Bạn đang xem bài viết Trấn Trạch Là Gì? Lễ Trấn Trạch Nhà Mới Nên Chuẩn Bị Gì? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trấn trạch là một trong những nghi thức, thủ tục thường thấy ở các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên trấn trạch là gì? Có những loại trấn trạch nào? Cần chuẩn bị những gì? Vẫn đang là thắc mắc của khá nhiều người. Để mọi người hiểu rõ hơn, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp tất tần tật thông tin về trấn trạch để mọi người cùng tham khảo.
Trấn trạch nhà là gì?Trấn trạch là một từ Hán Việt, hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là canh giữ nhà cửa. Mục đích của nghi thức trấn trạch chính là giúp ngôi nhà ổn định, tránh những tác động xấu từ bên ngoài hay các tà khí. Tạo vượng khí cho căn nhà để gia chủ làm ăn phát đạt, khỏe mạnh và bình an.
Khi nào cần trấn trạch nhà?Ở Việt Nam, các gia đình sẽ tiến hành nghi thức trấn trạch cho gia đình mình khi gặp một trong những trường hợp sau đây:
Long mạch tổn thươngTheo quan niệm từ xưa, mỗi vùng đất đều có long mạch phía dưới, long mạch vượng thì ngôi nhà trên đất đó sẽ vượng theo. Long mạch bị tổn thương, bị đứt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến gia đình, nhất là trong việc làm ăn, gây lục đục trong nhà. Vậy nên khi phát hiện ra long mạch đất bị tổn thương, gia chủ sẽ tiến hành trấn trạch và làm lễ hàn long mạch.
Trấn trạch nhà mớiHiện nay, để đề phòng những năng lượng xấu xâm nhập, khi làm lễ nhập trạch nhà mới, các gia chủ sẽ thực hiện luôn nghi thức trấn trạch. Mục đích chính là làm vượng khí cho ngôi nhà mới của mình, tạo bình an, cầu sức khỏe cho cả gia đình để an cư lạc nghiệp.
Đất nền nhà có nhiều hàn khíĐất nền có hàn khí, mức năng lượng thấp hoặc không có cũng là một trường hợp cần phải trấn trạch. Bởi hàn khí và năng lượng thấp sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của những người trong gia đình như: Đau ốm liên miên, luôn trong tình trạng mệt mỏi,…
Xung quanh nhà có nhiều âm khíNếu nhà ở gần khu nghĩa địa, hay gần bãi chiến trường xưa, hố chôn tập thể,…. thường phải làm lễ trấn trạch. Như vậy sẽ tránh được những sự xâm nhập của những vong hồn vất vưởng, âm khí từ ngoài vào đất nhà, gây ra sự xáo trộn, thậm chí là phá đường làm ăn của gia chủ.
Các biện pháp trấn trạch hữu hiệuHiện nay, có rất nhiều biện pháp trấn trạch để các gia chủ có thể lựa chọn. Mỗi biện pháp sẽ có những thế mạnh khác nhau để trấn áp, bảo vệ bình an cho nhà cửa, đất đai.
Dùng linh vật hoặc vật phẩm phong thủyBiện pháp đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là dùng linh vật. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong phong thủy nội thất, linh vật là những vật mang sức mạnh có thể trấn áp được những năng lượng xấu xâm nhập.
Còn vật phẩm phong thủy sẽ là những vật phẩm hợp mệnh của gia chủ để tạo năng lượng tốt, hình thành nên vượng khí cho căn nhà, mảnh đất đó. Các loại linh vật và vật phẩm phong thủy thường sử dụng để trấn trạch bao gồm:
Rồng
: Rồng được xem là linh vật mạnh nhất trong tứ linh. Sở hữu sức mạnh hàng đầu và có thể sống ở trên trời hoặc dưới nước. Với nguồn sức mạnh này sẽ bảo vệ được bình an cho gia chủ.
Rùa đầu rồng
: Hay còn gọi là long quy, loài linh vật này cũng được nhiều gia đình sử dụng để trấn trạch nhà cho mình. Theo quan niệm dân gian, rùa đầu rồng có thể xua đuổi tà khí, mang đến nhiều sức khỏe và trí tuệ cho các thành viên trong gia đình.
Sư tử, chó đá
: 2 loại này được xem là thần canh cửa tốt nhất, có thể xua đuổi tà khí, nhưng vong hồn quấy phá. Linh vật này thường sử dụng để trấn trạch những ngôi nhà xung quanh có nhiều âm khí.
