Ý Nghĩa Cúng Ngày Rằm Tháng 7 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Ngày Rằm Tháng 7/2018

Bài và Cách sắm lễ cúng cô hồn: Tiền chúng sinh, hoa quả 5 loại khác nhau, Khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, Bánh kẹo, tiền mặt các mệnh giá. Rằm Tháng 7 Tháng cô Hồn bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 âm lịch (11/08/22018 Dương lịch) cho đến ngày 30 tháng 7 âm lịch (09/09/2018 Dương Lịch).

Ngoài ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7 còn được biết đến là lễ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch. Câu chuyện về ngày cúng cô hồn được xuất phát từ A Nan Đà. Một lần khi đang ngồi trong thất tịch A Nan Đà đã thấy xuất hiện một con quỷ miệng lửa đã cảnh báo 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết. Cảm thấy sợ hãi trước lời cảnh báo ấy A Nan Đà nhờ quỷ bày cách để tránh kiếp nạn này. Quỷ đã nói với A Nan rằng: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà chúng tôi đây cũng được sanh về cõi trên”. Từ đó ngày xá tội vong nhân ra đời chính là ngày cúng cô hồn tháng 7. Ngoài ra còn có câu chuyện xoay quanh ngày lễ này đó là do quỷ trên trần gian quấy nhiễu nhân dân khiến làm ăn không được thuận lợi. Dân kêu lên đức Phật ngài đã cho người đày những linh hồn quỷ giữ xuống dưới địa ngục. Nhưng vì lòng từ bi, nhân ái, Phật đã cho những linh hồn được về nhân gian được ăn lộc của dân chúng bố thí vào tháng Bảy – tháng cô hồn. Ý nghĩa cúng rằm tháng 7 thể hiện tình thương, lòng nhân ái vốn có truyền thống của con người Việt.

Qua đây, chúng tôi đã giúp quý bạn có thể hiểu được ý nghĩa của ngày rằm tháng 7 năm 2018. Giúp quý bạn có thể phân biệt và hiểu rõ được 2 ngày lễ quan trọng trong tháng 7 này.

Tháng cô hồn có nên cắt tóc hay không – Đặc biệt các bạn nữ cần phải lưu ý

Các ngày lễ quan trọng Tháng cô Hồn cần phải biết

Quan niệm của người Việt là “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Người Việt nói chung và đặc biệt là người Bắc rất quan trọng việc cúng bái. Cúng cô hồn tháng 7 với mong muốn sẽ không bị quỷ quấy rối, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, cùng với đó thể hiện được lòng thương, sự từ bi của con người. Bởi những linh hồn kia là những người chết oan uổng, chết đường chết chợ không có mồ mả, không có nơi để quay về. Ngoài việc cúng chúng sinh, cúng rằm tháng 7 còn có một lễ cúng lên gia tiên. Hải cúng gia tiên trước rồi mới cúng cô hồn.

Nhưng bạn có biết cúng cô hồn hay cúng rằm tháng 7 ngày nào không. của Việt Nam chính xác là được du nhập từ Trung Quốc. Người Trung Quốc sẽ thực hiện lễ cúng cô hồn tháng 7 vào đúng ngày rằm tháng 7. Ở Việt Nam thì phong tục có khác.

Khi chọn được ngày cúng bạn cần phân biệt cúng gia tiên và cúng chúng sinh đây là hai lễ hoàn toàn khác nhau. Ngày nay có nhiều người đã gộp cúng gia tiên và cúng chúng sinh làm 1 nhưng đây là điều không nên. Bởi lẽ cúng gia tiên cần làm lễ ở trong nhà trước ban thờ tổ tiên thể hiện sự biết ơn đến cha ông. Đặc biệt nên cúng vào ban ngày

Việc cúng cô hồn tháng 7 thì cần được thực hiện ở ngoài trời, có thể thực hiện ở chùa chiền. Bởi đất có thổ công sông có hà bá nếu cũng trong nhà những linh hồn vất vưởng sẽ không thể nhận được đồ cúng tế. Cúng chúng sinh nên cúng vào buổi tối. Với quan niệm những linh hồn bị giam giữ lâu ngày khi lên trần gian gặp ánh nắng mặt trời sinh lực, hồn vía đều yếu.

