Ý Nghĩa Cúng Phát Tấu / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Phong Thủy Việt: Phát Tấu Nghi

Phát tấu nghi

(cử tám)

Pháp chủ: chiên đàn hải ngạn, nô nhiệt minh hương. Gia Đu tử mẫu, lưỡng vô lương, hỏa nội đắc thanh lương; chí tâm kim tương, nhất chú biến thập phương. Nam mô Hương – vân – Cái Bồ -tát ma ma ha tát (3 lần)

(Thích ca tán rằng)

Pháp – chủ tụng: Chí tâm tán lễ, Thích – Ca Mâu -Ni Phật, vi tam giới sư, tứ sinh phụ, Ngọc hào nghi tế hiện; kim khẩu diệu pháp, Nhuận quần sinh, như hủ mộc chiêm cam lộ. Bát thập chưởng tùy hình, tam thập nhị tướng cụ. Đại từ đại bi năng cứu khổ. Ngà kim khể thủ lễ. Duy nguyện thùy gia hộ. Đương lai thế, xả Diêm – phù, sinh tịnh-độ; Nguyện Tín – chủ, bảo bình an, tăng phúc tuệ.

Tả đọc: Âm dương sứ giả tối anh linh, Mật triển uy quang ứng khẩn thành. Hữu đọc: Tề trì công văn như điện xiết, Phi đằng tấu sự nhược phong hành, Kình quyền tuân phụng Như-lai sắc Thủ phủng căng lân Tín- chủ tình, Nghinh thỉnh chư thánh lai giáng phó, Xuyền kỳ Tín- chủ bảo an ninh Tiếp dẫn vong linh sinh Tịnh – độ, Lĩnh chiêm công đức xuất u minh Nam mô Việt Nam giới Bồ- tát ma ha tát (3 lần)

Pháp chủ: cung văn: Phật công đức sơn, duy cao duy tủng pháp trí tuệ hải tối quảng tối thâm. Hà sa vô dĩ tỷ kỳ đa; kiếp thạch nan dỹ tận (Pháp chủ thỉnh đến đây)

Phù dĩ: Pháp duyên quang khải, thành ý tinh kiền, dục nghinh Hiền thánh dĩ lai lâm, tu dương tứ phương nhi thanh tịnh. Tiên bằng pháp thủy, quán sái đạo tràng, nhất chính tài chiêm, thập phương ca khiết, ngã Phật giáo tạng trung, hữu sái tinh đà na ly, cẩn đương trì tụng.

(Niệm đại bi thần chú và sái tịnh cử tám)

Dương chi tịnh thủy, biến sái tam thiên; tính không bát đức, lợi nhân thiên; pháp giới quảng tăng duyên, diệt tội tiêu khiên, hỏa diệm hóa hồng liên.

mô Thanh lương địa Bồ tát, ma ha tát.

Bên hữu: Thiết dĩ kim lô ái đãi, ngọc triện phiêu giao : Đạm hà bá mãn càn khôn; thanh toàn thân thế giới. Quần sinh văn thử, khoát nhiên tâm địa khai minh chư thánh huân chi, trực hạ tính thiên lăng triệu. Phù hương giải do lai tự đắc, bất lương ná cá tài thành; chỉ tại cừ sinh; khởi đắc giá nhân chủng tựu. Phần thời, vô tỵ khổng; biến xứ, hữu đần quan. Danh khoa đệ nhất chiên đàn; hiệu viết vô song lan sạ. Như lai giáo hữu, đại tín nhiên hương châm ngôn cẩn đương trì tụng.

Tả đọc: Giới hương định hương dữ tuệ hương Giải thoát giải tri kiến hương

Hữu đọc: Quang minh vân đài biến pháp giới Cúng dàng thập phương chư thánh chúng mô hương vân cái bồ tát ma ha tát.