Hồ lô
: Thông thường khi sử dụng hồ lô để trấn trạch, người ta sẽ bỏ thêm các viên tiên đan bên trong. Mục đích chính là bảo vệ thành viên trong nhà khỏi bệnh tật và mang lại sinh khí cho ngôi nhà.
Gương bát quái
: Gương bát quái cũng là một trong những vật phẩm phong thủy dùng để trấn trạch cực kỳ hữu hiệu. Tương truyền trong dân dân, các đạo sĩ sử dụng gương bát quái để thu phục yêu ma, quỷ quái. Do đó, sử dụng vật phẩm này để trấn trạch chính là để xua đuổi tà khí, năng lượng xấu cho ngôi nhà.
Tỳ hưu
: Tỳ hưu là loài linh thú đại diện cho sự giàu sang. Dùng tỳ hưu để trấn trạch giúp tăng cát khí cho ngôi nhà và giúp chủ nhân có được sự tinh thông, sáng suốt, thuận lợi trong công việc, tiền tài.
8 vật phú quý
: 8 loại vật phú quý này khi làm trấn trạch nhà sẽ mang đến rất nhiều may mắn và tiền tài cho gia chủ. Tuy nhiên cần phải tìm đủ 8 loại gồm:
Liên hoa, bảo bình, song ngư, như ý kết, bảo tản, pháp la, bạch cát, pháp luân
mới có hiệu nghiệm.
Dùng bùa trấn trạchMột biện pháp có phần phức tạp hơn nhưng lại vô cùng hữu hiệu khi trấn trạch đó chính là dùng bùa. Vậy bùa trấn trạch là gì?
Bùa trấn trạch là một loại bùa chú xin từ các pháp sư có tiếng. Khi tạo bùa chú phải được thực hiện ban đêm, pháp sư cần phải tịnh khẩu, tịnh thân và tịnh đàn mới có thể vẽ ra được tấm bùa trấn trạch tốt nhất. Sau khi vẽ xong, lá bùa này sẽ phải được pháp sư đó bái lạy, trình bày rõ ràng khi cầu xin vị thần nào ẩn thân trong lá bùa, trấn trạch nhà nào, gia chủ tên gì.
Lưu ý khi sử dụng bùa trấn trạch, gia chủ cần phải có chút kiến thức về phong thủy và tham khảo chọn thầy pháp uy tín để thực hiện. Tránh mất tiền lại dính phải tai họa gió bay.
Lễ trấn trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì?Trong lễ trấn trạch nhà mới, các gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện sau đây.
Mâm lễMâm lễ làm trấn trạch nhà mới sẽ tùy tâm. Nếu cả gia đình là theo Phật từ trước có thể làm mâm cúng chay. Còn nếu không theo Phật có thể làm mâm cơm, tuy nhiên các đồ mặn cần phải mua ở ngoài về. Tuyệt đối không sát sinh vào ngày làm lễ trấn trạch đó.
Chuẩn bị thêm 1 lọ hoa 5 – 7 – 9 bông ở bên cạnh.
Linh vật hoặc bùa chú trấn trạchTùy theo gia chủ có thể chọn linh vật hoặc bùa chú để trấn trạch. Nếu chọn linh vật nên tìm vị trí đặt phù hợp. Nên tham khảo ý kiến của nơi bạn thỉnh linh vật hoặc bùa trấn trạch để có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Văn khấn trấn trạchSau khi chuẩn bị mâm lễ và linh vật. Nếu không mời được sư thầy hoặc thầy pháp về làm lễ. Mọi người tiến hành làm lễ và đọc văn khấn trấn trạch sau đây:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương
– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
– Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.
– Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thủy Bá, Thổ Hầu, Thổ Tú, Thổ Tôn, Thần Quan.
Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ ……..gia, cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.
Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)
Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..
Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ…….
Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp ở xứ này, hôm nay con xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.
Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
Ban Biên Tập: Nội Thất Tứ Gia
5
/
5
(
2
bình chọn
)
0/5
(0 Reviews)
Kinh nghiệm: 10 năm
Một kiến trúc sư với nền tảng kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều anh mang đến cho từng khách hàng.
