo khoác, kem chống nắng,…

Tham khảo một số review để có thể lên kế hoạch và dự trù chi phí tốt nhất cho mình.

Bài Ximgo (Nguồn ảnh: Internet)

Khám Phá Điểm Du Lịch Tâm Linh Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Miếu bà chúa xứ nằm ở đâu An Giang?

An Giang vốn là tỉnh có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như chợ nổi an giang, khu du lịch rừng tràm Trà Sư,…nhưng không thể nhắc đến miếu bà chúa xứ một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ của Đồng bằng sông cửu long mà ngay cả người việt nam ở nước ngoài cũng biết đến miếu bà này.

Miếu bà chúa xứ tọa lạc nằm ở dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, Thành phố châu đốc, tỉnh An Giang. Có rất nhiều sự tích huyền bí kể lại xung quanh chùa bà này và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Sự tích linh thiêng tại miếu bà chùa xứ

Với những khách du lịch lần đầu đặt chân đến miếu bà chúa xứ sẽ rất ít biết miếu bà có từ bao giờ và tại sao lại có miếu bà,…và loạt xung quanh câu hỏi về miếu bà được đưa ra?

Theo truyền thuyết kể lại rằng, cách đây khoảng 200 năm người dân An giang đã phát hiện tượng bà trên đỉnh núi Sam và muốn đưa tượn xuống nhưng khói lượng rất nặng. Nên đã nhờ các thanh niên trai tráng và lực lưỡng khiêng xuống nhưng không tài nào khiêng được, nghe theo lời phán của bà “cô đồng” chỉ cần nhờ 9 cô gái đồng trinh đi lên khiêng xuống. Khiêng đến giữa núi Sam thì không nhấc lên được nữa, nên người dẫn nghĩ rằng, có lẽ tượng Bà đã chọn được vị trí mà mình muốn an vị và lập miếu tôn thờ.

Nét đẹp nổi bật của Miếu Bà Chúa Xứ

Ngày xưa, miếu bà được xây dựng rất đơn sơ chỉ bằng tre lá, phần lưng chùa quay về vách núi còn mặt tiền chính diện hướng ra con đường và cánh đồng. Đến năm 1870 mới cho xây dựng lại bằng gạch hồ và thiết kế với dáng vẻ kiểu chùa miếu của thời nhà Hán nên giữ vẻ đẹp cho đến ngày nay.

Miếu bà thiết kế độc lạ tho hình chữ “Quốc”

Điểm đẹp và ấn tượng của miếu bà chính là cách thiết kế độc đáo theo bố cục hình chữ “Quốc”, hình khối của các tòa tháp này đều có dạng hoa sen nở, góc mái ở góc nào cũng vút cao như mũi thuyền đang nhô về phía biển. Các hoa văn ở khu vực cổ lầu chánh điện đều mang đạm nét nghệ thuật.

Bên trong chánh điện các tượng thần được sắp xếp chỉnh chu và hòa hợp vào nhau, bao quanh khung của đều được chạm khắc điêu luyện và tinh xảo với những hình ảnh mang tính chất nghệ thuật kiểu Ấn Độ.

Tượng Bà được đặt chính điện, phía trước tượng bà có bàn thờ hội đồng. Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, ngoài ra còn có thờ thêm một hình tượng con Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ, và có rất nhiều hình thờ khác được đặt bên trong miếu thờ này.

Tham quan miếu Bà linh thiêng dịp Tết đến, xuân về

C ứ vào các dịp nghỉ lễ, miếu bà chúa xứ lại rộng ràng đông vui và tấp nập người đến viếng thăm và khấn vái. Nhưng dịp tết đến, xuân về lại thu hút đông đảo người dân đến thắp hương cầu nguyện mong một năm mới bình an, gia đình ấm no hạnh phúc.

Miếu Bà chúa xứ trên núi Sam thực sự rất linh thiêng, nhiều người đến đây xin khấn vái để không gặp vận, gặp thời trong việc làm ăn đều được Bà ban phước và luôn thành công trong công việc. Không chỉ với khuôn viên rộng rãi và sự linh thiêng mà miếu bà mang lại, nơi đây còn ấn tượng cho du khách đến tham bởi nét kiến trúc độc đáo và đẹp ấn tượng của miếu này.

