Ý Nghĩa Mâm Cỗ Ngày Tết / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Các Món Ăn Trên Mâm Cỗ Ngày Tết

Ngày tết là dịp gia đình sum họp nhưng cũng là dịp để hướng về nguồn cội, ông bà tổ tiên. Món gà luộc để cúng cho ngày cuối và đầu năm là không thể thiếu cho bất cứ mâm cỗ cúng tết nào. Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Có lẽ vì người ta tin rằng món gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Vì thế, người dân cả ba miền Bắc – trung – Nam đều khởi đầu năm mới bằng món gà luộc, cả trên mâm cỗ cúng hay bữa cơm đầu năm mới để cả năm đều được như ý.

Mâm cũng quả cũng là vật thờ và vật trang trí không thể thiếu trong ngày Tết ba miền. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường không có các loại quả cố định mà biến đổi theo 5 sắc màu đó để phối trí.

3. Bánh chưng: Biết ơn tổ tiên, nguồn cội

Là món bánh nổi tiếng có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, gắn với một truyền thuyết rất nổi tiếng trong lịch sử. Bánh chưng có từ thời Vua Hùng thứ 16 khi Hoàng tử Lang Liêu sáng tạo và dâng lên vua cha món bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất, thể hiện lòng biết ơn với cha ông và đất trời xứ sở.

Bánh chưng là món ngon ngày Tết nhà nhà không thể thiếu. Được ví như linh hồn của mâm cơm ngày Tết bởi nguyên liệu của bánh chưng là sự hội tụ tinh hoa của đất trời. Bánh có nguyên liệu từ gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, vì thế nét đặc trưng cho món bánh này là mùi vị thơm ngon, đậm hồn dân tộc. Một cặp bánh chưng xanh trong gói quà Tết có ý nghĩa mang đến lời chúc sung túc và may mắn trong năm mới.

4. Xôi gấc: Màu đỏ mang lại may mắn cho năm mới

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, màu đỏ là màu mang lại may mắn cho mọi người, mọi nhà. Chính vì lẽ đó mà Tết của người Việt luôn tràn ngập sắc đỏ rực rỡ. Món ăn cũng không phải là ngoại lệ, điển hình là món xôi gấc. Một đĩa xôi gấc được đơm chỉnh chu, cân đối, đầy đặn trên mâm cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không những tạo ra sự dung hòa và thuận lợi cho năm mới mà còn gửi gắm những giá trị tinh thần của ngày tết truyền thống của dân tộc.

Thịt đông: Trong trẻo vạn niên, tình duyên tốt đẹp

Thịt đông là món không thể thiếu của nhiều gia đình Việt Nam vào dịp Tết, đặc biệt là người dân vùng Bắc Bộ. do thời tiết nơi đây vào những ngày Tết khá lạnh, rất phù hợp để chế biến món ăn này. Phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự an lành, trong trẻo suốt cả một năm mới. Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần của món ăn một cách tự nhiên và đẹp mắt như một lời chúc may mắn dành cho những ai đang và sẽ yêu.

Thịt kho tàu: Trên thuận dưới hòa, giàu sang phú quý

Miền Bắc có thịt động thì miền nam lại có món thịt kho tàu. Ngày Tết, đến thăm nhà ai bạn cũng dễ dàng bắt gặp món thịt kho hột vịt. Đó là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy – dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công. Hột vịt trong món ăn này không xắt ra mà để nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ.

Giò chả: Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà

Là món ăn phổ biến cho ngày tết bận rộn, khách đến nhà chỉ cần lấy miếng giò chả treo nơi góc bếp, cắt miếng vừa ăn, xếp ra đĩa cùng với dưa món, vậy là có món ngon, đơn giản đãi khách. Có ba loại giò đặc trưng và phổ biến là giò lụa, giò bò và giò xào. Mỗi loại giò đều có một hương vị riêng nhưng điều quan trọng để món giò thực sự hấp dẫn là mùi thơm của lá chuối và vị nước mắm ngon quyện trong miếng giò.