Trấn Trạch Khi Về Nhà Mới
Trước khi chuyển về nhà mới, người Việt thường có các lễ nghi cổ truyền như nhập trạnh, trấn trạch. Lễ nhập trạch thì chúng ta đã biết rồi. Còn trấn trạch là gì, nghi lễ này còn khá mới mẻ với nhiều người
Trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về trấn trạch. Trấn trạch là gì? và vì sao phải trấn trạch hay có nên trấn trạch hay không.
Trong thuật phong thủy, trấn trạch khi về nhà mới là một công việc không kém phần quan trọng để đảm bảo cho căn nhà nơi bạn và gia đình ở, làm việc được vững vàng và những người sống trong căn nhà đó được an lành, thịnh vượng,.
Vậy khi nào cần trấn trạch : Khi thầy phong thủy xem xét một mảnh đất có nghịch với gia chủ như – mảnh đất có âm phần, có người âm ngụ do để lâu ngày không sử dụng, do thế đất không hợp mệnh gia chủ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ, mà cần trấn trạch – và việc trấn trạch cũng phụ thuộc vào các hướng các thế đất, các long của trạch, việc trấn trạch phụ thuộc vào việc có nên trấn lâu dài hay chỉ tạm thời trong một thời gian nhất định.
Các đối tượng cần trấn trạch– Khi long mạch khắc trạch chủ: Do không hợp hướng, ví dụ như gia chủ khắc với kim long mà hướng đó lại là kim long thì nên dùng phương pháp khắc chế kim long giảm sự nhọn sắc bén của kim long mà không ảnh hưởng đến sức khỏe công việc làm ăn của gia chủ, Và cũng cần nhận biết đó là âm kim – hay dương kim để sử dụng việc trấn trạch cho phù hợp.
– Khi mảnh đất có âm phần : Âm phần lại chia làm nhiều loại âm khác nhau, như Âm phần ngụ cư và âm phần tạm cư, âm phần chiếm ngụ. Dựa vào từng loại mà sử dụng cách trấn trạch có thời hạn hay trấn trạch lâu dài cho phù hợp.
+ Với âm phần ngụ cư “Vong” : Trấn trạch sao cho hai bên âm- dương cùng chung sống hòa bình trên mảnh đất nhà bạn. Cùng tôn trọng cuộc sống riêng của nhau.
Nhiều khi lạm dụng, đuổi vong đi không giải quyết được việc mà còn ngăn cản chính tổ tiên của mình không thể về được mỗi khi cúng lễ.
+ Đối với âm phần ngụ cư, hay chiếm cư: Nên dùng phương pháp trấn trạch có thời hạn, giới hạn nào đó nhằm ngăn cản sự ngụ cư, chiếm cư bất hợp pháp và tự hết khi thời gian trấn đó hết hiệu lực. Trong đó có sự cải thiện của gia chủ về “phong thủy” giúp việc trấn trạch được tốt hơn.
– Trong việc trấn trạch kể trên khó nhất là trấn phong thủy, Âm trạch, dương trạch cho một mảnh đất đã định sẵn nếu không phù hợp với gia chủ do phải kết hợp với việc tạo long mới – các loại long do con người tạo ra trên phần dương long và dùng bùa pháp, phương pháp ngũ hành trấn trạch bền vững lâu dài.
– Trong việc trấn trạch âm phần “Trấn Vong” việc tác pháp đơn giản hơn tuân theo quy luật chung của tạo hóa, quy luật của sự xắp xếp âm dương. Và pháp sự cũng đơn giản không có gì là cầu kỳ huyền bí.
Nhiều khi chính tư tưởng và suy nghĩ của chúng ta làm nên sự huyền bí của việc trấn. Nếu bạn mời được một người thầy phong thủy chân chính thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn, họ thường không cần các lễ nghi cầu kỳ mà chỉ cần đầy đủ các lễ vật cơ bản là mọi việc hoàn thành nhanh chóng đúng pháp sự, ít tốn kém, họ cũng ít khi sử dụng việc này như một nghề kiếm tiền mà thường tùy duyên mà làm, thuận theo mệnh số và quy luật tự nhiên.
Cũng như công việc của dương gian có sự sắp xếp theo trật tự thứ bậc dõ ràng, chức sắc, chức vị rõ ràng như một thể chế chính quyền các cấp hiện nay.