Cách sắm lễ cúng Cô Hồn , cúng Thần Linh và Gia Tiên tháng 7/2018 Âm Lịch

Cúng cô hồn quý bạn nên nhớ chỉ nên cúng đồ ăn chay, không cúng đồ mặn. Bởi lẽ đây là cúng cho các hồn ma đói, ngạ quỷ nếu cúng đồ ăn mặn sẽ tạo lên lòng tham cho mỗi linh hồn. Vậy:

Vàng mã cúng rằm tháng 7/2018 gồm những gì

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên

– Quần áo chúng sinh 20 – 50 bộ

– Tiền thật với các mệnh giá nhỏ (tiền lẻ)

Chuẩn bị Lễ cúng rằm tháng 7/2018 gồm:

– Khoai lang, sắn, ngô luộc

– Hoa và quả ngũ sắc

-12 cục đường thẻ

– Mía để nguyên vỏ cắt khúc khoảng 15cm

– Việc sắm lễ cúng Thần Linh rằm tháng 7 hay còn gọi là cúng Phật nhiều người thắc không biết nên cúng đồ chay hay cúng mặn. Với cúng Thần Linh quý bạn đặc biệt chú ý nên sử dụng đồ cúng chay. Nên chế biến các món ăn chay có thể là giả các món mặn để tạo được sự bắt mắt trong mâm lễ. Chú ý cúng Thần Linh không sử dụng cháo loãng, cháo loãng chỉ dành cho cúng cô hồn

– Mâm lễ cũng không thể thiếu được tiền vàng, hương, hoa, trầu cau và tiền vàng

– Mâm cúng thần linh cúng được thực hiện ở ngoài trời trước sân nhà.

Dân gian có câu “trần sao thì âm vậy”. Việc sắm lễ cho cúng gia tiên chuẩn bị các lễ cúng mặn. -Một con gà luộc hoặc có thể thay bằng chân giò nhưng chú ý chân giờ cũng phải là chân trước của lợn, tuyệt đối không lấy chân sau.

-Thứ 2 là xôi có thể là xôi trắng, xôi đậu xanh hoặc xôi gấc

-Hương, hoa, nến, tiền vàng

Đây là những lễ vật nhất thiết cần có trong lễ cúng gia tiên. Ngoài ra có thể sắp thêm những món ăn khác cho mâm cung được đầy đủ và tươm tất hơn. Đặc biệt chú ý khi chế biến không nên sử dụng tỏi, bởi tỏi được coi là kỵ với ma. Sắp lễ cúng Gia Tiên được bày trên mâm trước bàn thờ tổ tiên.

Bước 1: Chọn ngày cúng rằm tháng 7

Theo dân gian, mọi người có xu hướng chọn đúng ngày rằm tháng 7 để cúng 3 lễ này. Nhưng bên cạnh đó cũng có thể thực hiện lễ cúng trước ngày rằm trong khoảng từ ngày 1/7 đến ngày 15/7. Nhưng tuyệt đối nhớ thứ tự cúng lễ sẽ cúng Thần Linh trước xong đến cúng Gia Tiên và cuối cùng là cúng Cô Hồn.

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cúng Thần Linh và cúng Thần Linh trước – Đọc bài khi làm lễ cúng Thần Linh trong nhà hay ngoài trời.

Bước 3: Chuẩn bị lễ vật cúng Gia Tiên – Đọc bài khi làm lễ cúng Gia Tiên trong nhà.

Bước 4: Chuẩn bị lễ vật cúng Cô Hồn ngoài trời rằm tháng 7 và Đọc bài khi làm lễ.

