Ý Tưởng Mâm Cỗ Trung Thu / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Những Ý Tưởng Trang Trí Cho Mâm Cỗ Trung Thu

Cắt đôi (theo chiều dọc) một quả dưa hấu dài thành 2 phần không bằng nhau. Múc hết thịt dưa hấu ra bằng muỗng múc kem để thịt dưa có dạng tròn đẹp. Dùng dao sắc khoét hình chữ nhật hai bên thành vỏ (phần lớn) tạo hình thân tàu.

Với phần buồm, bạn cắt tỉa phần vỏ dưa hấu còn lại thành các hình chữ nhật, xiên lại bằng xiên tre. Cuối cùng cho thịt dưa hấu cùng với nho, dâu, mâm xôi, sim,… vào lòng tàu, cắm buồm. Cắm thêm 1 xiên tre ngắn vào mũi tàu, buộc sợi dây nối ngọn cột buồm đầu tiên với mũi thuyền là hoàn thành.

2Giỏ hoa, lọ hoa

Chuẩn bị 1 quả dứa hoặc 1 giỏ hoa hoặc 1 lọ thủy tinh to. Với giỏ hoa, bạn có thể đặt xốp bên trong cho dễ cắm. Cắt những loại quả to như dứa, lê, táo, dưa hấu thành lát dày khoảng 1.5 cm, sau đó cắt lại bằng khuôn cắt bánh hình hoa.

Xiên những bông hoa này bằng xiên tre, xiên thêm các quả nhỏ như nho, dâu cho giống nhị hoa rồi cắm vào giỏ. Bạn cũng có thể xiên thêm các que nho hoặc dâu riêng. Cách trang trí này vừa đẹp mắt, vừa tiện cho bé lấy ăn.

Để có cái heo đáng yêu, bạn xẻ đôi phần cuống quả chuối, kẹp quả nho vào giữa, tạo thành miệng cá heo. Dùng dao nhọn tỉa hình chữ “V” hai bên hoặc dán thêm vỏ chuối để làm vây cá.

Với những chú cá heo đáng yêu này, bạn có thể Dùng tăm khoét lỗ và gắn hạt tiêu lên làm mắt. trang trí trong “hồ” dưa hấu hoặc trang trí dạng bánh nhiều tầng.

Tham khảo chuối bán tại Bách hóa XANH:

Đây là cách trang trí khá đơn giản nhưng màu sắc lại rất bắt mắt. Bạn cần chuẩn bị các loại trái cây nhiều màu như dưa hấu, dưa lưới, nho, dứa, dâu,… cắt miếng nhỏ vừa ăn rồi xiên xen kẽ với nhau. Bạn có thể bày ra đĩa hoặc cắm vào quả dứa tùy theo ý thích.

5Xe thú ngộ nghĩnh

Tuy đòi hỏi mức độ khéo tay nhiều hơn, nhưng cách trang trí này lại khiến bé vô cùng thích thú. Sau khi khoét một lỗ vừa phải trên thân quả dưa hấu, múc sạch ruột, bạn dùng dao sắc tỉa thành hình thú đáng yêu như cá, thỏ, mèo,… Cuối cùng, lấp đầy xe thú ngộ nghĩnh bằng quả mọng.

Tham khảo dao bán tại Bách hóa XANH:

6Tháp hoa quả

Có nhiều cách trang trí trái cây thành hình tháp, cách làm cũng rất đơn giản: bạn chỉ việc đặt các loại quả nhỏ hoặc quả lớn đã cắt lát vào mâm, phía trên dùng quả tròn như dưa để trang trí.

7Tranh hoa quả

Nếu nhà bạn có bé lớn khoảng 10 tuổi, bạn có thể cùng bé sáng tạo những “bức tranh” hoa quả tuyệt đẹp trên đĩa trắng. Kiểu trang trí này cho bé thỏa sức sáng tạo theo ý thích, bé sẽ rất hứng thú!

Các Ý Tưởng Hấp Dẫn Để Mẹ Bày Mâm Cỗ Hoa Quả Cho Bé Đón Trung Thu

Chỉ cần một chút tỉ mỉ là các mẹ có thể làm ngay được mâm cỗ hoa quả cho bé đón Trung thu.