Rất mong rằng những chia sẻ này giúp cho mọi người hiểu thêm về phương pháp trấn trạch cũng như việc làm của những thầy phong thủy hiện nay. Hãy tìm một thầy phong thủy thực sự có tâm giúp chúng ta thực hiện nghi lễ chứ không phải là một thầy tự xưng lợi dụng lòng tin để trục lợi.
Nghi Thức Và Văn Khấn Lễ Trấn Trạch Nhà Thờ Họ
Trấn trạch là một từ Hán Việt có ý nghĩa là canh giữ nhà cửa. Trong phong thủy, việc trấn trạch là rất quan trọng bởi đây là cách để đảm bảo cho căn nhà được bảo hộ, giữ ổn định vững vàng, đồng thời giúp những thành viên sống trong căn nhà đó được mạnh khỏe, an lành, gặp thuận lợi trong công việc, học tập và đời sống hàng ngày.
Khi thầy phong thủy xem xét một mảnh đất ” một cục” có các nghịch với gia chủ như – mảnh đất có âm phần, có người âm tạm ngụ do để lâu ngày không sử dụng, do thế đất không hợp mệnh gia chủ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ, mà cần trấn trạch. Và việc trấn trạch cũng phụ thuộc vào các hướng các thế đất, các long của trạch, việc trấn trạch phụ thuộc vào việc có nên trấn lâu dài hay chỉ tạm thời trong một thời gian nhất định.
Việc xem xét trấn trạch là việc rất quan trọng nếu không am hiểu về “Thủy pháp”, khi một mảnh đất thuận với trạch chủ nhưng do không am hiểu lại sử dụng phương pháp trấn trạch thì vô tình sẽ tác dụng ngược với mong muốn của gia chủ.
3. Các phương pháp trấn trạchPhương pháp trấn trạch thường thấy nhất chính là linh vật phong thủy và bùa trấn trạch.
Các linh vật phong thủy:
– Rồng: Là biểu tượng địa diện cho sức mạnh thống trị, là linh vật đứng đầu tứ linh với thân mình dài, nhiều vẩy, chân móng vuốt. và đặc biệt là có thể vừa bay trên trời nhưng lại có thể bơi dưới nước.
– Hồ lô: Vốn đã quen thuộc với hình ảnh hồ lô chưa tiên đan dược trị bách bệnh, mang lại sức khỏe, trừ tà.
– Tám loại vật phú quý cát tường: Pháp la, pháp luân, bảo tản, bạch cái, liên hoa, bảo bình, song ngư, như ý kết.
– Rùa đầu rồng: Đây là loài linh thú bảo vệ con người, xua đuổi điều xấu, giảm bớt những điều không thuận lợi, giúp mang lại sức khỏe, biểu trưng cho sự trường thọ và trí tuệ.
– Sư tử đá, chó đá: Linh vật này phải đi theo cặp và tượng trưng cho sự bảo hộ, xua đuổi điều xấu, trừ tà.
Bùa trấn trạch: là phương thức khá phức tạp, nếu không sử dụng đúng cách có thể gây nguy hại đến gia chủ nên cần mời thầy phong thủy.
– HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN.
– CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.
Hôm nay là ngày……tháng……năm……
Tín chủ chúng con là………
Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.
Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.
(A): LÀ TÊN CÁC VỊ THẦN LINH ứng với từng năm, năm nào thì điền tên vị Thần ấy vào chỗ ấy.
– Năm Tý : Chu Vương hành Khiển.Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
– Năm Sửu : Triệu Vương Hành Khiển.Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
– Năm Dần : Ngụy Vương Hành Khiển. Mộc tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
– Năm Mẹo : Trịnh Vương Hành Khiển. Thạch tinh chi thần, Liễu tào phán quan.
– Năm Thìn : Sở Vương Hành Khiển. Hỏa tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.
– Năm Tị : Ngô Vương Hành Khiển. Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.
– Năm Ngọ : Tần Vương Hành Khiển. Thiên hao chi thần, Nhân tào phán quan.
– Năm Mùi : Tống Vương hành Khiển. Ngũ Đạo chi thần, Lâm tào phán quan.
– Năm Thân : Tề Vương Hành Khiển. Ngũ miếu chi thần, Tống Tào phán quan.
– Năm Dậu : Lỗ Vương hành Khiển. Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.
– Năm Tuất : Việt Vương Hành Khiển. Thiên Bá chi thần, Thành tào phán quan.
– Năm Hợi : Lưu Vương Hành Khiển. Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn tào phán quan.
