Ý Nghĩa Mâm Trái Cây Ngày Tết / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Và Cách Chưng Mâm Trái Cây Ngày Tết 2022

Đối với nhiều gia đình Việt, một mâm ngũ quả được bày trí cẩn thận là một phần không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân sang.Vừa là để thờ cúng tổ tiên, vừa là ước mong một năm mới nhiều tài lộc. Mỗi loại trái cây, mỗi màu sắc và cả cách bày mâm quả ngày tết đều mang một ý nghĩa riêng, một ước nguỵện của gia chủ. Vậy bạn đã biết cách chưng mâm trái cây ngày tết nguyên đán vừa đẹp vừa ý nghĩa chưa? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sắp mâm ngũ quả ngày tết 2021 đơn giản mà đẹp xuất sắc. Lại còn bonus thêm cách trang trí dĩa trái cây bàn tiệc cho mùa lễ hội sắp tới nữa đấy. Nào cùng bắt đầu thôi.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết 2021

Đối với từng địa phương, từng cá nhân thì mâm trái cây chưng bàn thờ ngày tết mang trong mình những ý nghĩa rất riêng. Với người nông dân từ ngàn xưa, cách sắp mâm ngũ quả ngày tết tượng trưng cho mong muốn năm tới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cơm no áo ấm. Một số người lại quan niệm “ngũ” ở đây là năm trong ngũ phúc lâm môn: Phúc (may); Quý (Giàu), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (an yên). Cầu mong một năm mới sung túc, viên mãn.

Một số người tin rằng năm màu sắc khác nhau của các loại quả thắp hương là biểu tượng của quy luật ngũ hành của trời đất: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Ngoài ra mâm trái cây chưng bàn thờ gia tiên còn mang ý nghĩa báo hiếu và và cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình nhiều điều tốt đẹp.

Dù có khác nhau giữa các vùng miền, phong tục, quan điểm cá nhân. Nhưng trên hết mỗi cách chưng mâm trái cây ngày tết cổ truyền đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và cầu mong một năm mới an khang, lộc tài.

Ý nghĩa và cách lựa trái cây ngon chưng mâm quả ngày Tết nguyên đáng

Ý nghĩa và cách đặt chuối lên bàn thờ

Cách chọn chuối cúng: Quả còn xanh nhưng đã tròn cạnh (chuối đã già). Quả không dập nát. Quả to, dài, hơi cong và xoè đều. Chọn quả không dập nát, không xước. Lựa nải trên 20 quả. Số quả lẻ chứ không chẵn ( số lẻ là số dương, tượng trưng cho sự sinh sôi, may mắn).

Trang trí quất ngày tết trên mâm quả

Cách lựa quất cúng: quả to, tròn, da căng bóng, phần cuống chắc vẫn còn lá tươi. Không chọn quả có đốm hay sẹọ. Màu cam sáng, khi cầm có độ cứng vừa phải. Không quá cứng cũng không bị mềm nhũng. Có mùi thơm nhẹ từ phần vỏ và phần lá.

Ý nghĩa và cách chọn quả Phật thủ ngon cúng bàn thờ gia tiên

Cách lựa quả Phật thủ: quả to, có nhiều ngón (khoảng 20-30 ngón). Những ngón tay dài tỏa tròn đều xếp thành nhiều vòng như hình bông hoa. Chọn quả già, da trơn không xước, màu hơi vàng thì sẽ bảo quản được lâu.

Ý nghĩa của quả bưởi và cách chọn quả tươi ngon

Cách lựa bưởi diễn: chọn quả còn tươi, mới cắt, có cuống lá xanh, vỏ vàng căng đẹp, dáng tròn đều. Ngửi thất mùi thơm tự nhiên. Trọng lượng khoảng 600-800gr/quả là đẹp.

Cách mua bưởi da xanh: quả tròn, đều, da bóng láng, không bị đốm sâu. Trái bưởi có cuống còn xanh, dính chặc vào quả. Nhìn thấy những nốt gai trên vỏ to thì là quả già.

Cách chọn và chưng xoài trên mâm trái cây ngày tết

Cách chọn và chưng thanh long trong mâm trái cây ngày tết

Cách chọn quả thanh long chưng tết: quả tròn, vỏ tươi,hồng sáng đều màu. Tai dai mềm, dễ uốn nắn, màu xanh, không được quăn queo hay khô héo.