Bước 5: Sau khi thực hiện cúng 3 lễ Thần Linh, Gia Tiên, và Cô Hồn tại nhà gia chủ phải đi Chùa ít nhất một lần trong rằm tháng 7 Âm Lịch để cầu siêu cho các oan hồn và cho gia đạo được bằng an, tai qua nạn khỏi, tránh bị oan hồn báo thù.

Lưu ý: Việc cúng rằm tháng 7 tại cơ quan cũng là một điều mà nhiều người quan tâm. Cúng ở cơ quan khác gì so với khi cúng ở nhà. Về bản chất cúng ở nhà hay cúng ở cơ quan không khác nhau, cách sắm lễ và các bước khi làm lễ cúng là hoàn toàn giống nhau. Chỉ cần thực hiện đầy đủ các bước trên chắc chắn sẽ giúp quý bạn có được một mâm lễ đầy đủ nhất.

Ý Nghĩa Ngày Rằm Tháng 7 Âm Lịch Và Cách Cúng Rằm Năm 2022

Từ ngày xưa, các cụ ta đã có câu “Đi lễ cả năm không bằng ngày rằm tháng Bảy” nên từ đây ta cũng có thể thấy mức độ quan trọng của rằm tháng 7 âm lịch đối với đời sống tâm linh của người Việt ta. Vậy ngày rằm tháng 7 là ngày gì, rằm tháng 7 năm 2018 vào ngày nào và cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì mới đúng thì ngay sau đây chúng tôi xin được chia sẻ chi tiết về ngày lễ rằm tháng Bảy.

1. Quan niệm ngày rằm tháng 7 âm lịch theo phong tục dân gian

Ngày lễ này là ngày rằm lớn nhất trong một năm, ngày này có hai ý nghĩa là cùng tổ chức lễ “xá tội vong nhân” và “vu lan báo hiếu“

Người miền Bắc thì hay gọi ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân còn người miền Nam thì hay gọi ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan.

Nhưng người Trung Quốc thì ngày rằm tháng 7 còn được gọi là tết Trung Nguyên (tục cúng lễ tổ tiên” và ngày này là ngày mà âm phủ sẽ soi chiếu sổ sách để đặc ân cho các âm hồn ma quỷ đơn côi vất vưởng đang chịu cực hình nơi địa ngục A Tỳ.

Theo khoa học thì ngày rằm tháng 7 là ngày Trăng tròn, ngày này mặt trăng được chiếu sáng toàn bộ khi bạn nhìn từ trái đất. Do vậy mà trong âm lịch thì đầu tháng là lúc trăng mới, còn ngày trăng tròn sẽ rơi vào các ngày 14 hoặc 15 của tháng âm. Dân gian ta gọi là ngày trăng rằm hay là ngày rằm.

Theo tâm linh thì ngày rằm tháng 7 âm lịch có ý nghĩa là ngày xá tội vong nhân và ngày lễ vu lan bồn, hai lễ này khác nhau hoàn toàn nhưng chỉ tổ chức chung một ngày 15 tháng 7 âm lịch.

” “

2. Ngày rằm tháng 7 năm 2018 vào ngày nào

Theo dương lịch thì ngày rằm 15 tháng 7 âm lịch năm 2018 sẽ vào thứ bảy ngày 25 tháng 8 năm 2018 dương lịch.

Để tốt nhất thì bạn hãy cúng rằm tháng bảy vào các khung giờ hoàng đạo sau: Dần (3:00-4:59); Mão (5:00-6:59); Tỵ (9:00-10:59); Thân (15:00-16:59); Tuất (19:00-20:59); Hợi (21:00-22:59).

