Ý Nghĩa Dâng Hoa Cúng Phật / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Dâng Hoa Cúng Phật: Luận Về Ý Nghĩa

Bên cạnh dâng nước, dâng quả thì dâng hoa cúng Phật cũng là hoạt động thường quy khi lễ Phật. Vậy trong Phật giáo hoa tượng trưng cho điều gì? Và dâng hoa lên cúng Phật có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Dâng hoa cúng Phật tượng trưng cho Lục độ vạn hạnh Bồ Tát

Trong Phật pháp, hình ảnh hoa tượng trưng cho Lục độ vạn hạnh Bồ Tát. Bao gồm Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ.

Bố thí và Trì giới

Bố thí là hành động san sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hành động bố thí con người làm mỗi ngày là bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy.

Bố thí tài là mang tiền bạc, vật chất, tinh thần, thể chất của mình giúp đỡ người khó khăn. Mong muốn họ có thêm tinh thần, nghị lực để vươn lên.

Bố thí pháp là mang tiền bạc của mình thực hiện ấn tống tượng Phật, kinh sách. Hay mang những lời lẽ tốt đẹp, chân lý đúng đắn Phật dạy để khuyên răng người đời. Giúp người đời hiểu về đúng sai, tâm thanh tịnh và tu đức nhân quả.

Bố thí vô úy là sự bất sợ hãi. Hãy thực hiện phóng sanh, mang niềm vui, hạnh phúc đến cho người khác.

Trì giới là hành động giữ gìn giới luật nhà Phật. Sống thanh tịnh và thực hiện theo đạo giới tốt đẹp của minh.

Nhẫn nhục và Tinh tấn

Phật pháp có lời Tất cả pháp muốn thành tựu đều bắt đầu từ nhẫn nhục. Người biết nhẫn nhục ít sẽ thành công ít. Người biết nhẫn nhục nhiều sẽ thành công nhiều. Thế nên, nhẫn nhục là gốc để chuyển xấu thành tốt.

Tinh tấn là thái độ chuyên cần, siêng năng và chăm chỉ trong công việc. Khi thực hiện bất kỳ điều gì, cần tinh tấn để phấn đấu đến thành công.

Thiền định và Trí huệ

Thiền định là sự tập trung tư duy, tâm ý vào đối tượng nhất định. Thiền định là phương pháp tu tư duy, tập trung suy nghiệm, suy cứu bằng tâm thức. Thiền định thể hiện cái tĩnh tại giữa hư không, dùng tâm thanh tịnh để nghiệm lý đúng sai.

Trí huệ là sự quyết đoán, lựa chọn đúng sai. Trí huệ biểu hiện ở sự thông minh và tư duy nhanh nhạy. Với Phật pháp, trí huệ là công phu tu tập, thiền định nhờ giữ đạo giới. Sự thuyết pháp của Đức Phật luôn ứng với chân lý và căn cơ chúng sanh. Điều quan trọng là chúng sanh phải minh thông trí huệ để đón lấy những lẽ phải ấy.

Ý nghĩa của việc dâng hoa cúng Phật

Hoa là biểu tượng cao đẹp và chân quý trong Phật giáo. Dâng hoa lên cúng Phật thể hiện cho những điều tốt đẹp, thơm tho, thiện lành. Đó là những điều cao quý con người muốn dâng lên cho Đức Phật.

Dâng hoa cúng Phật thể hiện lòng ngưỡng mộ, thành kính đối với chư Phật mười phương. Thông qua những tràng hoa tươi tắn, con người muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn. Thầm cảm ơn phước lành mà Đức Phật đã mang đến cho chúng sanh.

Dâng hoa lên tượng Phật còn hàm nghĩa về sự tu nhân của con người. Xưa nay, con người vẫn luôn sinh tồn trong vòng xoay của triết lý nhân quả. Cũng như lời Phật dạy gieo nhân nào sẽ gặp quả ấy. Thế nên, con người luôn muốn tu nhân tích đức, làm điều tốt đẹp để được an lành.

Mỗi loài hoa đều tỏa hương, khoe sắc và thể hiện những điều tốt đẹp nhất. Khi dâng hoa lên cúng Phật, con người cũng mong nguyện được Phật ban phước lành.

