Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam cần gì?

Các loại trái cây trong mâm ngũ quả miền Nam mang ý nghĩa riêng nhưng đều thể hiện mong ước về ngũ phúc là phúc, lộc, thọ, an, ninh, và thể hiện tục lệ thờ cúng tổ tiên, ông bà bày tỏ lòng hiếu thảo, nhớ công ơn của thế hệ ông cha cho con cháu đời sau có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Các loại trái cây thích hợp để bày trong mâm quả là:

Mãng cầu: Cầu nguyện.

Dừa: Đọc giống chữ “vừa “, không thiếu.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy, no ấm.

Xoài: Đọc gần giống chữ xài,nghĩa là tiêu xài không thiếu thốn.

Sung: Ý nghĩa sung sướng, sung mãn, sức khỏe lẫn tiền bạc.

Thơm: Thơm tho, danh tiếng.

Dưa hấu, bưởi: Nhiều may mắn, thành đạt.

Thanh long: Tượng trưng cho rồng, con vật linh thiêng, quyền lực, thể hiện may mắn, thành công, tài lộc.

Phật thủ: Bàn tay phật che chở, bao bọc.

Đào: Thăng tiến.

Quất: Hạnh phúc.

Nho: Tượng trưng cho sự phong phú của cải vật chất, hóa giải điều xấu, đem lại may mắn và thành công.

Mâm ngũ quả miền Nam ngày tết

Mâm ngũ quả ngày tết miền Nam thể hiện mong ước “cầu sung vừa đủ xài ” là cầu sung túc vừa đủ thể hiện sự khiêm tốn, bình dị. Mỗi năm vào dịp tết, các gia đình miền Nam đều chuẩn bị, dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ sạch sẽ để đón chào mùa Xuân đang đến.

Quan trọng không thể thiếu là mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả miền Nam là một nét văn hóa ngày tết ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Mâm trái cây đầy đủ màu sắc trưng bày đẹp mắt, trang trọng thể hiện:

Lòng tôn kính với tổ tiên, với trời Phật, thần linh

Niềm tin tưởng nhiều may mắn, phúc lộc sẽ tới

Mang theo không khí ngày tết tươi vui, rộn ràng

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam

Theo phong tục miền Nam cách trình bày mâm ngũ quả phù hợp mang lại nhiều phúc lành, bình an, tài lộc và đẹp mắt như sau:

Các loại trái cây tươi rửa sạch sẽ và để khô ráo chuẩn bị mâm cúng vừa đủ số lượng quả đã chuẩn bị.

Ngày tết gia đình miền Nam không thể thiếu dưa hấu. Dưa hấu được cắt phần đuôi để dưa hấu có thể đứng trên dĩa dễ dàng hơn. Người ta có thể khắc chữ mang ý nghĩa may mắn như phúc, lộc, vạn sự như ý lên dưa hấu, bưởi hay dừa để đẹp mắt và mong muốn được như chữ đã khắc.

Nếu không khắc chữ người ta dán giấy đỏ của người Trung Hoa lên dưa hấu hay bưởi, buộc nơ thêm phần đẹp cho mâm cúng. Đối với dưa hấu, người ta quan niệm cúng một cặp để cân xứng trên bàn thờ hay bàn tiếp khách,… cầu mong hạnh phúc đong đầy, may mắn. Tùy theo mỗi gia đình, ngoài cặp dưa hấu còn thêm dưa hoàng kim trong mâm ngũ quả vì tên đẹp, nhiều tiền vàng.

Phần mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài sắp xếp quy quy tắc như sau: Dừa, đu đủ có kích thước to đặt phía dưới, còn lại xoài, mãng cầu xếp xen kẽ, sung để phía trên cùng.

Đây là mâm cơ bản. Nhiều gia đình để tạo thêm màu sắc còn thêm Thanh long , dứa xen kẽ màu sắc, chùm nho cũng xếp trên cùng tạo hình sao cho như một tòa tháp nhỏ, quả lớn nặng phía dưới, quả nhỏ hơn phía trên.

Mâm ngũ quả miền Nam đẹp mắt khi sắp xếp các loại quả hài hòa phù hợp với mục đích lễ cúng. Cụ thể hơn về mâm ngũ quả cho từng dịp như sau:

Vào ngày tết, mâm ngũ quả được sắp xếp theo lời mong ước “cầu sung dừa đủ xài” thêm dứa, dưa hấu, thanh long,… đầy đủ màu sắc. Mâm quả lúc này có ý nghĩa an khang, thịnh vượng.

