Ý Nghĩa Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Gợi Ý Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa Ngon Ý Nghĩa

Những món ăn sau sẽ là gợi ý tuyệt vời cho mâm cỗ cúng giao thừa ngon đúng chuẩn truyền thống, cực ý nghĩa nhưng đồng thời cũng đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thực hiện. 9 món ăn sau với ý nghĩa cửu sinh sẽ là thực đơn hoàn hảo nhất cho các bà nội trợ.

1. Gà luộc ngậm hoa hồng

Mâm cỗ cúng truyền thống của người Việt khó có thể thiếu món gà luộc. Nhất là vào dịp giao thừa càng đòi hỏi mâm cỗ độc đáo, đẹp mắt hơn với gà nguyên con ngậm hoa hồng.

2. Giò lụa, chả chiên

Giò lụa và chả chiên là hai món truyền thống trong mâm cỗ của người Việt. Đây cũng là thực phẩm được chế biến sẵn khá an toàn và đảm bảo dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Không những thế, món ăn này còn dễ bảo quản, có thể dùng lâu dài trong dịp tết, tiện lợi khi bày mâm cỗ mà không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

3. Canh măng khô

Canh măng khô cũng là một trong những gợi ý tuyệt vời cho mâm cỗ giao thừa. Các bà nội trợ có thể thoải mái chế biến và sáng tạo với các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp như xương hầm, chân giò, móng giò nấm, mộc nhĩ, măng, miến, bánh đa hay các loại rau xanh phù hợp như rau cần, rau thơm…

Món ăn này không chỉ bổ dưỡng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà còn chứa hàm lượng chất xơ cực lớn trong rau xanh và măng khô hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Món ăn này cũng làm phong phú thêm mâm cỗ ngày Tết và đem lại cảm giác bớt ngán, ngon miệng hơn.

4. Giò xào

Giò xào hay còn gọi là giò thủ cũng là một trong những món ăn truyền thống trong dịp Tết. Món ăn này được làm từ nhiều thành phần nguyên liệu có sự cân bằng giữa nhóm thực phẩm chứa protein, lipit có trong thịt, mỡ và các chất xơ có trong mộc nhĩ, nấm. Giò xào là sự lựa chọn tuyệt vời cho mâm cỗ cúng giao thừa đồng thời giúp đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể.

5. Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống. Bánh chưng cũng là một trong những thực phẩm được làm sẵn, cực tiện lợi và giúp mâm cỗ thêm ý nghĩa. Không chỉ có ý nghĩa truyền thống, bánh chưng cung cấp năng lượng khá lớn nhờ nguyên liệu được sử dụng là gạo nếp và nhân đỗ xanh đều là những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

6. Xôi gấc

Tương tự như bánh chưng, xôi gấc cũng là một trong những món mà các bà nội trợ dụng tâm chuẩn bị cho mâm cỗ cúng trong dịp Tết. Xôi gấc màu đỏ có ý nghĩa may mắn tài lộc cho cả gia đình trong năm mới. Hơn thế nữa, món ăn này còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, hàm lượng vitamin A có trong gấc giúp bổ mắt, sáng mắt và cho làn da mịn màng hồng hào trong những ngày xuân sang.

7. Miến xào lòng gà rau củ

Đây là món đổi vị và tận dụng tối đa các thực phẩm tươi trong mâm cỗ ngày Tết. Các bà nội trợ có thể dùng lòng gà đã làm sạch, xào cùng miến, mộc nhĩ nấm hương, giá đỗ hay các loại rau củ tươi khác để đem lại món ăn đầy đủ hương vị, cực bắt mắt và cân bằng các chất dinh dưỡng. Món ăn này cũng được nhiều người yêu thích bởi sự thanh đạm, giản dị giúp tăng hương vị. Đồng thời nó cung cấp rau xanh, hàm lượng vitamin và chất xơ lớn kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

8. Nem cuốn

Bánh đa nem hay còn gọi là nem Sài Gòn là món ăn được nhiều người yêu thích trong dịp Tết. Các bà nội trợ có thể sáng tạo món ăn này theo khẩu vị và sở thích của những người thân trong gia đình bằng các nguyên liệu phổ biến như thịt băm, trứng, cà rốt, hành rau thơm, mộc nhĩ…. Sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nguyên liệu sẽ đem lại hương vị độc đáo và ngon miệng hơn đồng thời cũng giúp cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng trong cơ thể.

9. Ngũ quả

Hoa quả tươi bày thành mâm ngũ quả là điều không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Giao thừa. Thông thường, những loại hoa quả được chọn theo ngũ hành và ngũ sinh để đem lại may mắn, ý nghĩa trong năm mới.

Người dân miền Nam ưa chuộng mâm ngũ quả bao gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với ý nghĩa cầu mong năm mới sung túc đầy đủ. Người miền Bắc thường sắp mâm ngũ quả bao gồm các loại quả thông dụng như chuối, bưởi, cam, đu đủ, táo,.. với màu sắc đa dạng.

