Ý Nghĩa Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Ngày Rằm Tháng Giêng

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). #Dongtayy #Đông_tây_y

Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù… Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, Rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.

Lễ hội hoa đăng Rằm tháng Giêng

Lại nữa, nhiều người không hiểu đạo Phật lại lấy ngày này như là câu chuyện dân gian của người Trung Hoa về nàng Nguyên Tiêu là cung tần của vua bên Trung hoa vì ngày Tết nhớ nhà muốn đoàn tụ cùng cha mẹ ngày Tết mà làm ra cả một huyền thoại sau này thành phong tục người Hoa kéo đến ngày hôm nay. Chuyện này tôi sẽ kể vào cuối bài này vì nó không có ý nghĩa đúng của Phật giáo về ngày này.

Thực ra ngày lễ Nguyên tiêu Rằm tháng Giêng có mấy ý nghĩa rất quan trọng sau đây:

1. Đại lễ Rằm tháng Giêng theo truyền thống Phật giáo mang hai ý nghĩa: một là kỷ niệm ngày đức Phật thuyết Kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. Hai là ngày kỷ niệm đánh dấu ngày đức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa (tháng Tư)

Cây Cà gai leo, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hoàng cầm, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hoàng cầm râu, Bán chi liên, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Mạch môn đông, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Nấm Linh chi, Nấm lim – Ganoderma lucidum, tác dụng chữa bệnh của Nấm

Cây Me rừng, Chùm ruột núi, Phyllanthus emblica L, và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ, Polygonum multiflorum Thumb và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hàm ếch, Trầu nước, Saururus chinensis và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Cỏ tranh, Bạch mao, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Cỏ xạ hương, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). #Dongtayy #Đông_tây_y

Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù… Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, Rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.

Lễ hội hoa đăng Rằm tháng Giêng

Lại nữa, nhiều người không hiểu đạo Phật lại lấy ngày này như là câu chuyện dân gian của người Trung Hoa về nàng Nguyên Tiêu là cung tần của vua bên Trung hoa vì ngày Tết nhớ nhà muốn đoàn tụ cùng cha mẹ ngày Tết mà làm ra cả một huyền thoại sau này thành phong tục người Hoa kéo đến ngày hôm nay. Chuyện này tôi sẽ kể vào cuối bài này vì nó không có ý nghĩa đúng của Phật giáo về ngày này.

Thực ra ngày lễ Nguyên tiêu Rằm tháng Giêng có mấy ý nghĩa rất quan trọng sau đây:

1. Đại lễ Rằm tháng Giêng theo truyền thống Phật giáo mang hai ý nghĩa: một là kỷ niệm ngày đức Phật thuyết Kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. Hai là ngày kỷ niệm đánh dấu ngày đức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa (tháng Tư)

Ý Nghĩa Ngày Rằm Tháng Giêng, Tháng Bảy, Tháng Mười Trong Phật Giáo

Một năm, dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười. (Thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên.)

Từ ý nghĩa ban đầu của ý nghĩa lễ hội “rằm tháng Mười”, nhân Tết Hạ nguyên, cha mẹ chính là người thầy dạy con cái phải biết làm việc thiện lành, từ bỏ điều quấy ác, vì những ngày này Thiên đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian xem xét việc tốt lành về tâu với Ngọc Hoàng để được ban thưởng và tránh tai họa về sau.

Do đó, rằm tháng Mười hàng năm được tổ chức trọng thể, không chỉ ở trong mái ấm gia đình mà nó đã lan tỏa vào trong khuôn viên nhà chùa.

“Mỗi người mỗi nước, mỗi non

Khi vào cửa Phật, chung con một nhà”.

Đạo Phật là đạo hiếu, hạnh hiếu là hạnh Phật. Không phải ngẫu nhiên, một thuở nọ, Đức Phật cùng các Tỷ kheo trên đường đi hoằng pháp, Ngài dừng lại để đảnh lễ đống xương khô bên đường và dạy rằng:

“Vô thỉ luân hồi, chúng sinh từng là cha, là mẹ, là anh, là chị, là em trong dòng sống tương tục”.

Dưới sự chứng minh của chư Phật mười phương, chín phương trời, chư Thánh thần, Hoàng thiên Hậu thổ, Bản cảnh Thành hoàng, Bản xứ thổ địa, Bản gia táo quân, Tôn thần, tổ tiên ông bà thì mỗi cá nhân đã thực sự hiểu rõ và sống theo đạo lý Duyên khởi, cội nguồn đạo hiếu, tri ân và biết ân thì họ đang an trú trong thế giới an lạc, hạnh phúc.

“Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp

Ai thấy Pháp thì sẽ chứng ngộ Niết bàn”.

Xuất phát từ lòng biết ơn và tri ân chư Phật, Thánh hiền, ông bà tổ tiên và mọi chúng sinh hiện hữu khắp pháp giới, thông qua lễ hội rằm tháng Mười, mỗi người tự nguyện hứa với lòng mình, tự nguyện thực thi hạnh nguyện sống theo nếp sống hướng thiện cao quý, mong sao được thành tựu trước sự chứng minh của chư Phật, Thánh thần, tổ tiên trong không khí trang nghiêm của mái chùa quê hương thân thương:

“Nay nhân mùa gặt hái

Gánh nếp tẻ đầu mùa

Nghĩ đến ơn xưa

Cày bừa vun xới

Sửa nồi cơm mới

Kính cẩn dâng lên”.

Phật giáo có chung một ngày rằm với dân gian, đó là ngày rằm tháng bảy hằng năm. Tất cả những ngày mồng một và ngày rằm trong năm, Phật giáo đều gọi là ngày Sóc và ngày Vọng (dùng theo danh từ Phật học). Chư Tăng dùng hai ngày này để bố tát và tụng giới, tùy theo khả năng và cấp bậc đã phát nguyện vâng giữ. Phật tử cũng tùy theo giới luật đã cầu thọ của mình, nương theo chư Tăng để được học giới, tụng giới và tiến tu. Vì, Phật pháp không xa rời thế gian pháp (Phật pháp bất ly thế gian pháp), Phật pháp lấy “dĩ huyễn độ chơn”, nên không lạ gì trong chốn già lam thường tổ chức những ngày lễ như rằm tháng giêng hay rằm tháng mười.

Tâm nguyện của chư vị Bồ tát thường chủ trương rằng:

– Chính ta không vào địa ngục thì ai là người vào địa ngục để thuyết giáo cho chúng sanh đang trầm luân, đọa lạc?

Với tâm niệm và hạnh nguyện cứu khổ ban vui đại bi tâm của Đại thừa Phật giáo khai phương tiện như thế, cho nên, chốn già lam tùy duyên hóa độ bằng cách tùy theo niềm tin của lớp đại đa số quần chúng sơ cơ học đạo giải thoát mà tổ chức các buổi lễ lạc, không ngoài mục đích chính là hướng dẫn chúng sanh quay về bờ giác …

Rằm tháng giêng, là ngày rằm đầu tiên trong năm, dân chúng dùng để cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình cả năm đều được như ý về mọi mặt. . Họ sắm lễ vật để cầu an, dương sao, giải hạn. Vùng nào có chùa thì cùng nhau vào chùa để nhờ quý sư sãi lập đàn cầu nguyện.

Ngày rằm tháng bảy, các gia đình đều có sắm lễ vật y như trong kinh Báo hiếu Phụ mẫu trọng ân, kinh Vu lan… để cúng dường Tam bảo, chư Tăng, ông bà tổ tiên và cha mẹ hiện đang tại thế hay quá vãng. Không những thế, họ theo chư Tăng để lập đàn tràng cúng cho Thập loại chúng sanh, khi sống thì không được no đủ, khi chết thì gặp phải cảnh bất trắc….. Họ cần phải được cầu nguyện, cần phải được cúng cấp theo niềm tin của quần chúng để các âm linh khỏi bị đói khát, lạnh lẽo khổ sở.

Rằm tháng Mười là Lễ tạ ơn – là một trong bốn ơn của Phật giáo mà đức Phật đã dạy khi ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn trời đất xong, cả gia đình sum họp quanh bếp lửa hồng của mùa đông giá rét với một bữa no đủ, ấm cúng. Dân chúng ai ai cũng có thu hoạch được một số thực phẩm trong vụ tháng tám vừa rồi, mọi nhà đều cúng lễ tạ ơn .

Như vậy, ngày rằm trọng đại hơn hết là ngày Rằm tháng Bảy. Bởi vì đạo Phật là đạo Hiếu. Nói đến hạnh Phật là nói đến hạnh Hiếu. Là người Phật tử chơn chánh, ơn nhỏ đã không quên thì ơn lớn sẽ không bao giờ quên. Vì ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên là một trong bốn ơn lớn mà đức Thế tôn Thích Ca Mâu Ni Từ phụ đã răn dạy cho hàng đệ tử của ngài, dù là xuất gia hay tại gia.

