Xu Hướng 6/2023 # Trong Trường Hợp Nào Phải Xin Giấy Phép Khi Sửa Nhà # Top 11 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Trong Trường Hợp Nào Phải Xin Giấy Phép Khi Sửa Nhà # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Trong Trường Hợp Nào Phải Xin Giấy Phép Khi Sửa Nhà được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong trường hợp nào phải xin giấy phép sửa nhà?

Nhưng giấy phép sửa nhà này chỉ cần xin ở phường. Bởi việc sửa nhà ở khi chưa xin phép sẽ gặp rắc rối khi quản lý đô thị kiểm tra.

Đơn xin sửa chữa nhà trên không tốn chi phí và thủ tục làm đơn giản.

Trong trường hợp bạn muốn xây thêm tầng thì việc xin giấy phép sửa nhà là điều cần thiết. Giấy phép xây dựng này sẽ do UBND cấp quận nơi nhà bạn đang chuẩn bị sửa chữa cấp phép.

Thủ tục sửa nhà nâng tầng thường phức tạp hơn giấy phép xây dựng mới bởi khi bạn sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì nhà bạn phải có hồ sơ kiểm định móng và giấy phép xây dựng nhà.

Hồ sơ này do Quận cấp phép.

Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng sửa chữa, cải tạo gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 16;

Giấy tờ về quyền sử dụng đất; (

sổ hồng hoặc sổ đỏ

)

Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.

Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Thời gian theo quy định là 21 ngày từ ngày nộp hồ sơ.

Chi phí nộp ngân sách Nhà nước khoảng 200.000 VND – 500.000 VND. (Chưa tính chi phí bản vẽ)

Quy trình xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở ?

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ sở xây dựng của quận nơi bạn sinh sống.

Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:

Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.

Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3:Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc).

Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.

Bước 4: Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng. 1 số mức phạt đối với hành vi không xin phép xây dựng

Tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ – CP có quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình và cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo quy định;

b) Không gửi văn bản phê duyệt biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng và công trình lân cận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước khi khởi công xây dựng công trình;

c) Không phê duyệt biện pháp tổ chức thi công theo quy định.

3. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: Điện thoại: 0775 496 496 – 0366 829 829 Email: xaydungtruongtuyen@gmail.com

Theo Gia đình Việt Nam

Thủ Tục Xin Giấy Phép Sửa Nhà Tại Tp Hồ Chí Minh

Để quá trình thi công sửa chữa được tiến hành thuận lợi và tránh những rắc rối không cần thiết. Gia chủ cần phải giải quyết mọi thủ tục pháp lý theo quy định.

Sau một thời gian sử dụng ngôi nhà bắt đầu xuống cấp trầm trọng. Việc sửa chữa nhà lúc này là một yêu cầu chính đáng để tránh gây nguy hiểm cho mọi người trong gia đình. Tuy nhiên có rất nhiều khách hàng thắc mắc liệu sửa nhà có cần xin phép không? .

Sửa nhà có cần xin phép là vấn đề được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm trong thời gian gần đây

Những câu hỏi trên là những băn khoăn của các Bạn khi bắt đầu định sửa nhà. Để giải đáp thắc mắc trên, trước hết Quý khách cần phân biệt những khái niệm sau:

Sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực [TRƯỜNG HỢP 1]: Là sửa sữa có thay đổi kết cấu hệ khung sườn của ngôi nhà như:

Đúc mới thêm cầu thang hoặc đập cầu thang xương cá cũ để đúc cầu thang mới dạng bản,

Đúc thêm cột

Đúc thêm sàn, nâng thêm tầng, đúc thêm ô văng, sê nô, máng sối bê tông cốt thép

Gia cố lại móng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà

Sửa nhà không thay đổi kết cấu chịu lực [TRƯỜNG HỢP 2]: Là sửa sữa không thay đổi kết cấu hệ ngôi nhà như:

Xây ngăn phòng, xây lại hộp gen,

Đập WC cũ xây lại WC mới,

Nâng nền, ốp lát gạch lại, lăn sơn nước,

Thay hệ thống ống nước, thay mới, sửa chữa hệ thống điện, chiếu sáng,

Đóng thạch cao trần, đóng thạch cao ngăn phòng,

Lắp vách nhôm kính, vách kính, thay mái tôn bị dột,

Thay tôn mới, ngói mới, thay chân bồn nước,

Lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời,

Dán giấy dán tường, trang trí nội thất, trang trí ngoại thất.