Ý Nghĩa Của Mâm Cơm Cúng Tất Niên Trước Giao Thừa

Làm cơm tất niên được thực hiện vào tối 30 trước khi thực hiện lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm mọi người trong gia đình sẽ tụ họp đông đủ, cùng nhau dùng bữa nói chuyện về những điều xảy ra trong năm cũ và động viên nhau cố gắng trong năm mới sắp tới.

Trong những năm gần đây, nhiều gia đình thường cúng tất niên sớm hơn để có thể luân phiên nhau hoăc tính lính lich phù hơp cho việc đi du lịch.

Theo như truyền thống thì đêm 30 Tết, gia đình cần làm hai mâm, một mâm để cúng tất niên rồi ăn tối, còn mâm kia để cúng giao thừa. Người đàn ông trụ cột trong gia đình sẽ làm lễ khấn, các thành viên cũng vái lễ theo để mời thần linh và tổ tiên về cùng ăn tết với gia đình. Cúng cơm tất niên và cúng giao thừa cũng có thể gộp chung lại cho đơn giản khi cúng sang canh.

Mâm cơm cúng tất niên chuẩn bị đón năm mới

Bữa cơm tất niên sẽ được chuẩn bi thịnh soạn hơn so với những ngày thông thương. Mâm cơm gồm những món gì và được bày trí ra sao thì còn phu thuôc vào từng vùng miền, ví du như ở miền Bắc thì trên mâm cơm thường có canh móng giò hầm cùng măng khô, miến dong xào cùng với lòng gà, xôi đỗ, bánh chưng, nem cuốn, giò lụa và giò xào…; người miền Trung thì lai có, bánh tét, đĩa giò lụa, gà bóp cùng rau răm, thịt lơn luộc, giá chua…; còn ở miền Nam thì có bánh tét, bát canh măng, đĩa thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…

Viêc bày trí cũng khác nhau tùy thuôc vào từng gia đình, tuy nhiên cơm cúng là mặn hay chay thì cũng chỉ đăt ở bàn con bên dưới, không bày lên ban thời chính. Trên ban thờ chính chỉ bày cúng hoa tươi, quả tươi, cùng với một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng cho tiền lộc. Ngoài ra cũng có thể bày thêm bánh chưng, hoăc xôi chè. Tuyêt đối không cắm “cành vàng lá ngọc” vì nó mang theo nhiều trường khí âm bất lợi cho gia đình.

Mâm ngũ quả cũng là một nét đăc trưng trong ngày tết, không quy định đich danh là những loai quả nào tuy nhiên nên chon những loại hoa quả thông dụng, có thể ăn được, bắt mắt. Không nên dùng hoa quả xanh, hoăc hoa quả giả. Khi đặt mâm ngũ quả nên chú ý không đặt vào chính giữa bát hương như thế sẽ chắn mất trục khí chính, nên để lệch sang hai bên.

Khi cắm hoa trên ban thờ cũng nên chọn hoa tươi thay vì hoa giả, hiện nay môt số người thường nói rằng”miễn thành tâm là được” để ngụy biện cho chính bản thân, nhưng thực chất khi cúng bái lại chay theo hình thức, nhằm mục đích khoe mẽ với người ngoài là chính mà quên mất chất lượng của hoa quả để thờ cúng.

Viêc chuẩn bị mâm ngũ quả hiện nay còn bị nhiều người suy diễn theo nhiều hướng với những suy luận vô căn cứ khác nhau như: bày quả lựu có nhiều hạt, sẽ cầu được sự đầy đủ, phát triển; bưởi và dưa hấu căng tròn, cũng tượng trưng cho sự đầy đủ, may mắn hoặc như cam, với ý nghĩa gốc của nó là ngọt, mong rằng có thể đồng cam cộng khổ, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi thì bị suy diễn thành cam chịu. Thậm chí môt số người còn mê tín như: chọn chuối nhất đinh phải lẻ quả, hay phật thủ phải lẻ nhánh mới tốt.

Mâm cơm tất niên chính là dịp để gia đình có thể tụ hop đầm ấm, cùng nhau nhìn lại những gì đã diễn ra ở năm cũ để an ủi, chia sẻ và động viên nhau tốt hơn trong năm sắp tới với những mong ước và kỳ vọng tốt đep.

Ý Nghĩa Và Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Hàng Năm

1.Ý nghĩa của mâm cúng ngoài trời đêm giao thừa.

Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng giao thừa là thời khắc mà các vị quan Hành khiển sẽ bàn giao công việc cai trị trong năm. Có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Với mỗi năm sẽ có một vị quan Hành khiển đảm đương công việc cai trị hạ giới khác nhau và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Mâm cúng ngoài trời đêm giao thừa.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời được ví như một buổi tiệc để tiễn đưa các vị quan hành khiển và phán quan năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Do đó, gia chủ cần thật thận trọng khi tiến hành chuẩn bị lễ cúng giao thừa ngoài trời và tìm hiểu mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì, cúng giao thừa ngoài trời cần những gì, văn cúng giao thừa ngoài trời thật đầy đủ để cầu cho cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới.