Đó là tứ ân: tức ơn Tam bảo , ơn cha mẹ, ơn thầy tổ và đàn na tín chủ và ơn quốc gia xã hội, sơn hà xã tắc, thiên địa phú tãi.

Người học Phật phải biết rõ và mãi ghi nhớ bốn ơn nầy.

Ngày rằm tháng 7 mang một ý nghĩa trọng đại và vô cùng thâm thúy.

Ngày của ơn trả nghĩa đền. Ngày của con thảo cháu hiền phải nghĩ đến ân đức sanh thành dưỡng dục.

Ngày cầu nguyện để cứu độ cho thân nhân đã khuất bóng nếu bị nghiệp duyên ràng buộc thì sớm được nhẹ nghiệp và hết nghiệp để được vãng sanh về cảnh giới an lạc, sớm được giải thoát.

Ngày cúng nguyện cho hàng thập loại chúng sanh không may tạo nghiệp đang bị đọa lạc trong chín tầng địa ngục được no đủ và sớm thoát nghiệp.

Ngày của chiến sĩ trận vong.

Đối với Tam bảo: Đó là ngày Phật hoan hỷ, ngày chúng Tăng hoan hỷ, ngày phước đức của người con Phật… .

Mùa đại lễ Vu lan – Báo hiếu đề cao công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ trong suốt cuộc đời và nhắc nhở đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu.

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy, cha che chở đời con

Ai còn mẹ – xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con

Một người phụ nữ đã mất mẹ đến dự lễ chùa ngỡ ngàng hạnh phúc khi được cài hoa hồng trên ngực áo, và thốt lên khi được nghe các sư thầy lý giải: “Đúng rồi, tôi vẫn còn có cha. Còn may mắn hơn bao người bất hạnh mồ côi cha lẫn mẹ”.

Ngoài ra, Đại lễ Rằm Tháng Giêng theo truyền thống Phật Giáo mang hai ý nghĩa: (1) kỷ niệm ngày đức Phật thuyết kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. (2) kỷ niệm đánh dấu ngày Đức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa (tháng tư)

Thánh Hội Tăng Già là một sự cố hy hữu xảy ra duy nhất một lần trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thuở ấy, Đức Điều Ngự đang trú ở chùa Trúc Lâm tại thành Ràjagaha. Đó ngày trăng Rằm tháng Magha (tháng Giêng). Mặc dù không một lời mời nào, 1250 vị thánh Tăng tự vân tập về. Tất cả đều là bậc thánh tứ quả vô lậu giải thoát và đều xuất gia bằng lời gọi của Đức Phật: “ehi bhikkhu – thiện lai tỳ kheo”. Những bậc phước huệ vẹn toàn đó đã ngồi vây quanh dưới chân của Đấng Đại Giác trong sự im lặng tuyệt đối. Những lời giản dị nhưng thâm sâu của Phật được đón nhận bởi những tâm hồn cao khiết. Dưới ánh trăng vằng vặc sáng trong vườn trúc, tiếng nói giác ngộ được nói lên bởi con người giác ngộ cho một hội chúng giác ngộ. Quả là một cuộc gặp gỡ vô tiền khóang hậu.

Rằm Tháng Giêng cũng kỷ niệm ngày Đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa. Sau 45 năm hoằng đạo, đức Phật kết thúc năm sau cùng bằng cuộc hành trình dài. Năm ấy Ngài đã 80 tuổi. Con đường từ Ràjagaha về Kusinara ghi lại nhiều sự cố quan trọng. Tại Vesalì, Đức Điều Ngự “với cái nhìn của con voi chúa” đưa mắt quanh núi đồi thanh tú của xứ Vajji lần sau cùng. Buổi trưa hôm đó tôn giả Ananda vị thị giả của đức Như Lai cảm nhận sự rung chuyển mạnh của một cơn động đất trong khi đang thiền tịnh. Tôn giả đến gặp bậc Đạo Sư và từ kim khẩu của Phật tôn giả được biết rằng Đức Phật đã quyết định sẽ viên tịch sau 3 tháng tới. Không cầm được nước mắt, người đệ tử trung kiên này đã khẩn cầu đức Phật trụ thế lâu hơn. Đức Phật ôn tồn: Hỡi Ananda, các con còn chờ đợi gì nữa ở Như Lai. Giáo pháp đã được truyền dạy đầy đủ không có gì giấu kín. Bốn chúng đệ tử đã được hướng dẫn đầy đủ trong việc tu học. Pháp và Luật đã được giảng giải tường tận. Rất dễ dàng cho hậu thế chia sẻ tâm trạng của tôn giả Ananda nhưng cũng không thể quên rằng sự hoàn tất ngôi nhà giáo pháp của Đức Phật là một sự kiện thiêng liêng để kỷ niệm.