(B): là TÊN CÁC VỊ ĐẠI KIẾT TINH như: Thiên Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức, Nguyệt Đức Hợp, Tuế Đức, Tuế Đức Hợp, Thái Dương, Thái Âm, Tử Vi Đế Tinh
Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại trái cây), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.
Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ.
Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giữa rưới lên sau khi đốt xong.
Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
Nhớ mỗi kỳ đổ mái- đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái.
Nguồn: Nhà thờ họ Phạm Khắc
Hãy đến với chúng tôi – Công ty kiến trúc nội thất VIETNAMARCH để được tư vấn thiết kế kiến trúc (nhà thờ họ, nhà thờ tổ, nhà gỗ cổ truyền, đình chùa, miếu mạo, lăng mộ…), thiết kế nội thất (chung cư, nhà phố, biệt thự…), thi công nội thất nhà ở, thiết kế nội thất văn phòng, cowoking space, thi công văn phòng chuyên nghiệp và sở hữu nhiều sản phẩm nội thất truyền thống và hiện đại hấp dẫn bao gồm bàn thờ, bàn ghế văn phòng… Chúng tôi nhận tư vấn thiết kế nội thất, kiến trúc, sản xuất đồ nội thất và thi công nội thất cho mọi khách hàng trên toàn quốc, tư vấn cách sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác thông dụng như trong lựa chọn kích thước , thi công văn phòng, thiết kế văn phòng, coworking space (với các kích thước đo đạc cho giám đốc và nhân viên)… Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận những tư vấn miễn phí từ các KTS theo địa chỉ:
Công ty kiến trúc – nội thất VIETNAMARCH
VPTK: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7) Website: chúng tôi Email: [email protected] Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7
Lễ Trấn Trạch Của Người Tày Ở Bắc Kạn
Theo quan niệm của người Tày (Bắc Kạn), thực hiện Lễ cúng trấn trạch sẽ giúp xua đuổi tất cả ma quỷ, giúp cho những thành viên trong gia đình yên tâm làm ăn.
Sau khi làm nhà mới xong, bất cứ gia đình người Tày nào cũng phải làm Lễ trấn trạch. Ảnh: Internet
Bên cạnh Lễ cúng cơm mới, Lễ cúng thần thổ địa… thì Lễ cúng trấn trạch là một nghi lễ quan trọng của người Tày. Sau khi làm nhà mới xong, bất cứ gia đình người Tày nào cũng phải làm Lễ trấn trạch. Họ cho rằng, lễ cúng này sẽ giúp xua đuổi tất cả ma quỷ, giúp cho những thành viên trong gia đình yên tâm làm ăn.
Ngôi nhà không đơn thuần chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi chứng kiến sự ra đời, trưởng thành và mất đi của mỗi người. Cũng bởi sự gắn bó khăng khít của ngôi nhà với chu kỳ đời người cho nên Người Tày chuẩn bị rất chu đáo, kỹ lưỡng cho nghi lễ này.
Để chuẩn bị cho buổi lễ, từ rất sớm, các thành viên trong nhà cùng nhau sửa soạn các vật dụng làm Lễ trấn trạch và nấu những món ăn truyền thống cho lễ cúng. Bánh dầy là lễ vật không thể thiếu trong những dịp này. Từ công đoạn giã cơm nếp quyện sánh cho tới nặn bánh đều được làm cẩn thận. Trong mâm lễ vật không thể thiếu món xôi trứng kiến là một trong những đặc sản của người Tày.
Trong mâm lễ vật không thể thiếu món xôi trứng kiến là một trong những đặc sản của người Tày. Ảnh: Internet
Người Tày sắp xếp mâm cúng theo thứ tự: mâm cao nhất là mâm của tổ tiên, tiếp đến là mâm thầy then rồi đến mâm thánh. Trong khi thầy cúng làm lễ, con cháu trong nhà tập trung quây quần cùng cầu mong những điều tốt đẹp. Họ cảm ơn tổ tiên đã phù hộ độ trì, ước mong xua đuổi được tà ma để có cuộc sống no ấm.
Những lá sớ sẽ được dán vào 4 cây cột tương ứng với 4 hướng trong nhà. Thầy cúng giơ lệnh bài trước những lá sớ rồi đem đi đốt. Điều này khiến ma quỷ trong nhà không còn nơi trú ngụ.