Ý Nghĩa Dâng Cúng Hoa, Đèn, Hương

Dâng hoa cúng Phật mang ý nghĩa dâng cúng những điều thiện lành, tốt đẹp, thơm tho, chúng ta làm được trong cuộc sống hằng ngày, theo lời chư Phật dạy. Chẳng hạn như chúng ta làm được việc thiện nào trong ngày, chúng ta dừng được việc ác nào trong ngày, đó là những bó hoa tươi thắm đem dâng cúng chư Phật. Việc dâng hoa cúng Phật là một hành động thành kính ngưỡng mộ, bày tỏ tâm biết ơn sự chuyển hóa vô thượng của giáo pháp, mặc dù giá trị vật chất không đáng quan tâm. Tiếp theo việc dâng hoa cúng Phật là lời tán tụng và tâm người Phật tử hồi tưởng lại đời sống cao thượng, phẩm hạnh vi diệu của đức Phật, quyết cố gắng noi theo, không cầu khẩn van xin gì cả. Đức Phật là một bậc sáng suốt, đã chấm dứt sự phiền não và khổ đau, một đấng hoàn hảo, chứng được trí tuệ bát nhã và giác ngộ chân lý vô thượng, đáng được tôn kính và đảnh lễ. Người Phật tử quyết tâm noi theo chánh đạo, đưa đến chánh kiến và chánh tín, để hiện tại đạt an lạc hạnh phúc, mai sau được giác ngộ giải thoát. Ý Nghĩa Lễ Cúng Đèn Trong hình thức nghi lễ, khi cúng dường một ngọn đèn lên đức Phật, không nên nghĩ hay cho rằng mình đang làm một ân huệ và cầu khẩn van xin phước báo. Trái lại, nên ý thức một cách trọn vẹn rằng: chúng ta đang nâng cao nguồn sáng trí tuệ, mà chúng ta tiếp nhận từ đức Phật. Nguồn ánh sáng này xua đuổi bóng đêm trong tâm thức chúng ta, hướng dẫn chúng ta và tất cả chúng sinh tìm thấy con đường đi đến giác ngộ. Theo cách này, đối với người thực hiện nghi lễ, ngọn đèn cúng dường lên đức Phật là phương tiện để quán niệm về cái ánh sáng giác ngộ đã và đang chiếu sáng trong mỗi người chúng ta từ thời vô thủy, và ánh sáng đó thường bị những bức tường do tự ngã che khuất trong bóng tối. Mục đích của sự tu tập chính là để dẹp trừ cái bản ngã đó. Ý Nghĩa Dâng Hương Cúng Phật Theo kinh sách, khi làm lễ dâng hương cúng Phật có 5 ý nghĩa, gọi là Ngũ Phần Hương, gồm có:

Đức Lục Tổ Huệ Năng giải thích trong Kinh Pháp Bảo Đàn như sau: 1. GIỚI HƯƠNG: Tức trong tự tâm chẳng quấy, chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại, gọi là GIỚI HƯƠNG. 2. ÐỊNH HƯƠNG: Thấy những cảnh tướng thiện ác, tự tâm chẳng loạn, gọi là ÐỊNH HƯƠNG. 3. TUỆ HƯƠNG: Tự tâm vô ngại, thường dùng trí tuệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là TUỆ HƯƠNG. 4. GIẢI THOÁT HƯƠNG: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là GIẢI THOÁT HƯƠNG. 5. GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi, gọi là GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG. Thiện tri thức! Năm thứ hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài. Dâng cúng Phật

