Ý Nghĩa Mâm Cơm Tất Niên Của Người Việt

Mâm cơm tất niên là nét đẹp trong văn hóa người Việt

Năm hết, Tết đến là lúc con cháu đi học, đi làm ăn xa trở về quê hương, gia đình đoàn tụ. Mâm cơm tất niên vào ngày 30 Tết có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Sau những tháng ngày học tập và làm việc chăm chỉ, đây là lúc tất cả thành viên được gặp nhau. Từ thời xa xưa, dù có thiếu thốn đủ bề thì vào ngày Tết, mọi nhà đều chuẩn bị một mâm cơm cho thật đủ đầy, với nguyện ước năm mới sẽ được ấm no, làm ăn đại phát hơn năm cũ. Người xưa quan niệm nhà càng có nhiều con cháu sum họp trong bữa cơm cuối năm thì càng may mắn. Vì thế, cảnh mọi người quây quần bên mâm cơm thể hiện phúc lộc và hạnh phúc.

Mâm cơm tất niên thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn

Mâm cơm tất niên không chỉ là lúc đại gia đình được gặp lại nhau. Nó còn là lúc con cháu được bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Một năm trôi qua làm ăn thuận lợi, học hành tiến tới, nhờ có ông bà phù hộ cho con cháu thuận buồm xuôi gió. Ngày cuối năm này là thời điểm mà con cháu tìm về và tri ân đến tổ tiên đã giúp đỡ mình. Đó là truyền thống đẹp của dân tộc ta, thể hiện đạo lý làm người mà cha mẹ, ông bà đã dạy dỗ.

Mâm cơm tất niên là phong tục cần được gìn giữ

Bữa cơm vào ngày cuối năm này luôn để lại ấn tượng khó phai nhòa. Mỗi con người Việt Nam dù có đi đâu xa nhưng trong lòng vẫn sẽ mãi luôn khắc ghi hình ảnh những người yêu thương đang quây quần bên mâm cơm sum họp. Mâm cơm tất niên, mâm cơm chào tạm biệt năm cũ và chuẩn bị cho một mùa xuân mới. Vì ý nghĩa vô cùng tuyệt đẹp đó mà từ xưa tới nay, nó không thể thiếu được trong dịp Tết.

Những món ăn tuy không quá cầu kỳ nhưng đủ để thể hiện lòng thành kính của con cháu. Mỗi vùng miền sẽ có những món ăn khác nhau, cách bày trí có khác nhau một chút. Nhưng cái chung nhất không thể thiếu đó là hương vị ngày Tết. Là những món ăn quen thuộc của ngày Tết: Bánh chưng xanh, bánh tét, bánh giò hay đĩa xôi, con gà. Không cần quá cầu kỳ, những món ăn thân thuộc được dâng lên với lòng thành kính là đã thể hiện được tất cả. Lòng thành không phụ thuộc vào mâm cao cỗ đầy mà cốt lõi là chính ở cái tâm của người chuẩn bị. Ông bà tổ tiên sẽ nhìn thấy được điều đó.

Cuộc sống đang vô cùng hối hả. Mọi người giờ đây ai cũng hối hả bận rộn với trăm công nghìn việc. Nhưng cứ chiều 30 Tết, nhà nhà vẫn tranh thủ thời gian chuẩn bị bữa cơm dâng lên ông bà. Đó là một phong tục đẹp, thật đáng trân quý. Nó cần phải gìn giữ và phát huy muôn đời. Để con cháu sau này sinh ra và lớn lên biết nhớ về cội nguồn. Các bạn trẻ sẽ biết và tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp này

Mâm Cơm Cúng Tất Niên Đầy Đủ Ý Nghĩa

Bạn đã từng chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên cùng với gia đình chưa? Vậy mâm cơm cúng tất niên cần có những gì? Cùng Phụ nữ và Gia đình tìm hiểu ngay qua bài viết này!

Cúng tất niên là một phong tục tập quán mang nét đẹp văn hóa Việt Nam. Đây cũng là bước đánh dấu sự kết thúc của năm cũ, đón năm mới đến với mong muốn mang sự bình yên đến cho gia đình.