Ngược lại, bạn nên tránh cúng lễ rằm tháng 7 vào các khung giờ sau: Tý (23:00-0:59); Sửu (1:00-2:59); Thìn (7:00-8:59); Ngọ (11:00-12:59); Mùi (13:00-14:59); Dậu (17:00-18:59).

a. Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

– Mâm cơm cúng Phật: không quan trọng là một mâm cỗ cao đầy mà quan trọng chính là thành tâm của bạn, bạn có thể chuẩn bị một mâm cỗ chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản là được

– Mâm cơm cúng gia tiên: Thường thì ta nên chuẩn bị cỗ mặn, kèm cả tiền vàng, quần áo và những vật dụng dành cho những người ở cõi âm, thường làm bằng giấy để dễ dàng hóa vàng, cụ thể vật dụng đó gồm giày dép, quần áo, ô, mũ, nhà cửa, điện thoại, ô tô….Số lượng chuẩn bị tùy thuộc vào tấm lòng của bạn dành cho những người đã khuất trong gia đình bạn.

Còn mâm cỗ thì bạn nên làm đủ các món sau: xôi, gà luộc. cơm quả trứng, canh, cá kho, và món ăn yêu thích của người đã khuất.

– Mâm cúng chúng sinh: nên làm món chay vì đây là ngày làm lễ xá tội vong nhân, mâm cỗ làm đồ chay cũng chỉ không muốn khơi dậy :tham, sân, si. Giúp vong hồn nhanh được siêu thoát, không phải chịu khổ nơi địa ngục A Tỳ.

Bài văn khấn cúng lễ này bạn có thể khấn ở công ty, cơ quan, cửa hàng:

Ý Nghĩa Ngày Rằm Tháng Giêng

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). #Dongtayy #Đông_tây_y

Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù… Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, Rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.

Lễ hội hoa đăng Rằm tháng Giêng

Lại nữa, nhiều người không hiểu đạo Phật lại lấy ngày này như là câu chuyện dân gian của người Trung Hoa về nàng Nguyên Tiêu là cung tần của vua bên Trung hoa vì ngày Tết nhớ nhà muốn đoàn tụ cùng cha mẹ ngày Tết mà làm ra cả một huyền thoại sau này thành phong tục người Hoa kéo đến ngày hôm nay. Chuyện này tôi sẽ kể vào cuối bài này vì nó không có ý nghĩa đúng của Phật giáo về ngày này.

Thực ra ngày lễ Nguyên tiêu Rằm tháng Giêng có mấy ý nghĩa rất quan trọng sau đây:

1. Đại lễ Rằm tháng Giêng theo truyền thống Phật giáo mang hai ý nghĩa: một là kỷ niệm ngày đức Phật thuyết Kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. Hai là ngày kỷ niệm đánh dấu ngày đức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa (tháng Tư)

Cây Cà gai leo, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hoàng cầm, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hoàng cầm râu, Bán chi liên, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Mạch môn đông, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Nấm Linh chi, Nấm lim – Ganoderma lucidum, tác dụng chữa bệnh của Nấm

Cây Me rừng, Chùm ruột núi, Phyllanthus emblica L, và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ, Polygonum multiflorum Thumb và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hàm ếch, Trầu nước, Saururus chinensis và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Cỏ tranh, Bạch mao, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Cỏ xạ hương, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). #Dongtayy #Đông_tây_y

Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù… Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, Rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.

Lễ hội hoa đăng Rằm tháng Giêng

Lại nữa, nhiều người không hiểu đạo Phật lại lấy ngày này như là câu chuyện dân gian của người Trung Hoa về nàng Nguyên Tiêu là cung tần của vua bên Trung hoa vì ngày Tết nhớ nhà muốn đoàn tụ cùng cha mẹ ngày Tết mà làm ra cả một huyền thoại sau này thành phong tục người Hoa kéo đến ngày hôm nay. Chuyện này tôi sẽ kể vào cuối bài này vì nó không có ý nghĩa đúng của Phật giáo về ngày này.

Thực ra ngày lễ Nguyên tiêu Rằm tháng Giêng có mấy ý nghĩa rất quan trọng sau đây:

1. Đại lễ Rằm tháng Giêng theo truyền thống Phật giáo mang hai ý nghĩa: một là kỷ niệm ngày đức Phật thuyết Kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh Hội Tăng Già. Hai là ngày kỷ niệm đánh dấu ngày đức Phật công bố Giáo Pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài sẽ viên tịch trong ba tháng nữa (tháng Tư)

Văn Cúng Rằm Tháng 10 Ngày Nào ? Ý Nghĩa Rằm Tháng 10

Rate this post

Cúng Rằm tháng Giêng 2021 ngày nào? Lễ cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho chuẩn? Rằm tháng Giêng cần làm gì để cầu may, ước lành được như ý?