Rằm Tháng Giêng cũng được gọi là Ngày Pháp Bảo – Dhamma Day. Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Rằm Tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát Giáo được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên đại lễ này được gọi là Ngày Pháp Bảo.

Ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người Việt Nam. Việc cúng lễ trong ngày này phần lớn được tổ chức tại chùa, vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu mong quanh năm an lành cho bản thân và gia đình. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên. Lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khỏe mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù…

(Theo chuadida)

Ý Nghĩa Tết Nguyên Tiêu Và Bài Cúng Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là một trong những ngày rằm quan trọng nhất của năm nhưng cúng rằm tháng Giêng vào giờ nào là chuẩn nhất thì không phải ai cũng biết.

Rằm tháng Giêng – ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu nguyện sự an lành cho bản thân và gia đình.

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười). Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Trong ngày lễ này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, vùng miền có thể khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc. Theo phong tục, đêm ngày 15/1 âm lịch (đêm Rằm tháng Giêng), bất cứ trong thành thị hay ở nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn kết hoa (hiện nay đã hạn chế nhiều) và thực hiện các nghi lễ cúng rằm.

Giờ thích hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng tại nhà đó là giờ Ngọ – thời khắc này là đúng thời khắc thần Phật giáng thế. Làm lễ cúng Rằm tháng Giêng cũng là cách để chào đón thần Phật một cách long trọng nhất.Tuy nhiên theo quan niệm từ nhiều đời nay, trong một năm chọn lấy một ngày, trong một ngày chọn lấy một giờ. Vì thế, trong ngày 15/1 âm lịch cũng chỉ có một giờ chuẩn nhất, phù hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng ngắn gọn cho mọi nhà

GS Lương Ngọc Huỳnh gợi ý các bài khấn ngắn gọn đối với từng mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng.

Bài khấn gia tiên: Con lạy tổ tiên nội ngoại hai bên. Con tên là … Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, ngày rằm đầu năm, con cháu chúng con có tấm lòng thành kính, có mâm cơm, chút lễ vật, nhang đèn để kính mời tổ tiên nội ngoại về chứng giám và phù hộ độ trì cho con cháu năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang thịnh vượng, mọi điều tốt đẹp, mọi sự hanh thông. Cầu xin thượng uyển phù hộ cho chúng con (Lạy 3 lạy).

Sau đó, đi ra hướng Đông khấn: Con lạy các vị hoàng đế Việt Nam, con lạy các vị đại thần Việt Nam, các vị trạng Việt Nam, hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu, ngày hoàng đế mời các vị trạng vào triều để vịnh thơ và bàn luận việc nước.

Chúng con là những người dân được hưởng ân phúc của các vị hoàng đế, được hưởng thái bình, chúng con tưởng nhớ đến công lao to lớn của các vị hoàng đế, các vị đại thần, vua quan. Hôm nay, gia đình chúng con kính mời các vị vua, các vị quan thần các triều đại từ thời vua Hùng đến nay về thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của con dân chúng con. Con xin cám ơn. Lạy.

Tiếp đến, đi xuống hướng Nam khấn: Con lạy các vị thần tiên trên trời dưới đất, hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, gia đình con với tấm lòng thành kính gọi là có chút lễ vật nhang đăng thỉnh cầu, kính mời chư vị chứng giám cho tấm lòng của chúng con.

Cầu năm sang năm mới, các vị thần tiên và long thần, sơn thần thổ địa giúp đỡ phù hộ độ trì cho chúng con sang năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc an khang thịnh vượng, mọi sự cát tường. Con xin đa tạ các ngài. Lạy.

Quay sang hướng Tây khấn: Con Nam mô A Di Đà Phật, con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư vị mười phương. Con lạy Thiên đế vạn năng. Con lạy Phật tổ vạn pháp. Con lạy chư vị Tam thiên, chư vị Phật pháp.

