Ý Nghĩa Cúng Quá Đường / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Nghi Quá Đường Và Cúng Đại Bàng.

Quá đường là tên gọi khác của chữ ăn cơm dành cho người xuất gia, nhân vì người xuất gia không ăn sau giờ ngọ, chỉ ăn buổi sáng và giờ ngọ, cho nên gọi là nhị thời Lâm trai. Trai là nói theo nghĩa rộng, chỉ cho thân tâm thanh tịnh, ngăn chặn sự lười biếng của thân tâm, còn nói theo nghĩa hẹp là chỉ cho 8 pháp trai giới, hoặc chỉ cho giới quá ngọ không ăn. Pháp hội cúng dường thức ăn phẩm vật gọi là Trai thực. Ngoài ra dùng thực vật để cúng dường chư Tăng, cũng xưng là Trai. Pháp hội này gọi là Trai Hội. Phật giáo cho rằng buổi sáng là chư Thiên ăn, buổi trưa là Phật ăn, sau giờ ngọ là loài súc sanh ăn, buổi tối là ngạ quỉ ăn, vì thế buổi tối nghe tiếng chén bát khua lên thì trong cổ của loài ngạ quỉ bốc cháy, chẳng những không được ăn uống mà còn tăng thêm sự thống khổ. Vì lòng từ bi đối với loài ngạ quỉ cho nên ban đêm không ăn. Duyên khởi giới không ăn phi thời của Tỳ kheo là do Ngài Ca Lưu Đà Di buổi tối vào trong thôn khất thực, bấy giờ sấm chớp lóe lên, người phụ nữ trong xóm mang thức ăn đi ra, thấy sấm chớp ánh lên qua làn da đen bóng ngời của Ngài, cô ta tưởng là quỉ nên vô cùng sợ hãi và té xuống đất bất tỉnh, vì lúc ấy cô đang mang thai nên nhaân trải qua sự hoaûng sôï mà sanh non, do đó cô mới mắng Ngài Ca Lưu Đà Di: “Người xuất gia theo Phật, thà rằng rọc bụng mà chết đói còn hơn đi xin ăn buổi tối như thế này”. Sau khi đức Phật biết được điều đó, Ngài liền qui định các Tỳ kheo không nên ăn sau giờ ngọ.

Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc do điều kiện xã hội và văn hóa dân tộc bất đồng cho nên việc đi khất thực giống như ở xã hội Ấn Độ không được thuận tiện cho lắm. Vào thời Nam Bắc triều các tự viện thuận theo kinh tế phát triển của xã hội nên các Tăng sẽ không nương theo cách khất thực để duy trì sinh hoạt thường nhật. Vả lại, sau đời Đường, Thiền Tông trong Phật giáo chủ động lưu hành đề xướng thêm ” Một ngày không làm, một ngày không ăn“. Yêu cầu các tự viện tham gia lao động, cho nên ngoài số ít Tăng sĩ còn giữ qui tắc qua giờ ngọ không ăn, còn đại đa số là ngày ăn ba bữa. Thế nhưng chỉ có buổi sáng và trưa là cử hành theo Nghi thức Quá Đường, đây chính là “Nhị Thời Lâm Trai Nghi”.

1. Vào thời quá khứ có một loại Đại bàng kim xí điểu, thân nó to rộng, một khi giương đôi cánh ra thì bay cả vạn dặm, do đó mà số lượng thức ăn của nó cũng nhiều. Nó chỉ ăn thịt loài rồng ở trong biển. Long Vương sợ hãi nên đến xin cầu đức Phật cứu giúp. Đức Phật bèn lấy một miếng ca sa buộc trên sừng của các con rồng, do đó Đại bàng không dám ăn thịt. Thế nhưng Đại bàng đói khát khó chịu nên đến cầu Phật, Phật bèn dạy phương pháp xuất sanh để thí cho Đại bàng.

