Ý Nghĩa Của Việc Cúng Rằm Tháng 7 / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Nhân Văn Của Rằm Tháng 7

Cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ ý nghĩa nhân văn của Rằm tháng 7 .

Từ lâu, tháng 7 âm lịch gắn với lễ Vu lan báo hiếu ân đức của bậc sinh thành và tín ngưỡng tâm linh trong dân gian là ngày “xá tội vong nhân” vào dịp rằm tháng 7. Hai nét văn hóa này tuy được tổ chức cùng một ngày nhưng mang hai ý nghĩa khác nhau. Một là sự báo hiếu của những người làm con đối với công ơn sinh thành của cha mẹ; còn ngày xá tội vong nhân là tục cúng, cầu siêu, độ vong cho những cô hồn không nơi tựa nương.

Từ lâu, dân gian quan niệm rằng, Rằm tháng 7, âm phủ mở cửa ngục, các linh hồn được ra ngoài, trở về nhà. Vì thế, nhà nhà làm lễ cúng, mời linh hồn người thân đã khuất trở về nhà hưởng thụ cơm canh, nhận quần áo mới, tiền bạc…Nhìn chung, trong những năm gần đây, hai nét văn hóa tuy khác nhau về tính chất nhưng đã được dân gian thực hành và gắn với sự báo hiếu, tri ân, biết ơn đấng sinh thành, dưỡng dục, nhớ về tiên tổ, những người đã khuất.

Hằng năm, cứ đến tháng 7 âm lịch, từ việc nhận thức và hiểu không rõ ý nghĩa của những phong tục, nét văn hóa của dân gian từ xa xưa đến nay diễn ra vào ngày rằm tháng 7, nên nhiều người đã sử dụng khá nhiều những thuật ngữ mang tính duy tâm, mê tín, dị đoan và từ đó, có những lời nói và hành động không đúng về giá trị tâm linh của những nét đẹp văn hóa trong tháng 7.

Cùng với việc sử dụng ngôn ngữ, nhiều người còn khuyên nhau nên kiêng kị này nọ khi bước vào mùng 1 âm lịch của tháng 7. Kiêng không nên ăn món này, món nọ. Kiêng không nên làm những việc lớn, việc nhỏ, kiêng cưới hỏi, làm nhà, kiêng xuất hành vào những giờ không đẹp, làm việc gì cũng sợ không thành…Từ đó, nhiều người nghĩ đến sự rủi ro, đen đủi sẽ đến với mình, gia đình mình trong tháng 7. Khi làm việc gì đó không thành, khi bị tai nạn, họ sẽ đổ lỗi cho “tháng cô hồn”.

Từ sự nhận thức không đầy đủ ý nghĩa, nguồn gốc và nét đẹp nhân văn của ngày Rằm tháng 7 cùng với “sự sáng tạo” ra kiểu giao tiếp, phát ngôn gắn với “cô hồn” đã ít nhiều tạo nên một tâm lý nặng nề của một bộ phận người dân trong đời sống xã hội, đó là sự lo lắng, kiêng dè, sợ sệt khiến nhiều người trở nên mê tín quá mức. Hơn nữa, vì lo lắng, kiêng không làm việc lớn trong tháng 7 nên nhiều người, nhiều gia đình sẽ bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống, ảnh hưởng không tốt tới tương lai với bao dự định. Việc sử dụng ngôn ngữ “cô hồn” của giới trẻ đã mang đến không gian sống một sự chết chóc vô hình nào đó, ít nhiều làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Trong khi đó, giá trị nhân văn của lễ Vu lan báo hiếu và tục cúng chúng sinh, cúng tổ tiên vào ngày Rằm tháng 7 lại được rất ít người nhắc đến. Chủ yếu những người cao tuổi, những phật tử quan tâm đến việc chuẩn bị cho hoạt động văn hóa này, còn một bộ phận giới trẻ thì không thấy nhắc nhiều đến Vu lan, báo hiếu và dự định cho mình một việc làm thật ý nghĩa để đền đáp ơn nghĩa đấng sinh thành.

Sư thầy Thích An Ninh, Trụ trì chùa Trúc Lâm (xã Ấm Hạ, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ) cho biết: “Ngày rằm tháng 7 mang nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân Việt Nam. Nét đẹp đó ảnh hưởng rất rõ nét trong cuộc sống hôm nay. Đó là dịp để những người con báo hiếu cha mẹ, tưởng nhớ đến những người thân đã khuất, cứu độ chúng sinh, chung tay giúp đỡ những người cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Không nên hiểu đây là tháng đen đủi và tai ương”.