Càng về đêm miếu bà càng đẹp nhờ được thắp sáng bằng những ánh đèn lấp lánh từ những cây cổ thụ trên cao, khiến miếu bà càng đẹp lung linh và huyền ảo.

Vào mùa lễ hội miếu Bà, hàng triệu người từ khắp các vùng miền cả nước về đây để dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành…đồng thời tham gia một số hoạt động khác như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ…

Tây Ninh Với Những Miếu Thờ Bà

Ở Tây Ninh, các ngôi miếu thờ Bà Chúa xứ và Ngũ hành có mặt ở khắp các huyện, thị, trừ các huyện mới như Tân Châu, Tân Biên. Về miếu Bà Chúa xứ, ta thấy số lượng nhiều hơn trên các miền đất có lịch sử lâu đời như Trảng Bàng, Gò Dầu. Chưa kể tới các miếu, điện thờ Bà Đen có đặc thù riêng. Còn các miếu Ngũ hành, với dân gian Tây Ninh cũng thường kèm theo bộ tượng năm bà, nên cũng được coi như tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu.

Như chúng ta đã biết, vị trí miếu Bà ở Nam bộ thường được chọn vị trí ở các bến sông, vàm rạch hoặc một góc rừng còn sót lại với những cây cổ thụ. Điều này cũng được người dân Tây Ninh tuân thủ. Điều đó có thể thấy ở các miếu Bà Chúa xứ có trên đất Tây Ninh. Tại Trảng Bàng, các ngôi miếu cổ thường nằm giữa một cụm cây rừng cổ thụ. Điển hình là miếu Bàu Rong thuộc ấp Gia Tân, xã Gia Lộc. Không gian miếu cổ um tùm cây cối, các loài cây sao, dầu và đặc biệt là một gốc đa có tuổi vài trăm năm, ruột cây đã rỗng ra thành bộng. Trên cây còn là các loại dây leo, tầm gửi vấn vít tạo nên một môi trường lý tưởng cho các loài chim chóc, kể cả loài chim quý hiếm. Mặc dù ấp Gia Tân nay đã thành ruộng rẫy với xóm ấp có cửa nhà san sát, nhưng vào lại khu cổ miếu Bàu Rong, người ta vẫn có cảm giác trở lại với rừng xưa trong không khí ẩm mát, ríu rít tiếng chim kêu. Cùng loại với Bàu Rong, ở xã An Tịnh có miếu bà An Phú, mà hồi xa xưa có tên gọi là Hóc Ớt. Đấy là cách gọi một vùng rừng hẻm hóc, có mọc nhiều cây ớt. Do chiến tranh và sau này là sức ép đô thị hóa nên miếu bà An Phú đã không còn cây cối rậm rạp hoặc cây cổ thụ. Bên ấp An Khương cũng có một ngôi thờ Bà, nằm dưới gốc một cây sao chằng chịt dây rừng.

Ở về phía đông bờ sông Vàm Cỏ Đông, các xã An Hòa, Gia Bình cũng có nhiều miếu Bà Chúa xứ. Vùng tam giác nơi giáp ranh ba ấp: An Lợi, An Thới – xã An Hòa và ấp Chánh – xã Gia Bình là nơi có mật độ dày các miếu thờ Bà. Kể từ ngã tư Gia Bình đi vào có một ngôi ở ấp Chánh, một ngôi ở An Lợi. Ngay tại cửa rạch Trảng Bàng đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gọi là Vàm Trảng cũng có ba ngôi, nhưng đáng kể về cả quy mô và lịch sử lâu đời nhất có lẽ là ngôi ở ngay cạnh Trạm Liên hợp Kiểm soát đường sông Vàm Trảng. Tại đây, ngay bến sông là cây đa to, có vóc dáng kỳ lạ đổ nghiêng ra mặt nước. Ngôi miếu nằm lùi về phía trong bờ, ngoảnh mặt ra sông.