Bên cạnh lễ trấn trạch, nghi lễ lên nhà mới của người Tày với còn một số nghi lễ sau:
Mang nước lên nhà: Theo tập quán của người Tày thì bà ngoại “nai”, bà nội “gia” hoặc người vợ “mi” sẽ là người đầu tiên xông nhà mới và mang ống nước lên dội vào bốn cột cái để cầu cho sau này làm ăn sinh sống sẽ mát mẻ, thuận lợi.
Mang lửa lên nhà: Ông nội “pú” hoặc chồng “pù” cầm bó đuốc, cầm củi lửa lên đốt ở gian giữa nhà dưới tấm vải đỏ. Họ còn cầm theo bốn gói muối đặt ở bốn góc của đống lửa, dúm thóc đặt vào 8 góc của ngôi nhà. Ý nghĩa của việc mang thóc lên nhà mới với hàm ý no đủ, mùa màng tốt tươi, nó còn là nơi giữ “vía” của chủ gia đình khi đặt lên các cột. Lửa được đốt liên tục trong ba ngày ba đêm không để tắt, giữ cái đỏ may mắn trong nhà.
Đốt pháo ăn mừng và dán giấy đỏ: Dựng xong nhà mới, người Tày có phong tục đốt pháo ăn mừng nhà mới, thể hiện sự vui sướng, phấn khởi của tất cả mọi người. Họ còn treo vải đỏ ở cửa ra vào và dán giấy đỏ ở hai bên cửa thể hiện sự may mắn, vui mừng của gia chủ.
Rước bát hương lên bàn thờ nhà mới: Thời gian rước bát hương phải diễn ra trước khi mặt trời lặn thì sẽ không bị mất hết những may mắn, phát tài, phát lộc. Khấn xong mang bát hương đặt lên bàn thờ mới thì các thủ tục lên nhà mới của người Tày đã xong.
Lễ trấn trạch còn là dịp để chủ nhà cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ họ hoàn thành ngôi nhà. Ảnh: minh họa
Sau khi các nghi lễ lên nhà mới kết thúc, gia chủ mời anh em, họ hàng cùng vào mâm ăn cỗ mừng nhà mới. Những ai biết hát thì vừa uống rượu vừa hát các bài hát dân ca kể về quá trình dựng nhà mới: từ khi đeo bao dao đi tìm cây gỗ về dựng nhà, đi lên rừng tìm rau về làm món ăn… Không khí đón mừng nhà mới đông vui náo nhiệt lan ra khắp cả bản, những anh em ở xa cùng về dự đông đủ. Bởi thế, Lễ trấn trạch của người Tày, ngoài ý nghĩa xua đuổi tà ma, còn là dịp để chủ nhà cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ họ hoàn thành ngôi nhà và thắt chặt tình đoàn kết trong gia đình.
TH
Cách Cúng Trấn Trạch Khi Chuyển Về Phòng Trọ Mới
Trước khi tìm hiểu xem ở nhà trọ có cần cúng nhập trạch hay không, bạn cần hiểu được lễ cúng nhập trạch về nhà mới là như thế nào. Theo quan niệm của ông cha ta thời xưa để lại, lễ nhập trạch được xem là một hình thức ra mắt, xin phép thần linh, thổ địa tại nơi ở mới. Theo suy nghĩ đó, có ý kiến trái chiều là thuê nhà thì không cần làm lễ nhập trạch, bởi lễ này chỉ dành cho gia chủ, mình là người lạ chỉ tới ở tạm nên không cần làm lễ.
Tuy nhiên, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nếu bạn là người cẩn thận trong tâm linh thì vẫn nên cúng nhập trạch khi ở nhà trọ. Hãy yên tâm rằng lễ cúng nhập trạch tại nhà thuê sẽ đơn giản hơn so với lễ nhập trạch ở nhà mới. Vậy cách cúng khi về phòng trọ mới ra sao.Dịch vụ vận chuyển Kiến Vàng
cúng trấn trạch khi chuyển phòng trọ mới
Cách Cúng Khi Về Phòng Trọ MớiLễ nhập trạch tại phòng trọ được tối giản thủ tục, giảm bớt phức tạp trong khâu chuẩn bị nên đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều so với làm lễ nhập trạch tại nhà mới mà bạn là gia chủ. Đối với nhà mới bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ như bếp ga, muối gạo, nước, ấm đun, hoa quả bánh kẹo, rượu thịt… còn nhà thuê thì không quá cầu kỳ. Những vật dụng không thể thiếu trong lễ nhập trạch tại phòng trọ như sau:
Bếp ga mini: Ý nghĩa của vật dụng này là nhằm sưởi ấm căn nhà bạn thuê, thể hiện mong muốn đem lại cảm giác ấm áp cho ngôi nhà. Bên cạnh đó ngọn lửa từ bếp ga cũng thể hiện việc loại bỏ, đốt cháy những việc không may còn sót lại trong nhà.