cúng dường pháplà hơn hết. Ý Nghĩa: Đối với chư Phật mười phương, chúng ta phát khởi tín tâm, tin tưởng sâu sắc, hiểu biết rõ ràng, thành tâm dâng cúng: những điều tốt đẹp, những thành tựu cao quí nhứt, trên bước đường tu học (học hỏi chánh pháp và tu sửa thân tâm). Không tu tập và không làm như thế, dù thành tâm đến đâu, dâng hương cầu nguyện nào có được gì? Tại sao vậy? – Bởi cầu khẩn van xin mà được như ý, người ta đền ơn đáp lễ, đốt hương cả bó, cháy luôn ngôi chùa! Dâng cúng hương mang ý nghĩa dâng cúng những hương thơm kết tụ do việc giữ gìn giới luật, những hương thơm kết tụ do việc luôn giữ tâm thiền định, những hương thơm kết tụ do việc phát triển trí tuệ, những hương thơm kết tụ do việc tu hạnh giải thoát và những hương thơm kết tụ do việc giải thoát sự hiểu biết phiền lụy của thế gian. Tóm lại dâng hương cúng Phật gồm có: 1. Giới hương 2. Định hương 3. Tuệ hương 4. Giải thoát hương và 5. Giải thoát tri kiến hương.

Ý Nghĩa Của Việc Dâng Hoa Cúng Dường Tam Bảo

Dâng hoa cúng dường PhậtBậc thương xót muôn loàiDâng hoa cúng dường PhápÐạo nhiệm mầu cứu khổDâng hoa cúng dường TăngRuộng phước không gì bằngHoa tươi đẹp sẽ tànThân giả hợp sẽ tanNguyện tu mau chứng đạtQuả chân thường giải thoát (1).

Phật tử dâng hoa cúng dường đến Đức Phật để tưởng nhớ đến ân đức của Ngài. Vì lòng từ thương xót chúng sanh trong ba cõi, Ngài đã từ bỏ thế gian, ra đi tầm đạo giải thoát để tế độ chúng sanh. Thế Tôn là Người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc (2).

Dâng hoa cúng dường Pháp bảo để tưởng nhớ đến ân đức của Giáo pháp, những lời dạy của Thế Tôn được lưu lại trong suốt 45 năm hoằng pháp độ sinh và được gìn giữ trong Tam tạng kinh điển. Pháp bảo chính là diệu dược có công năng tiêu diệt các bệnh phiền não của chúng sanh. Những ai thực hành theo Pháp bảo sẽ được mọi sự an lành, tiến hóa trong đời này và đời sau. Sau khi Thế Tôn Niết-bàn, không phải là chúng ta không còn Đạo sư hướng dẫn, chính những gì Ngài đã giảng dạy sẽ trở thành Đạo sư cho các hàng đệ tử noi theo. Này Ānanda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo sư của các ngươi (3).

Dâng hoa cúng dường Tăng bảo, những đệ tử xuất gia của Đức Phật, các ngài đã đắc quả Thánh hoặc còn phàm, là mô phạm của quần sanh, là vô thượng phước điền của chư thiên và nhân loại. Chư Thánh hiền tăng là những vị Thánh đệ tử đã đắc đạo quả giải thoát, gồm Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán; còn các vị phàm tăng là những vị đang nỗ lực thực hành Giáo pháp để tiến tới đạo quả giải thoát trong ngày vị lai. Những vị ấy vừa là việc tu học cho bản thân mà cũng là thực hành hạnh nguyện sứ giả Như Lai, đem giáo pháp thuyết giảng cho những người có tâm cầu học đạo giải thoát. Vì thế, các ngài cũng xứng đáng được cung kính, cúng dường.

Cúng dường hương hoa đến Tam bảo, chọn hoa tốt, chưng hoa đẹp để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ ân đức Tam bảo. Rồi hoa đó sẽ úa tàn, cũng vậy thân người này cũng phải già, bệnh và chết. Đó chính là quy luật của thế gian, không ai tránh khỏi được. Chính Đức Phật đã thuyết như vậy. Pháp sanh lên do nhân/ Như Lai giảng nhân ấy/ Nhân diệt thời Pháp diệt/ Đại Sa-môn nói vậy (4).

Vạn vật đều vô thường, không có gì trường cửu. Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt (5). Tất cả mọi sự vật được cấu thành đều phải hư hoại và diệt vong, thân tâm của chúng ta cũng vậy. Vì thế, cúng dường hoa thơm cũng đừng dính mắc đến sắc và hương, hãy lấy đặc tính sớm nở tối tàn của hoa để khéo tác ý và tu tập. Bởi cứ bám chấp vào những thứ không có thật, chúng sanh mãi đau và khổ không thôi. Cho nên hãy nỗ lực tu tập và nguyện tu mau chứng ngộ quả chân thường giải thoát.