Con Nam mô Hội thượng Phật Bồ Tát, con nam mô bạch y thần chú, cảm quan thiên bồ tát ma ha tát hồng niên. Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, gia đình chúng con có tấm lòng thành, lễ vật cơm chay, cầu xin Phật Tổ, cầu xin chư vị bồ tát, hội thượng phật bồ tát, quan thế âm bồ tát hạ giá phù hộ độ trì cho gia đình chúng con. Chúng con xin đa tạ chư Phật. Lạy

Quay về hướng Bắc khấn: Con lạy thượng đế, con lạy ngũ đế, con lạy các vị thánh tổ, con lạy các vị thiên binh thiên mã. Hôm nay là ngày 15 tháng Giêng là ngày rằm đầu năm, chúng con là người trần mắt thịt được hưởng thiên đức của thượng đế, của các vị thần tiên trên trời đã cho chúng con được sống, thành người được làm ăn phát triển trên trần gian này.

Tất cả những điều chúng con có là nhờ sáng lập của thượng đế. Hôm nay nhân ngày rằm đầu năm, chúng con làm mâm cơm đạm bạc kính mời thượng đế, kính mời các vị thần tiên trên trời, các vị thiên binh thiên tướng chứng giám cho chúng con. Chúng con xin khấu lạy và đa tạ các ngài. Lạy

Văn Cúng Rằm Tháng 10 Ngày Nào ? Ý Nghĩa Rằm Tháng 10

Rate this post

Cúng Rằm tháng Giêng 2021 ngày nào? Lễ cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho chuẩn? Rằm tháng Giêng cần làm gì để cầu may, ước lành được như ý?

Cúng Rằm tháng Giêng 2021 ngày nào?

Lễ cúng Rằm tháng Giêng 2021đối với đa số người dân Việt Nam rất quan trọng. Người Việt có quan niệm “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” để nói lên vị trí quan trọng của ngày lễ này trong đời sống. Thậm chí ngày xưa các cụ quan niệm như ăn Tết lần 2.

Đang xem: Cúng rằm tháng 10 ngày nào

Dân gian cho rằng đầu xuôi thì đuôi mới lọt nên việc tổ chức ngày Rằm đầu tiên trong năm mới rất được quan tâm. Nhiều người tin rằng đi lễ chùa, sửa soạn mâm cúng thịnh soạn trong ngày Rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ được may mắn, phước lành.

Thông thường, lễ cúng Rằm tháng Giêng được các gia đình tiến hành vào chính Rằm, tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Theo phong tục xưa truyền lại, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm (15 âm lịch) là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm Tân Sửu 2021. Vào chính thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm bình an, may mắn.

Nghi lễ cúng nên diễn ra vào buổi sáng sớm hoặc lúc chính Ngọ.

Nên cúng Rằm tháng Giêng 2021 vào ngày 14 hay 15 âm lịch?

Theo các chuyên gia tâm linh, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 âm lịch đều được. Bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện thuận lợi để tiến hành cúng Rằm vào đúng ngày 15 âm lịch.

Có gia đình bận rộn, không sắp xếp được công việc để cúng vào giờ chính Ngọ ngày 15/1 âm lịch thì có thể cúng trước đó 1 ngày, tức 14 tháng Giêng.

Thời gian cúng có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch.

Tuy nhiên, ngoài 2 ngày này (14 và 15 âm lịch), gia chủ không nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày khác vì sẽ mất linh.

Có thể nói, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau. Việc cúng Rằm tháng Giêng vào ngày giờ nào được nhiều người quan niệm khá cởi mở. Việc thờ cúng không ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà và thần linh.

Cúng Rằm tháng Giêng 2021 giờ nào tốt?

Khung giờ tốt nhất: Giờ Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là chính Ngọ.

Lệ xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được.

+ Ngày chính Rằm 15/1, giờ đẹp tiến hành cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm:

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Ngọ (11h-13h)

Giờ Mùi (13h-15h)

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h)

Giờ Dậu (17h-19h)

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà cúng là vật cúng tế linh thiêng nhất còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.

Ngoài thịt gà, xôi gấc, bánh chưng và các món ăn khác như giò, chả, rau xào…, mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng còn có hương, hoa tưởi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.

Mâm cúng rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021 cần chuẩn bị đầy đủ

Ngoài ra, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật bao gồm hoa quả, chè xôi, bánh trôi nước, các món ăn chay.

Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.