Pháp chủ: Thiết dĩ: Tam thiên thế giới chân diệu thể năng thông: tứ đại bộ châu, phiến niệm tinh thành khả dạt. Thủy trung phi dị, kim cổ hà thù. Thần công oát vận diệu vô phương Thánh lực viên dung na gián cách. Tùy duyên ứng hóa thăng thiên nhập địa tự sát na phó cảnh uy linh, cứu tử độ sinh như khoảnh khắc kim tắc phả quảng hội khái, bất nhị môn khai Trần Hiền, mật chi khoa nghi; khiến minh dương chi pháp tịch. Dục nghinh hiền thánh, tu tạ thần công. Giáo hữu phụng thỉnh chân ngôn, cẩn đương trì tụng.

Tả hai câu: Dĩ thử chân ngôn thân triệu thỉnh Trực phù sứ giả nguyện văn chi

Hữu hai câu: Trượng thừa Tam bảo lực gia trì Thử nhật kim thi lâm pháp hội,

Pháp chủ: nam mô, Bộ bộ đế lị già lị đá lị đát đá nga đá da (3 lần) Pháp chủ: Thượng lại triệu thỉnh chân, ngôn tuyên dương dĩ kính, Tín chủ kiển thành thượng hương bái thỉnh.

(Tín chủ dâng hương khấn, cử tám )

Giới đỉnh chân hương phần khởi xung thiên thượng. Tín chủ kiền thành nhiệt tại kim lô phóng. Khoảnh khắc nhân huân tức biến mã thập phương thích nhật Gia-Du miễn nạn tiêu tai chướng, nam mô hương cúng dàng Bồ tát ma ha tát Hương hoa thỉnh. Pháp chủ: Nhất tâm phụng thỉnh, nội hoài thực tướng, ngoại hiển uy linh. Hộ chính pháp ư sơn chung, sát phàm tình ư thế giới Linh sơn hội thượng, thỉnh Phật yết đế thần vương, Phật quốc môn hạ tấu sự tất tiệp công tào. Kim chi na-cha sứ giả, kinh ngưỡng phi thiên phù quang. Nhất thiết buộc thuộc thánh chúng nhiêm hộ trai đàn. Duy nguyện thượng tuân, Như lai giáo sắc, hạ mẫn tín chủ khẩn tình lai tự phong, khứ như xiết điện. Hương hoa thỉnh. Tả thỉnh: Nhất tâm phụng, phi đằng kim quyết, lai võng ngân hà. Quyền hành chỉ xích, nhi thượng đế bạc phong; ứng niệm khẩn tình nhi vạn dân hàm nại. Thiên kinh môn hạ, tấu sự niên trị công tào, Bảo-lệ Hoa quang sứ giả kính ngưỡng Tứ thiên phù quan. Nhất thiết bộ thuộc thánh chúng nghiêm hộ trai đàn. Duy nguyện: Thượng tuân Nhu lai giáo sắc hạ mẫn tín chủ khẩn tình. Lai tự phi phong, khú nhu xiết điện, (hoa) Hương hoa thỉnh. Hữu đọc: Nhất tâm phụng thỉnh Uy phong lẫm liệt; khí nhuệ hiên ngang, phụng từ tình đạt, Địa phủ Xâ la; Ban phù mạnh tiến, Thái sơn ngự án. Địa phủ môn hạ, tấu sự nguyệt trị công tào Quan Thái sơn ngự án. Địa phủ môn hạ, tấu sự nguyệt trị công tào Quan sơn la sát xứ giả, kính ngưỡng địa hành phù quan. Nhất thiết bộ thuộc thánh chúng, nghiêm bộ đàn tràng Duy Nguyên, thượng tuân;

Như-lai giáo sắc, hạ mẫn tín chủ khẩn tình. Lai tự phi phóng khứ như xiết điện. Hương hoa thỉnh.

Tả đọc: Nhất tâm phụng thỉnh. Khứ lai thủy phủ nôi; xuất nhập tại ba tâm Tam sơn lãng uyển dĩ yêu chiều; cửu quyết tinh cung nhi vi nhiễu. Thủy phủ môn hạ, tấu sự nhật trị Công Tào. Phiêu lưu mạnh liệt sứ giả, kính ngưỡng không hành phu quan. Nhất thiết bộ thuộc thánh chúng. Duy nguyện, thượng tuân: Nhu lai giáo sắc hạ mẫn tín chủ khẩn tình. Lai tụ phi phong khứ như xuất diện. Hương hoa thỉnh.