Trên dưa hấu, dừa điêu khắc chữ càng tăng thêm vẻ đẹp của ngày Tết mang lại màu sắc mùa Xuân hạnh phúc.

Mâm ngũ quả ngày cưới hỏi với mong ước hạnh phúc bền vững và sự tôn kính với ông bà tổ tiên cũng như báo cáo rằng con cháu trong gia đình cưới vợ hoặc cưới chồng. Nhiều gia đình kết trái cây thành hình tháp cao, hoặc cắt tỉa thành hình Long Phụng.

Mâm ngũ quả giản dị hay cầu kỳ tùy thuộc vào gia đình bạn. Tuy nhiên trong mâm luôn đầy đủ các loại quả tươi mới và trưng bày đẹp mắt, hài hòa, giữ gìn truyền thống tốt đẹp bao đời nay. Mâm ngũ quả miền Nam vừa tô điểm sắc màu cho không gian thêm sinh động, vừa mang niềm tin vào những lời cầu nguyện cho cuộc sống hạnh phúc hơn.

Cách Bày Và Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ở 2 Miền Nam, Bắc

Ngũ quả còn tượng trưng cho thành quả của những người nông dân sau một năm lao động. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người lao động thành kính dâng lên ông bà tổ tiên. Số năm còn là số tượng trưng cho sự sống, sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.

Trong những ngày tết cổ truyền của người Việt Nam, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu. Mỗi loại quả đều mang ý nghĩa riêng, thể hiện những ước muốn của gia chủ trong năm mới.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Theo truyền thống, mâm ngũ quả gồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính với các bậc tổ tiên.

Ngoài ra, ngũ quả còn tượng trưng cho thành quả của những người nông dân sau một năm lao động. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người lao động thành kính dâng lên ông bà tổ tiên. Số năm còn là số tượng trưng cho sự sống, sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.

Hiện nay, do một số yếu tố mà người ta không quá cứng nhắc trong việc phải chọn 5 loại quả nữa. Tut nhiên, ở miền Bắc, người ta vẫn chọn số quả lẻ để bày mâm ngũ quả ngày Tết. Trong khi đó, người miền Trung và miền Nam lại thoải mái hơn khi không quan trọng số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu quan tâm đến ý nghĩa của các loại quả.

Dù không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng khi bày mâm ngũ quả, mọi người vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: chỉ bày quả, không bày thêm hoa hoặc thực phẩm khác, số lượng trên mâm chỉ tính loại, không tính quả.

Mâm ngũ quả 2 miền Nam, Bắc

Hiện nay, mâm ngũ quả được bày theo sở thích và điều kiện của gia chủ, tùy từng địa phương với những đặc điểm về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng. Chẳng hạn, mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối xanh để thể hiện ước muốn được thiên nhiên che chở, bảo vệ giúp công việc làm ăn được thuận lợi.

Trái lại, mâm ngũ quả của người miền Nam lại không có chuối bởi theo họ, từ chuối đọc gần giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống. Người miền Nam cũng không bày cam trong mâm ngũ quả bởi người xưa có câu “quýt làm cam chịu”, nếu bày cam thì sẽ không may mắn.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (đọc gần giống như “cầu vừa đủ xài sung), hoặc có thể thêm 3 trái thơm (dứa) để làm chân thể hiện sự vững vàng.

Người miền Bắc lại quan niệm rằng, tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, miễn sao đẹp mắt là được. Ngày nay, cuộc sống hiện đại hơn, các loại trái cây cũng phong phú hơn, do đó, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, tổ tiên nên cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cũng bắt mắt hơn.

Mâm ngủ quả không chỉ bó buộc trong 5 loại quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay 10 loại quả. Và quan niệm về số quả là chẵn hay lẻ cũng không còn quan trọng. Dù số quả là bao nhiêu thì người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.

Cùng Danh Mục

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ba Miền Có Ý Nghĩa Gì?

Trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Tùy vào đặc trưng của vùng miền mà nó sẽ có sự khác nhau trong cách kết hợp trái cây cũng như bày trí. Nhưng trên hết, mâm ngũ quả chính là sự thể hiện lòng thành kính luôn hướng về cội nguồn, tổ tiên và ước mong một năm mới an khanh, thịnh vượng.

Mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì? Ý nghĩa từng loại quả

Trên mâm ngũ quả sẽ có 5 loại trái cây khác nhau, thông qua tên gọi và màu sắc để tượng trưng cho ước mong của gia chủ. Phúc, quý, thọ, khang, ninh là mong ước của tất cả người Việt vào dịp đầu năm mới. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn là biểu tượng của quy luật đất trời được hiểu theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tức cầu mong một cuộc sống sung túc, viên mãn.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền

Mỗi miền đều có các loại hoa quả khác nhau, vì thế mà mâm ngũ quả ngày Tết cũng được kết hợp đa dạng và mang ý nghĩa đặc trưng.

Chuối: Với người miền Bắc, chuối thường được tượng trưng cho sự bao bọc và chở che, con cháu sum vầy, đầm ấm, vui tươi. Tuy nhiên, người miền Nam lại rất kỵ chưng loại quả này vào dịp Tết vì nó mang ý nghĩa chúi nhủi, không phất lên được.

Bưởi: An khang, thịnh vượng.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Thanh long: Thể hiện sự phát tài, phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành thể hiện sự may mắn, đủ đầy và suôn sẻ.

Sung: Thể hiện cho sự sung túc, may mắn và sức khỏe.

Quýt, cam: Đây là những loại quả có màu vàng thể hiện cho sự may mắn, thịnh vượng.

Đu đủ: Mang đến sự đủ đầy, ấm no.

Xoài (phát âm giống từ “xài”): Cầu mong tiền bạc không bị thiếu thốn, vừa đủ xài.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Người miền Bắc mỗi dịp Tết đến xuân về sẽ thường chuộng chưng bày các loại quả gồm: Chuối, đào, hồng, quýt, bưởi. Trong đó, chuối sẽ được để dưới cùng để nâng đỡ các loại hoa quả khác, chính giữa sẽ là bưởi hoặc phật thủ. Các chỗ trống còn lại sẽ là nơi để quýt, đào, hồng,…

Thanh long, mãng cầu, sung, dưa hấu, cam, quýt,… là những loại trái cây chúng ta thường thấy trên mâm ngũ quả của người miền Trung. Là khúc ruột của Việt Nam, quanh năm cằn cỗi nên người dân nơi đây không quá câu nệ hình thức hay ý nghĩa. Mặt khác, họ chủ yếu thể hiện lòng thành kính hướng về tổ tiên, vì thế mà mỗi nhà sẽ có cách trưng bày khác nhau, chỉ cần hoa quả tươi ngon là được.

“Cầu sung vừa đủ xài” là câu nói được ghép bởi tên của các loại trái cây theo phong cách hóm hỉnh, bình dị và dân dã. Đó cũng là nét đặc biệt khi nhắc đến mâm ngũ quả của người dân miền này. Họ chỉ mong năm mới mọi thứ được đủ đầy, sung túc, gia chủ bình an là được. Vì thế mà mâm ngũ quả miền Nam thường chưng các loại quả như: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Bên cạnh đó, cặp dưa hấu được cắt tỉa hay dán giấy đỏ bình an cũng là một trong những hình ảnh quen thuộc thường thấy trên bàn thờ ông bà tổ tiên của người miền Nam vào mỗi dịp xuân về.

Xã hội càng phát triển, với ước mong đủ đầy của mọi người nên giờ đây, mâm ngũ quả cũng không còn gò bó về số lượng. Thay vào đó, bạn có thể chưng nhiều loại hoa quả hơn, chủ yếu thể hiện lòng thành kính, báo hiếu với ông bà tổ tiên.

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ của mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả cúng tổ tiên. Ngũ quả – thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo.

Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây.

Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng mà có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau.

Với màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo cùng những ý nghĩa sâu xa, mâm ngũ quả làm cho ngày Tết cổ truyền dân tộc thêm phần sinh động và thiêng liêng hơn.

Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.

Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú!

Mâm ngũ quả miền Nam Khác với người miền Bắc, người dân Nam Bộ có phần cầu kỳ hơn trong khâu chọn lựa những loại quả sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam óng ả vui mắt như người Bắc.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái:mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì vậy mâm ngũ quả theo đó mà có thể trở thành thập quả, tuy vậy, cái tên gọi:“ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết và không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp và rực rỡ.

Nó thể hiện sinh động cho ý tưởng, triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tuy mỗi miền mỗi khác nhưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây của nét văn hóa dân tộc và ý nguyện cầu hòa, an, đủ mà người dân Việt Nam gửi gắm.

Sưu tầm