Lễ cúng tất niên được thực hiện vào chiều ngày 30 tết, ngày cuối cùng của một năm âm lịch. Bên mâm cơm tất niên sẽ có những chuyện vui nhưng cũng không thiếu những chuyện buồn, những khó khăn trong cuộc sống. Mọi người cùng nhau ăn cơm, cùng nhau giãi bày, chỉ đơn giản là gia đình là nơi họ có thể tin tưởng mà chia sẻ và gia đình luôn là chỗ dựa, là người lắng nghe tuyệt vời nhất.

Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất mà lễ tất niên mang đến, sự sum vầy và tình yêu thương của gia đình cho những đứa con làm ăn nơi xa tìm về. Không khí ấm cúng của gia đình là điều quý báu nhất sau khi đã trải qua bao nhiêu chuyện trong cuộc sống.

Cùng chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên sẽ có đầy đủ:

Món ăn trong mâm cơm cúng tất niên miền Bắc

Sáu bát: giò heo hầm măng, lưỡi lợn, miến, mọc, mực, nấm thả

Tám đĩa: thịt gà, thịt lợn, giò lụa, chả quế, bánh chưng, trứng muối, dưa hành, cá kho

Mâm cỗ tất niên miền Trung và miền Nam gần giống với miền Bắc nhưng có thêm một số món như:

Bố trí mâm cúng tất niên

Cách bày biện cỗ cúng tất niên như sau:

Mâm ngũ quả, hương hoa, trầu cau, trà rượu được đặt trên bàn thờ

Mâm cỗ được đặt ở phía dưới, trên một chiếc bàn dài hình chữ nhật và trước bàn thờ

Cách thắp hương tất niên

Trong lễ cúng tất niên, thông thường người nam gia chủ sẽ đọc văn khấn. Bài văn khấn sẽ bao gồm hai phần, phần 1 là bài cúng tất niên cuối năm khi cúng gia tiên ở trong nhà. Ở phần văn khấn thứ hai sẽ được khấn ở ngoài trời với mục đích cúng thần linh.

Món chay cúng tất niên Canh rau củ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Rau củ luộc

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Súp lơ và cà rốt sau khi tạo hình thì rửa sạch lại với nước

Đun sôi nước trên bếp, bạn thêm vào một chút muối để màu rau đẹp hơn

Sau khi nước sôi thì cho súp lơ vào đun sôi 3 phút, cho cà rốt vào đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Giò, chả chay

Món này làm tại nhà khá cầu kỳ và mất công, nên nếu không có thời gian và vật dụng để làm bạn có thể mua tại các cửa hàng bán đồ chay.

Hành muối

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Hành củ ngâm với nước vo gạo qua đêm để lột vỏ và bỏ phần rễ ngoài

Để hành ráo nước sau đó đem phơi ngoài trời cho héo bớt

Đun sôi đường và giấm theo tỉ lệ 1:1 sau đó để thật nguội

Xếp số hành bên trên vào hũ thủy tinh, củ to thì bạn xếp bên dưới sau đó đổ hỗn hợp giấm đường vào

Dùng nan tre chèn hành để hành không bị nổi lên.

Để lọ hành ở chỗ thoáng mát từ 5 đến 7 ngày là dùng được

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Ngâm gạo nếp qua đêm sau đó vo lại và để ráo nước

Lấy phần ruột gấc, nếu không có gấc tươi bạn có thể dùng gấc trữ đông

Thêm một chút rượu vào ruột gấc rồi trộn cùng với gạo nếp

Bạn có thể bỏ hạt hay giữ tùy theo sở thích

Xóc gạo cùng với muối trắng sau đó cho vào nồi hấp

Sau 20 phút nước sôi là sẽ được xôi, bạn dùng đũa xới đều sau đó cho thêm đường và dầu ăn để món xôi ngon hơn.

Ý Nghĩa Của Mâm Cơm Cúng Tất Niên Trước Giao Thừa

Làm cơm tất niên được thực hiện vào tối 30 trước khi thực hiện lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm mọi người trong gia đình sẽ tụ họp đông đủ, cùng nhau dùng bữa nói chuyện về những điều xảy ra trong năm cũ và động viên nhau cố gắng trong năm mới sắp tới.