2. Vào đời quá khứ có một người phụ nữ nhân vì sân hận mà phát ra lời thề ñoäc: “Ta seõ ăn thịt những đứa con nít trong thành Vương Xá”. Về sau đầu thai làm loài Dạ xoa và sanh ra 500 đứa con, mỗi một bữa ăn là baét ăn thòt một đứa con trai và một đứa con gái trong thành Vương Xá. Người dân trong thành Vương Xá cầu cứu với Đức Phật, Phật dùng thần lực bắt cóc giấu đứa con út mà nó thương nhất. Nó bèn đến cầu cứu đức Phật, đức Phật bảo: “Ngươi có đến 500 đứa con, chỉ mất có một đứa mà còn đau khổ hối tiếc như vậy, huống chi kẻ khác chỉ có 2 đứa mà ngươi còn bắt cóc, thì họ đau khổ biết dường nào”. Quỉ nói: “Vậy con và 500 đứa con của con phải sống bằng cách nào?” Phật bèn dạy phương pháp xuất sanh.

3. Vào đời quá khứ ở khoảnh đất trống, có một ác quỉ chuyên môn ăn thịt người. Sau khi tiếp nhận lời giáo hóa của đức Phật bèn không dám ăn thịt người nữa, do đó cũng đến cầu cứu đức Phật. Thế nên đức Phật sai hàng Thanh Văn đệ tử vào mỗi thời ngọ trai phải xuất sanh, để khiến cho chúng no đủ, mãi mãi không còn bị đói khổ nữa.

Cúng dường thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật.

Viên mãn báo thân Lô Xá Na Phật.

Thiên bá ức hóa thân Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đương lai hạ sanh Di Lặc tôn Phật.

Cực lạc thế giới A Di Đà Phật.

Thập phương Tam thế nhất thế Chư Phật.

Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát.

Đại Bi Quán Thế âm Bồ tát.

Chư tôn Bồ tát Ma ha tát.

Ma ha Bát nhã Ba la mật.

Tam đức lục vị cúng Phật cập Tăng.

Pháp giới hữu tình phổ đồng cúng dường.

Nhược phạn thực thời.

Đương nguyện chúng sanh.

Thiền duyệt vi thực.

Pháp hỉ sung mãn.

Nếu như ăn cháo sáng thì đem từ câu “Tam đức lục vị” sửa thành:

Xuất thực nếu buổi sáng thì đi ra ngoài thầm niệm bài kệ:

Nếu giờ ngọ trai thì thầm niệm bài kệ chú:

Đại bàng kim xí điểu.

Khoáng dã quỉ thần chúng.

La sát quỉ tử mẫu.

Cam lộ tất sung mãn.

Xuất thực xong trở về chỗ vấn tấn.

Duy Na xướng: Phật chế Tỳ kheo thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu. Chư sư (đại chúng) văn khánh thinh, các chánh niệm. (đánh 1 tiếng dẫn khánh). Đại chúng niệm: A Di Đà Phật. Sau đó bắt đầu ăn cơm.

Khi đại chúng ăn cơm xong, đọc kết trai, Duy Na xướng đại chúng cùng hòa theo:

Nam mô Tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề cu chi nẫm đát điệt tha.

Án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.

Sở vị bố thí giả.

Tất hoạch kỳ lợi ích.

Nhược vị lạc cố thí.

Hậu tất đắc an lạc.

Nếu như có trai chủ cúng dường tiền tài thì niệm thêm: Tài pháp nhị thí đẳng vô sai biệt, đàn ba la mật cụ túc viên mãn.

Khi niệm xong vị Tăng trò xướng: Kết trai.

Khi thọ trai không được để bát đũa khua ra tiếng. Lại cũng không được nói chuyện.

Nghi quá đường trong Phật giáo không phải chỉ để ăn cơm, mà là một Phật sự, trước có cúng Phật, Thí thực, sau mới Kết trai. Trải qua một quá trình trang nghiêm và thanh tịnh.