Nếu các Bạn thấy những công việc nào không ảnh hưởng đến ” hòa bình thế giới” của hệ kết cấu chịu lực của ngôi nhà thì Bạn mạnh dạn xếp vào trường hợp 2

Trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà không cần xin phép

– Các hạng mục sửa chữa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và diện mạo của ngôi nhà. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đảm bảo an toàn công trình.

-Nếu ngôi nhà của bạn nằm trong những trường hợp trên thì không cần xin phép sửa chữa. Bạn có thể yên tâm tiến hành theo đúng kế hoạch như dự định.

Trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà cần phải xin phép

Trong trường hợp ngôi nhà của bạn xuống cấp quá trầm trọng. Hơn nữa, diện tích nhà lại quá nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bạn muốn cơi nới, làm thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa. Đồng thời phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công.

Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà bạn cần phải làm hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.

– Bản sao bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công sửa chữa, cải tạo nhà.

– Bản sao bản vẽ hiện trạng các bộ phận, hạng mục công trình cần sửa chữa, cải tạo. Đồng thời cung cấp thêm ảnh chụp hiện trạng công trình trước khi sửa chữa, cải tạo.

Thủ tục xin giấy phép sửa nhà

Trường hợp 1:

Thủ tục sửa nhà khá phức tạp. Các Bạn nộp hồ sơ Xin phép sửa chữa tại của UBND cấp Quận/Huyện

Hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ kiểm định (Do công ty tư vấn có chức năng kiểm định thực hiện)

Bản vẽ xin phép sửa chữa (Do công ty tư vấn đo, vẽ thực hiện bản gốc: 03 bộ

Chủ quyền ngôi nhà (Công chứng)

Lệ phí trước bạ

Biên bản cam kết không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh (Có quận yêu cầu, có quận không)

Biên bản xác nhận chữ ký (Do UBND phường xác nhận, tuy nhiên cũng có quận yêu cầu, có quận không yêu cầu thủ tục này)

Thời gian thực hiện: Không kể thời gian đo, vẽ, kiểm định. Thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến lúc ra giấy phép là 20 ngày làm việc. Tuy nhiên, thỉnh thoảng Chủ đầu tư của chúng tôi nhận được thư xin lỗi của chủ tịch quận về việc trễ hạn cấp phép.

Sau khi có giấy phép: Các bạn nộp bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý của nhà thầu cho cán bộ phụ trách về xây dựng phường/xã địa phuwong căn nhà Bạn muốn sửa (Giấy phép dăng ký kinh doanh của công ty sửa nhà, chứng chỉ chỉ huy trưởng của cán bộ phụ trách thi công, bảo hiểm tai nạn cho công nhân)

Chuẩn bị thi công: Treo bảng thông tin công trình, giấy phép xây dựng ép Plastic trước cửa công trình

Trường hợp 2

Thủ tục sửa nhà khá đơn giản

Hồ sơ gồm: Đơn xin sửa chữa nhà nộp cho cán bộ phụ trách xây dựng của Phường

Thời gian thực hiện: 01 vài ngày tùy nơi

Làm thế nào để xin giấy phép sửa chữa một cách nhanh chóng?

Trong một số trường hợp nếu gia đình bạn muốn xây thêm tầng thì việc xin giấy phép sửa chữa là hết sức cần thiết. Giấy phép sửa chữa có thể do UBND cấp quận cấp phép. Tuy nhiên, việc xin giấy phép sửa nhà nâng tầng thì thủ tục sẽ rắc rối và phức tạp hơn so với xây mới.

Thông thường xin giấy phép sửa chữa ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên các thủ tục của nó khá rắc rối và phức tạp. Nếu không có kinh nghiệm quý khách dễ gặp những rắc rối không cần thiết gây ảnh hưởng đến công trình. Rất nhiều khách hàng tìm đến công ty Nhật Lam vì trước đó đã đi xin giấy phép xây dựng nhiều tháng trời mà không được. Đây là lý do khiến công trình bị đình trệ gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Thậm chí có nhiều gia chủ không xin nổi giấy phép xây dựng. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại chính là thực trạng cấp phép thủ tục ở nước ta hiện nay.