Trong những năm gần đây, nhiều gia đình thường cúng tất niên sớm hơn để có thể luân phiên nhau hoăc tính lính lich phù hơp cho việc đi du lịch.

Theo như truyền thống thì đêm 30 Tết, gia đình cần làm hai mâm, một mâm để cúng tất niên rồi ăn tối, còn mâm kia để cúng giao thừa. Người đàn ông trụ cột trong gia đình sẽ làm lễ khấn, các thành viên cũng vái lễ theo để mời thần linh và tổ tiên về cùng ăn tết với gia đình. Cúng cơm tất niên và cúng giao thừa cũng có thể gộp chung lại cho đơn giản khi cúng sang canh.

Mâm cơm cúng tất niên chuẩn bị đón năm mới

Bữa cơm tất niên sẽ được chuẩn bi thịnh soạn hơn so với những ngày thông thương. Mâm cơm gồm những món gì và được bày trí ra sao thì còn phu thuôc vào từng vùng miền, ví du như ở miền Bắc thì trên mâm cơm thường có canh móng giò hầm cùng măng khô, miến dong xào cùng với lòng gà, xôi đỗ, bánh chưng, nem cuốn, giò lụa và giò xào…; người miền Trung thì lai có, bánh tét, đĩa giò lụa, gà bóp cùng rau răm, thịt lơn luộc, giá chua…; còn ở miền Nam thì có bánh tét, bát canh măng, đĩa thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…

Viêc bày trí cũng khác nhau tùy thuôc vào từng gia đình, tuy nhiên cơm cúng là mặn hay chay thì cũng chỉ đăt ở bàn con bên dưới, không bày lên ban thời chính. Trên ban thờ chính chỉ bày cúng hoa tươi, quả tươi, cùng với một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng cho tiền lộc. Ngoài ra cũng có thể bày thêm bánh chưng, hoăc xôi chè. Tuyêt đối không cắm “cành vàng lá ngọc” vì nó mang theo nhiều trường khí âm bất lợi cho gia đình.

Mâm ngũ quả cũng là một nét đăc trưng trong ngày tết, không quy định đich danh là những loai quả nào tuy nhiên nên chon những loại hoa quả thông dụng, có thể ăn được, bắt mắt. Không nên dùng hoa quả xanh, hoăc hoa quả giả. Khi đặt mâm ngũ quả nên chú ý không đặt vào chính giữa bát hương như thế sẽ chắn mất trục khí chính, nên để lệch sang hai bên.

Khi cắm hoa trên ban thờ cũng nên chọn hoa tươi thay vì hoa giả, hiện nay môt số người thường nói rằng”miễn thành tâm là được” để ngụy biện cho chính bản thân, nhưng thực chất khi cúng bái lại chay theo hình thức, nhằm mục đích khoe mẽ với người ngoài là chính mà quên mất chất lượng của hoa quả để thờ cúng.

Viêc chuẩn bị mâm ngũ quả hiện nay còn bị nhiều người suy diễn theo nhiều hướng với những suy luận vô căn cứ khác nhau như: bày quả lựu có nhiều hạt, sẽ cầu được sự đầy đủ, phát triển; bưởi và dưa hấu căng tròn, cũng tượng trưng cho sự đầy đủ, may mắn hoặc như cam, với ý nghĩa gốc của nó là ngọt, mong rằng có thể đồng cam cộng khổ, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi thì bị suy diễn thành cam chịu. Thậm chí môt số người còn mê tín như: chọn chuối nhất đinh phải lẻ quả, hay phật thủ phải lẻ nhánh mới tốt.

Mâm cơm tất niên chính là dịp để gia đình có thể tụ hop đầm ấm, cùng nhau nhìn lại những gì đã diễn ra ở năm cũ để an ủi, chia sẻ và động viên nhau tốt hơn trong năm sắp tới với những mong ước và kỳ vọng tốt đep.

Ý Nghĩa Của Mâm Cơm Tất Niên Với Người Dân Việt

Trải qua một năm vất vả, chắc hẳn ai cũng mong đợi những giây phút được sum họp bên gia đình, vui vầy bên mâm cơm đoàn viên. Các thành viên sẽ chia sẻ những ưu tư của năm cũ, nói về kế hoạch, dự định trong năm mới.