Giò lụa làm từ thịt heo nạc loại ngon, thịt tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn. Gia vị nêm vào phải chọn loại nước mắm ngon và thơm. Khi xắt ra, khoanh giò có màu trắng ngà, bề mặt có một vài lỗ rỗ mới là cây giò lụa ngon.

Giò bò có cách chế biến cũng như giò lụa nhưng nguyên liệu là thịt bò. Cây giò bò ngon khi xắt ra có màu hơi hồng của thịt bò, thêm mỡ trắng. Đặc biệt vị cay và mùi thơm của hạt tiêu làm dậy mùi thơm đặc trưng của miếng giò bò.

Giò xào hay còn gọi là giò thủ giò là món dễ làm và không tốn nhiêu công phu chế biến như hai món giò trên. Nguyên liệu chính của giò xào là các bộ phận ở phần thủ con heo như: Tai, mũi lưỡi, má heo… và không thể thiếu mộc nhĩ. Các nguyên liệu được sơ chế sạch, trần qua nước sôi, xắt miếng mỏng, ướp gia vị, hạt tiêu rồi mới đem xào chín. Sau khi gói giò xong cho vào ngăn mát tủ lạnh, chất dính của nguyên liệu xào sẽ keo lại. Giò xào ngon là cây giò gói chặt tay, các nguyên liệu xào không bị khô vì xào quá tay, ăn sẽ giòn và có mùi thơm của gia vị.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cỗ Ngày Tết Đầy Đủ, Ý Nghĩa Nhất

Những món ăn trong mâm cơm Tết thường có ý nghĩa sum vầy, no đủ, hạnh phúc, tài lộc… Vậy làm thế nào để có thể chuẩn bị mâm cơm ngày Tết vừa đẹp vừa đầy đủ mà lại ý nghĩa?

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn đặc trưng, truyền thống của người Việt và là món ăn không thể thiếu, mang hương vị Tết từ xa xưa đến nay. Bánh chưng mang ý nghĩa của sự no đủ, hạnh phúc, hiếu thảo, hương vị quê hương, gia đình, cội nguồn…

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết (Ảnh internet)

Thịt đông

Đây là món đặc trưng của miền Bắc trong dịp Tết. Thịt đông được nấu từ thịt gà, thịt lợn thêm chút hạt tiêu, nấm hương… sau đó ninh nhừ để nguội để vào tủ lạnh, thịt sẽ đông lại thành khối.

Dịp Tết, miền Bắc thường rét nên món thịt đông này rất phù hợp và ngon. Với nhiều người, mâm cỗ Tết thì nhất định phải có thịt đông.

Dưa hành

Dưa hành được xem là món rau giúp mâm cỗ ngày Tết đa dạng, ngon, ăn bớt ngấy hơn từ các món ăn từ thịt.

Dưa hành muối sẽ được muối trước Tết một thời gian ngắn, vị của hành muối sẽ giúp bạn cảm thấy các món ăn khác sẽ ngon, dễ ăn hơn.

Thịt gà luộc

Trong mâm cơm Tết, đặc biệt là mâm cơm cúng không thể thiếu món thịt gà luộc. Hương vị đậm đà, thanh tao của thịt gà càng làm mâm cơm Tết ý nghĩa, trọn vẹn, đầy đủ hơn.

Nem rán

Nem rán là món ăn đặc trưng trong ngày Tết, nem được gói từ thịt xay, miến, mộc nhĩ, cà rốt, hành lá… và cuốn, bọc bên ngoài bằng bánh đa nem sau đó chiên, rán trong chảo dầu mỡ. Bánh sẽ có độ giòn, ngon, béo ngậy cùng với nước chấm.

Nem rán là một trong những món ăn chính dịp Tết (Ảnh internet)

Giò xào/giò lụa

Ngày Tết, giò lụa hoặc giò xào là 1 trong top những món ăn không thể thiếu của mâm cơm Tết. Giò xào được chế biến từ thịt heo, mộc nhĩ, hạt tiêu giúp dễ ăn, thanh đạm, ngon hơn. Còn giò lụa thường được sắp trong mâm cỗ cúng ngày Tết, với ý nghĩa tượng trưng cho sự no đủ, ấm cúng.