Hữu đọc: Nhất tâm phụng thỉnh. Chu toàn Ngũ nhạc, biên lịch chư tỵ. Thành duy vạn vật chi cơ; thiện sát, nhất thời chi sự. nhạc phủ môn hạ, tấu sự thời trị Công tào, ân cần từ hạ sứ giả kính ngưỡng Thổ địa phù quang, nhất thiết bộ thuộc thánh chúng. Duy nguyện thượng tuân:

Như lai giáo sắc, hạ mẫn TÍn chủ khẩn tình. Lai tự phi phong. Khư như xuất điện, hương hoa thỉnh. Ngũ vị sứ giả giáng đạo tràng Thụ thủ hương hoa phả cúng dàng; Bất xả uy quang tát chứng minh Bất xả uy quang tát chứng minh

Nam mô Vân lai tập bồ tát ma ha tát (3 lần)

Pháp chủ: Phục vọng, loan dư vân tập; Phượng giá phong biền, tinh nhân vị thứ dĩ an nhiên đăng sán phô bài nhi gián liệt, Nguyện gián đan thành chi khẩn, thiểu thân bạc cúng chi nghi. Giáo hữu cúng dàng chân ngôn cẩn đương trì tụng. (niệm chú thiên thực ba biến)

Nam mô, tát phạ đát tha, nga đá phạ rô chỉ đế án tam bạt la, tam bạt la hồng.

Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đá giá, đát điệt tha, án tô rô tô rô bát la tô rô, bát la tô rô sa bà ha.

Nam mô Phả cúng dàng Bồ tát ma ha tát (3 lần)

Pháp chủ: Khâm duy; Sứ giả, chức tam tỵ tới, công nghệ tứ châu. THỊ phất tiến, thính phất văn, dương dương ứng hòa, dảo tất thông, cầu tất ứng trạc từ hiền triết. Tấu truyền trượng bỉ thần công, thân thỉnh nại từ hiền triết. Thắng kỳ hạ giá, giám nạp trung thành Phàm hữu dĩ cáo trần, vọng uy quang nghi thính cảnh, cụ hữu quan văn, cẩn đương tuyên đọc.

(Đọc quan điệp bạch rằng)

Pháp chủ bạch:Tư giả cảm phiền ngũ vị sứ giả; tê chấp tinh văn. Cung thỉnh chư Phật, Bồ tát, tam giới thánh hiền, mẫn niệm thử trai nhân, phả thân vị đầu tiến.

Pháp chủ bạch: Thương lai, công văn dĩ lị, tuyên đọc vân chu, lượng mộc…

Thánh từ, khất thùy nạp thụ. Kim hữu công văn dụng bằng hỏa hóa, ngưỡng lao đại chúng, phúng tụng chân thuyên. Hồi hương chân thực tế, thnanhf tựu Phật quả Bồ đề.

(Niệm tâm kinh hỏa điệp xong tán Kinh Tâm-kinh)

Bát nhã tâm kinh, Quán Tự tại, cố tâm vô quản ngại, việt siêu khổ hải. Đại minh thần chú, diệt trừ tai, ngũ uẩn không, pháp thể chu sa giới, (cử tán) Pháp-chủ bạch: Thánh từ quảng-đại cảm ứng vô sai, tịch quang tam muội biến hà sa, nguyên bất ly già ra, phúc đẳng trai gia, kim địa dũng liên hoa

Nam mô tăng phúc tuệ Bồ tát ma ha tát.