Muối, gạo, nước – Mỗi loại một hũ: Đây là những vật phẩm không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người, cúng những món đồ này sẽ thể hiện việc duy trì sự sống, đủ đầy, phát triển của cả nhà.
Ấm đun nước: Việc đun nước cũng tượng trưng cho căn bếp, đun nước là hoạt động, nước sôi là mang lại sự ấm áp.
Các Bước Thực Hiện Nghi Lễ Nhập Trạch Tại Phòng TrọTương tự như thủ tục chuyển đến nhà mới, bạn cần chọn ngày lành tháng tốt, giờ đẹp để mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Sau khi đã chọn được ngày giờ, hãy tiến hành nghi lễ nhập trạch theo lần lượt các bước sau:
Bước 1: Chờ tới giờ Hoàng Đạo, bật bếp ga mini và đặt trước cửa nhà, việc làm này nhằm tận dụng nguồn lửa ấm áp của bếp để xua tan âm khí, loại bỏ những điều không may còn sót lại trong ngôi nhà.
Sau đó từng người trong gia đình lần lượt bước qua bếp lửa để vào trong ngôi nhà, việc làm này dân gian hay gọi là “đốt vía”, để cắt bỏ sự xui xẻo, âm khí bên ngoài trước khi bước vào nhà. Nếu bạn thuê nhà nguyên căn có bàn thờ, trong lễ nhập trạch, chủ nhà sẽ đi đầu tiên và cầm bát hương, người bê mâm cúng đi cuối cùng
Bước 2: Người trụ cột trong gia đình thắp hương, vái 3 vái và đọc văn khấn thổ địa, thần linh, gia tiên để xin phép cho gia đình được ở trong ngôi nhà.Bước 3: Đun nước, pha trà dâng lên thần linh, tổ tiên.Bước 4: Đợi hương tàn thì tiến hành dọn lễ, hóa vàng. Sau khi hóa vàng xong, hãy báo cáo với gia tiên, thổ địa, thần linh trong khu vực.
Hoàn thành 4 bước trên là lễ nhập trạch nhà thuê đã được thực hiện xong, gia đình bạn chỉ việc chuyển tới sinh sống bởi đã có thổ địa, thần linh chấp nhận và phù hộ cho cả nhà.
Lưu Ý Khi Làm Lễ Nhập Trạch Ở Phòng TrọSau khi chuyển tới nhà mới, vào mỗi ngày rằm và mồng 1 Âm lịch hàng tháng, nên có đĩa hoa quả, bánh trái, thắp nén hương để thể hiện lòng thành kính với gia tiên, thổ công thổ địa.
Lễ nhập trạch cần được tiến hành trang trọng, thành kính, thành tâm dù là nhà trọ, nhà thuê.
Khi khấn, nhớ trình tự khấn từ thần linh tới gia tiên, không được đảo lộn thứ tự hay gộp lại bởi như vậy là bất kính với bề trên.
Khi hạ lễ cần làm lễ bái tạ để cảm ơn thần linh, gia tiên và xin sự phù hộ độ trì của các bề trên.
Không để phụ nữ mang thai hoặc người tuổi Dần dọn nhà, phụ dọn nhà
Chọn hướng bàn thờ đẹp, đúng phong thủy, cần thiết có thể nhờ người có kinh nghiệm hoặc thầy phong thủy, tránh hướng tối kỵ như đối diện nhà vệ sinh, nhà kho, cửa ra vào…
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc ở nhà trọ có cần cúng nhập trạch và cách cúng khi về phòng trọ mới, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc dọn nhà, chuyển nhà để bắt đầu một khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi. Nếu bạn chưa tìm được dịch vụ chuyển nhà trọn gói như ý Kiến Vàng sẽ giúp bạn. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết nên chọn hay chuyển nhà trọn gói nào thì hãy lựa chọn ngay dịch vụ vận chuyển văn phòng hà nội Kiến Vàng Việt Nam nhé chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ uy tín giá rẻ chất lượng nhất trên thị trường hiện nay.
Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm, dàn xe vận chuyển hiện đại, đời mới, chúng tôi cam kết sẽ mang lại sự hài lòng đến với mọi khách hàng. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 0967 116 685 để được tư vấn nhanh nhất.
Nhập Trạch Là Gì? Lễ Cúng Nhập Trạch Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Lễ nhập trạch là gì?
Nhập trạch là nghi lễ truyền thống được duy trì từ xưa đến nay. Lễ nhập trạch chính là lễ chuyển về nơi ở mới. Hay hiểu một cách đơn giản là đăng ký hộ khẩu với thổ địa, thần linh, thông báo rằng ngôi nhà đã có chính chủ.
Theo quan niệm từ xưa ” Đất có thổ công, sông có hà bá” nên khi di chuyển đến một địa điểm mới để sinh sống cần phải làm thủ tục để xin phép thổ công, thần linh đồng ý, phù hộ, bảo vệ cho gia chủ mọi chuyện được thuận lợi, hành thông.
Lễ cúng nhập trạch chuyển nhà mới cần chuẩn bị những gì? Xem ngày đẹp để nhập trạch“Đầu xuôi đuôi lọt”, để có sự khởi đầu may mắn hầu như gia đình nào cũng phải xem ngày nào đẹp mới làm lễ nhập trạch. Nên tham khảo ý kiến của các thầy bói để biết ngày nào, giờ nào đẹp, hợp với gia chủ để chuyển nhà. Nên dọn đồ vào buổi sáng, tránh buổi tối.
Mâm lễ cúng nhập trạchMâm lễ cúng nhập trạch ở vùng miền nào cũng phải đủ ba thành phần: Mâm cúng, ngũ quả, hương hoa và vàng mã. Có thể bày riêng ra từng đĩa hoặc sắp xếp chung ở một chiếc mâm lớn. Mâm lễ chuẩn bị chứa đựng lòng thành của gia chủ với thổ công, thần linh và tổ tiên.
Hoa quả: Hãy chuẩn bị một mâm có ít nhất 5 loại quả. Chú ý nên chọn quả tươi, không héo úa. Không cần dùng dao gọt hoa quả sẵn. Bày lên đĩa thật gọn gàng, đẹp mắt.
Hương hoa và vàng mã: Cắm một lọ hoa thật đẹp, hoa lựa chọn hoa gì cũng được nhưng phải tươi. Vàng mã có thể nhờ các thầy tư vấn để chuẩn bị số lượng cho đủ.
Chuẩn bị bài văn khấn và một số dụng cụ khác cho lễ nhập trạchKhi chuyển về nơi ở mới thường có một bài văn khấn thần linh và một bài văn khấn gia tiên. Cả gia đình sẽ ngồi khấn trước mâm cúng. Lưu ý phải khấn thần linh trước khi khấn gia tiên.
Ngoài ra khi làm lễ nhập trạch cần chuẩn bị cả bếp than, chiếu. Những người đến nhà mới chơi hôm đó nên cầm theo các đồ vật để lấy may cho gia chủ như: Tiền, gạo, muối…
Các bước làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới
Đốt bếp than đặt ngay cửa. Lý do đốt lò than là để may mắn và thông báo với thổ địa là ngôi nhà đã có chủ nhân. Bếp lửa tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy.
Chủ nhà sẽ bước qua lò than vào nhà, các thành viên khác khi muốn vào nhà cũng phải bước qua lò than và cầm theo các món quà tặng gia chủ lấy hên.
Lau dọn lại bàn thờ gia tiên, bày biện mâm lễ cúng nhập trạch đã chuẩn bị trước đó lên bàn thờ.
Người chủ gia đình, tốt nhất là người chồng hoặc vợ đọc lần lượt các bài văn khấn, những thành viên khác ngồi sau khấn cùng.
Gia chủ đun nước pha trà, dâng trà lên cúng tổ tiên và mời các quan khách đến nhà.
Để lễ cúng nhập trạch diễn ra nhanh gọn và thuận lợi, gia chủ nên có sự chuẩn bị trước tất cả mọi thứ. Một sự khởi đầu thuận lợi sẽ giúp gia an cư lạc nghiệp, mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trấn Trạch Là Gì? Lễ Trấn Trạch Nhà Mới Nên Chuẩn Bị Gì? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!