Xôi

Ngoài bánh chưng, xôi vẫn là món chính, quan trọng trong mâm cỗ ngày Tết. Bạn có thể nấu xôi gấc, xôi đỗ xanh hoặc xôi ruốc đều được.

2. Đặc trưng mâm cỗ ngày Tết của ba miền

Ngoài những món chung thì mỗi miền lại có những món riêng, mang nét đặc trưng vùng miền khác nhau như:

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Mâm cơm ngày Tết ở miền Bắc sẽ có đầy đủ các món sau đây:

– Bánh chưng

– Xôi gấc

– Giò lụa/giò xào

– Thịt gà

– Thịt đông

– Dưa hành

– Canh miến nấu măng

– Nem rán

– Canh xương nấu khoai tây, cà rốt

– Thịt lợn luộc

– Chè kho

Mâm cơm ngày Tết miền Bắc (Ảnh internet)

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Mâm cơm Tết của miền Nam sẽ có các món đặc trưng, riêng biệt như: Củ kiệu tôm khô, canh khổ qua, bánh tráng cuốn… Mâm cơm đầy đủ gồm các món như:

– Bánh tét

– Canh khổ qua

– Củ kiệu tôm khô

– Gỏi cuốn

– Chả giò

– Bánh tráng cuốn

– Thịt kho nước dừa

– Bánh gai

– Củ cải ngâm chua ngọt

– Thịt gà

Mâm cơm ngày Tết miền Nam (Ảnh internet)

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung

So với miền Bắc và miền Nam thì mâm cơm của miền Trung sẽ có nhiều món ăn hơn, cụ thể như:

– Bánh tét

– Nem chua

– Dưa củ kiệu

– Giò bó tiêu sọ

– Thịt lợn ngâm mắm

– Tôm chua

– Bò kho mật múa

– Thịt gà

Mâm cơm ngày Tết miền Trung

Mâm cỗ ngày Tết hiện đại

Ngoài những món ăn truyền thống mang hương vị Tết quê nhà, mâm cỗ hiện đại sẽ có thêm những món sau:

– Xúc xích

– Lạp xưởng

– Lườn ngỗng hun khói

Mâm cơm Tết hiện đại có thêm xúc xích (Ảnh internet)

Mâm cỗ ngày Tết đơn giản

Thay vì phải làm nhiều món, cầu kỳ, mất thời gian bạn có thể làm mâm cơm Tết đơn giản mà vẫn đầy đủ các món chính, mang đậm hương vị Tết như:

– Bánh chưng

– Giò

– Thịt gà

– Canh mọc nấu nấm hương

– Dưa muối

– Thịt lợn luộc

– Nem rán

– Xôi

Mâm cơm ngày Tết đơn giản (Ảnh internet)

Đặt những loại nước chấm, bát nhỏ vào giữa mâm. Sau đó đặt các đĩa nem, giò, thịt nhỏ bên cạnh. Phía ngoài mâm đặt những bát canh, miến, xôi, bánh chưng, rau

Dùng đĩa to vừa bày đồ ăn vừa trang trí hoa mai, hoa đào bên cạnh. Xếp các loại đồ ăn theo hình bông hoa, cánh quạt đẹp, độc đáo

Bạn có thể dùng những chiếc đĩa hình chiếc lá để bày món ăn, sau đó xếp theo hình bông hoa và để bát nước chấm ở giữa. Cân đối màu sắc, bố cục của mâm cỗ sao cho hài hòa, đẹp mắt nhất

Tỉa hoa bằng củ cà rốt, cà chua, dưa chuột, quả ớt tươi… sau đó trang trí lên món ăn, không để các món có màu giống nhau cạnh nhau

4. Những lưu ý khi làm mâm cơm ngày Tết

Mâm cơm Tết có ý nghĩa quan trọng trong một năm, các món ăn đều có ý nghĩa mang lại sự may mắn, tài lộc cho gia đình, do đó khi làm cỗ ngày Tết bạn cần lưu ý những điều sau:

– Tránh làm đổ vỡ bát đĩa.