Bày hoa quả kiểu chậu hoa, giỏ hoa

Cách này có vẻ rất đơn giản mà bà mẹ nào cũng có thể làm được. Trước tiên, bạn có thể chuẩn bị 1 quả dứa, 1 giỏ hoa hay 1 lọ thủy tinh to. Riêng với giỏ hoa, bạn có thể để xốp bên trong để cắm cho dễ.

Hoa quả các loại yêu thích được gọt vỏ. Những loại quả to như dứa, lê, táo, dưa thì thát lát dày khoảng 1.5 cm rồi dùng khuôn cắt bánh hình hoa rồi những loại quả này. Sau đó dùng xiên tre xiên lại cắm vào quả dứa hoặc giỏ hoa. Nho thì xiên vào các xiên tre rồi tiếp tục cắm vào. Có thể tỉa hoa đơn giản với các loại quả khác, tiếp tục cắm vào cho đến khi bạn thấy đủ thì thôi.

Mâm cỗ sẽ vừa đẹp mắt mà cũng tiện cho bé lấy hoa quả ăn.

Bày hoa quả trên mâm

Để mâm hoa quả nhiều màu sắc, thu hút sự hấp dẫn của bé, bạn nên lựa chọn nhiều loại hoa quả với các màu sắc khác nhau nhưng có độ chua hoặc ngọt vừa phải để bé có thể ăn được.

Để bày thành một mâm hoa quả như thế này, bạn sẽ phải chuẩn bị các loại quả như táo, cam, kiwi, nho xanh, dâu tây, lựu. Sau đó cắt lát các loại quả này (trừ nho) và xếp chồng, xen kẽ cam, táo lên nhau từng lớp như dưới hình sao cho đẹp mắt.

Dâu tây cắt lát, xếp điểm lên mâm quả cho đẹp mắt. Cuối cùng là nho và lựu…

Ngoài ra, bạn có thể gọt vỏ cam rồi cuộn lại thành bông hoa rất đơn giản, xếp lên mâm để trang trí.

Rất đơn giản nhưng đẹp mắt phải không nào?

“Tháp” hoa quả

Đây là cách làm khá đơn giản cũng không mất nhiều thời gian hay sự kỳ công. Bạn chỉ việc cắt miếng các loại hoa quả, rồi xếp chúng lên một chiếc mâm sâu lòng như trong hình là được. Phía trên cùng, bạn có thể dùng nửa quả dưa hấu tròn để múc hết thịt bên trong để trang trí. Rồi cho các miếng hoa quả cắt nhỏ vào trong là được.

Hoặc bạn có thể xếp các loại quả như “tháp” bên dưới. Những loại quả to và cứng hơn thì để dưới cùng.

Chúc các mẹ thành công và các con có một mùa Trung thu vui vẻ!

Theo Minh Hằng (Tổng hợp) (Khám phá)

Phá Cỗ Trung Thu Là Gì? Ý Nghĩa Việc Phá Cỗ Trung Thu

Phá cỗ trung thu là một phong tục văn hóa dân gian. Từ này có lẽ những người lớn lên ở thôn quê sẽ được biết nhiều hơn so với người ở thành phố. Trong ngày tết Trung thu, các gia đình bày biện một mâm cỗ ngoài trời để cúng trăng và tế trời đất, cầu mong cho mùa màng bội thu, cho gia đình đoàn viên, hạnh phúc, cho sự viên mãn trong cuộc sống. Mâm cỗ đặc biệt này bao gồm các loại bánh trung thu như bánh nướng truyền thống, bánh dẻo, bánh làm theo hình các con vật ngộ nghĩnh và các loại bánh kẹo khác trẻ con thích. Mâm cỗ cũng bao gồm các loại trái cây sẵn có của mùa thu lấy từ vườn nhà như na, bưởi, chuối, hồng, mía… được bày biện công phu, cắt tỉa khéo léo. Xung quanh mâm cỗ là các loại đèn lồng trung thu như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn giấy nhún… Ánh sáng của trăng trên trời và đèn hoa dưới đất tạo nên khung cảnh đêm trung thu lung linh huyền ảo.