Dẫu biết có thân đây là khổ, tuy nhiên, cũng chính do thân này, người trí sẽ biết tận dụng để tạo thêm nhiều thiện pháp và tu tập, còn kẻ mê thì mải chạy theo dòng đời, mà bản chất của nó vốn dĩ là vô thường, đi đến hủy diệt, vô hộ, vô chủ, vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả, và thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái (6). Ví như một người thợ làm tràng hoa thiện nghệ, sau khi gom các thứ hoa dồn thành đống lớn, rồi từ đó kết thành nhiều tràng hoa khác nhau, cũng vậy nhờ thân sanh tử này mà chúng ta làm thêm nhiều việc phước.

Như từ một đống hoaNhiều tràng hoa được kếtCũng vậy, thân sanh tửLàm được nhiều thiện sự (7).

Lại nữa, trong các loại hương hoa, chúng chỉ bay thuận theo chiều gió chứ không thể bay ngược lại. Tuy vậy, có một loại hương thơm có thể bay xuôi, bay ngược và cả lên không trung thiên giới nữa, đó chính là hương thơm đức hạnh.

Một buổi chiều nọ, trong khi đang ngồi tư duy quán tưởng, Tôn giả Ānanda chợt nghĩ: Thế Tôn có nói đến ba loại hương rất ưu việt là hương từ rễ cây, hương từ lõi cây và hương từ hoa. Cả ba thứ hương đều bay theo chiều gió. Không biết có thứ hương nào có thể bay ngược gió, hoặc vừa bay thuận vừa bay nghịch gió? Tôn giả đến hỏi Thế Tôn, và Ngài trả lời: Này Ānanda, ở đây nơi thôn quê hay thành thị nào có một nữ nhân hay nam nhân quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say, là người có giới đức, là người có thiện pháp. Tâm đã dứt bỏ sự bỏn sẻn, sự nhiễm ô. Tuy còn tại gia mà có tâm dứt bỏ, xả thí, thỏa thích trong sự bố thí không nhơ bợn, biết thông cảm đến người xin, hoan hỷ chia sớt vật thí đến tất cả mọi người. Thì từ nơi thôn quê hay thành thị đó, cho đến các phương hướng, chư Sa-môn và Bà-la-môn hằng ca tụng rằng: Nơi chốn thôn quê hoặc thành thị đó, có nữ nhân ấy, có nam nhân ấy là người quy y Phật… hoan hỷ chia sớt vật thí đến tất cả mọi người. Này Ānanda, đó là giống hương mà hương của nó bay xuôi lẫn ngược chiều gió vậy. Sau đó, Thế Tôn liền thuyết kệ:

Hương các loài hoa thơmKhông ngược bay chiều gióNhưng hương người đức hạnhNgược gió khắp tung bay (8).

Một hôm, Tôn giả Mahākassapa (Đại Ca-diếp) xuất định sau bảy ngày nhập diệt thọ tưởng định, đi ra ngoài với ý định khất thực. Lúc đó, Thiên chủ Sakka (Ðế Thích) muốn cúng dường Tôn giả, liền biến thành một người thợ dệt già lụm khụm, thiên hậu Sujātā cũng biến thành một bà già. Rồi Sakka dùng thần lực tạo một ngõ hẻm thợ dệt, và ngồi quay sợi. Lúc ấy, Tôn giả Mahākassapa đang đi vào thành, vẫn tâm niệm dành phước cho người nghèo. Ngài nhìn quanh rồi chú ý đến hai ông bà già, nghĩ rằng già cả lụm cụm như thế mà phải làm việc thì hẳn là người nghèo, chỉ cần một vá cơm sớt cho ngài là có thể tế độ cho họ có phước. Do đó Tôn giả tiến đến họ. Hai ông bà ngỏ lời cúng dường đặt vật thực vào bát. Lập tức, phần cúng dường đó tỏa mùi thơm ngát cả kinh thành Rājagaha. Tôn giả thắc mắc sao trông ông lão này yếu đuối thiếu thốn mà thức ăn lại dồi dào như của Thiên chủ Sakka. Khi quán xét biết rõ là Thiên chủ Sakka, Trưởng lão trách rằng:

– Ông đã cướp đoạt của người nghèo cơ hội tạo công đức.