Cụ thể, một mâm lễ mặn cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm:

– Năm lạng thịt vai luộc

– Một bát canh măng

– Một đĩa xào thập cẩm

– Một đĩa nem

– Một đĩa rau xào

– Một đĩa giò

– Một đĩa xôi gấc

– Một đĩa hoa quả

Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu

Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Mâm cỗ chay cúng Phật gồm:

– Hoa quả.

– Chè xôi.

– Các món đậu.

– Canh xào không thêm nhiều hương liệu.

– Bánh trôi nước.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Lưu ý khi cúng Rằm tháng GiêngKhông nên đốt quá nhiều vàng mã

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho rằng, từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa,Rằm tháng Giêngđã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, gắn liền với đạo Phật.

Trọng tâm của lễ Rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này.

Tuy nhiên, đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.

Vậy nên, người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.

Dọn dẹp ban thờ

Vào ngàyRằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễcúng Rằm tháng Giêng.

Mua sắm đồ cúng lễ

Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ, không dùng hoa quả giả. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh: T.L

Ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình người Việt thường sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên.Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, rượu và mâm cỗ mặn gồm nhiều món như thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa xào, bát canh.

Nhiều gia đình có bàn thờ Phật còn sắm lễ cúng Phật. Đó là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi.

Theo quan niệm dân gian, các đồ dùng để đựng các lễ cúng như bát, đĩa, đũa, thìa,… cần phải sử dụng những đồ mới, hoặc đồ riêng biệt. Không nên dùng chung đồ cúng với các việc khác trong gia đình. Bởi đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Lưu ý khi thắp hương

GS-TS Nguyễn Chí Bền – nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam – lưu ý người dân khi thực hiện việc thắp hương tại bàn thờ gia tiên, cũng như đi lễ chùa.

Theo đó, khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm,… Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2021 chuẩn, đúng nhất

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……

Ngụ tại: ……..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, vái 3 vái.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2021 ở chùaDốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy)

(Cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)

Nguyện mây hương lành này,

Biến khắp mười phương giới,

Trong có vô biên Phật,

Vô lượng hương trang nghiêm,

Viên mãn đạo Bồ Tát,

Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)

Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lạy)

(Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)

Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại Chân Như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang

Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán

Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy)

(Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:

Xưa kia gây nên bao ác nghiệp

Đều vì ba độc: tham, sân, si

Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra

Hết thảy con nay xin sám hối.

Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng

Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư

Niệm niệm âm vang tận pháp giới

Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)

Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy).

Nên làm lễ cúng Rằm tháng Giêng 2021 ở nhà hay lên chùa?Rất nhiều người phân vân việc nên cúng lễ Rằm tháng Giêng ở nhà hay lên chùa. Người thì cho rằng cúng ở nhà là được rồi, người khác lại cho rằng phải lên chùa mới đúng, nhưng cũng có người cho rằng phải cúng cả ở nhà và trên chùa. Vậy, cúng Rằm tháng Giêng ở đâu mới đúng?

Vào ngày lễ Rằm tháng Giêng hàng năm, người Việt thường rất coi trọng việc cúng lễ, đa phần mọi người thường làm lễ mặn cúng gia tiên và lễ ngọt để cúng Phật. Tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình nên đồ lễ cũng mỗi nhà không giống nhau, tuy nhiên, tất cả cùng thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và tấm lòng thành kính đối với Phật thánh.

Ngày nay, có nhiều gia đình bên cạnh việc cúng Rằm tháng Giêng ở nhà còn làm một cái lễ ngọt lên chùa dâng lên Phật thánh, nhưng mục đích chung vẫn là cầu mong sức khỏe bình an cho gia đình, con cháu ngoan ngoãn, học hành tấn tới.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, người Việt còn có một phong tục nữa là dâng sao giải hạn, việc này được thực hiện ở chùa, mỗi chùa có một nghi lễ cúng khác nhau, tụng kinh cũng khác nhau. Theo phong tục này thì nếu trong nhà năm đó có người bị “sao hạn” thì mọi người sẽ lên chùa để giải hạn, cầu mong tai qua nạn khỏi và việc chuẩn bị một cái lễ lên chùa để “dâng sao” là việc không thể thiếu.

Như vậy, vào ngày Rằm tháng Giêng, mọi người có thể làm lễ cúng ở nhà, nếu nhà thờ Phật thì làm lễ dâng Phật, có thể dâng lễ lên chùa hoặc không, nếu trong gia đình có người bị “sao hạn” thì cần lên chùa cúng dâng sao giải hạn.