Xu Hướng 5/2023 # Tphcm: Người Dân Tấp Nập Mua Đồ Cúng Ngày Vía Thần Tài # Top 6 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Tphcm: Người Dân Tấp Nập Mua Đồ Cúng Ngày Vía Thần Tài # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Tphcm: Người Dân Tấp Nập Mua Đồ Cúng Ngày Vía Thần Tài được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sáng sớm mùng 10 tháng Giêng (ngày 25/2), nhiều chợ ở Sài Gòn đã tấp nập người dân đi mua sắm đồ cúng Thần tài.

Người Sài Gòn nhộn nhịp mua đồ cúng Thần tài

Tại các chợ Bà Hoa (Q.Tân Bình), chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), chợ Hòa Bình (Q.5)… đều ken kín người từ buổi sớm ngày vía Thần tài.

Chị Nguyễn Thị Hòa (35 tuổi, ngụ đường Bình Thới, Q.11) bộc bạch: “Hôm nay Chủ nhật, không phải đi làm nên tôi tranh thủ đi chợ sớm để mua được đồ cúng ngon. Không ngờ khi mình đến thì chợ đã rất đông rồi. Hôm nay cá lóc, tôm, cua đều có giá cao hơn mọi ngày từ 10.000-15.000 đồng/kg do lượng người mua quá đông”.

Nướng cá lóc ngay tại chợ cho khách

Tiểu thương nào cũng tranh thủ thêm lò than nướng cá bán trong ngày Thần tài

Cá lóc nướng có giá từ 50.000-70.000 đồng/con

Hiện, cá lóc giá từ 70.000 đồng/kg, tôm càng xanh 500.000 đồng/kg, cua từ 600.000-800.000 đồng/kg. Theo các tiểu thương, giá này tăng từ 15-20% so với ngày thường.

Sở dĩ năm nay có giá cao là do vừa tết xong, thủy hải sản khan hàng nên tăng giá. Trong ngày Thần tài, giá vọt nhanh vì lượng người mua rất nhiều. Sau ngày này, giá sẽ trở lại bình thường như cũ, nhưng vẫn sẽ ở mức cao.

Nhiều người quan niệm cá lóc chỉ cúng ông Thần tài, Thổ địa ngoài đồng hay bên ngoài, chứ trong nhà họ chỉ cúng trứng, tôm, thịt

Tôm càng giá có từ 400.000-500.000 đồng/kg

Tại chợ Hòa Bình (Q.5), tiểu thương nào cũng tranh thủ bày thêm lò than nướng cá, tôm ngay tại chỗ cho khách. Anh Lê Văn Thành (bán cá) cười vui vẻ: “Sáng giờ tôi đã bán được gần trăm con cá lóc rồi. Giá từ 50.000-70.000 đồng/con tùy lớn nhỏ”.

Trầu cau, hàng mã cũng được bày bán

Bánh cúng chờ khách mua

Trong ngày này, không chỉ có đồ cúng thần tài tăng giá mà các loại trái cây, hoa tươi cũng đắt hàng, sốt giá. Như quýt đường 50.000 đồng/kg, vú sữa 35.000 đồng/kg, xoài cát 60.000 đồng/kg; hoa ly ly, lay ơn… giá từ 25.000-40.000 đồng/bó.

Hoa tươi từ 25.000-50.000 đồng/bó

Trái cây cũng có giá cao

Heo sữa quay rất được ưa chuộng trong ngày Thần tài, giá 500.000 đồng/con

Ngày Vía Thần Tài, Người Dân Ba Miền Bắc Trung Nam Nên Mua Gì?

Ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng) được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của những người kinh doanh, làm ăn buôn bán. Chẳng thế mà vào dịp này, người dân ba miền Bắc Trung Nam tất bật sửa soạn lễ vật để cúng Thần Tài với mong muốn phát tài phát lộc.

Phong tục mỗi nơi cũng có chút khác biệt, tuy nhiên tựu trung vẫn có những nguyên tắc không thể xê dịch. Cụ thể, vào ngày vía Thần Tài, dù là người miền Bắc, miền Trung hay miền Nam cũng đều tìm mua nước thơm, rượu trắng để lau bàn thờ, lau tượng ông Thần tài và ông Thổ địa.