Cúng Quá Đường (Bài Viết Của Tt Thích Nguyên Tạng)

Diễn đọc: Trọng Nghĩa – Mộng Lan

Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.Quá Đường, còn gọi là Thượng Đường hay Phó Đường, nơi Tăng chúng đến thọ thực mà tâm không tham trước (theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang, trang 5752). Quá Đường, nghĩa đen: Đường là nhà, Quá là đi qua, nghĩa là chư Tăng đi từ Tăng đường, Khách đường, Tây đường, Đông đường…. đến Trai đường để thọ thực, nên gọi là Quá Đường hoặc Phó Đường. Theo sự nghiên cứu của HT Thích Huyền Tôn, Ngài nhớ đã đọc trong Vạn Tục Tạng, Thiền Lâm Bị Dụng Thanh Quy, quyển 6, theo tài liệu này cho rằng nghi thức cúng Quá Đường xuất xứ tại Chùa Từ Ân ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam thuộc triều đại nhà Đường (618-907) Trung Quốc, chứ trước đó chưa có danh từ Quá Đường. Ai cũng biết triều đại nhà Đường, nhất là thời Vua Đường Thái Tông (599-649), là vị hoàng đế thứ hai của triều đại này trong lịch sử Trung Hoa, trị vì từ năm 626 đến 649. Ông là một vị vua tài ba, người đã thiết lập sự cường thịnh của Triều đại nhà Đường, đặc biệt ông cũng là người hỗ trợ cho Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang mọi điều kiện để dịch thuật Kinh Tạng tại Chùa Từ Ân ở Trường An.Thời Phật còn tại thế ở Ấn Độ cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Nam truyền không có nghi thức cúng Quá Đường mà chỉ theo phương thức , nghĩa là Tiếp theo đây, xin nói chi tiết và thứ lớp trong nghi thức Quá Đường, sau khi hành giả vào trong trai đường, nghe Thầy Duy Na nhịp ba tiếng chuông, chấp tay xá một xá và ngồi xuống, khi nghe một tiếng khánh, mở nắp bình bát ra, cắm chiếc muỗng quay ra phía ngoài vào cơm in sẵn, sau đó nghe chuông hành giả tay trái nâng bát đưa lên ngang trán, tay phải kiết ấn cam lồ ngang miệng bình bát hay bát cơm để tụng bài cúng dường:Dâng cơm lên trán và bắt ấn cúng dường, cũng được gọi là “cử án tề mi”, tức là đưa lên ngang chân mày để biểu tỏ lòng tôn kính ba ngôi Tam Bảo, đây là cung cách cúng dường trong nghi cúng Quá Đường, vừa đẹp vừa trang nghiêm, do vậy mà đại chúng không nên đưa bát cơm quá cao hoặc quá thấp mà phải ngang trán của mình.Cúng dường xong để bát xuống, liền xoay hướng muỗng vào bên trong, với ý nghĩa, phần cơm dành cho mình, còn trước khi cúng, quay muỗng ra ngoài là để dâng cúng mười phương Tam Bảo. Ở đây, người viết xin giải thích một chút về việc kiết ấn cúng dường, tay phải kiết ấn cam lồ với ngón tay cái đặt lên ngón áp út co sát vào trong lòng bàn tay, ba ngón tay còn lại vươn thẳng lên, ấn cam lồ này là biểu trưng cho lòng từ bi, như hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm, tay cầm bình cam lồ, tay bắt ấn để ban rải lòng từ bi để cứu khổ chúng sanh. Tay trái kết ấn Tam Sơn, ngón giữa và ngón áp út co lại, ba ngón còn lại vươn thẳng lên, như ba ngọn núi, tạo một thế kiềng ba chân vững chắc để đặt bình bát cơm vào giữa. Ấn Tam Sơn này biểu trưng cho Giới Định Tuệ, là ba môn vô lậu học, một môn học có thể đưa hành giả đi vào đường giác ngộ. Ta thấy trong nghi cách dâng bát cơm cúng dường này đã gói gọn ý nghĩa từ bi và trí tuệ, là hai yếu tố quyết định quan trọng trong đời mình, hạnh phúc hay đau khổ cũng chính từ đây mà có. Từ bi là lòng thương không có điều kiện, và trí tuệ là trí hiểu biết không nhiễm ô, đây là mục đích tối hậu của mọi hành giả, ai thành tựu được pháp hành này, người ấy luôn sống an lạc tự tại dung thông ngay trong hiện tại và mai sau, tất nhiên, con đường dẫn đến giải thoát sinh tử luân hồi đã ngắn dần ở phía trước.Tiếp đó, Hòa Thượng Chứng Minh Trường Hạ để một cái chung nhỏ trong lòng bàn tay trái, tay mặt gắp 7 hạt cơm để vào chung, kiết ấn cam lồ và mặc niệm: Theo sau là Thị Giả tống thực, đem chung nhỏ ra trước bàn ngoài sân để Tiếp đó, tất cả đại chúng hai tay bưng bát cơm đưa lên trán và thầm đọc:

” nhật trung nhất thực, thọ hạ nhất túc” ” giữa ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây một lần”, buổi sáng đắp trì bát vào thành khất thực, sau đó về tịnh xá thọ thực và tọa thiền dưới gốc cây, truyền thống tuyệt vời này hiện nay vẫn còn áp dụng một cách sống động ở các quốc gia như Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và miền Tây Việt Nam. Cho đến khi Phật Giáo truyền đến Trung Hoa, rồi sau đó truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam… thì chư Tổ Đức mới tạo ra nghi thức cúng Quá Đường này như một pháp tu tập, trước để dâng cúng mười phương Tam Bảo, sau đó hành giả mới dùng cơm, đây là nghi cách đặc biệt trong việc tri ơn và báo ơn ngay trong bữa ăn của mình. Trước khi ăn phải cúng dường, phải tưởng niệm và sau đó giữ chánh niệm trong lúc ăn, nếu hành giả nghiêm trì và cẩn thận trong bữa ăn như vậy, phước và đức phát sinh và tăng trưởng từ đây.” Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật, Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật, Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật, Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, Tam đức lục vị, cúng Phật cập Tăng, pháp giới hữu tình, phổ đồng cúng dường, nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sanh, Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn”.

Pháp lực bất tư nghì. Từ bi vô chướng ngại. Thất liệp biến thập phương. Phổ thí châu sa giới.Án độ lợi ích tá ha. (3 lần) và đại chúng đồng tụng bài biến thực biến thủy chơn ngôn ” Nẳng mồ tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra tam bạt ra hồng(3 lần); Nẳng mồ tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô ta bà ha. (3 lần). Án Nga nga nẵng Tam Bà Phạ Phiệt Nhựt Ra Hồng (3 lần). HT Chứng Minh thầm nguyện: “Nhữ đẳng quỉ thần chúng. Ngã kim thí nhữ cúng. Thử thực biến thập phương. Nhất thiết quỉ thần cộng. Án mục lăng tá bà ha. (3 lần). cúng Đại Bàng bằng cách hô to :” Đại Bàng Kim Sí Điểu, Khoáng dã quỷ thần chúng, La sát quỷ tử mẫu, Cam lồ tất sung mãn. Án mục đế tóa ha. (7 lần) (nghĩa là: Chim đại bằng cánh vàng, chúng quỉ thần nơi đồng rộng, mẹ con quỉ la sát, cam lồ được no đủ). Tiếp theo, Thầy Duy Nha xướng Tăng Bạt: “Phật chế đại chúng, thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu, đại chúng, văn khánh thanh, các chánh niệm. Nam Mô A Di Đà Phật”, (Phật dạy đại chúng, ăn xét năm điều, nghĩ sai nói chuyện, tín thí khó tiêu, đại chúng nghe tiếng khánh, cùng giữ chánh niệm). “Chấp trì ứng khí, đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp khí, thọ thiên nhân cúng. Án chỉ rị chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra (3 lần), nghĩa là: Tay bưng bát cơm, nguyện cho chúng sanh, Pháp thí thành tựu, nhận của trời người cúng”.Ứng cúng ở đây là xứng đáng nhận sự cúng dường của người và trời, chỉ cho bậc A La Hán, người đã đoạn tận tam độc tham, sân, si và vô minh phiền não. Trong khi cúng Quá Đường ý niệm này khởi lên, mong cho chính bản thân mình và hết thảy chúng sinh sớm chứng đắc A La Hán và thoát ly sinh tử luân hồi khổ đau.