Thiết nghĩ, mọi sự may – rủi, thành – bại, được – mất là những điều thường trực diễn ra trong cuộc sống hằng ngày và đều do chính bản thân mỗi người làm nên.Chúng ta không nên vận những điều may rủi hay tai ương vào tháng 7, không nên gắn tháng này với hồn ma, chết chóc. Mỗi người cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ ý nghĩa nhân văn của Rằm tháng 7 để có những việc làm, những hành động cụ thể, thiết thực báo hiếu cha mẹ, các đấng sinh thành. Cần loại bỏ các thuật ngữ, khẩu ngữ “cô hồn” tự tạo để tránh việc làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt./.

Ý Nghĩa Của Việc Cầu An

Như vậy, khi cầu an nên hiểu căn bản của năm thứ tham nêu trên; giảm bớt ít thì an ít, giảm bớt nhiều thì an nhiều. Nếu tham luyến không còn thì bình an vô sự, đó là tôn chỉ của đạo Phật, là chân lý cứu cánh của đạo Phật, chứ Phật không phải là người ban phước giáng họa. Giáo lý của đạo phật là phương thuốc hay, khi Ngài chẩn đoán được tâm bệnh của chúng sinh (nguyên nhân bất an), Ngài giúp cho toa thần dược để trị liệu.

Khi nói về tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật vốn đã in đậm trong tâm khảm của người con Phật. Hay nói xa hơn, bất kỳ sự xuất hiện một tôn giáo nào, tôn chỉ và mục đích cũng nhằm vào sự cứu khổ (cứu rỗi), hầu đem lại sự an lạc cho mọi người hiện sống và sau khi chết, linh hồn được siêu độ (siêu rỗi) nơi sở nguyện nào đó.

Chung quy con người có khổ đau, họ mới đến với tôn giáo để cầu xin, hoặc để an ủi và làm điểm tựa của tinh thần. Còn tôn giáo cũng thế, vì con người có khổ đau, các bậc Thánh triết mới tự tìm ra một giải pháp: gọi là chân lý, rồi đem chân lý ấy hướng dẫn con người đi dần đến chỗ thoát khổ, lấy lại sự an lạc và giải thoát. Nhưng tôn chỉ và mục đích mỗi tôn giáo đều có đường hướng khác nhau.

Đơn cử như tôn giáo này hướng dẫn rằng: Nếu tin tưởng và cầu xin ta, ta sẽ ban ân và cứu rỗi cho thoát ly khổ đau. Tôn giáo nọ hướng dẫn: Phải cầu nguyện cúng kiếng, vái van thật nhiều thì thần linh sẽ phù hộ cho tai qua nạn khỏi, đem lại sự an lạc như chỗ mong cầu.

Tôn giáo khác lại hướng dẫn: Phải thi ân làm phước, tế lễ cùng thần linh thật nhiều thì thần linh sẽ phù trợ cho thoát khỏi khổ đau, hoặc phải coi tuổi tác, ngày giờ, xuất hành, khai trương, gả cưới, xây dựng, phương hướng bếp núc, cửa nẻo, phòng ốc, phong thủy Đông, Tây, Nam, Bắc, coi có phạm vào ngũ quỷ, tuyệt mạng, lục sát, họa hại hay không để tránh.

Tìm đặt lại các cung tốt: sinh khí, phục vì, diên niên, thiên y… cho đúng thì sẽ đem lại lợi lạc và an vui v.v… hoặc đêm đêm phải lạy cúng Bà Đất, Ông Trời, Thượng Động Cố Hỷ, Chúa Xứ, Vạn Ban Ngủ Hành, Thất vị Nương Nương, Cửu Phẩm Lịnh Bà, Lịnh Cô, Thổ Địa, Thổ Thần, Thổ Trạch, Thổ Công, Thổ Chủ, Thổ Táo, Thổ Kỳ, Thần Hoàn Bổn Cảnh.v.v… để cầu xin ban rỗi cho những điều mong cầu tùy tâm khấn nguyện.

Tóm lại: Con người có nhiều khổ đau, từ tinh thần lẫn vật chất, mới đi đến chỗ tín ngưỡng, để nhờ đấng tha lực nào đó tiếp giải quyết cho cuộc đời họ, đồng thời họ cũng tựa vào đức tin, họ mới có đủ niềm tin và nghị lực để phấn đấu trong cuộc sống. Chung quy chỉ vì bốn chữ bình an và lợi lộc.