Cúng Rằm tháng Giêng 2021 ngày nào?

Lễ cúng Rằm tháng Giêng 2021đối với đa số người dân Việt Nam rất quan trọng. Người Việt có quan niệm “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” để nói lên vị trí quan trọng của ngày lễ này trong đời sống. Thậm chí ngày xưa các cụ quan niệm như ăn Tết lần 2.

Đang xem: Cúng rằm tháng 10 ngày nào

Dân gian cho rằng đầu xuôi thì đuôi mới lọt nên việc tổ chức ngày Rằm đầu tiên trong năm mới rất được quan tâm. Nhiều người tin rằng đi lễ chùa, sửa soạn mâm cúng thịnh soạn trong ngày Rằm tháng Giêng thì cả năm sẽ được may mắn, phước lành.

Thông thường, lễ cúng Rằm tháng Giêng được các gia đình tiến hành vào chính Rằm, tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Theo phong tục xưa truyền lại, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm (15 âm lịch) là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm Tân Sửu 2021. Vào chính thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm bình an, may mắn.

Nghi lễ cúng nên diễn ra vào buổi sáng sớm hoặc lúc chính Ngọ.

Nên cúng Rằm tháng Giêng 2021 vào ngày 14 hay 15 âm lịch?

Theo các chuyên gia tâm linh, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 âm lịch đều được. Bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện thuận lợi để tiến hành cúng Rằm vào đúng ngày 15 âm lịch.

Có gia đình bận rộn, không sắp xếp được công việc để cúng vào giờ chính Ngọ ngày 15/1 âm lịch thì có thể cúng trước đó 1 ngày, tức 14 tháng Giêng.

Thời gian cúng có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch.

Tuy nhiên, ngoài 2 ngày này (14 và 15 âm lịch), gia chủ không nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày khác vì sẽ mất linh.

Có thể nói, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau. Việc cúng Rằm tháng Giêng vào ngày giờ nào được nhiều người quan niệm khá cởi mở. Việc thờ cúng không ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà và thần linh.

Cúng Rằm tháng Giêng 2021 giờ nào tốt?

Khung giờ tốt nhất: Giờ Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là chính Ngọ.

Lệ xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được.

+ Ngày chính Rằm 15/1, giờ đẹp tiến hành cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm:

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Ngọ (11h-13h)

Giờ Mùi (13h-15h)

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h)

Giờ Dậu (17h-19h)

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà cúng là vật cúng tế linh thiêng nhất còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.

Ngoài thịt gà, xôi gấc, bánh chưng và các món ăn khác như giò, chả, rau xào…, mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng còn có hương, hoa tưởi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.

Mâm cúng rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021 cần chuẩn bị đầy đủ

Ngoài ra, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật bao gồm hoa quả, chè xôi, bánh trôi nước, các món ăn chay.

Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.

Cụ thể, một mâm lễ mặn cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm:

– Năm lạng thịt vai luộc

– Một bát canh măng

– Một đĩa xào thập cẩm

– Một đĩa nem

– Một đĩa rau xào

– Một đĩa giò

– Một đĩa xôi gấc

– Một đĩa hoa quả

Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu

Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.

Mâm cỗ chay cúng Phật gồm:

– Hoa quả.

– Chè xôi.

– Các món đậu.

– Canh xào không thêm nhiều hương liệu.

– Bánh trôi nước.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Lưu ý khi cúng Rằm tháng GiêngKhông nên đốt quá nhiều vàng mã

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho rằng, từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa,Rằm tháng Giêngđã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, gắn liền với đạo Phật.

Trọng tâm của lễ Rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này.

Tuy nhiên, đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.

Vậy nên, người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.