– Không ăn, làm các món như: Thịt chó, thịt vịt, cá mè, thịt chim, mắm tôm, mực…

– Mâm cơm cúng ngày Tết phải làm từ đồ mới 100%, không cúng đồ thừa của ngày hôm trước.

– Nấu vừa đủ đồ ăn theo số lượng người ăn, không nấu quá nhiều gây lãng phí.

– Nên trang trí món ăn cho đẹp, không nên để đồ ăn quá đơn giản, đơn điệu.

Nguồn: http://khampha.vn/bep/huong-dan-chuan-bi-mam-co-ngay-tet-day-du-y-nghia-nhat-c39a754330…

Ý Nghĩa Sức Khỏe Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Giống như nhiều người miền Bắc, chị coi trọng sự hòa hợp về âm dương, ngũ hành. Theo quan niệm truyền thống, mâm ngũ quả tượng trưng cho 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ trong cấu trúc vũ trụ. “Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ.

Chị Huệ chu đáo hơn. Mâm ngũ quả với gia đình chị không chỉ hòa hợp về âm dương mà loại trái cây bày biện còn có nhiều giá trị dinh dưỡng.

“Tôi chọn chuối xanh, loại quả không thể thiếu, tượng trưng cho Mộc. Quả lê là hành Kim. Quýt, phật thủ hoặc bưởi màu vàng hành Thổ. Nho màu đen hành Thủy và táo đỏ cho hành Hỏa”, chị Huệ giải thích. “Những loại quả này rất tốt cho sức khỏe. Một số loại có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải rượu trong những ngày Tết”. Chị Huệ chọn những loại quả mới chín tới, có màu sắc tươi để giữ được lâu.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết, quả phật thủ có thể làm thành món chè phật thủ, tác dụng chữa đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói. Cháo phật thủ dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi. Rượu phật thủ rất có lợi cho sức khỏe, dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm, ức chế…).

“Chuối, nho hay quýt đều là những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao”, lương y nói. Đặc biệt, cam, quýt hay bưởi đều có axit hữu cơ, tác dụng giải rượu tốt, có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép, mang lại cảm giác ngon miệng trong những ngày Tết, nhất là khi cơ thể nạp nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán, rượu bia do tiệc tùng…

Khi bày biện, chuối đặt ở dưới cùng đỡ toàn bộ các quả khác. Điều này tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, bao bọc và che chở. Trong chuối xanh có 10% tinh bột, có tác dụng chữa bệnh. Bài thuốc được chế biến bằng cách dùng chuối xanh cả vỏ, thái lát, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột uống nhiều lần trong ngày, tác dụng kích thích sự tăng trưởng màng nhầy trong dạ dày. Quả chuối xanh non còn được dùng để chữa hắc lào mới phát.

Chị Nhàn 38 tuổi, là một người Sài Gòn. Người dân miền Nam lại bày biện mâm ngũ quả với mong muốn là “cầu sung vừa đủ xài” để bước sang năm mới đủ đầy, sung túc. Vì thế, mâm ngũ quả ngày Tết chị Nhàn có 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài.

Lương y Sáng cho biết, đây đều là những loại quả mang giá trị dinh dưỡng cao. Mẵng cầu chứa nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa… giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn bệnh tim. Dừa nhiều magie, canxi, kali… giúp ngăn ngừa sỏi thận, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bổ sung chất điện giải. Đu đủ nhiều vitamin, khoáng chất, vị ngọt, tác dụng nhuận tràng, tiêu thực, thông đại tiện. Đu đủ xanh tác dụng làm mềm thịt dai, dễ tiêu. Xoài có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hỗ trợ phát triển thị lực, ngăn ngừa ung thư…

Gia đình chị Nhàn còn bày thêm dưa hấu, dứa. “Dưa hấu căng tròn, mát lành thể hiện sự ngọt ngào, sung túc. Quả thơm (dứa) màu vàng để cầu ước cho một năm con cháu đầy nhà, cầu ước nhiều may mắn hơn”, chị nói.