Kiến trúc Nhật Lam sẽ hỗ trợ quý khách nhanh chóng có giấy phép sửa chữa nhà để công trình hoàn thành đúng tiến độ

Nếu quý khách có nhu cầu sửa nhà hãy liên hệ ngay với kiến trúc Nhật Lam. Chúng tôi là đơn vị sửa nhà chuyên nghiệp và uy tín tại Tp. HCM. Chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách về vấn đề xin giấy phép xây dựng nếu như quý khách có yêu cầu. Trong thời gian sớm nhất sẽ giúp quý khách có giấy phép sửa chữa nhà với một chi phí rất rẻ mà lại đỡ tốn thời gian.

Thủ tục xin giấy phép sửa nhà cấp 4 như thế nào ?

Nhà cấp 4, là từ ngữ quen thuộc của người dân. Nhà cấp 4 là nhà chỉ có tầng trệt mái lợp ngói, hoặc lợp tôn chúng ta khi nói về ngôi nhà không có lầu, lợp mái tôn, mái ngói. Vậy khi sửa nhà cấp 4 mà không nâng tầng, các Bạn xếp vào trường hợp thứ 2

Sửa nhà cấp 4 có cần xin giấy phép xây dựng?

Sửa nhà cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1 đều phải xin phép xây dựng. Vậy khi sửa nhà cấp 4 mà không nâng tầng, không thay đổi các Bạn xếp vào trường hợp thứ 2

Đối với trường hợp 1: Xin phép xây dựng tại UBND cấp Quận/Huyện

Đối với trường hợp 2: Xin phép tại UBND Phường/Xã

Bảo hành toàn bộ kết cấu công trình 5 năm.

Bảo hành toàn bộ phần vật tư hoàn thiện 01 năm

Công Ty Nhật Lam tổ chức thi công đảm bảo an toàn, chất lượng cho công trình xây dựng nhà của quý khách .

Để tư vấn hỗ trợ báo giá sửa nhà tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ:

Thủ tục xin giấy phép sửa nhà cấp 4 như thế nào ?│Thủ tục xin giấy phép sửa nhà nâng tầng như thế nào? │Sửa nhà cấp 4 có cần xin giấy phép xây dựng? │Sửa nhà xin giấy phép ở đâu?│ Thủ tục xin giấy phép│ Cải tạo nhà có cần xin giấy phép │xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4│thủ tục xin phép sửa chữa nhà cấp 4│dịch vụ xin giấy phép sửa nhà│ nâng nền nhà có phải xin phép│sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu│mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà│ thay mái tôn có phải xin phép không│thủ tục xin cơi nới nhà│thủ tục xin cơi nới nhà│ xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4│luật sửa chữa nhà ở│mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà│sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu│xin giấy phép sửa chữa nhà bao lâu│dịch vụ xin giấy phép sửa nhà│thủ tục xin sửa chữa cải tạo nhà

Panama: Chặt Cây Trong Vườn Nhà Cũng Phải Xin Phép

Ở Panama, việc bảo vệ cây xanh rất nghiêm ngặt, đến mức muốn cưa một cành cây lớn hoặc chặt chúng ngay trong vườn nhà riêng của mình, cũng đều phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền”. Doanh nhân Lê Thế Tâm, người Việt Nam, chủ của một ngôi biệt thự lớn có diện tích gần 3.000 m2 ở thành phố Panama, cho biết.

Hàng cây xanh trên một con phố ở khu nhà giàu Este.

Điều đầu tiên đập vào mắt tôi khi đến nhà anh Tâm không phải là ngôi biệt thự rộng tới 500 – 600 m2 có tới ba chiếc xe con hạng sang đỗ bên trong mà là khu vườn trên 2.000 m2 rợp bóng cây xanh, có cả những cây cổ thụ xum xuê.