Nghe tiếng khánh để bát cơm xuống và múc ít cơm ra chén để lưu phạn; nghe chuông, bưng chén cơm để trước ngực và thầm đọc:

Lưu phạn xong, nghe 2 tiếng chuông đại chúng bắt đầu dùng cơm, trước khi ăn, hành giả phải khởi niệm Tam Đề và Ngũ Quán, đây là một nghi cách đẹp và có ý nghĩa của nhà Phật mà hành giả không phải chỉ áp dụng trong khi cúng Quá Đường mà có thể áp dụng trong tất cả các bữa ăn khác của mình trong đời sống. Tam Đề là ăn ba muỗng cơm lạt đầu tiên, muỗng thứ nhất: thầm đọc, nguyện chấm dứt tất cả những điều ác (Nguyện đoạn nhứt thiết ác) ; muỗng thứ hai: nguyện làm tất cả những việc lành (nguyện tu nhứt thiết thiện); muỗng thứ ba: nguyện giúp đỡ tất cả chúng sanh (Nguyện độ nhứt thiết chúng sanh). Ý nghĩa Tam Đề này là nói rõ mục đích tối hậu của hành giả tự độ mình là dứt ác, làm lành, đạt đến giải thoát và thực thi hạnh độ tha là giúp đỡ người khác rõ biết đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, ra khỏi tà kiến để chấm dứt đau khổ trong đời sống để rồi cuối cùng cũng đạt đến giác ngộ giải thoát như bản thân mình.Ăn cơm xong, lấy tăm xỉa răng và thầm nguyện Xỉa răng xong, nghe Thầy Duy Na nhịp một tiếng chuông, đại chúng cùng uống nước, hai tay bưng (Nghĩa là: nay đem phước đã tu, ban cho tất cả quỉ, ăn rồi hết đau khổ, xả thân về cõi tịnh, hưởng phước của Bồ Tát, rộng lớn như hư không, quả tốt như vậy đó, tiếp tục lớn thêm mãi).

Lưu phạn là san sẻ phần cơm của mình cho chúng quỉ thần và cho người ăn sau mình; ý nghĩa bố thí, mở rộng tình thương của mình dành cho người bất hạnh, không đủ cơm ăn áo mặc, ý tưởng này giúp cho hành giả nuôi dưỡng từ tâm ngay trong lúc mình ăn.

Tiếp đến bắt đầu ăn cơm phải tưởng Ngũ Quán: Thứ nhứt: Con xin biết ơn người đã phát tâm cúng dường, sửa soạn những thức ăn này; Thứ hai: Con nguyện nổ lực tu học, trau dồi giới hạnh để xứng đáng thọ dụng những thức ăn này; Thứ ba: Trong khi ăn, con nguyện từ bỏ lòng tham dục, tham ăn; Thứ tư: Con quán chiếu những thức ăn này như những vị thuốc, để cho thân thể con khỏi bệnh tật; Thứ năm: Con nuôi dưỡng chánh niệm, chỉ vì để thành tựu đạo nghiệp giải thoát giác ngộ mà con xin thọ dụng những thức ăn này. (Nhất kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ. Nhị thổn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng. Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông. Tứ chánh sự lương dược, vị liệu hình khô. Ngũ vi thành đạo nghiệp, ưng thọ thử thực). Trong suốt thời gian dùng cơm, hành giả luôn luôn giữ chánh niệm với 5 phép quán trên. Thiền ngữ của chư Tổ đã từng cảnh báo chư hành giả về sự quan trọng của phép ăn cơm rằng:

Có nghĩa là “nếu phép ngũ quán được liễu thông thì dù có ăn vàng đi chăng nữa thì vàng đó cũng được tiêu hóa, ngược lại nếu ba tâm kia không hiểu rõ dù có uống nước, nước kia cũng không thể tiêu được. Hiểu được ý này mà Thầy Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức,TT Thích Tâm Phương đã từng nhắc nhở hàng đệ tử trước khi dùng cơm trong các kỳ thọ bát Quan Trai rằng:

Mỗi khi nâng bát cơm đầy,Nhớ ơn Tam Bảo, ơn Thầy, Mẹ ChaNhớ người tín thí gần xaCon nguyện sống hạnh vị tha đáp đền. ” Tước dương chi thời, đương nguyện chúng sanh, kỳ tâm điều tịnh, phệ chư phiền não. Án a mộ dà, di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng thâu đà nễ, bát đầu ma, câu ma ra, nhĩ phạ tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lê, sa phạ ha (3 lần), có nghĩa là: “Nhấm tăm dương chi, nên nguyện chúng sinh, tâm tính thuần hóa, cắn nát phiền não”. Ngày xưa tăm dùng trong chùa thường được làm bằng cành dương nhỏ, nên gọi là tăm dương. Ăn xong xỉa răng là thời điểm sau cùng của bữa ăn; thân vừa no đủ và tâm tư thư thái, hoan hỷ, không có chút lo lắng phiền não, nên cũng mong cho người khác cũng giống như chính mình. bát nước cung kính trước ngực và thầm nguyện:

Như thực chúng sanh nhục.

(dịch nghĩa:: Phật nhìn một bát nước, có tám vạn tư vi trùng, nếu không trì chú này, như ăn thịt chúng sanh)

Nam Mô A Di Đà Phật Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

Gợi Ý Những Mẫu Mâm Ngũ Quả Tết Đẹp Mắt, Ý Nghĩa Không Quá 300K

Đối với mỗi gia đình Việt Nam thì mâm ngũ quả là không thể thiếu vào dịp Tết. Nó không chỉ là lễ vật đem dâng thần Phật, tổ tiên mà còn thể hiện sự nhớ thương, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời, ngũ quả còn được xem là biểu tượng cho thành quả lao động suốt một năm trời của con người.

Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Ngoài ý nghĩa của từng quả thì nó còn phải đảm bảo 5 yếu tố Kim – Thủy – Hỏa – Thổ để đảm bảo hợp phong thủy với mọi gia đình.

Có rất nhiều loại quả để lựa chọn và cách bày trí sao cho đẹp mắt, hợp phong thủy nhất. Tuy nhiên, mâm ngũ quả ngày Tết đều mang chung một ý nghĩa là thể hiện lòng hiếu thảo, cầu mong may mắn, an lành, những điều tốt đẹp trong năm mới tới.

Đây là cách bày mâm ngũ quả khá bắt mắt, đầy đủ. Điểm đặc biệt ở đây chính là bó hướng dương có treo những câu đối chúc tết rất thú vị.

Mâm ngũ quả tài lộc “Cầu sung vừa đủ xài” có ý nghĩa mong cho gia đình luôn sung túc, vạn sự như ý, thành công trong năm mới. Những cành hoa tô điểm thêm vừa gây chú ý vừa tạo thêm màu sắc hấp dẫn.

Một cách bày trí khác cho mâm ngũ quả long – phụng sum vầy. Ý tưởng này rất hay, bắt mắt và ý nghĩa

Mỗi loại quả đều có một ý nghĩa riêng, do đó, mọi người nên lựa chọn sao cho hợp với ý muốn của mình nhất. Ví dụ trên mâm quả này có táo phú quý, xoài tiêu xài không hết, quýt an lành, nho con đàn cháu đống, dứa thành đạt.

Một điểm cần chú ý nữa, đó là tùy phong tục, quan niệm của mỗi vùng miền mà mọi người lựa chọn loại quả mang ý nghĩa riêng.

Mâm ngũ quả miền Bắc thì thường có bưởi, dưa hấu, xoài, đu đủ, thanh long….

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả có cách bày trí truyền thống là nải chuối xanh ở giữa, các quả khác xếp xung quanh hoặc có thể thay chuối bằng bưởi vàng, phật thủ chín vàng nổi bật.

Mâm ngũ quả miền Trung thì do ảnh hưởng sự giao thoa văn hóa Nam – Bắc nên thường chọn quả có sự kết hợp: Chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài

Trong khi đó, mâm ngũ quả người miền Nam khá cầu kỳ. Trong khâu lựa chọn quả, họ đặc biệt chú trọng vào cách phát âm của quả đó, ví dụ như chuối đọc giống “chúi” nên họ sẽ không chọn loại quả này. Thay vào đó là các quả: Mãng cầu, đu đủ, dừa, xoài, sung (Câu sung vừa đủ xài), có thể có thêm dứa, dưa hấu xanh vỏ đỏ ruột.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trái cây thơm ngon, mẫu mã đẹp mắt, giá cả phải chăng để mọi người lựa chọn. Do đó, để có được một mâm ngũ quả đầy đủ ý nghĩa, hợp phong thủy mà lại vừa túi tiền thì mọi người nên cân nhắc để chọn mua cho đúng.