Ban thờ Thần Tài ngày vía Thần Tài cũng cần có lọ cúc vạn thọ, 2đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo, muối hột để trên đĩa nhỏ. Ngoài ra còn có thêm bài vị Thần tài, vàng bằng giấy, 3 chén nước và 2 chén rượu để đặt trên ban thờ ngày vía Thần tài.

Do đa số mọi người đã lau dọn ban thờ trước khi ăn tết nên chỉ cần lau bụi, sắp xếp lại gọn gàng để mặt trước bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ, quang đãng trước khi làm lễ cúng là được.

Do dân gian truyền tai nhau Thần Tài thích ăn thịt quay nên vào ngày vía Thần Tài, nhiều gia đình, công ty tìm mua thịt quay để cúng. Ngoài thịt quay, gia chủ cũng cần chuẩn bị mâm cỗ Tam sên gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc. Chữ “Tam Sên” theo một số quan niệm dân gian thì được bắt nguồn từ chữ “Tam Sinh” với 3 biểu tượng: Thai sinh, Noãn sinh và Thấp sinh.

Cũng có lý giải Tam sên là 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – miếng thịt heo (sống trên cạn); Thủy – con tôm hoặc cua (sống dưới nước); Thiên – trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời, và lí do người ta dùng trứng là để biểu trưng hơn cho tính phồn thực).

Mỗi vùng miền mâm cỗ Tam sên cũng khác nhau. Ở miền Trung, người dân cúng môi (mép) bò, dồi trường, lưỡi heo; còn ở miền Nam do phong tục thường thờ chung Thần Tài với ông Thổ địa nên còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng để cúng.

Người miền Nam cúng cá lóc để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi và đuôi, đem đi nướng trui. Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không quan tâm cả váy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc là được.

Không chỉ cần chuẩn bị thịt quay, thịt luộc, tôm, trứng mà khi chuẩn bị ngày vía Thần Tài, người dân ba miền Bắc Trung Nam cũng cần chú ý phải có hoa, trái cây. Trong các loại trái cây, người ta chọn quả có tên, màu may mắn, ví dụ quýt (vì tiếng Hoa đọc là cát trong cát tường như ý), cúng thanh long đỏ, dưa hấu đỏ,… với ý nghĩa được may mắn cả năm.

Cũng có nơi mâm cúng Thần Tài còn có xôi và chè trôi nước với mong muốn làm ăn, buôn bán trôi chảy. Ngày vía Thần Tài, người dân còn đổ xô đi mua vàng đặt lên bàn thờ để lấy lộc.

Một trong những nguyên tắc vô cùng quan trọng vào ngày vía Thần Tài mà ai cũng nên chú ý là cúng vào giờ tốt, từ 8 – 9h sáng ngày mùng 10 tháng Giêng, không cúng 12 giờ trưa vì quan niệm đây là giờ âm.

Chú ý, hoa và quả phải dùng hoa quả tươi, không dùng hoa quả nhựa. Cúng Thần Tài xong thì gạo và muối cất đi để dùng không được rắc ra ngoài. Rượu, nước đứng ở ngoài cửa tưới vào nhà mang ý nghĩa đem tài lộc vào nhà. Hoa quả và bánh kẹo chỉ chia nhau với người thân trong gia đình, không chia sẻ với người ngoài.

Lí Giải Nguyên Nhân Người Dân Cúng Cá Lóc Nướng Vào Ngày Vía Thần Tài

Ngày vía Thần tài là ngày gì và Thần tài là ai?

Theo nhiều tài liệu được lưu truyền, tục thờ Thần tài hay cúng vía Thần tài bắt nguồn từ Trung Quốc và chỉ mới du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XX.

Trong sách “Phong tục thờ cúng của người Việt”, tác giả có nêu lên nguồn gốc của Thần tài như sau:

“Thần tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn thần Tài.

Ngày vía Thần tài, người dân đổ xô đi mua vàng để cầu may. (Ảnh: Người Lao Động).

Người xưa thờ thần Tài ở xó xỉnh xuất phát từ điển tích: có một lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thanh Thảo, được Thủy thần cho một nô tỳ tên là Như Nguyện.

Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trông nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó nhân một ngày tết, vì lí do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện.

Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ”.