Pháp chủ bạch: Thượng lai tu thiết ngỗ pháp đàn, Pháp tấu biểu quan công đức, vô hạn thù thắng lượng nhân. Khể thủ hòa nam Tam-tôn thánh-chúng

Tiết Lộ Ý Nghĩa Thú Vị Câu Chúc Khai Trương Hồng Phát

Khai trương hồng phát là một câu chúc trong buổi lễ khai trương, ý nghĩa của nó chắc chắn sẽ nói về những điều tốt đẹp rồi. Nhưng khai trương hồng phát có ý nghĩa thực sự là gì ?

Trong bài viết này, mình sẽ đi tìm hiểu nghĩa gốc của từ “hồng phát” từ những từ điển Hán – Việt.

Cách tìm ra ý nghĩa từ khai trương hồng phát

Dạo quanh các trang tìm kiếm lớn như Google, các từ điển lớn như Wikipedia hoặc các trang từ điển như Google dịch, chúng tôi hvdic.thivien.net,… ta đều không tìm được nghĩa cụ thể cho từ “hồng phát”.

Mình cũng đã thử dịch từ “hồng phát” từ tiếng Việt sáng tiếng Trung (cả 2 loại giản thể & phồn thể). Nhưng khi dịch ngược lại sáng tiếng Việt thì chỉ nhận được từ quả hồng.

Điều này chứng tỏ từ “hồng phát” không có trong tiếng Trung, chí ít là trong các loại từ điển hiện nay mà chúng ta hay sử dụng.

Vậy làm sao tìm ra khai trương hồng phát có nghĩa gì ?

Chúng ta tách nó ra. Nếu tìm từ tổng thể không được, mình sẽ tách nó ra thành 2 từ “hồng” và “phát” để tra nghĩa riêng. Mình sẽ dùng từ điển Hán Việt từ trang chúng tôi (vì trang này đưa nghĩa khá đầy đủ) để tìm.

Mình tra từ Hán – Việt vì vài lý do sau:

Mặc dù đã được La Tinh hóa bởi một giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes (và tên ông được lấy làm tên cho một con đường ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh) nhưng đấy chỉ là mặt ký tự, cách viết: a b c,… Còn chữ tiếng Việt của chúng ta lại có nguồn gốc sâu xa từ tiếng Trung. Nói nôm na là thay vì bây giờ chúng ta phải học chữ tượng hình như Nhật, Hàn, Ả Rập,…. và viết tên nước là: 越南 thì chúng ta chỉ viết: Việt Nam.

Lý do thứ 2….đơn giản là tìm từ tiếng Việt không ra thì mình tìm ở nguồn khác.

Nào bây, giờ ta bắt đầu thôi.

Từ “hồng” trong “hồng phát” nghĩa là gì ?

Tại từ điển chúng tôi mình tìm từ “hồng” và tra theo từ điển Hán – Việt (nghĩa đầy đủ hơn từ điển Hán – Nôm) và nhận được 24 kết quả:

Tại kết quả thứ 8, chữ hồng với ký tự 紅, tại ý nghĩa #7 và #11 ta thấy hồng có ý nghĩa là thành công, phát đạt hay nổi tiếng hay đẹp đẽ.

Từ đây kết luận “hồng” trong tiếng Hán – Việt có ý nghĩa thành công phát đạt, làm ăn phát đạt, gặp được nhiều điều may.

Một cách giải thích khác:

Do đó, tiếng Hán – Việt là hồng, tiếng Việt là đỏ.

Mà từ “đỏ” tính từ trong tiếng Việt ta hay sử dụng chỉ sự may mắn, phát triển, thịnh vượng. Từ “đỏ” thường được sử dụng trong các câu như: số đỏ, vận đỏ đen,…

Từ “phát” trong “hồng phát” nghĩa là gì ?

Giải quyết xong từ “hồng”, chúng ta đi sang từ “phát”.

Với từ điển hvdic.thivien.net , ta tìm được 7 kết quả Tra Hán Việt. Ta có thể xem kết quả thứ 1 và thứ 3 đều được.

Tại kết quả thứ 1: nghĩa 6 là phát triển. Tại kết quả thứ 2: nghĩa thứ 8 là hưng thịnh.