Ý nghĩa và cách chọn quả Đu đủ

Cách chọn đu đủ cúng: Dáng thon dài, phần vỏ láng, không dập nát. Phần núm hơi ngã vàng, có đốm nhỏ xanh li ti. Cuống còn dích chắc và có nhựa dính. Quả cầm nặng tay cùng mùi thơm thoang thoảng.

Ý nghĩa và cách chọn Quả lựu

Cách lựa quả lựu ngon: trái to, tròn, cầm chắc tay, vỏ hơi rám là lựu đã già. Những quả nhìn thấy phần hạt hơi lồi là vỏ mỏng. Không chọn quả bị nứt.

Ý nghĩa dưa hấu ngày tết và cách chọn quả ngon

Cách chọn dưa hấu chưng tết: tròn, vỏ căng, láng, phần núm nhỏ và lõm vào sâu. Cuốn quả còn tươi nhưng nhỏ, teo và xoăn lại thì được cắt già. Phần giáp đất đã chuyển vàng sậm. Tuyệt đối không chọn quả bị móp méo để chưng, cúng.

Ý nghĩa và cách trang trí quả dừa ngày tết

Ý nghĩa và cách chưng quả lê trong mâm trái cây ngày tết

Cách chọn quả lê tươi ngon: phần đáy của quả hơi lõm xuống và có hình dáng tròn đầy. Phần đầu quả lê lõm xuống sâu, cuống tươi và vẫn còn dính chặt. Nên chọn quả da nhẵn bóng, không bầm dập.

Ý nghĩa của quả mãng cầu

Cách lựa mãng cầu na: quả tròn, gai to, da không thâm đen hay nứt nẻ. Nên chọn quả cuống nhỏ nhưng vẫn còn bám chắc, có lá thì càng đẹp.

Ý nghĩa của quả nho trong mâm ngũ quả ngày tết 2021

Cách chọn chùm nho ngon: Chùm to và đều quả, cứng quả, vỏ căng bóng, không vết bầm dập, nứt hay có đốm. Nếu bạn thấy lớp phấn trắng bao quanh vỏ nho thì đây là chùm nho tươi, mới hái.

Cách chọn và chưng quả sung trên mâm trái cây ngày tết

Cách chọn chùm sung ta: chùm dày quả, tròn, màu xanh tươi, quả còn cứng. Lựa chùm có kích thước đồng đều, cuống tươi (còn dính mủ).

Cách lựa sung mỹ ngon: quả tròn đều, phần dưới hơi lõm xuống, màu đã ngã tím hồng, sờ tay hơi mềm. Cuống tươi, xanh.

Ý nghĩa của quả táo trong mâm ngũ quả

Ý nghĩa của quả dứa trong mâm ngũ quả

Chọn chọn quả dứa cho mâm trái cây tết: quả to, tròn, màu xanh hơi chuyển vàng. Cuống tươi, toả đều. mắt lớn và thưa. Phần ngọn dứa tươi xanh, toả đều. Ngửi thấy mùi thơm nhẹ.

Cách chưng mâm trái cây ngày tết 2021 theo từng vùng miền

Mâm ngũ quả miền Bắc có những quả gì

Mâm ngũ quả theo ngũ hành gồm những quả nào?

Hành Mộc: Chuối xanh, táo xanh

Hành Thổ: bưởi, phật thủ, cam, quất, lựu chín vàng

Hành Hoả: táo, ớt, dưa hấu, quýt, hồng

Hành Kim: roi (mận), lê, đào

Hành Thuỷ: nho đen, mận tím, măng cụt

Mâm ngũ quả ngày tết miền Trung

Thực tế thì người miền Trung cũng rất đơn giản trong việc bày biện mâm quả. Để bày biện được đẹp thì chúng mình lưu ý những quả to thường nằm ở dưới, phía sau. Những quả nhỏ nằm ở trên, phía trước và nằm xung quanh sẽ tạo ra một tổng thể hài hoà và đẹp mắt cho mâm ngũ quả miền Trung.

Cách chưng mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả cầu vừa đủ xài chưng bàn thờ gia tiên của người miền Nam thể hiện rõ sự hóm hỉnh và bình dị đúng chất con người nơi đây. Ai cũng cầu được “đủ”, nhưng biết thế nào là đủ nhỉ?