Để giải thích cho việc người dân chọn ngày 10 tháng Giêng để cúng vía Thần tài, nhiều tài liệu lại dẫn câu truyện về vị Thần tài bị tai nạn.

Cụ thể, câu chuyện kể rằng thần Tài vốn là vị thần cai quản tài lộc ở trên thiên đình. Trong một lần uống rượu, say quá nên thần đã rơi xuống trần gian, va đầu vào hòn đá nằm bất tỉnh và quên hết cả danh tính, lai lịch của mình.

Ngay khi thần hạ thế, mọi người thấy một người ăn mặc quái lạ lại nằm im ở ngoài đường nên tưởng người đó bị điên. Họ bèn lột sạch quần áo, mũ nón của thần đem bán.

Lúc thần tỉnh lại thì không thấy quần áo và cũng chẳng còn nhớ gì. Không có của cải trên người, không thông thạo công việc trần gian, thần bèn trở thành một người ăn xin.

Chủ một cửa hàng kinh doanh buôn bán đồ ăn thấy người ăn xin tội nghiệp nên đã mời vào ăn.

Người ăn xin (hay Thần tài) ăn rất nhiều và kì lạ thay, từ lúc người ăn xin bước vào thì khách kéo đến nườm nượp. Thấy vậy, chủ cửa hàng này ngày nào cũng mời người ăn xin vào ăn.

Một thời gian sau, khi thấy lượng khách duy trì ổn định, người bán hàng thấy Thần tài chẳng làm gì mà suốt ngày chỉ ăn uống lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, sợ khách không dám đến ăn và hao phí đồ ăn nên người chủ đã đuổi Thần tài đi.

Quán đối diện thấy vậy, bèn mời Thần tài vào để tiếp đãi thì bỗng dưng tất cả khách hàng ở quán kia lại kéo hết sang quán này ăn.

Có người thấy thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua và tình cờ sao lại mua cho ông đúng bộ quần áo của ông.

Sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì thần nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.

Từ đó mọi người lấy ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía thần tài và lập bàn thờ để thờ Thần tài.

Cúng vía Thần tài cần chuẩn bị những gì?

Theo phong tục của người miền Nam, để cúng vía Thần tài, người dân thường chuẩn bị:

Một bình hoa tươi,

Một con tôm (luộc hoặc rán),

Một con cá lóc nướng,

Một con cua (luộc, hấp),

Một miếng thịt lợn quay,

Một bộ giấy tiền vàng mã,

Một mâm ngũ quả,

Chén rượu.

Theo VnExpress, ông Nguyễn Mạnh Linh (Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị của Đại học Xây dựng) cho biết, người làm kinh doanh nên làm lễ cúng vía Thần tài ở chính nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa.

Còn người không kinh doanh có thể cúng vía thần tài ở nhà hay đình chùa đều được. Sở dĩ ông có lời khuyên như vậy là vì Thần Thổ địa thờ tại nhà cũng chính là Thần tài của gia đình.

Ngoài ra, không nên đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công bởi cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có “vãng vong”. Chính vì thế, mâm cúng Thần tài ở nhà riêng tốt nhất nên đặt trong nhà.

Tại sao mâm cúng vía Thần tài phải có cá lóc nướng?

Cứ vào dịp cúng vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng), các gia đình, công ty, cửa hàng… có thờ Thần tài đều sắm sửa lễ vật để làm mâm cúng.

Cá lóc nướng là cúng phẩm không thể thiếu trên mâm cúng vía Thần tài. (Ảnh: Zing.vn).

Ngoài những lễ vật quen thuộc là “tam sên”, gồm: thịt heo, tôm, trứng hay những thứ bắt buộc phải có trên mâm cúng như vàng mã, hoa tươi, hoa quả thì cá lóc nướng là món không thể thiếu trong dịp này.

Cá lóc dùng để cúng Thần tài phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi và đuôi, đem đi nướng trui. Việc để cá lóc nguyên trạng, không cạo vảy như trên là để tưởng nhớ cha ông ta rất thiếu thốn và khó khăn trong buổi đầu khai hoang.

Theo báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh đã có lí giải cho việc sử dụng cá lóc nướng để thờ cúng.

Cụ thể, ông Sinh nhận định, “Có thể xuất phát từ việc người ta đồn đại cúng cá lóc sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc, nên họ cứ truyền nhau và nó trở nên ngày một phổ biến”.

Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm “việc người dân đổ xô đi mua cá lóc để cúng ngày thần tài là do thói quen, mê tín”. Và ông không cổ xúy việc cúng cá lóc, bởi đây cũng là một hành động tiếp tay cho sát sinh trong ngày cúng vía Thần tài.

Tấp Nập Dâng Sao, Giải Hạn Đầu Năm

Cô gái sinh năm 1988 lần theo danh sách được chùa Phúc Khánh, Hà Nội dán trên cây cột thì thấy sao La Hầu chiếu mạng. Cô băn khoăn khi thấy dòng chữ “La Hầu” được điểm bằng màu mực không cùng loại với các tên sao khác. Sau khi biết đây là sao xấu, cô rối rít hỏi cách làm thế nào để hạn chế những điều không may mắn do sao La Hầu chiếu mệnh trong năm Tân Mão. Khi được hướng dẫn đăng ký giải sao, cô hồ hởi ghi tên tuổi, địa chỉ và nộp 100.000đ cho nhà chùa để mong xóa được vận hạn trong năm.

Hỏi chuyện, tôi mới biết tên cô gái là Vân Hà, nhà ở quận Hà Đông, Hà Nội. Cô nghe nói chùa Phúc Khánh rất thiêng nên chọn để đi lễ đầu năm và ngẫu nhiên phát hiện năm nay sao xấu chiếu mệnh. Cô không hiểu nhiều về tục dâng sao, giải hạn song khi biết năm 2011 vận của cô gặp sao xấu nên tìm cách hóa giải ngay. “Em đang trong thời gian thử việc, ngoài cố gắng của bản thân còn cần chút may mắn nữa”, Vân Hà chia sẻ.

Ngược lại việc ngẫu nhiên mà đăng ký giải sao khi đi lễ chùa, chị Thanh, nhà ở quận Đống Đa có hẳn một bản danh sách các thành viên trong gia đình cùng sao chiếu mệnh. Không chỉ làm lễ giải sao (cho những thành viên trong gia đình gặp sao xấu), chị còn đăng ký lễ cầu an cho cả gia đình. Tổng số tiền chị Thanh nộp để giải sao, cầu an là 1.700.000đ.

Đăng ký dâng sao, giải hạn ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội.

Chùa Phúc Khánh rất nổi tiếng với hoạt động dâng sao, giải hạn. Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều người đến chùa đăng ký để được nhà chùa làm lễ cắt sao xấu, giải vận hạn không may mắn.

Theo quan sát của chúng tôi, trong buổi sáng 10/2, tại bàn đăng ký dâng sao, giải hạn hoạt động rất nhộn nhịp. Mỗi người khi đến đây đều có những lý do khác nhau, có người cầu lộc, cầu tài, cầu danh vọng, giải hạn xấu nhưng có người đến chỉ để cầu bình an.

Bác Nguyễn Thị Nhài, ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân cho biết, bác đăng ký để làm lễ cầu an cho cả gia đình. Bác không cho rằng, việc nộp 100.000đ để cầu an là đắt hay rẻ mà là cái tâm của mình. Mấy năm qua, cứ vào ngày 14 tháng Giêng bác dậy sớm để đi giữ chỗ ở sân chùa. Suốt cả ngày chầu trực để được dự lễ cầu an diễn ra lúc 19hrất cực nhọc nhưng bác Nhài lại cho rằng, khổ hạnh sẽ đem lại cực lạc.

Khi nghe nói, dịp lễ cầu an năm ngoái, bác đến chùa từ lúc 6h sáng để giữ chỗ, tôi rất ngạc nhiên. Thế nhưng, người đàn ông bán hương hoa ở cổng chùa lại khuyên “năm nay cô nên đến chùa từ lúc 4 – 5h sáng mới tìm được chỗ tốt. Năm ngoái, lực lượng bảo vệ đóng cửa lúc 15h chiều đấy, năm nay chắc chắn sẽ đóng cửa sớm hơn vì mỗi năm lượng người đến đây một đông”.