Nói tổng kết lại từ “phát” theo nghĩa Hán – Việt là để chỉ sự phát triển, hưng thịnh,….

Ngay cả trong tiếng Việt, từ “phát” cũng thể hiện điều đó thông qua những cụm từ như phát tài, phát lộc, phát triển,…

Chữ “hồng phát” vốn mới xuất hiện trong những năm gần đây. Bằng chứng là nó không có trong từ điển Việt – Việt, Hán – Việt, chữ Nôm,…kể cả phần dịch tiếng Trung trên Google translate

Sau khi tìm hiểu từ, ta biết được:

“hồng” tiếng Hán – Việt có nghĩa là đỏ, có nghĩa may mắn, đẹp đẽ, thành công, phát đạt.

“phát” tiếng Hán – Việt mang ý nghĩa phát triển, cường thịnh.

Từ đây ta có thể hiểu từ “hồng phát” mang ý nghĩa diễn tả sự phát triển, làm ăn thuận buồm xuôi gió, gặp được nhiều may mắn, được quý nhân giúp đỡ,…

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm cách mình tìm ra được nghĩa của từ “hồng phát” thì !

Vậy “khai trương hồng phát” mang ý nghĩa gì ?

Hiểu được ý nghĩa từ “hồng phát”, ghép với từ “khai trương”, ta có câu chúc “khai trương hồng phát” sẽ mang ý nghĩa thể hiện mong muốn những điều tốt đẹp, may mắn nhất đến trong ngày mở hàng đầu tiên. Câu chúc còn thể hiện mong muốn công việc kinh doanh buôn bán sẽ gặp nhiều thuận lợi và ngày càng phát triển hơn.

Tổ chức lễ khai trương hồng phát tại TP. HCM – AZparty

“Hồng phát” có lẽ là một từ mới, được sử dụng trong các câu chúc khai trương trong những năm gần đây. Mặc dù nó vay mượn một từ Hán – Việt, nhưng không sao cả, đẹp thì mình dùng thôi.

Tranh Treo Ở Phòng Thờ Sao Cho Đẹp Và Ý Nghĩa Để Cả Năm Đại Phát?

Tại sao việc sử dụng tranh treo ở phòng thờ lại được ưa chuộng?

Khi sử dụng những bức tranh treo ở phòng thờ, chúng sẽ kết hợp với kiến trúc nội thất bên trong của căn phòng.

Việc này giúp tăng thêm vẻ đẹp về sự tâm linh, thanh tịnh. Khiến cho các thành viên trong gia đình bạn cảm thấy nhẹ nhàng và ấm áp khi bước vào nơi thờ tự.

Có rất nhiều loại tranh treo ở khác nhau. Tương ứng với mỗi loại tranh thì sẽ có từng ý nghĩa khác nhau.

Những bức tranh này không chỉ mang vẻ đẹp về thẩm mỹ mà còn mang lại nét đẹp trong yếu tố phong thủy.

Việc đặt những bức tranh với vị trí hợp lý sẽ giúp thu hút tài lộc và mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, gia đình luôn bình an khỏe mạnh.

Lựa chọn được vị trí đẹp để treo tranh tại phòng thờ là vô cùng quan trọng.

Bởi nó không chỉ giúp cho không gian phòng thờ trở nên đẹp, ấm cúng, sang trọng hơn mà còn tăng thêm phần ý nghĩa cho nơi này, thể hiện được mong muốn của gia chủ trong cuộc sống.

Theo đó, lựa chọn vị trí tranh treo ở phòng thờ, gia chủ nên lựa chọn các vị trí sau:

– Treo cân đối so với hai bên của bàn thờ.

– Treo cân đối ở vị trí chính giữa bàn thờ.

Có thể nói, đây là 2 vị trí đẹp và trang trọng nhất, có thể giúp làm nổi bật không gian thờ cúng của gia đình nên thường được các gia chủ lựa chọn.