Riêng có một tôn giáo, tôn giáo này không chủ trương ban phước giáng họa, tôn chỉ nhằm hướng dẫn cho con người hiểu được nhân quả và nghiệp báo, để họ tự cải hóa trong cuộc sống hằng ngày, để tìm đến an lạc và giải thoát mọi khổ đau. Còn mục đích của tôn giáo này chỉ cho con người thấy rõ được nguyên nhân từ đâu đem lại sự bất an trong cuộc sống. Nguyên nhân này từ tha lực đem đến, hay tự mình gây nên, rồi chuốc lấy, tôn giáo đó chính là đạo Phật. Thế thì, đạo Phật vẫn có chủ trương CẦU AN và CẦU SIÊU.

Vậy chúng ta muốn cầu an cho ta, cho gia đình, trước hết ta phải tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho chúng ta KHÔNG AN. (Vì không an nên mới đi CẦU AN). Trong kinh tạng và rải rác trong giáo lý, Phật dạy: “Tâm bất tham luyến, ý bất điên đảo”… (trong bài Sám Nhứt Tâm). Sở dĩ không an do tâm tham và luyến còn ý, lúc nào cũng điên đảo vọng tưởng. Vì do lòng tham dục, luyến ái và vọng tưởng, kết quả bị khổ đau.

Tiền bạc, ngọc ngà, châu báu… các thứ này nó luôn cám dỗ con người không biết sao gọi là đủ, có một trăm nó muốn một triệu, có một triệu nó muốn một tỷ, nó không lúc nào dừng lại vì “túi tham không đáy”. Khi lòng tham dấy khởi, thì ý nó phải ước mơ vọng tưởng, để đạt cho kỳ được, nếu đạt không được thì lo nghĩ trằn trọc, quên ăn, bỏ ngủ…, lâu ngày thần trí bất minh, lúc tính toán không sáng suốt, phán quyết việc gì thất bại nhiều hơn thành công.

Còn thân xác vì biếng ăn bỏ ngủ, tuy ăn đầy đủ, nhưng lúc ăn đầu óc vẫn nghĩ lo. Do đó, tuyến não thùy bị chi phối, không tiết chế cho bộ phận mật, gan, trợ cho thức ăn mau tiêu hóa, lâu ngày đau bao tử. Lúc ngủ suy tính mông lung, giấc ngủ chập chờn cho đến khi mỏi mòn, ngủ trong uể oải sinh ra nhiều bệnh tật.

Đây là nguyên nhân bất an thứ nhất, do lòng tham tài không biết đủ. Đức Phật dạy: ” Đa dục vi khổ ” (nhiều tham muốn là khổ) (Bát Đại Nhơn Giác 2)

Chữ sắc ở đây theo pháp tướng tôn thì có hai thứ sắc.

a. Sắc đẹp: đối tượng của thể xác, do lòng tham vọng không lường, hay so sánh. Đã có vợ có chồng cùng nhau chung sống rồi, thế nhưng lòng tham không muốn vô bờ bến, khi gặp người khác phái nó muốn chiếm hữu để đáp ứng sự thỏa mãn. Một khi lòng dấy lên thì ý nó phải vọng tưởng ước mơ, để rồi tìm mọi lời lẽ, mọi thủ thuật, bất chấp thuần phong mỹ tục, vợ con, bạn bè…, nói chung là bàn quan thiên hạ.

Nhưng khi đối tượng từ chối không đáp ứng lại được, thì bấy giờ tinh thần lúc nào cũng mơ mộng, thể xác biếng ăn, thẫn thờ tương tư. Rồi nó lây họa cho gia đình, làm cho cha mẹ lo lắng, vợ con buồn khổ, lâu ngày trở nên quạo quọ, cau có, làm cho bản thân và gia đình xào xáo, mất hạnh phúc, bất an.

b. Sắc pháp: Chỉ chung mọi hình tướng như : Nhà cửa, xe cộ…

Chung quy lại, nhu cầu vật chất, nếu tâm không biết đủ, ý dấy lên so sánh và ước muốn. Thấy nhà người kia đẹp hơn, thì muốn xây dựng lại cái nhà của mình bằng hoặc đẹp hơn người đó. Thấy xe người kia model mới, ta phải đua đòi sắm mới cho bằng được.v.v…, vì tham vọng đua đòi model này model nọ, rồi khởi tâm tiền vay bạc tháng để đáp ứng nhu cầu, lúc tham muốn đó nó che lấp tâm trí, tính sai nước cờ kinh tế, để rồi nhắm mắt mở mắt đến tháng đóng lãi, nợ nần chồng chất, mất ăn mất ngủ. Do lòng tham sắc không biết đủ nêu trên làm cho khổ đau. Đó là nguyên nhân bất an thứ hai.