Tại Gò Dầu, xã Phước Thạnh cũng có ngôi miếu Bà Chúa xứ nằm dưới vòm cây đa cổ thụ, thân cây lớn cỡ 3- 4 vòng tay người lớn. Ngoài ra còn là những bụi cây duối có tuổi trên trăm năm. Do vậy mặc dù miếu nhỏ, nhưng đi trên đường trục chính của xã ai cũng thấy ngôi miếu từ xa.

Ở khu vực huyện Châu Thành cũng có miếu thờ Bà Chúa xứ Thanh Điền. Miếu Thanh Điền nằm ở ấp Thanh Phước, trên một gò đất cao mà người địa phương hay gọi là gò tháp Rừng Dầu. Nguyên do là trên gò ngày xưa có cả một rừng cây dầu cổ thụ. Bên dưới gò có những móng nền tháp cổ; từng được người Pháp chú ý tìm kiếm những di vật cổ trong nửa đầu thế kỷ XX. Ngày nay, bà con có lòng tín ngưỡng đã không chỉ tôn tạo trùng tu ngôi miếu cũ, mà còn trồng lại cả một vườn cây dầu để trở lại với hình ảnh thuở xưa. Dầu đã mọc lại trên gò, mơn mởn măng tơ cao hàng chục mét và đã khép tán rủ đầy bóng mát.

Ngôi miếu vừa có cảnh quan đẹp đẽ, vừa có gốc gác lâu đời nhất ở Thành phố hiện nay chính là miếu Ngũ hành xóm Hố. Miếu nằm sát một bến sông có cảnh trí tuyệt vời được gọi là bến Miễu. Khuôn đất miếu nằm kế rạch Tây Ninh ở về phía hạ lưu cầu Thái Hòa khoảng 1 km. Quanh miếu là cả một cụm rừng xưa sót lại với nhiều cây sao, trâm, bồ đề và xoài cổ thụ. Có nhiều khả năng khu đất miếu chính là di tích phủ cũ thời Nặc Ông Chân – vua Chân Lạp. Ngay dưới gốc hai cây bồ đề xoắn bện vào nhau còn là một móng tháp gạch, cùng loại với gạch ở khu di tích quốc gia gò Cổ Lâm, xã Thanh Điền. Chung quanh đất miếu cũng phát hiện ra những nền móng tháp tương tự. Một thời chưa xa xôi lắm, bến miễu còn tấp nập trên bến dưới thuyền, do hoạt động buôn bán bằng ghe thuyền trên rạch Tây Ninh, nối ra sông Vàm Cỏ Đông về các tỉnh miền Tây còn thịnh hành. Thương lái đi và về thường ghé bến, để lên miếu thắp nhang, bày biện hoa trái cúng, cầu được bình an và mua may bán đắt. Ngày nay, giao thông bộ phát triển, nên dĩ nhiên thờ cúng miếu cũng đã thuyên giảm nhiều so với ngày xưa.

Về kiến trúc, các ngôi miếu thờ Bà Chúa xứ và Ngũ hành ở Tây Ninh không lớn, ngôi đáng kể nhất chính là miếu Ngũ hành ở khu phố 5, phường 1 có kích thước mặt bằng vuông, 4 mét mỗi chiều. Miếu Bà Chúa xứ Vàm Trảng cũng vuông, mỗi bề 3,6 mét. Cả hai ngôi vừa kể đều có thêm 1 hành lang ở mặt trước. Tuy miếu chỉ có 1 gian nhưng hành lang thường được xây thêm 2 trụ gạch (ngoài 2 cột chính) để tạo thành một hình ảnh mặt tiền có 3 nhịp gian. Hai nhịp bên có khi còn được tạo vòm cong, có lan can con tiện. Nhịp giữa xây tam cấp để bước lên. Ngôi có thể có kích thước lớn hơn cả là miếu Ngũ hành ở ấp An Thành, An Tịnh với kích thích mặt bằng: 3,6 x 5,1m. Còn lại, đa số có kích thước mặt bằng nhỏ hơn, chỉ từ 02 đến 2,4m mỗi bề. Có ngôi chỉ xây 3 mặt tường, còn phía trước để trống cho dễ bề bày biện phẩm vật cúng và dâng hương cúng tế. Đa số các ngôi miếu được xây với tường cột gạch, lợp ngói móc theo kiểu đơn giản với hai mái dốc. Bên trong cũng bài trí giản dị với thông thường là một bàn thờ chính ở giữa gian, hai bàn thờ phụ nhỏ hơn ở hai bên.