Dưa hấu có 90% thành phần là nước, bổ sung độ ẩm, thanh lọc cơ thể và cải thiện làn da, rất thích hợp cho những ngày Tết. Theo Live Lovef Fruit, dưa hấu còn chứa các chất chống oxy hóa, vitamin, hợp chất lycopene chống ung thư và nhiều chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch. Lycopene trong dưa hấu đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và hiện được công nhận là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe của xương. Ăn nhiều dưa hấu cũng giúp cải thiện chức năng tim mạch vì nó cải thiện lưu lượng máu. Dưa hấu cũng rất giàu kali, giúp giữ canxi trong cơ thể, giúp xương và khớp mạnh hơn.

Nếu mâm ngũ quả 2 miền Nam – Bắc có sự khác biệt thì mâm ngũ quả miền Trung lại có sự giao thoa. Cách bày đơn giản theo hình thức quả to, nặng đặt ở dưới làm đế, tiếp đó là những quả có trọng lượng nhỏ chèn bên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống.

Theo kinh nghiệm, khi chọn hoa quả bày ngày Tết, không nên chọn quả chín quá mà nên chọn quả mới chín tới để vẫn có màu sắc tươi và bày được lâu. Chọn quả chắc tay, không bị dập nát, trầy xước, còn cuống và lá. Không nên rửa quả trước khi đặt bàn thờ sẽ làm quả nhanh bị héo hoặc hỏng. Những loại quả vừa mang ý nghĩ tâm linh, vừa có nhiều dinh dưỡng như quả Phật thủ.

Thúy Quỳnh

Ý Nghĩa Sức Khỏe Từ Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Mong một năm thịnh vượng, sung túc, mâm ngũ quả còn có ý nghĩa sức khỏe chống lão hóa, bổ sung vitamin, chất điện giải…

Theo quan niệm truyền thống, mâm ngũ quả tượng trưng cho 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ trong cấu trúc vũ trụ.

Mâm ngũ quả chưng vào ngày tết với ý nghĩa: “cầu – dư – vừa – đủ – xài” (cầu mong được dư dả). Tùy theo quan niệm và vùng miền, chọn 5 loại trái cây chưng tết, có vùng thay thế dưa hấu thành quả sung: “cầu – sung – dừa – đủ – xài” để cầu mong sự sung túc.

Bên cạnh các giá trị văn hóa, các loại trái cây trong mâm ngũ quả còn có nhiều giá trị dinh dưỡng.

Các loại trái cây trong mâm ngũ quả còn có nhiều giá trị dinh dưỡng.

Mãng cầu

Tên loại quả này phát âm giống lời cầu chúc năm mới.

Theo Healthline, mãng cầu chứa nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa… giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn bệnh tim, tiêu diệt tế bào ung thư…

Dừa

Người miền Nam phát âm “vừa” thành “dừa”. Họ cầu mong mọi sự luôn ở mức vừa phải, không quá túng thiếu và dư dả.

Quả dừa cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, magie, canxi, kali… ngăn ngừa sỏi thận, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bổ sung chất điện giải…

Đu đủ

Đu đủ tượng trưng cho sự đủ đầy, sung túc trong năm mới.

Đây là loại quả tốt cho tiêu hóa, sức khỏe tim mạch, chống lão hóa, ung thư, giúp mắt khỏe mạnh…

Xoài

Người miền Nam phát âm thành “xài”, mong muốn việc tiêu xài trong năm mới không thiếu thốn.

Xoài được mệnh danh là vua của các loại trái cây. Nó có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hỗ trợ phát triển thị lực, ngăn ngừa ung thư…

Dưa hấu

Dưa hấu là loại quả mọng nước, tươi mát, tượng trưng cho sức sống và sự may mắn trong năm mới.

Đây là loại quả nhiều nước, chất xơ và vitamin C, tốt cho da và tóc, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đau nhức cơ, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng…

Sung

Quả sung biểu tượng cho sự sung túc. Loại quả này chứa nhiều dinh dưỡng như chất xơ, canxi, chất chống oxy hóa, vitamin A, C, K, B… Sung cải thiện sức khỏe xương, chữa táo bón, các bệnh về da như vảy nến, chàm, cải thiện bệnh tiểu đường…