Danh vọng, danh dự, danh tước gọi chung là danh tướng. Danh tướng từ nơi bản ngã mà sinh ra. Đức Phật dạy, danh vốn không thật có, nó là giả danh, hư vọng.

Ví dụ: tên của mình Nguyễn Văn A, vốn nó không có. Nếu nó thật có, thì lúc mẹ vừa sinh ra thì nó phải có tên là A đi. Như vậy, tên A đã không có ngay từ đầu, xong cha mẹ lại đặt cho nó cái tên A, từ đó nó có tên A rồi chấp nhận ta là tên A.

Ai đụng đến tên A, chửi đến tên A thì bênh vực nổi nóng lên, có thể chết sống vì cái tên giả danh A kia. Và chưa đủ, nó còn tham tên, muốn mọi người phải biết đến tên tuổi của mình, thán phục mình, khom cúi trước mình và địa vị phải trên mọi người v.v… Vì tham vọng như thế nên phải so tài đấu trí, khôn dại, thế thần … để thỏa mãn danh tước.

Muốn thỏa mãn danh vị bất chấp mọi thủ đoạn, mưu tính; hoặc luồn cúi như Hàn Tín, thủ đoạn như Tào Tháo, sát phạt như Napoléon như Hitlèr v.v… dẫm trên xương máu của mọi người. Chung quy chỉ vì danh vị. Một khi không đạt được thì thất vọng ê chề, đâm ra mê tín, xây nhà, sửa hướng, trấn bếp, coi tay, di dời mồ mả ông bà… để địa vị vững vàng thăng cao.

Người tham danh không biết dừng nghỉ, ý niệm luôn luôn củng cố danh vị cho mình, mải mê khoác chiếc áo danh lên mình ngã tướng, để rồi khổ đau, lo âu, sợ hãi. Hậu quả chất chồng thù oán… Cổ đức dạy: “Càng cao danh vọng, càng dài gian nan”. Đây là nguyên nhân không an thứ ba.

Phàm là con người có thân xác, cần phải ăn uống để nuôi dưỡng nó. Nhưng nếu để tâm tham, xen lẫn vào thì rất là ty tiện hèn hạ (tham ăn). Một khi tâm tham nổi lên làm mất đạo nghĩa, nhân cách và sĩ diện con người. Ví dụ: Sáng ra chợ chỉ vì một con cá, đôi bên có thể cãi vã với nhau và dập thúng lên đầu nhau. Anh em ruột thịt tham nhau một tấc đất có thể đâm chém lẫn nhau, xã hội chỉ một trái ớt, trái cà cũng cự cãi gây gỗ. Tục ngữ có câu:

“Miếng ăn là miếng tồi tàn Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”

Thế nhưng lòng tham con người vô hạn, ý nghĩ luôn luôn tính toán hơn thiệt. Chịu khó xét soi cho kỹ: một tấc đất có thể làm giàu được không? Có thể lưu giữ cho con cháu hưởng thụ đời đời hay không? Đừng nói chi cọng rau trái ớt, chỉ thưởng thức ngoài chót lưỡi chút xíu, khi nuốt sâu xuống 3 tấc nó là vật gì? Có thơm ngon không? Có đạo nghĩa lý thú không?… Tất cả đều thúi tha đáng ghét. Nhưng vì lòng tham che lấp, làm cho tối tăm tâm trí, làm cho gia đình thù hận nhau, xã hội mất phẩm chất văn hóa, quốc gia mất đạo đức văn minh, thế giới gây chiến, tàn hại sinh linh, tất cả cũng chỉ vì tham ăn. Đây là nguyên nhân bất an thứ tư.

Thùy là giấc ngủ mê, người sống trong u tối mê lầm gọi là mê ngủ hay say ngủ, phải luôn luôn tỉnh thức, cho tâm trí minh mẫn. Người tham ngủ (Thùy) biết việc đó là sai lầm, là nguy hiểm vẫn dấn thân vào, hành động cố chấp làm theo ý riêng của mình, bất chấp mọi lời khuyên bảo, đến khi đụng việc mới tỉnh ngộ là chuyện đã rồi. Sự mê ngủ này nó hàm chứa 4 loại tham: tài, sắc, danh, thực nêu trên. Vì mê lầm không nhận thức được tiền tài có nghĩa hay vô nghĩa, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống v.v… bởi nhân tố đó gây ra khổ đau lầm lạc. Đó là nguyên nhân bất an thứ năm.