– Bạch Tôn giả, có người nào nghèo hơn con chăng?

– Sao ông lại nghèo, khi đang hưởng phú quý trên cung trời?

– Bạch Tôn giả, lý do như sau. Trước khi Phật xuất hiện ở thế gian con đã tạo nhiều công đức.

Khi Phật xuất hiện ở thế gian, có ba vị trời cùng đẳng cấp với con, vì tạo nhiều công đức nên được nhiều oai lực hơn con. Vậy, bạch Tôn giả, ai nghèo hơn?

– Nếu đúng như thế thì từ đây đừng đánh lừa ta để cúng dường nữa.

– Con có được công đức hay không nếu lừa dối để cúng dường?

– Có, đạo hữu ạ.

– Nếu đúng thế, bạch Tôn giả, con có bổn phận phải tạo nhiều công đức.

Nói xong Sakka chào Trưởng lão, đi nhiễu quanh nói lên câu kệ: Ôi cúng dường, cúng dường Ba-la-mật, đã khéo dâng ngài Mahākassapa được rồi!

Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên, Thế Tôn nghe Thiên chủ Sakka trong khi bay trên không, đã ba lần ngâm câu kệ trên, khi ấy Thế Tôn liền nói:

Ít giá trị hương nàyHương già-la, chiên-đànChỉ hương người đức hạnhTối thượng tỏa thiên giới (9).

Hương đức hạnh của các vị giới đức cao quý khiến cho cả thiên giới phải nghiêng mình kính nể thì nói chi là nhân loại chúng ta. Các ngài an trú trong giới hạnh và tu hành nên càng được kính nể. Hãy học những hạnh lành của các ngài để noi theo tu tập. Tu phải hành, cũng giống như nói là phải làm, chứ nói mà không làm thì lời nói vô dụng, không đem đến kết quả hay lợi ích chi cả, ví như hoa có sắc nhưng chẳng có hương thơm.

Như vậy, dâng hoa cúng dường Tam bảo chính là cơ hội để mình học từ hoa những bài học vô thường, hương thơm đức hạnh, khéo nói thì phải khéo làm… Từ việc dâng hoa cúng dường thường ngày, nếu khéo tác ý thì việc cúng dường ấy cũng trở thành một pháp tu thiết thực, mang đến an lạc cho hàng Phật tử.

Ý Nghĩa Của Việc Dâng Hoa Cúng Dường Tam Bảo Là Gì?

Dâng hoa cúng dường Tam bảo là một việc làm không thể thiếu trong việc cúng dường của các Phật tử. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ được ý nghĩa của việc dâng hoa cúng dường Tam bảo là gì?

Có câu:

Dâng hoa cúng dường Phật

Bậc thương xót muôn loài

Dâng hoa cúng dường Pháp

Ðạo nhiệm mầu cứu khổ

Dâng hoa cúng dường Tăng

Ruộng phước không gì bằng

Hoa tươi đẹp sẽ tàn

Thân giả hợp sẽ tan

Nguyện tu mau chứng đạt

Quả chân thường giải thoát .

Phật tử thường hay dâng cúng nhang đèn, bông hoa lên bàn thờ Phật như là một cách tôn kính và tưởng nhớ đến ân đức Tam bảo. Hương hoa, nhang đèn là phẩm vật không thể thiếu trong việc cúng dường. Khi nhang đèn cháy hết và những bông hoa héo tàn qua thời gian nhắc nhở tất cả chúng ta rằng cuộc sống này chỉ là phù du thoáng qua, tất cả đều sẽ biến hoại, cuộc sống vốn dĩ vô thường.