​Cỗ bàn bày biện đầy đủ, trăng rằm đã lên cao sáng tỏ, đất trời, tổ tiên cũng đã chứng giám cho lòng thành của con cháu qua các nghi thức cúng lễ. Giây phút này cũng là lúc mọi người quây quần lại và đồng thanh hô… phá cỗ!. Người ta lần lượt dỡ bánh, trái cây xuống, chia phần cho trẻ nhỏ và mọi người cùng thưởng thức. Người lớn thì ăn bánh trung thu uống trà, trẻ em ăn bánh trái và cầm lồng đèn sặc sỡ thắp sáng vừa đi vừa hát bài “Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn tháng Tám” hoặc xem những đoàn lân nhảy múa trong tiếng trống rộn ràng náo nhiệt mang đến điềm lành.Như vậy, phá cỗ trung thu là cùng nhau thưởng thức mâm cỗ trung thu dưới ánh trăng rằm tháng Tám, thưởng thức hương vị của tết trung thu.

​Với trẻ em nông thôn, ngày Tết trung thu trông trăng phá cỗ, xem múa lân là ngày vui, nô nức của các em. Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu, cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ. Phá cỗ trung thu là lúc mọi người trong gia đình quây quần bên nhau ngắm trăng, thưởng thức mâm cỗ dưới ánh trăng trong không khí mát mẻ, êm ả của mùa thu. Vì vậy, đây là dịp để tình yêu thương gia đình thêm khăng khít, gắn bó.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ được mùa, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ yên bình, thịnh trị.

Những năm gần đây, phá cỗ trung thu cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa trong đêm trung thu mà các cơ quan, đoàn thể tổ chức cho trẻ em vui tết trung thu, nhất là với các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cùng với múa lân, rước đèn. Đây là những hoạt động thể hiện sự quan tâm của cộng đồng, xã hội đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.

Vậy là chúng ta đã biết phá cỗ trung thu là gì và ý nghĩa của việc phá cỗ trung thu. Phong tục này hiện nay vẫn còn ở các làng quê, ở một số nơi đã giản lược hơn nhiều. Dù với hình thức nào thì ngày tết trung thu cũng mang ý nghĩa riêng của nó. Và phá cỗ trung thu cũng là một nét đẹp trong văn hóa dân gian mà chúng ta cần trân trọng giữ gìn.Xem Thêm: ​Tìm Hiểu Mâm Cỗ Ngày Tết Trung Thu Gồm Những Gì?

Cách Bày Mâm Cỗ Trung Thu

Mâm cỗ Trung thu nên có quả xanh, quả chín.

Cho dù muốn bày loại quả gì thì cũng nên có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương, tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

Dịch vụ làm mâm cỗ Trung thu đắt khách

Cũng theo nhà văn hóa Trịnh Yên, Trung thu là dịp cả nhà sum vầy thưởng trăng. Với người xưa, đây cũng là dịp dự báo cho vụ mùa sắp tới. Mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên đậm hương sắc mùa thu chín, là tấm lòng người dân cầu sự may mắn và thịnh vượng cho mùa sau.

Một mâm cỗ Trung thu đầy đủ phải có bưởi xanh phớt vàng, na xanh màu men sứ, hồng đỏ bóng, hồng ngâm, na, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu thơm vàng. Trong đó, ý nghĩa của hồng đỏ là mang niềm hy vọng. Quả na mang ước nguyện lộc ở, sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng điều tốt lành. Quả lựu mang tới ngọt ngào, may mắn. Dưa hấu, dưa vàng mong cầu bình an…

Thời điểm này các điểm làm dịch vụ cỗ Trung thu rất đắt khách. Theo chị Thu Thanh, trường Đào tạo nấu ăn Ezcooking (Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), mâm cỗ Trung thu đồng bộ tạo dáng đủ cả tháp trái cây đến hoa quả tỉa hoa nghệ thuật được làm từ nhiều loại hoa củ, quả như dưa hấu, dưa vàng, bí ngô, dưa lê, táo, lê… có giá trọn gói từ 2,5 – 5 triệu đ/mâm tùy loại bởi có nhiều kích cỡ. Loại 1m x 1,2m với hơn 15 loại hoa quả đã cắt tỉa và có bánh kẹo, đèn ông sao. Loại 75 x 50cm có tỉa dưa hấu, dưa vàng, chó bông, đèn ông sao, hoa quả thái lát, 2 bánh nướng, 2 bánh dẻo. Loại 60 x 40 có 5 loại hoa quả cắt tỉa, bánh nướng, bánh dẻo. Khách hàng có thể đặt tỉa hoa quả thành hình rồng, phượng, logo doanh nghiệp, tên gia đình, dòng họ.