Do năm nguyên nhân không an nêu trên, nó làm cho ta điên đảo trong cuộc sống, vọng tưởng những chuyện ảo huyền, tâm lúc nào cũng nơm nớp tính toan; thân hệ lụy kiệt sức mỏi mòn. Phật dạy: “Đa dục vi khổ, sanh tử bì lao, trùng tham dục khởi…”

Nếu tài, sắc, danh, thực, thùy không đáp ứng lại thì khổ đau quằn quại, còn điều nào được như ý thì tâm luyến ái không muốn buông bỏ, tâm lúc nào cũng luyến tiếc của cải, vật chất, chức tước, địa vị, ăn uống, ngủ nghỉ (mê lầm). Sự luyến ái bao giờ nó cũng vun vén cho “cái ta” (bản ngã), nào là nhà của ta, tiền bạc của ta, xe cộ của ta, vợ của ta, chồng của ta, con cháu của ta, danh vị của ta v.v. và v.v…

Phật dạy: ” Con là nợ, vợ chồng là oan gia, của cải, nhà cửa là nghiệp báo “. Vì vô lượng kiếp đến nay, chúng sinh mãi vùi đầu trong giấc ngủ say, lấy giả cho là thật, rồi cứ ôm ấp luyến tiếc. Rốt cuộc, cũng do tham luyến làm cho không an. Vì không an, nên mới ghi danh sách cúng thập tự, bá tự để CẦU AN, đến miếu môn cầu khấn ban cho những điều an. Đa số cúng kiến, vái van đều cầu cho gia đình tự thân được bình an, tai qua nạn khỏi.

Trở lại ý nghĩa cầu an trong tinh thần đạo Phật. Phật dạy: ” Thiểu dục vô vi thân tâm tự tại ” (bớt lòng tham muốn thì thân và tâm an lạc tự tại).

Như vậy, khi cầu an nên hiểu căn bản của năm thứ tham nêu trên; giảm bớt ít thì an ít, giảm bớt nhiều thì an nhiều. Nếu tham luyến không còn thì bình an vô sự, đó là tôn chỉ của đạo Phật, là chân lý cứu cánh của đạo Phật, chứ Phật không phải là người ban phước giáng họa. Giáo lý của đạo phật là phương thuốc hay, khi Ngài chẩn đoán được tâm bệnh của chúng sinh (nguyên nhân bất an), Ngài giúp cho toa thần dược để trị liệu.

Nếu người bệnh muốn hết bệnh thì nên ứng dụng toa lương dược mầu nhiệm này. Chứ còn cầm chén thuốc mà cứ nói: “Thuốc hay quá, thuốc hay quá” (vái van an bình) mà không chịu uống (không thực hiện năm điều tham luyến nêu trên) thì bệnh bất an vẫn hoàn bất an, uổng công vô ích, vô tình đưa đạo Phật vào con đường thần quyền mê tín.

Thích Nhật Quang (Chùa Long Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp)

Thích Nhật Quang

Sự kiện nổi bật

Tìm kiếm

5. Ý Nghĩa Của Việc Cúng Nước

Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước. Trong cuộc sống chúng ta đối nhân xử thế, ứng xử giao tiếp người, sự, vật, tâm chúng ta không nên có sự phân biệt giàu-nghèo, sang-hèn, trí-ngu. Như vua Võ Tắc Thiên nói: “Con người lúc mới sinh ra đều giống nhau, đều bình đẳng. Khi trưởng thành khoác lên mình chiếc áo lông bào thì gọi là vua. Còn nếu khoác lên mình chiếc áo rách thì gọi là ăn mày “. Trong nhà Thiền cũng có một mẫu chuyện rất nổi tiếng, đó là: “Lục Tổ Huệ Năng đến huyện Huỳnh Mai yết kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn để cầu pháp. Khi gặp, Ngũ Tổ hỏi: ” Ngươi từ đâu đến? Ðến đây cầu việc gì?”. Huệ Năng đáp: ” Con từ Lĩnh Nam đến. Ðến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác“. Tổ tiếp: ” Ngươi là người xứ Lĩnh Nam lại là dân man rợ, thành Phật thế nào được!“. Huệ Năng đáp: ” Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng cái tánh Phật đâu có khác!”.