Vẫn là quy tắc trái lớn (đu đủ, dừa, mãng cầu xiêm) đặt lên mâm trước để tạo khung sườn. Tiếp theo là trang trí những quả nhỏ hơn lên trên và xung quanh. Sau khi hoàn thành bạn sẽ trông hơi giống ngọn tháp đấy. Cặp dưa hấu thì được dùng để đặt hai bên của mâm ngũ quả ngày tết 2021. Thế là xong rồi đấy.

Những loại trái cây không nên thờ cúng trên bàn thờ gia tiên

Quả có gai nhọn và có mùi nồng

Theo quan niệm phong thuỷ, chọn những loại trái cây có gai sắc nhọn để chưng trên bàn thờ gia tiên sẽ ảnh hưởng đến giá đạo, sự bình yên trong gia đình.

Đồng thời những loại trái cầy mùi quá nồng sẽ làm ảnh hưởng đến không khí tôn nghiêm của khu vực thờ cúng.

Quả quá chín

Trái cây giả

Trái cây giả chưng bàn thờ gia tiên sẽ làm ảnh hưởng xấu đến phong thuỷ gia đạo. Với nhiều người, còn thể hiện sự không tôn kính với tổ tiên. Do đó việc lựa chọn trái cây tươi, đẹp mắt là cực kỳ quan trọng.

Những cách trang trí và chưng mâm trái cây ngày tết đẹp

Cắt tỉa hoa quả

Ngày nay, những hoa quả được cắt tỉa đẹp mắt rất được ưa chuộng, nhất là những gia đinh trẻ hiện đại. Những hình thù đẹp, ý nghia được khắc hoạ mang đến cảm giác mới lạ, sinh động hơn cho mâm trái cây chưng bàn thờ.

Thêm cành khô, hoa, lá

Nơ hoặc liễn – cách chưng mâm trái cây ngày tết đơn giản mà đẹp

Những cách khác để chưng bày mâm trái cây ngày tết độc đáo

Ngoài mâm ngũ quả thì trái cây cũng chính là cách trang trí không gian ngày tết vừa đẹp, vừa hữu dụng. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu quên mất trang trí dĩa trái cây bàn tiệc mừng xuân mới.

Cách chưng mâm trái cây ngày tết trên bàn ăn

Ngoài khăn trải bàn và bình hoa, thì một dĩa trái cây được sắp gọn gàng đẹp mắt mang đến không gian ấm cúng hơn rất nhiều.

Trang trí dĩa trái cây bàn tiệc tiếp khách

Trang trí độc lạ

Cách chưng mâm trái cây ngày tết trang trí tiểu cảnh trong nhà

Trái cây cũng có thể là một phần trong góc trang trí tết nhà bạn. Không cần quá cầu kì , chỉ với những món đồ rẻ tiền bạn vẫn có thể tạo ra một khu tiếu cảnh nhỏ để selfie ngày tết.

Cách trang trí nhà ngày tết đơn giản mà đẹp

Ý Nghĩa Các Loại Trái Cây Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm Giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ.

Mâm ngũ quả thể hiện ước muốn của gia chủ trong năm mới, mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.

Theo đó, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên; hay quy luật đất trời theo ngũ hành: 5 màu của quả tượng trưng cho Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng).

Từ những quan niệm này, mâm ngũ quả miền Bắc thường bày 5 loại quả có màu sắc khác nhau theo ngũ hành như: Chuối xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm (sapôchê) hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.

Còn ở miền Nam, các loại quả trong mâm khi ghép lại trở thành những cái tên ý nghĩa, theo ước nguyện cầu mong của gia chủ như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm, bưởi, thanh long…

Ý nghĩa một số loại quả được dùng trong mâm ngũ quả như sau:

Chuối xanh: Tượng trưng cho cho mệnh Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa che chở, đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết. Nải chuối xanh được để dưới cùng của mâm ngủ quả, nâng đỡ các loại quả khác đã nói lên điều đó.

Phật thủ: Trái phật thủ những năm gần đây trở nên thông dụng trong mâm ngũ quả bởi như tên gọi, Phật thủ là bàn tay Phật đang che chở, bảo vệ, phù hộ cho gia đình gia chủ.

Bưởi: Được đặt trên nải chuối xanh, tượng trưng cho phúc lộc với mong muốn an khang, thịnh vượng.

Trưng bưởi trên mâm ngũ quả với mong muốn an khang, thịnh vượng.