“Ngày nào cũng phải quét lá rụng hai lần, sáng và chiều, mà anh thấy đấy, vẫn không thể hết”, anh Tâm vừa dẫn chúng tôi thăm xung quanh nhà vừa kể chuyện. Ngước mắt lên nhìn những cành cây xum xuê, tôi hỏi tiếp: “Thế sao không chặt những cành con đi?”. Anh Tâm bật cười: “Ở đây cây to đều là tài sản nhà nước, dù nó nằm trong vườn nhà mình. Muốn chặt cành của nó thôi, cứ to to một chút, là phải xin phép chính quyền rồi, chứ đừng nói chặt cả cây. Chặt trong vườn nhà mình cũng bị phạt nặng”.

Ở Panama, khi lên quy hoạch xây dựng thành phố, có một quy chuẩn bắt buộc phải tính đến đó là “hệ thống không gian mở”. Do là một hòn đảo, xung quanh là biển và đất rừng, hệ thống không gian mở đòi hỏi 5 yếu tố: 1 – Bảo tồn các cánh rừng tự nhiên, đầm lầy, hồ ao, rừng đước và cảnh quan xung quanh. 2 – Thúc đẩy và tạo ra một không gian đô thị sạch sẽ, trong lành và không ô nhiễm. 3 – Xây dựng các khu vực xanh và không gian tự do cho việc giải trí thụ động và chủ động, cũng như sự giao lưu cộng đồng. 4 – Tạo điều kiện để người dân được tiếp cận và hưởng thụ các tài nguyên văn hóa và lịch sử. 5 – Tạo ra sự hòa nhập hài hòa của các không gian nói trên với các khu dân cư nội đô.

Trong thời gian ở thủ đô Panama, tôi đã có dịp đến Công viên Omar. Đây là một công viên đông vui bậc nhất ở trung tâm thủ đô, có rất nhiều cây xanh với các con đường xi măng uốn lượn dưới bóng cây để mọi người thả bộ cùng nhiều khu vực vui chơi, giải trí.

Có thể coi Công viên Omar là một thí dụ cụ thể về khái niệm Khu vực xanh đô thị ở Panama, bởi công viên không chỉ là một nơi có nhiều cây xanh cho việc nghỉ ngơi, thư giãn mà còn phải là một không gian cho các hoạt động giáo dục, giải trí và rèn luyện thân thể qua các hoạt động và thể thao tự do hoặc có tổ chức (thụ động hoặc chủ động) ở ngoài trời hoặc trong nhà.

Theo quy hoạch đô thị của Panama, cứ 2.000 ngôi nhà và căn hộ, tính trung bình mỗi căn 5 người, buộc phải có 2 ha công viên và tính trung bình, mỗi một người dân phải được hưởng 9 m2 cây xanh, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Con số thống kê mới nhất cho thấy ở thành phố Panama hiện nay có 495 công viên với diện tích tổng cộng trên 1,5 triệu m2, chưa kể lượng cây xanh dọc theo các tuyến phố. Có một điều dễ nhận thấy ở các công viên của Panama là ở đâu cũng có rất nhiều cây cổ thụ, đặc biệt là những cây đa, với thân cây chục người ôm mới hết, rễ nổi sần sùi, chạy chằng chịt rộng hàng trăm m2, như những cây đa ở khu Panama cổ, hay ở khu chân cầu Las Americas, hoặc các công viên Omar và Benito Juarez.

Ở các khu nhà chọc trời, phần lớn mới xây dựng trong những năm gần đây, như Este, Punta Pacifica, Paitilla, số lượng cây xanh không nhiều như các khu giáp giới với ngoại ô, hoặc sông, ngòi. Các phố mới cũng không nhiều bóng mát vì cây trồng chưa kịp lớn.

Bài và ảnh: Lưu Vạn Kha

Sau Khi Sửa Nhà Có Cần Phải Cúng Không? Lễ Tạ Sau Khi Sửa Nhà

Tín ngưỡng lâu đời của người Việt cho rằng: nhà ở là nơi luôn tồn tại một thế lực tâm linh là công thần địa thổ. Họ giúp cai quản đất đai, mang lại sự hạnh phúc, may mắn, bình an cho gia chủ, xua đuổi những sự xấu xa, xui xẻo. Sửa nhà là một trong các việc hệ trọng, có tác động trực tiếp đến phong thủy, nhân mạch tại nơi ở.