Tết không chỉ để gia đình quây quần bên nhau, đây cũng là dịp con cháu dâng cơm, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Xa xưa, khi còn khó khăn, thiếu thốn nhưng ngày Tết, ai cũng cố gắng lo đủ một mâm cơm đầy đủ với nhiều món ăn, cầu mong năm sau ấm no hơn. Mỗi vùng miền, mâm cỗ gia đình có thể khác nhưng không thể thiếu những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, gà luộc, xôi…

Ngày nay, tuy nhịp sống gấp gáp hơn nhưng hầu hết các gia đình vẫn duy trì mâm cơm chiều 30 tết như một phong tục đẹp. Bữa cơm tất niên để lại ấn tượng trong lòng người dân Việt những cảm xúc đong đầy.

Với người dân Việt, Tết không chỉ là dịp để đoàn tụ bên gia đình mà còn là cơ hội trao cho nhau những món quà ý nghĩa. Tặng quà vào mỗi dịp lễ xem như một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngoài ý nghĩa trao nhau những điều may mắn, món quà còn mang thông điệp tri ân, chứa đựng tình cảm của người tặng.

Việc lựa chọn những món quà cũng thể hiện sự khéo kéo, tinh tế. Bạn nên tìm hiểu sở thích, nhu cầu của từng thành viên trong gia đình để chọn đồ phù hợp.

Theo quan niệm “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” của ông cha, việc trao tay nhau món quà tặng như nước mắm dịp đầu năm cũng là trao gửi thêm sự mặn mà, đậm đà tình cảm đến người nhận.

Vượt qua vai trò là gia vị trong gian bếp, nước nắm dần trở thành sợi dây tinh thần kết nối tâm hồn những người xa quê để mỗi lần thưởng thức, hình ảnh quê nhà lại gợi về trong ký ức. Nó giúp mỗi người Việt nhớ lại những điều giản dị, ấm áp tình yêu thương bên mâm cơm của mẹ.

Người Việt với bản chất nhiệt tình, hào phóng còn có phong tục mời cơm, đón khách khi họ đến chúc Tết. Dù là bữa cơm gia đình hàng ngày hay bàn tiệc đón khách, hình ảnh chén nước mắm nâu vàng sóng sánh với vài lát ớt đỏ tươi vẫn là một phần không thể thiếu trong tâm trí mỗi người.

Bàn về vấn đề này, đại diện đơn vị sản xuất Nước mắm Hoàng Gia chia sẻ: “Nước mắm mang hương vị mặn mà như một biểu trưng cho tình nghĩa đậm đà mà người tặng muốn gửi gắm. Món quà cũng gợi nhớ về hương vị thân thuộc của quê nhà với những mâm cơm ngày Tết, là mùi vị quê hương cho những người con xa quê nhớ về cội nguồn”.

Đại diện nhãn hàng cho biết, nếu muốn trở thành món quà tri ân vào những dịp lễ thì ngoài chất lượng đạt chuẩn, bao bì mẫu mã sản phẩm cũng phải có tính thẩm mỹ cao. Nắm bắt được vấn đề này, nước mắm Hoàng Gia đã chú trọng vào khâu thiết từ logo, nhãn mác cho đến “chiếc áo” khoác lên sản phẩm để phù hợp. Sản phẩm mang phong cách sang trọng với chai thủy tinh cao cấp cùng hộp giấy, gỗ vân nâu có logo nhũ kim.

Vừa qua, thương hiệu nước mắm Hoàng Gia, đã được vinh danh “Top 10 Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2023” tại Nhà hát Bến Thành, quận 1, TP HCM.

Mr. Benjamin Nguyen (CFO), đại diện của L’amai Corporation, đơn vị phân phối nước mắm Hoàng Gia tại Mỹ chia sẻ: “Tôi cảm thấy tự hào vì thị trường Việt Nam có những sản phẩm tiên phong, nổi trội và chỉn chu từ thiết kế bao bì đến chất lượng sản phẩm. Tôi khao khát giới thiệu đến người tiêu dùng thế giới và những người Việt xa xứ cảm nhận dễ dàng hơn hương vị của quê nhà tại nơi đất khách”.