Ví dụ một mâm ngũ quả cơ bản gồm: 1 nải chuối xanh, 1 quả bưởi hoặc phật thủ, 2 quả thanh long, 5 quả cam canh hoặc quýt, 1 quả dứa hoặc 2 – 3 quả xoài sẽ có giá rơi vào khoảng 300.000 đồng – 400.000 đồng. Với những mâm quả có thêm nhiều trái cây đắt tiền hơn như dưa hấu, táo đỏ, nho… thì sẽ có giá khoảng trên 500.000 đồng.

Để có được một mâm ngũ quả hoàn hảo ngày Tết thì chị em nên ghi nhớ một số lưu ý sau:

– Định sẵn các loại quả cần phải mua, và mua sớm trước ngày 29, 30 Tết kẻo giá hoa quả thị trường tăng

– Nên chọn mua hoa quả tại những hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng

– Khi mua kiểm tra cẩn thận, tránh mua quả sắp chín, chín nẫu hoặc có dấu hiệu dập, nát, nứt…

– Nên mua những quả còn xanh để bày trên ban thờ được thời gian lâu.

St

Văn Khấn Từ Đường

Văn khấn từ đường hay gọi là văn khấn nhà thờ Họ là bài văn khấn được nhiều người quan tâm khi tiến hành thủ tục cúng tại nhà thờ họ. Đây là phương thức giao tiếp giữa con cháu trong nhà đối với tổ tiên đã mất. Bài văn khấn từ đường cụ thể ra sao, cách sắm lễ và ý nghĩa ngày cúng như thế nào?

Ý nghĩa cúng nhà thờ họ là gì?

Theo quan niệm của người Việt, thờ cúng tổ tiên đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa lớn lao. Thờ cúng tổ tiên dòng họ là nguyên tắc đạo đức làm người. Đây là hình thức thể hiện tấm lòng hiếu thuận, sự biết ơn và cảm tạ của tất cả con cháu còn sống đến các bậc sinh thành.

Vì thế, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia đình từng nhà, người Việt còn xây dựng từ đường để thờ cúng dòng họ. Khi đó, tộc trưởng là người chịu trách nhiệm lo toan giỗ họ và thụ hưởng hương quả của tổ tiên. Trong ngày giỗ họ, toàn bộ con cháu đều góp giỗ. Sẽ có gia phả để ghi chép các tấm lòng hảo tâm và lịch sử cội nguồn của dòng họ mình. Ngoài ra, với tấm lòng hảo tâm từ con cháu đóng góp một phần xây dựng nhà thờ họ, từ đường dòng họ được khang trang và sắm sửa đồ thờ cúng được tốt nhất đó.

Sắm lễ cúng nhà thờ họ?

Các lễ vật cúng từ đường nhà thờ họ cũng đơn giản vào ngày giỗ gần giống với những ngày giỗ giỗ ông bà hay giỗ thường niên. Chỉ có quy mô sẽ lớn hơn rất nhiều do sự có mặt của hầu hết người trong dòng họ. Những đồ lễ bạn cần chuẩn bị như: Hoa cúc tươi Mâm ngũ quả Hương thơm Cau tươi, trầu xanh Nước lọc, Rượu trắng Bánh kẹo, phẩm oản Nước ngọt Ngoài đồ lễ chay ra, bạn chuẩn bị mâm cỗ mặn gồm các món ăn truyền thống như: gà luộc, xôi chè, thịt lợn, giò lụa, nem rán, món canh,… để cúng tổ tiên và tiếp đãi gia đình.

Văn khấn từ đường – Nhà thờ Họ?

Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật Nam mô Địa Vương Mẫu Phật Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương. Nam mô Chư vị Bồ Tát

Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế. Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực. Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền. Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội. Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ … Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ …

Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…….Con tên là:……………………………… Đang cư ngụ tại địa chỉ:……………. Đại diện cho con cháu dòng họ … Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái. Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ …: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ … chúng ta ngày càng đông đúc, phú quý, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi. Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.