Dâng hoa cúng dường Pháp bảo để tưởng nhớ đến ân đức của Giáo pháp, những lời dạy của Thế Tôn được lưu lại trong suốt 45 năm hoằng pháp độ sinh và được gìn giữ trong Tam tạng kinh điển. Pháp bảo chính là diệu dược có công năng tiêu diệt các bệnh phiền não của chúng sanh. Những ai thực hành theo Pháp bảo sẽ được mọi sự an lành, tiến hóa trong đời này và đời sau. Sau khi Thế Tôn Niết-bàn, không phải là chúng ta không còn Đạo sư hướng dẫn, chính những gì Ngài đã giảng dạy sẽ trở thành Đạo sư cho các hàng đệ tử noi theo. Này Ānanda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo sư của các ngươi

Dâng hoa cúng dường Tăng bảo, những đệ tử xuất gia của Đức Phật, các ngài đã đắc quả Thánh hoặc còn phàm, là mô phạm của quần sanh, là vô thượng phước điền của chư thiên và nhân loại. Chư Thánh hiền tăng là những vị Thánh đệ tử đã đắc đạo quả giải thoát, gồm Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán; còn các vị phàm tăng là những vị đang nỗ lực thực hành Giáo pháp để tiến tới đạo quả giải thoát trong ngày vị lai. Những vị ấy vừa là việc tu học cho bản thân mà cũng là thực hành hạnh nguyện sứ giả Như Lai, đem giáo pháp thuyết giảng cho những người có tâm cầu học đạo giải thoát. Vì thế, các ngài cũng xứng đáng được cung kính, cúng dường.

Cúng dường hương hoa đến Tam bảo, chúng ta nên chọn hoa tốt, chưng hoa đẹp để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ ân đức Tam bảo. Rồi hoa đó sẽ úa tàn, cũng vậy thân người này cũng phải già, bệnh và chết. Đó chính là quy luật của thế gian, không ai tránh khỏi được. Chính Đức Phật đã thuyết như vậy. Pháp sanh lên do nhân/ Như Lai giảng nhân ấy/ Nhân diệt thời Pháp diệt/ Đại Sa-môn nói vậy .

Vạn vật đều vô thường, không có gì trường cửu. Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt. Tất cả mọi sự vật được cấu thành đều phải hư hoại và diệt vong, thân tâm của chúng ta cũng vậy. Vì thế, cúng dường hoa thơm cũng đừng dính mắc đến sắc và hương, hãy lấy đặc tính sớm nở tối tàn của hoa để khéo tác ý và tu tập. Bởi cứ bám chấp vào những thứ không có thật, chúng sanh mãi đau và khổ không thôi. Cho nên hãy nỗ lực tu tập và nguyện tu mau chứng ngộ quả chân thường giải thoát.

Dẫu biết có thân đây là khổ, tuy nhiên, cũng chính do thân này, người trí sẽ biết tận dụng để tạo thêm nhiều thiện pháp và tu tập, còn kẻ mê thì mải chạy theo dòng đời, mà bản chất của nó vốn dĩ là vô thường, đi đến hủy diệt, vô hộ, vô chủ, vô sở hữu, ra đi cần phải từ bỏ tất cả, và thiếu thốn, khao khát, nô lệ cho tham ái. Ví như một người thợ làm tràng hoa thiện nghệ, sau khi gom các thứ hoa dồn thành đống lớn, rồi từ đó kết thành nhiều tràng hoa khác nhau, cũng vậy nhờ thân sanh tử này mà chúng ta làm thêm nhiều việc phước.

Như từ một đống hoa

Nhiều tràng hoa được kết

Cũng vậy, thân sanh tử

Làm được nhiều thiện sự.

Trong các loại hương hoa, chúng chỉ bay thuận theo chiều gió chứ không thể bay ngược lại. Tuy vậy, có một loại hương thơm có thể bay xuôi, bay ngược và cả lên không trung thiên giới nữa, đó chính là hương thơm đức hạnh.

Như vậy, dâng hoa cúng dường Tam bảo chính là cơ hội để mình học từ hoa những bài học vô thường, hương thơm đức hạnh, khéo nói thì phải khéo làm… Từ việc dâng hoa cúng dường thường ngày, nếu khéo tác ý thì việc cúng dường ấy cũng trở thành một pháp tu thiết thực, mang đến an lạc cho hàng Phật tử.

Thiện Tâm

Thanh Tâm