Những lưu ý khi sử dụng tranh treo ở phòng thờ

Do phong thủy phòng thờ sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, vận mệnh và sự nghiệp của gia chủ, nên khi chọn cũng như bố trí tranh để treo ở phòng thờ, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Các bức tranh treo ở phòng thờ cần thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính để phù hợp với không gian linh thiêng của phòng thờ.

– Về màu sắc: nên treo tranh có màu trung tính, không quá rực rỡ hay u tối. Bạn có thể lựa chọn các màu sắc chủ đạo như: vàng kem, nâu, màu gỗ,… để tăng thêm vẻ tôn nghiêm, trang trọng cho phòng thờ.

– Nếu có điều kiện thì nên lựa chọn tranh phòng thờ xuyên sáng có đèn bên trong. Nếu chọn các dòng tranh khác thì có thể sử dụng đèn âm tường chiếu sáng các bức tranh để tránh cảm giác lạnh lẽo, u tịch cho phòng thờ.

– Không treo tranh và ảnh trang trí tại vị trí cao hơn bàn thờ.

– Khi treo các bức tranh về Phật cần chú ý chọn vị trí trang nghiêm. Nếu chẳng may bị hỏng thì không nên vứt đi mà mang lên chùa cúng rồi đốt đi để tiễn Đức Phật quy vị.

Các loại tranh treo ở phòng thờ hợp phong thủy được ưa chuộng nhất

Phòng thờ được xem là nơi linh thiêng nhất trong mỗi căn nhà. Do đó, phong thủy của không gian này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sự nghiệp và vận mệnh của gia chủ.

Việc lựa chọn để sử dụng loại tranh nào cho phòng thờ là điều vô cùng quan trọng, mà bạn cần phải suy xét cẩn thận trước khi quyết định.

Hiện nay, một số loại tranh bàn thờ được được lựa chọn và sử dụng phổ biến được kể đến như:

Hiện nay, các bức tranh thờ Quan Âm Bồ Tát hoặc Quan Âm cứu thế là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều gia đình sẽ giúp gia đình bạn cảm thấy bình yên và tâm thanh tịnh hơn.

Treo tranh thờ Quan Âm trong phòng thờ giúp cho gia chủ tránh được những điều không may, có thể gặp dữ hóa lành.

Ngoài ra, treo tranh thờ Phật Tổ Như Lai và Phật Di Lặc cũng sẽ mang đến cho gia chủ nhiều niềm vui, sự may mắn và có cuộc sống bình an, hạnh phúc.

“Tùng Hạc Diên Niên” được coi là loại tranh biểu trưng cho sự thịnh vượng và trường thọ. Sẽ rất tốt nếu lựa chọn bức tranh bàn thờ này để treo ở phòng thờ, đặc biệt khi bạn tuổi Tỵ.

Ngoài ra, cây tùng là loài thực vật biểu tượng của sức sống bền bỉ, ngụ ý trường thọ. Còn hạc được coi là biểu tượng của sự may mắn.

Bởi vậy, treo tranh bàn thờ “Tùng Hạc Diên Niên” sẽ giúp bạn và gia đình gặp đại cát, đại lợi và có được sức khỏe dẻo dai.

Hoa sen tượng trưng cho sự thuần khiết và được biết đến là loài hoa của Phật với rất nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Theo Phật giáo thì loài hoa này là biểu tượng của nhân quả luân hồi, của sự nối tiếp liên tục và thịnh vượng.

Nhân dân ta thường treo tranh hình hoa sen trong phòng thờ với mong muốn xua đuổi điều xấu xa, đón điềm lành và tìm kiếm sự bình yên, an lạc cho gia đình.

Bộ tranh thờ “Phúc – Lộc – Thọ” được viết bằng thư pháp là một trong những lựa chọn hàng đầu dùng trang trí ở phòng thờ.

Những nét chữ thư pháp mềm mại, thanh tao rất phù hợp với không khí trang nghiêm, tôn kính của phòng thờ và góp phần đem đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào, phúc lộc, an khang, sung túc.

Nhất chi mai nổi tiếng là loài cây quý hiếm với sức sống vô cùng mãnh liệt và phi thường.