Vì thế, khi sửa nhà, gia chủ nên tổ chức lễ cúng nhằm mục đích cầu xin phước lành từ các vị công thần thổ địa, xua đuổi những điều không may mắn. Không nói đến sự quan trọng của lễ cúng khởi công, lễ tạ sau khi sửa nhà cũng là một nghi thức vô cùng cần thiết.

Lễ tạ sau khi sửa nhà cần những gì?

Để cúng khởi công sửa nhà, gia chủ cần phải chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ, tươm tất. Mâm cúng không yêu cầu quá long trọng nhưng phải thành tâm và phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán đất nước, vùng miền. Sau khi đã sửa chữa nhà xong, để có được sự khởi đầu may mắn trong ngôi nhà mới, gia chủ sẽ phải tổ chức thêm một lễ nữa, đó là lễ tạ sau khi sửa nhà.

Nhằm mục đích thực hiện việc báo cáo đã xong công trình và là một hình thức gửi lời cảm ơn đến sự bảo bọc của đấng thần linh, gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật tương tự như sắm lễ cúng khấn khởi công. Chỉ khác ở chỗ là bài khấn cần đọc là văn khấn sau khi sửa chữa nhà.

Những lễ vật không thể thiếu trong lễ tạ sau khi sửa nhà:

Mâm lễ mặn: một bộ tam sên (1 con gà luộc nguyên con hoặc cua, ghẹ luộc, trứng gà luộc và 1 đĩa thịt heo luộc) cùng với đồ nếp (xôi gấc, xôi đỗ hoặc bánh chưng, bánh tét).

Mâm lễ hoa quả: tốt nhất là một mâm ngũ quả. Trong đó, nên chọn loại quả có màu vàng hoặc màu đỏ để nhìn đẹp hơn và có cảm giác thịnh vượng, may mắn hơn.

Lễ vật khác, bao gồm: nhang, đèn, 1 đĩa muối trắng, 1 bát gạo, 1 chai rượu nếp, 1 bát nước sạch, 1 túi/hộp chè, 1 bao thuốc lá, 1 đĩa trầu cau, 5 cái oản đỏ, 5 lễ vàng tiền, bình hoa,…

Những lễ vật dùng cho lễ tạ sau khi sửa nhà ở trên chỉ là những thứ cơ bản. Tùy theo phong tục, tập quán, văn hóa vùng miền và điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể thay đổi một vài thứ. Miễn sao vẫn thể hiện được sự tôn trọng và lòng biết ơn của gia chủ là được.

Những lưu ý khi chuẩn bị đồ lễ khấn và làm lễ tại sau khi sửa nhà

Để buổi lễ tạ sau khi sửa nhà được diễn ra một cách thuận lợi, suôn sẻ thì gia chủ cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

Khi mua trái cây hoặc đồ để cúng, gia chủ nên lựa chọn những món đồ tươi ngon, sạch sẽ, màu sắc đẹp, đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, khi mua, gia chủ cũng không nên trả giá, kì kèo, mặc cả. Điều này sẽ làm mất đi sự tôn trọng và tấm lòng của gia đình đối với những đấng thần linh.

Nên chọn ngày và giờ làm lễ tạ sau khi sửa nhà đẹp, hợp với mệnh và tuổi của gia chủ.

Người làm chủ lễ cúng và đọc văn khấn phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và có thái độ thành tâm, nghiêm túc. Khi đọc bài văn khấn, nên xem qua trước vài lần để không đọc vấp và đọc sai.

Sau khi hoàn thành lễ cúng và rải hũ muối, gạo, nước đi, những món đồ còn lại như nhang, đèn,… thì không nên bỏ đi hay sử dụng mà phải cất kỹ tại nơi để thờ vị trí Táo quân trong bếp.

Không cho trẻ em chạy nhảy, đùa giỡn lúc đang làm lễ tạ sau khi sửa nhà. Mọi người trong gia đình nên có thái độ tôn kính, nghiêm túc, tránh cãi vã, làm ồn khi đang đọc văn khấn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Trong Trường Hợp Nào Phải Xin Giấy Phép Khi Sửa Nhà trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!