Ý nghĩa mâm ngũ quả trong ngày Tết.
Mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Ngoài ra mâm ngũ quả còn tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.
Dưa hấu, bưởi tượng căng tròn, mát lành hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng, quýt với màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Lê ( phật thủ) ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: thể hiện sự thăng tiến.
Táo: mang ý nghĩa phú quý.
Thanh long: ý rồng mây gặp hội.
Dừa có âm tương tự như là vừa, có nghĩa là không thiếu.
Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
Xoài có âm na ná như là xài, cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
Mâm ngũ quả của người miền Bắc.
Với người miền Bắc, mâm ngũ quả thường gồm: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa với các màu sắc hài hòa, tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.
Mâm ngũ quả của người miền Trung.
Với mâm ngũ quả miền Trung không câu nệ về chủng loại hay số lượng quả, thường có các loại trái cây có màu sắc tươi sáng như hồng, bưởi, thanh long, dưa hấu.
Mâm ngũ quả của người miền Nam.
Miền Nam có sự phong phú các loại trái cây, người dân lựa chọn các loại quả có tên mang theo sự mong ước ” cầu sung vừa đủ xài” và ” cầu thơm vừa đủ xài”. Các loại trái cây tương ứng là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,…
Đặc biệt, người miềm Nam không chọn cam quýt, lê, táo, lựu, sầu riêng cho mâm ngũ quả. Vì theo quan niệm truyền thống từ xưa là tên gọi của các loại quả trên đồng âm với những ý nghĩa không may mắn.
Các loại quả kiêng kỵ trong mâm quả như sau: Cam, quýt mang ý nghĩa cam chịu,quýt làm cam chịu.
Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng với người miền Bắc vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Với người miền Trung và miền Nam không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Một số người thường rửa trái cây cẩn thận để quả bóng, đẹp khi chưng lên mâm tuy nhiên việc làm này sẽ làm cho quả nhanh bị héo, thối rữa nếu có chỗ đọng nước. Vì thế bạn cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch trái cây đó là được.
Nhiều gia đình có thói quen sắm đồ Tết sớm từ ngày 27-28 tết, thậm chí sớm hơn. Trong khi mâm ngũ qua chỉ dâng lên bàn thờ vào đêm 30 Tết. Do đó bạn không nên chọn ngay những quả đã chín đẹp vì khi bày mâm ngũ quả, trái cây có thể bị chín quá, lá héo và vỏ nhũn mềm, thay vào đó bạn có thể chọn những quả già chưa chín hẳn khi bày mâm ngũ quả, quả chín tới và không bị thối
Tuy mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, song việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Cho dù sinh sống ở phương trời nào, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.