Treo tranh bàn thờ Nhất Chi Mai bảy cánh ở trong phòng thờ sẽ giúp gia chủ gặp được đại quý đại cát, phúc lộc tràn trề.

Đây là bộ tranh bàn thờ rất được ưa chuộng bởi ý nghĩa của từng câu từng chữ đều hướng tới sự bình an, lễ nghĩa và hạnh phúc.

Tranh treo ở phòng thờ thêu chữ “An” giúp cầu mong cho gia đạo bình yên, an lành, hạnh phúc và không có sóng gió, trắc trở.

Ngoài ra, những bức tranh thêu “Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín” còn chính là lời răn dạy của tổ tiên, giáo dục con cháu thế hệ sau về đạo đức cũng như các phẩm chất cơ bản để làm người.

Ở đây, cụm từ “cửu Huyền” có nghĩa là “chín đời”, lấy thế hệ mình làm mốc thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời.

Khi phiên âm bằng chữ Hán chín thế hệ trên thì sẽ viết được thành như sau: cao, tằng, tổ, khảo, kỷ, tử, tôn, tằng, huyền.

Còn “Thất tổ” nghĩa là bảy ông tổ: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ. Tính từ ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa thì gọi là thất tổ.

Vì lý do này mà người Việt Nam treo tranh “Cửu huyền thất tổ” để chỉ việc thờ phụng và nhớ ơn ông bà tổ tiên đã khuất.

Bức tranh treo ở phòng thờ này có ý nghĩa hướng con cháu tại gia đình đến những giá trị “chân – thiện – mỹ” đích thực trong cuộc sống.

Ngoài ra, chúng còn hướng con người đến cách sống không ham vinh hoa phú quý, không sống với các giá trị ảo mà luôn phấn đấu để đạt tới những giá trị thiết thực, tốt đẹp.

Đây là bức tranh thờ chung của tất cả các vị thánh tứ phủ chung trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam ta.

Các vị thần trong tranh tổng cộng gồm 30 vị được nhân dân ta thờ phụng sắp xếp theo 7 tầng.

Trong tín ngưỡng thờ mẫu, thờ thần việc bài trí bức tranh thờ Tứ Phủ Công Đồng là một phần không thể thiếu, có vai trò quan trọng về mặt tâm linh.

Các loại tranh tuyệt đối không treo tại phòng thờ

Xét về mặt phong thủy thì các loại tranh sau đây không nên được dùng làm tranh treo ở phòng thờ:

Không sử dụng loại tranh treo ở bàn thờ có hình dã thú hung dữ vì sẽ tạo nên cảm giác bất an, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Không treo các loại tranh có phong cảnh thể hiện sự tàn úa như: cảnh hoàng hôn, đêm tàn,… vì dễ gây cho cả gia đình cảm giác lo âu, ủ rũ và buồn bã.

Không được treo tranh uyên ương, hình đôi chim câu ở phòng thờ vì không phù hợp với không gian trang nghiêm của phòng thờ.

Ý Nghĩa Cúng Dường Tam Bảo.

Người Phật tử nhớ ơn Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng; nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi ; sau khi Phật đã nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý của Ngài còn để lại, đời nọ truyền qua đời kia, người Phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau; còn Tăng là những người đã hy sinh cao cả, là giềng mối giữ cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người Phật tử tôn kính Tam bảo, cúng dường Tam bảo để đền đáp ân đức mà Tam bảo đã ban cho, cúng dường cũng như bố thí để tâm người Phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, xả ly của cải.