Dọn dẹp ban thờ

Vào ngàyRằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễcúng Rằm tháng Giêng.

Mua sắm đồ cúng lễ

Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ, không dùng hoa quả giả. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh: T.L

Ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình người Việt thường sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên.Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, rượu và mâm cỗ mặn gồm nhiều món như thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa xào, bát canh.

Nhiều gia đình có bàn thờ Phật còn sắm lễ cúng Phật. Đó là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi.

Theo quan niệm dân gian, các đồ dùng để đựng các lễ cúng như bát, đĩa, đũa, thìa,… cần phải sử dụng những đồ mới, hoặc đồ riêng biệt. Không nên dùng chung đồ cúng với các việc khác trong gia đình. Bởi đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Lưu ý khi thắp hương

GS-TS Nguyễn Chí Bền – nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam – lưu ý người dân khi thực hiện việc thắp hương tại bàn thờ gia tiên, cũng như đi lễ chùa.

Theo đó, khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm,… Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2021 chuẩn, đúng nhất

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……

Ngụ tại: ……..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, vái 3 vái.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng 2021 ở chùaDốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy)

(Cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)

Nguyện mây hương lành này,

Biến khắp mười phương giới,

Trong có vô biên Phật,

Vô lượng hương trang nghiêm,

Viên mãn đạo Bồ Tát,

Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)

Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lạy)

(Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)

Phật thân rực rỡ tựa kim san

Thanh tịnh không gì thể sánh ngang

Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn

Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.

Phật đức bao la như đại dương

Bảo châu tàng chứa đủ bên trong

Trí tuệ vô biên vô lượng đức

Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại Chân Như pháp giới tàng

Không sắc không hình chẳng bụi mang

Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật

Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán

Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy)

(Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:

Xưa kia gây nên bao ác nghiệp

Đều vì ba độc: tham, sân, si

Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra

Hết thảy con nay xin sám hối.

Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng

Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư

Niệm niệm âm vang tận pháp giới

Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)

Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy).

Nên làm lễ cúng Rằm tháng Giêng 2021 ở nhà hay lên chùa?Rất nhiều người phân vân việc nên cúng lễ Rằm tháng Giêng ở nhà hay lên chùa. Người thì cho rằng cúng ở nhà là được rồi, người khác lại cho rằng phải lên chùa mới đúng, nhưng cũng có người cho rằng phải cúng cả ở nhà và trên chùa. Vậy, cúng Rằm tháng Giêng ở đâu mới đúng?

Vào ngày lễ Rằm tháng Giêng hàng năm, người Việt thường rất coi trọng việc cúng lễ, đa phần mọi người thường làm lễ mặn cúng gia tiên và lễ ngọt để cúng Phật. Tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình nên đồ lễ cũng mỗi nhà không giống nhau, tuy nhiên, tất cả cùng thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và tấm lòng thành kính đối với Phật thánh.

Ngày nay, có nhiều gia đình bên cạnh việc cúng Rằm tháng Giêng ở nhà còn làm một cái lễ ngọt lên chùa dâng lên Phật thánh, nhưng mục đích chung vẫn là cầu mong sức khỏe bình an cho gia đình, con cháu ngoan ngoãn, học hành tấn tới.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, người Việt còn có một phong tục nữa là dâng sao giải hạn, việc này được thực hiện ở chùa, mỗi chùa có một nghi lễ cúng khác nhau, tụng kinh cũng khác nhau. Theo phong tục này thì nếu trong nhà năm đó có người bị “sao hạn” thì mọi người sẽ lên chùa để giải hạn, cầu mong tai qua nạn khỏi và việc chuẩn bị một cái lễ lên chùa để “dâng sao” là việc không thể thiếu.

Như vậy, vào ngày Rằm tháng Giêng, mọi người có thể làm lễ cúng ở nhà, nếu nhà thờ Phật thì làm lễ dâng Phật, có thể dâng lễ lên chùa hoặc không, nếu trong gia đình có người bị “sao hạn” thì cần lên chùa cúng dâng sao giải hạn.