Dưa hấu: Dưa hấu với vỏ xanh và ruột đỏ sẽ mang lại sự may mắn. Quả căng tròn mọng nước, ngọt thanh tượng trưng sự sung túc và căng tràn sức sống. Hiện dưa hấu ruột vàng cũng được lựa chọn nhiều vì màu vàng cũng là màu may mắn.

Đu đủ: Giống như tên gọi của nó, chưng đu đủ trong ngày Tết, người Việt Nam mang theo mong muốn được sự đầu đủ,thịnh vượng trong cuộc sống không những trong kinh tế mà còn cả tình cảm.

Xoài: Người miền Nam phát âm là “xài”, ý muốn cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn, cuộc sống sung túc.

Dừa: Người miền Nam phát âm là “vừa”, ý muốn cầu mong sự vừa đủ, không túng thiếu và viên mãn trong cuộc sống.

Sung: Người ta chọn sung để biểu trưng cho sự sung mãn không những về tình cảm, sức khỏe mà về cả tiền bạc, như cái tên vốn có của nó.

Thơm (miền Nam gọi là khóm): Với dáng như rồng (thân có vảy như vảy rồng) với ý nghĩa mang lại sự giàu có, may mắn và thịnh vượng.

Cam, quýt, chanh: Người ta tin rằng ba loại trái này có thể mang lại may mắn do hương vị dễ chịu và tinh khiết của nó, tránh được những điều xui xẻo.

Nho: Trong phong thủy, nho tượng trưng cho sự tạo ra sự phong phú của cải vật chất. Nho cũng đại diện cho sự thành công. Đôi khi, nho cũng được sử dụng như là công cụ phong thủy cho việc hóa hung thành cát, biến vận hạn rủi ro thành may mắn.

Ngoài ra, một số loại trái cây khác cũng được sử dụng trưng trên mâm ngũ quả như lựu tượng trưng cho con đàn cháu đống; quả đào thể hiện sự thăng tiến; quả táo thể hiện sự phú quý, giàu sang; quả lêkima (trứng gà) thể hiện lộc trời cho…

Các Loại Trái Cây Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Có Ý Nghĩa Thế Nào?

(Thethaovanhoa.vn) – Mâm cúng ngũ quả rất được xem trọng ở mỗi gia đình ngày Tết, bởi nó thể hiện mong ước của gia chủ trong năm mới.

Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm Giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ.

Theo đó, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên; hay quy luật đất trời theo ngũ hành: 5 màu của quả tượng trưng cho Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng).

Mâm ngũ quả thể hiện ước muốn của gia chủ trong năm mới, mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.

Từ những quan niệm này, mâm ngũ quả miền Bắc thường bày 5 loại quả có màu sắc khác nhau theo ngũ hành như: Chuối xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm (sapôchê) hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.

Còn ở miền Nam, các loại quả trong mâm khi ghép lại trở thành những cái tên ý nghĩa, theo ước nguyện cầu mong của gia chủ như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm, bưởi, thanh long…

Ý nghĩa một số loại quả được dùng trong mâm ngũ quả như sau:

Chuối xanh: Tượng trưng cho cho mệnh Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa che chở, đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết. Nải chuối xanh được để dưới cùng của mâm ngủ quả, nâng đỡ các loại quả khác đã nói lên điều đó.

Phật thủ: Trái phật thủ những năm gần đây trở nên thông dụng trong mâm ngũ quả bởi như tên gọi, Phật thủ là bàn tay Phật đang che chở, bảo vệ, phù hộ cho gia đình gia chủ.

Bưởi: Được đặt trên nải chuối xanh, tượng trưng cho phúc lộc với mong muốn an khang, thịnh vượng.

Trưng bưởi trên mâm ngũ quả với mong muốn an khang, thịnh vượng.

Dưa hấu: Dưa hấu với vỏ xanh và ruột đỏ sẽ mang lại sự may mắn. Quả căng tròn mọng nước, ngọt thanh tượng trưng sự sung túc và căng tràn sức sống. Hiện dưa hấu ruột vàng cũng được lựa chọn nhiều vì màu vàng cũng là màu may mắn.

Đu đủ: Giống như tên gọi của nó, chưng đu đủ trong ngày Tết, người Việt Nam mang theo mong muốn được sự đầu đủ,thịnh vượng trong cuộc sống không những trong kinh tế mà còn cả tình cảm.

Xoài: Người miền Nam phát âm là “xài”, ý muốn cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn, cuộc sống sung túc.