Người ta thường tìm hiểu cách cúng đêm giao thừa và làm theo vì ý nghĩa của lễ cúng giao thừa đó là xóa bỏ đi hết những điều xấu, kém may mắn của năm cũ để cầu những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”.

2.Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời đêm giao thừa.

Trước tiên cần lưu ý về thời gian cúng giao thừa ngoài trời. Gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng giao thừa sẵn trước phút Giao Thừa. Tránh để qua giờ Giao Thừa mới bắt đầu bê mâm cúng giao thừa ra. Vậy cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời như thế nào?

Mâm lễ cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có:

– Thủ lợn hoặc gà trống tơ, luộc

– Bánh Chưng

– Rượu/ trà ( rượu trước, sau đến trà )

– Một chiếc mũ chuồn, đây chính là mũ để cúng tế vị thần.

Những lễ vật cúng Giao thừa ngoài trời hầu hết là những sản vật gần gũi. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến gà cúng. Nên chọn gà trống choai, mới tập gáy, khỏe mạnh, có mỏ vàng, mào cờ, chân vàng, đặc biệt là phải chưa từng đạp mái.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước.

3.Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước.

Theo quan niệm dân gian, cần tiến hành lễ cúng ngoài trời trước. Cần đặc biệt chú ý tới cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời và sắm đầy đủ lễ vật. Sau khi cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng Giao Thừa trong nhà để cúng Thổ Công, thần Thổ Công là vị thần cai quản trong nhà. Đồng thời, nhằm để lễ tổ tiên, cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình trong năm mới gặp được nhiều điều tốt lành.

4.Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào.

Theo nhiều chuyên gia phong thủy, Hỷ thần ở hướng Đông Bắc, Tài thần ở hướng Nam nên có thể tùy theo hai hướng đấy mà đặt lễ vật cúng giao thừa ngoài trời. Người đứng khấn phải quay mặt về hướng Đông Bắc hay chính Nam mà cúng chứ không phải đặt con gà, đĩa xôi về hướng đó. Quan trọng khi cúng giao thừa phải thành tâm là được.

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào.

5.Văn khấn giao thừa ngoài trời

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Đinh Dậu với năm Mậu Tuất

Chúng con là: ……………….., sinh năm: ….

Hành canh: …………….. tuổi

Cư ngụ tại số nhà: …, ấp/khu phố…, xã/phường …

Quận/huyện/ thành phố …tỉnh/thành phố …

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.

Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Bí Quyết Đặt Gà Cúng Giao Thừa Chuẩn Đẹp Cho Mâm Cỗ Giao Thừa

Theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới. Cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới. Riêng gà đặt cúng trên ban thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên.

Gà là món không thể thiếu trong những mâm cỗ ngày lễ, Tết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đặt gà cúng đúng cách, thậm chí còn mắc phải những sai lầm.

Ông Hà Thanh (Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông – Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho biết, mọi người quan niệm có được con gà cúng như ý sẽ yên tâm đón một năm mới tốt đẹp. “Với mâm cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua”.

Theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới. Cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới. Riêng gà đặt cúng trên ban thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà “không chịu chầu”. Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì”, ông Hà Thanh cho biết.

Vì sao phải chọn gà trống choai dâng cúng?

Theo TS Trần Thị Thu Thủy (Trưởng phòng Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), con gà trống trong dân gian được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… Đầu năm, một số dân tộc như Mông, Tày… thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát. Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Họ sẽ bắt con gà khác cúng lại, nếu vẫn như thế thì phải mời thầy cúng về hóa giải… Còn với người Kinh thì lựa chọn gà cúng đơn giản hơn. Tuy nhiên, gà cúng đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, không khuyết tật, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết) thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm.

Gà luộc cho mâm cơm tất niên hơi khác với gà cúng Giao thừa. Gà cúng Giao thừa phải là gà trống non, dâng cúng là chính. Gà cho mâm cơm tất niên là để ăn, do đó cần chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.

Khi cúng lễ nên để nguyên con gà trống để thể hiện sự nghiên cẩn và đẹp mắt, nếu là gà mái thì có thể chặt miếng nhưng không thể đẹp bằng. Khi chặt thì nên để nguội chứ không nên chặt lúc thịt gà còn nóng vì sẽ bị nát và méo mó, bắn bẩn xung quanh. Bạn cũng không nên cúng gà quay rán, ninh, rang…vì hình thức không đẹp, mất đi sự nghiêm cẩn.

Gà luộc muốn có làn da căng mọng, không bị xuống màu thì sau khi vớt ra, bạn nên nhúng ngay vào nước lạnh đến khi gà nguội hẳn.

Gà luộc cho mâm cơm tất niên hơi khác với gà cúng Giao thừa. Gà cúng Giao thừa phải là gà trống non, dâng cúng là chính. Gà cho mâm cơm tất niên là để ăn, do đó cần chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Diệp Thảo (t/h)/Khoevadep

Cùng Danh Mục