Với miếu Bà Chúa xứ thì bàn thờ chính thường có một pho tượng bà được khoác áo choàng bằng gấm hay lụa đen hoặc đỏ có thêu ren kim tuyến. Với miếu Ngũ hành thì bàn thờ chính thường có 5 pho tượng bà, mỗi người khoác áo màu khác nhau; hoặc tượng nhỏ thì sơn vẽ màu trực tiếp trên tượng. Các bàn thờ nhỏ hai bên có khi là tượng Cô và Cậu hoặc hai cậu có tên: Cậu Tài, Cậu Quý. Theo những người cao tuổi, đa số các ngôi miếu trước kia không có tượng thờ, mà chỉ có ở trên bức tường giáp bàn thờ những chữ Hán được vẽ lên như là những bài vị để thờ cúng mà thôi. Tượng Bà mới chỉ có trong các miếu vài chục năm gần đây, do vậy đa số đều được đắp bằng vữa xi măng cốt thép.

Còn có một kiến trúc khác luôn gắn bó với ngôi miếu, và nhiều khi còn được xây cất cầu kỳ công phu hơn cả ngôi miếu. Đó là ngôi võ ca. Thường võ ca có diện tích lớn hơn ngôi miếu, và đây chính là nơi diễn ra các nghi lễ chính của việc thờ cúng các vị nữ thần; cũng là nơi các tốp hát múa bông, múa mâm vàng biểu diễn. Khi ấy bà con xóm ấp thường đứng vòng trong, vòng ngoài chung quanh để xem; và sau đó dọn cỗ bàn cùng ăn khi đã xong các lễ nghi cúng miếu. Võ ca của miếu bà An Phú có kích thước mặt bằng là: 6 x7,2m; trong khi miếu chỉ có 2,4 x 2,4m.

Ở miếu Ngũ hành xóm Hố, võ ca là 5,4 x 5,7m, trong khi miếu chỉ có mặt bằng hình vuông mỗi cạnh 4m. Đặc biệt là ở hai ngôi này, võ ca còn có kiến trúc đặc biệt và tiêu biểu, làm theo lối đình chùa truyền thống Nam bộ; nghĩa là có bộ khung cột cấu trúc kiểu “tứ trụ” cùng với hệ vì kèo, xiên trính bằng gỗ quý kích thước lớn và mái ngói hình bánh ít. Võ ca thường chỉ có cột mà không có tường bao, trống thoáng ba bề, bên trong có thể được bố trí vài bàn xây cố định để đến ngày cúng miếu mới bày biện nhang đèn, bông trái làm thành các bàn thờ địa hoàng, thành hoàng, binh gia, Quan tướng… Ngoài ra, chung quanh sân miếu, ở một số nơi có đất đai rộng rãi còn có thêm các ngôi miếu nhỏ, cỡ chỉ trên dưới 1m2, thờ binh gia, ông Tà, ông Cọp và chiến sĩ trận vong.

Các ngôi miếu Bà dường như không có tuổi, bởi có hỏi thì cũng được trả lời rằng miếu có từ thuở ông sơ, bà cố vài trăm năm trước. Nhưng cứ theo những truyền miệng qua các thế hệ cũng có thể chắc chắn rằng các miếu Bà chính là các ngôi thờ tự đầu tiên ở thôn, làng. Vậy nó cũng có lịch sử trùng với việc khai hoang mở đất lập làng. Nhân kỷ niệm 180 năm – Tây Ninh hình thành và phát triển, cũng xin điểm lại những ngôi thờ Bà đáng nhớ, còn được nhiều người lưu trong ký ức.

Cập nhật thông tin chi tiết về Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Tây Ninh trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!