Ngoài ra, còn có sản phẩm ngôi nhà làm bằng các loại đỗ (đỗ xanh, đỗ trắng, đỗ đỏ, lạc) giá từ 700.000 – 1 triệu đ/chiếc. Tiếp đó là các loại quả tỉa con giống: “Chó xù” bưởi 600.000đ, dưa hấu tỉa 300.000 – 400.000 đ/quả, bí ngô tỉa 400.000 – 600.000đ, bưởi tỉa hoa 100.000 – 150.000đ. Rẻ hơn là củ quả tỉa con giống như “nhím” hành tây 30.000 – 50.000đ, “ếch” su su 20.000 – 30.000đ, “cá” thanh long 50.000 – 100.000đ, “rùa” dứa 30.000 – 50.000đ, “chuột” mướp đắng 20.000 – 30.000đ, “búp bê” cam 50.000đ, “búp bê” bưởi 150.000đ…

Chị Thu Thanh khuyên, để có mâm cỗ Trung thu ưng ý, nên đặt càng sớm càng tốt, bởi hoa quả càng sát Rằm càng đắt. Đặt sớm người đặt cũng có thể đòi hỏi được nhiều yêu cầu hơn. Có hai cách đặt mâm cỗ. Một là khoán trắng cho nhà hàng bằng cách chọn ảnh và điều chỉnh theo ý muốn. Hai là tự thiết kế và chọn lựa đặt tỉa từng món theo yêu cầu (dựng hình dưa, táo, bí, lê…).

Hoa quả nào bày cỗ an toàn?

Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ (Ban Nghi lễ TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam), mâm cỗ Trung thu cúng ở nhà chùa ngoài món truyền thống bao giờ cũng phải có bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng bưởi và hương, hoa, đèn, nến.

Bạn có thể mua các loại hoa quả và bộ dao tỉa hoa quả về cắt gọt theo ý muốn. Tuy nhiên, cần nhớ trọng tâm mâm cỗ Trung thu thường là con chó bưởi, gắn 2 hạt đậu đen làm mắt và hài hòa các hương vị mùa thu của hồng, bưởi, chuối, na… và những loại bánh nướng, bánh dẻo. Khi trăng lên, cha mẹ cùng ăn bánh, thưởng trăng, uống trà, phá cỗ cùng con, mong cho các con một mùa an vui, hạnh phúc. Để giúp trẻ nhớ Trung thu truyền thống, mỗi mâm cỗ nên có thêm chiếc đèn ông sao, ông tiến sĩ giấy, nến.

Để mua được các loại quả an toàn cho mâm cỗ, TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm khuyên, thời điểm này các loại hoa quả tương đối an tâm, giá rẻ là mía, ổi (ít bị dùng thuốc bảo vệ thực vật, hái xong mang đi bán ngay), khế ngọt (ít nấm, virus nguy hiểm nhưng nên chọn quả chín, lành lặn), chuối tiêu, dứa (sau hái quả vẫn chín tiếp, giữ lâu, ít bị dùng thuốc hoặc thuốc thúc chín, nếu có cũng không đáng ngại vì lớp vỏ rất dày, phải gọt, bóc) hay các loại dưa hấu, dưa vàng, bưởi (vì lớp vỏ rất dày).

Các loại hoa quả nhập khẩu nho, lê, táo, cherry, kiwi… không nên chọn quả sau khi hết mùa vì dễ bị dùng chất bảo quản. Hàng Mỹ, Australia vỏ thùng thường in kèm thông tin giống, mùa vụ, size quả nhưng để phân biệt với hoa quả Tàu rất khó, bởi chỉ có thể kiểm tra bằng cách xem giấy tờ xuất xứ, thời hạn bán, giấy kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…