Dừa: Người miền Nam phát âm là “vừa”, ý muốn cầu mong sự vừa đủ, không túng thiếu và viên mãn trong cuộc sống.

Sung: Người ta chọn sung để biểu trưng cho sự sung mãn không những về tình cảm, sức khỏe mà về cả tiền bạc, như cái tên vốn có của nó.

Thơm (miền Nam gọi là khóm): Với dáng như rồng (thân có vảy như vảy rồng) với ý nghĩa mang lại sự giàu có, may mắn và thịnh vượng.

Cam, quýt, chanh: Người ta tin rằng ba loại trái này có thể mang lại may mắn do hương vị dễ chịu và tinh khiết của nó, tránh được những điều xui xẻo.

Nho: Trong phong thủy, nho tượng trưng cho sự tạo ra sự phong phú của cải vật chất. Nho cũng đại diện cho sự thành công. Đôi khi, nho cũng được sử dụng như là công cụ phong thủy cho việc hóa hung thành cát, biến vận hạn rủi ro thành may mắn.

Ngoài ra, một số loại trái cây khác cũng được sử dụng trưng trên mâm ngũ quả như lựu tượng trưng cho con đàn cháu đống; quả đào thể hiện sự thăng tiến; quả táo thể hiện sự phú quý, giàu sang; quả lêkima (trứng gà) thể hiện lộc trời cho…

Ngày Tết, dù ở nơi đâu, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.

Ý Nghĩa Các Loại Trái Cây Mâm Ngũ Quả

Ngày Tết, mỗi nhà đều trưng một mâm ngũ quả mới ý nghĩa là tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cầu chúc một năm mới phát tài phát lộc, nhiều niềm vui và may mắn, hạnh phúc.

Con số 5 – NGŨ

Số 5 tương ứng với ngũ hành, con số tốt trong phong thủy, thể hiện sự phát triển tốt đẹp, bền vững. Vì thế mâm quả ngày tết cũng gọi là Mâm ngũ quả.

Ngoài ra,”ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Mâm ngũ quả Miền Bắc

Mâm ngũ quả của miền Bắc gồm có: chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm (sapôchê) hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.

Cách trưng mâm ngũ quả: Chuối xanh được để dưới cùng làm tựa, bày bưởi hoặc phật thủ lên trên, chèn thêm cam, quýt vào, xen kẽ ớt đỏ, hồng,… cho nhiều màu sắc rực rỡ xen kẽ nhau.

Ngày nay thì nhiều nhà còn bổ sung thêm nhiều loại trái cây tươi ngon khác nữa chứ không cứng nhắc chỉ bày những loại theo truyền thống, giúp mâm trái cây thêm đặc sắc.

Mâm ngũ quả Miền Nam

Chắc hẳn không ít bạn đã từng nghe về mâm: Cầu – Xuân – Vừa – Đủ – Xài. Tên của cái loại trái cây bày mân ngũ quả được đọc lái lại: Mãng Cầu, Sung, Dừa, Đu đủ, Xoài.

Cách trưng mâm ngũ quả: Đặt Dừa, Đủ đủ và Xoài lên đĩa trước, rồi xếp các loại trái cây còn lại lên trên tạo thành ngọn tháp.

Tương tự miền Bắc, ngày nay Miền Nam cũng cúng thêm nhiều trái cây tươi ngon khác như dưa hấu, nho,…

Một số loại trái cây miền Nam kiêng trưng bày vì sợ ý nghĩa tiêu cực: Chuối (chúi nhũi), Cam Quýt (Quýt làm Cam chịu), Lê Táo (bom) (Lê lết, đổ bể)

Mâm ngũ quả Miền Trung

Vì là miền đất thường xuyên chịu nhiều khắc nghiệt của thời tiết nên hoa quả cũng hiếm hoi. Người miền Trung không bắt buộc cần cúng trái cây gì lên mâm ngũ quả, miễn là trái cây tươi ngon là được.

Ý nghĩa của các loại trái cây

Chuối (xanh): Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che (theo quan niệm của người miền Bắc).

Phật thủ: Bàn tay Phật che chở cho cả gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Táo: Phú quý, giàu sang.

Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Quả trứng gà: Lộc trời cho.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Quất chín: Thể hiện sự sung túc, ăn nên làm ra và dồi dào sức sống.

Mãng Cầu: Cầu chúc mọi điều như ý

Thơm: Thơm tho, đa phúc lộc

Hồng: Hồng hào, tươi tốt