Đức Phật là bậc Lưỡng Túc Tôn tức là Ngài có đủ Phước báo và Trí huệ, Ngài chỉ ngồi một chỗ vẫn được ăn ngon, mặc ấm. Vậy mà Ngài cũng tay ôm bình bát hàng ngày đi khất thực, để tập cho những người chưa có lòng từ bi họ có dịp thực hành hạnh từ bi, để cho những người cúng dâng thức ăn cho Phật sẽ được phước báo đời sau. Hồi Phật còn tại thế, có một chú bé kia, chơi trò chơi con nít, lấy nhánh cây làm nhà, lấy cát làm cơm. Một hôm cậu bé đang chơi thấy Phật đi khất thực, cậu ta bưng một chén cát mà nghĩ đó là cơm, lòng thành dâng lên cho Phật. Nhờ chén cơm cát đời đó, một trong những kiếp sau nầy cậu ta hưởng phước báo được làm vua; đó chính là vua A Dục,một ông vua đứng hàng bậc nhất hộ trì Phật Pháp, hơn hẳn Lương Võ Đế, vua A Dục đã dựng trụ biểu ghi nơi Phật đản sinh, tổ chức Kết tập kinh điển, đem Phật pháp truyền sang Tích Lan, đem sang bên ấy cây Bồ Đề nơi đức Phật thành đạo, ngọc Xá Lợi Phật, nhờ đó Phật giáo Nam tông đã truyền sang Đông Nam Á.

1/ Cúng dường Phật bảo: Xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chuông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến, đóng góp tiền bạc để làm những việc trên hoặc cúng vào quỹ Tam Bảo, thùng Phước sương, đó là người Phật Tử bày tỏ sự biết ân cũng để hoằng dương đạo Phật, làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng và trang nghiêm, nhờ đó tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.

Người Phật tử có thể thỉnh từ ba vị Tăng, Ni trở lên càng nhiều càng quí, thỉnh về tư gia để tụng kinh hay thuyết pháp rồi đãi tiệc chay gọi là Trai Tăng, hay đến cúng Trai Tăng ở chùa cũng gọi là Quá đường, nhất là vào ngày Rằm tháng Bảy để cầu cho cha mẹ, ông bà còn sanh tiền được tăng tuổi thọ, đã mất được sinh về cõi Cực lạc. Nghi lễ như sau:

Sau khi thỉnh Chư Tăng, Ni ngồi vào chỗ thọ trai, người chủ trì chuẩn bị một khai lễ, có nhang, đèn, hoa, quả đặt nơi đầu bàn, tất cả những người cúng Trai Tăng tập họp lại, mọi người lạy ba lạy rồi quỳ xuống, chủ trì tác bạch đại để như sau:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát (Nếu vào ngày Rằm tháng Bảy), tác đại chứng minh.

Kính bạch Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni.

Hôm nay chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ (lạy ba lạy) xin tác bạch: Chúng con vâng lời Phật dạy, hôm nay là ngày Tự Tứ của chư Tăng, ngày công thành quả mãn, chúng con có sắm sanh lễ vật kính dâng lên Tam bảo, xin chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni nhận cho, xin đem công đức nầy để hồi hướng cho cha mẹ (hoặc cho cha mẹ chúng con tật bệnh tiêu trừ, tăng thêm tuổi thọ) và ông bà bảy đời của chúng con được siêu sanh Tịnh độ.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát Ma ha tát!

Trên Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni đã hứa khả, nạp dụng cho rồi, chúng con đầu thành đảnh lễ. (lạy 3 l ạy)

Rồi chư Tăng hành lễ Quá đường, trong khi chư Tăng thọ trai, vị chủ trì nhờ người phụ bưng khai lễ đến từng vị, chấp tay xá chư Tăng, Ni rồi dâng bao thơ tiền hay vật dụng. Sau khi chư Tăng thọ thực xong, vị chủ trì phải trở về vị trí cũ, quỳ xuống tác bạch tiếp:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Buổi lễ đã hoàn mãn, ân triêm công đức nầy chúng con chí thành đảnh lễ, nguyện sẽ ngày ngày tinh tấn trên bước đường tu học.

Nam mô thường hoan hỷ Bồ tát Ma ha tát!

IV/ Thanh tịnh cúng dường:

Người Phật tử khi cúng dường Tam bảo chẳng những tâm mình phải thanh tịnh mà những lễ vật cũng phải thanh tịnh.

Người Phật tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.