Thực tế, năm nào cũng xảy ra tình trạng người dự lễ cầu an, lễ dâng sao, giải hạn ở chùa Phúc Khánh ngồi tràn cả ra đường, ngồi cả lên cầu vượt Ngã Tư Sở. Do lượng người quá đông nên khuôn viên nhà chùa không đủ chứa, buộc các Phật tử phải ngồi ngoài đường và theo dõi khóa lễ qua loa phóng thanh.

Không chen chân làm lễ dâng sao, giải hạn ở chùa lớn, chị Lê Thị Ngân, trú tại quận Tây Hồ cho biết, từ trong Tết gia đình chị đã đăng ký làm ở chùa Tĩnh Lâu Tự ở gần nhà. Ngôi chùa này nằm ven hồ Tây, có khuôn viên rất đẹp. Nhà chùa dành ưu tiên làm lễ cầu an cho những hộ gia đình sống gần chùa vào ngày mùng 8 tháng Giêng. Tiền lễ giải hạn cho mỗi hộ là 200.000đ, ngoài ra mỗi hộ còn mang theo 1kg gạo, 1kg muối để sắp lễ. Theo chị Ngân, làm lễ ở chùa gần nhà không chờ đợi, chen lấn, còn thiêng hay không là tùy vào quan niệm của mình.

Giáp Tết Nguyên đán, ông Trần Văn Tuấn ở quận Hoàn Kiếm đưa cho vợ 1.000.000đ để đến chùa Nam Đồng, quận Đống Đa đăng ký dâng sao, giải hạn. Năm nay, mỗi hộ làm lễ giải hạn đầu năm nộp 300.000đ; giải hạn cả năm nộp 700.000đ/hộ. Nếu trong gia đình có người mà sao xấu chiếu mệnh thì phải kèm theo hình nhân thế mạng. Ngoài khóa lễ đầu năm, hằng tháng nhà chùa còn làm lễ giải hạn cho các gia đình đã đăng ký.

Theo chị Thu Hoài ở phố Tây Sơn, hơn 10 năm nay chị đều làm lễ giải hạn ở chùa Đồng. “Đã theo thì phải theo cả năm, theo từ năm này sang năm khác. Tâm mình có yên thì mới giữ ấm được cho cả gia đình”chị Hoài nói.

Có rất nhiều chuyện vui, buồn xung quanh các buổi lễ dâng sao giải hạn. Tại khóa lễ dâng sao giải hạn ở chùa Đồng năm Canh Dần, ngồi cạnh nhau mấy tiếng đồng hồ nên một đôi trai gái rủ rỉ tâm sự. Kết thúc buổi lễ, họ phát hiện ra “bố anh và mẹ em làm cùng cơ quan”. Thế là mối quan hệ trai gái càng thêm bền chặt khi giữa bố mẹ họ là đồng nghiệp.

Còn tại chùa Phúc Khánh, do lượng người tập trung quá đông nên dẫn đến cảnh chen lấn, lộn xộn, nhất là hoạt động trông giữ xe.

Một cán bộ Công an phường Thịnh Quang, quận Đống Đa cho biết, trong những ngày nhà chùa tổ chức các khóa lễ, lực lượng Công an được huy động khá đông để đảm bảo ANTT. Cũng do lượng người quá lớn nên ngay sau khi khuôn viên trong chùa kín chỗ buộc phải đóng cổng. Ngoài ra, còn những kẻ gian trà trộn để trộm cắp. Để ngăn chặn, lực lượng Công an phải cắm chốt để kịp thời phát hiện những đối tượng có dấu hiệu phạm pháp nhằm hạn chế tối đa các vụ trộm cắp xảy ra. “Khi đến dự các khóa lễ, mọi người nên cẩn thận bảo quản tài sản của mình, tốt nhất là không mang theo quá nhiều tiền, vật dụng đắt tiền”, đồng chí Công an phường Thịnh Quang khuyên.

Tự do tín ngưỡng là quyền của mỗi công dân được pháp luật thừa nhận. Cúng sao, giải hạn, cầu bình an cũng là hoạt động gắn với tín ngưỡng của người dân. Mong rằng khi tổ chức và tham dự các khóa lễ mọi người đều có ý thức để không làm sai lệch ý nghĩa của hoạt động tôn giáo này và giữ gìn tốt an ninh trật tự

Cập nhật thông tin chi tiết về Tphcm: Người Dân Tấp Nập Mua Đồ Cúng Ngày Vía Thần Tài trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!