Ngọc Thi

Công ty TNHH Vạn Xuân FMCG Invesment.

Hotline: 1800 1743 (miễn phí cuộc gọi).

Thông tin truy cập Website.

Trụ sở: 110-112 Kinh Dương Vương, phường 13, quận 6. TP HCM và chi nhánh số nhà 11, Lô C12, ngõ 44, Nguyễn Cơ Thạch, khu đô thị Mỹ Đình 1, Phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đơn vị Phân phối tại Mỹ: L’amai Corporation. Địa chỉ: 12372 Garden Grove Blvd Garden Grove, CA 92843, United States.Contact: Mr. Cue Bui +1 (714) 260-5188.

Ý Nghĩa Của Bữa Cơm Tất Niên Ngày Tết

Bữa cơm tết niên ngày tết không chỉ là lúc cả gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Mà đây là còn dịp con cháu tri ân đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ suốt một năm qua làm ăn phát đạt, học hành thuận lợi. Thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Bữa cơm tất niên vào chiều cuối năm còn là khoảnh khắc thiêng liêng của tất cả gia đình. Sau một năm làm ăn, học hành vất vả thì mọi người lại quây quần bên nhau, dù ai đi đâu, làm gì thì cũng đoàn tụ lại, sum họp vào ngày hôm nay. Không chỉ là một bữa cơm bình thường, bữa cơm tất niên còn là lục mọi người cùng nhau chia sẻ những khó khăn, những vui buồn của năm cũ, cùng nhau chúc phúc cho một năm mới sắp đến.

Vào chiều 30, mọi gia đình đều đã chuẩn bị xong việc đón Tết, đặc biệt bữa cơm Tất niên, cùng chuẩn bị mâm cơm ngày tết và mọi người càng đông đủ thì càng tốt. Với quan niệm gia đình nào càng có nhiều thành viên, càng có nhiều thế hệ đoạn tụ trong bữa cơm tất niên ngày Tết thì chứng tỏ gia đình đó có “phúc lộc đề đa” nhiều may mắn, hạnh phúc.

Từ thời bao cấp khó khăn, thiếu thốn trăm bề những tới bữa cơm tất niên ngày Tết, ai ai cũng cố gắng lo đủ một mâm cơm với đầy đủ, nhiều món ăn thể mong muốn năm sau được no đủ, sum vầy hơn nữa. Trên mâm cỗ cúng mỗi nơi một khác, nhưng không thể thiếu những món ăn như bánh chưng, bánh tét, gà luộc, xôi, …. Ngoài mâm cơm cúng thì không thể thiếu mâm ngũ quả, những loại quả thường được sử dụng là chuối, bưởi, sung, táo, … Tùy từng gia đình mà có thêm câu đối đỏ, “gậy ông vải” (là 2 đôi mía còn đủ cả ngọn, lá tươi tốt, buộc khum vào nhau ở hai bên bàn thờ).

Những phong tục ngày tết cổ truyền ở Việt Nam

Ngày nay, tuy nhịp sống gấp gáp hơn, cuộc sống vội vã nhưng mọi gia đình vẫn duy trì cúng cỗ chiều 30 tết như một phong tục đẹp. Có một thực tế là bên cạnh những người thực hiện nghi thức này theo đúng lệ xưa, đáng chê trách có nhiều người vẫn còn mua nhiều vàng mã đốt trong ngày lễ tất niên mà chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa của nghi thức đó, hoặc chọn những món ăn quá cầu kỳ tốn kém, không hợp khẩu vị và phong tục người Việt. Sự thành kính đâu cốt bởi đồ cúng lễ hay mâm cao cỗ đầy mà điều chính là phải ở tâm của mỗi người. Bữa cơm tất niên cần để lại ấn trong mỗi người một cảm xúc khó quên, đến nỗi dù có đi đâu xa, người Việt vẫn thường nhớ đến bữa cơm đặc biệt này, và cùng hướng về nơi có những người thân đang quây quần bên mâm cơm tiễn biệt năm cũ, chuẩn bị đón xuân sang nơi quê hương yêu dấu.