Qua kinh tạng Pàli, trở về thời Ấn- độ lúc bấy giờ. Đức Phật phủ nhận sự phân chia giai cấp xã hội và kỳ thị giới tính. Ngài dạy hành động (hay việc làm) nói lên giá trị của mỗi người là Bà La Môn, Sát Ðế Lợi, Phệ Xá hay Thủ Ðà La, mà không phải là dòng dõi hay chủng tộc. Càng hiểu rõ được cái giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của Đức Phật Thích Ca đã nói : “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn“.

Qua ba mẫu chuyện trên ta thấy cách ứng nhân xử thế của người xưa thật đẹp, thật cao thượng. Ngày nay trong cuộc sống, trong công việc tuy có sự phân biệt giám đốc, nhân viên, người chủ, giúp việc, v.v…, nhưng nếu chúng ta biết ứng xử với nhau theo tinh thần ” bổn phận của người Phật tử tại gia ” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp.

Bổn phận chủ đối với người giúp việc trong nhà, phải có đủ 5 điều:

– Chủ nhà trước khi sai khiến người giúp việc làm gì, trước phải biết họ đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.

– Lúc nào người giúp việc bị bệnh hoạn, phải chăm non thuốc thang và để cho họ được nghỉ ngơi, để bồi bổ sức khỏe lại.

– Khi họ có phạm lỗi gì, phải xét coi họ cố ý hay vô tình. Nếu vô ý lầm lỡ, thì nên dung thứ. Nếu họ quyết lòng phá hại, thì phải làm nghiêm trách hẳn hoi, với lời lẽ thanh nhã, cho họ biết lỗi để chừa.

– Khi họ tiện tặn tích góp được số tiền riêng, không nên tìm cách thâu đoạt.

– Khi muốn thưởng công lao cho họ, phải giữ mực công bình, tùy công lao của mỗi người mà phân chia cho cân xứng.

Bổn phận người giúp việc đối với chủ nhà, cũng phải có đủ 5 điều kiện:

– Mỗi buổi sáng phải thức dậy trước chủ nhà, không đợi kêu.

– Phải biết phần việc nào của mỗi ngày, cứ y như thường lệ mà thi hành, không đợi chủ sai bảo.

– Khi làm việc phải thận trọng đồ dùng của chủ, không làm cẩu thả, hư hao.

– Phải hết lòng kính mến chủ nhà, lúc chủ ra đi, phải ân cần đưa tiễn; lúc chủ trở về, phải vui mừng tiếp đón.

– Không nên chỉ trích, nói xấu chủ với người ngoài.

Cúng nước đến Phật, Hòa thượng Tịnh Không khuyên chúng ta nên cúng ly nước bằng thủy tinh, trong suốt, có thể từ bên ngoài nhìn thấy nước bên trong. Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu. Nhìn thấy nước chúng ta phải liên tưởng đến tâm thanh tịnh, bình đẳng của chính mình. Ứng nhân xử thế giao tiếp phải dùng tâm bình đẳng. Ngài nói các vật cúng khác (bông, trái cây, nhang, đèn,….) có thể thiếu, không cần thiết, nhưng đặc biệt ly nước cúng Phật thì không thể thiếu. Do tâm thanh tịnh sanh ra công đức, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ, tâm thanh tịnh vượt thoát luân hồi.

Ý Nghĩa Của Việc Cúng Dường Trai Tăng

Cúng dường Trai Tăng là gia chủ sắm tất cả các lễ vật đúng như pháp, trong sạch và chay tịnh với lòng thành tâm dâng lên cúng dường chư Tăng.

Trong cuộc sống nếu như những người sống có hiểu biết và có đạo tâm thì họ làm việc tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh. Cơ hội hay nhân duyên nào đến thì chúng ta hãy tùy duyên mà làm, giống như câu tục ngữ khéo ăn thì no khéo co thì ấm. Phước sự không có nhiều trong đời sống. Vì vậy trong từng trường hợp nếu mình làm được gì thì cứ làm, làm Trai Tăng hay làm từ thiện xã hội chuyện nào cũng nên làm và nên tùy duyên mà làm bởi vì mai đây biết đâu không còn cơ hội để làm nữa.

Cúng dường Trai Tăng là gì?

Cúng dường Trai Tăng là gia chủ sắm tất cả các lễ vật đúng như pháp, trong sạch và chay tịnh với lòng thành tâm dâng lên cúng dường chư Tăng. Có thể thỉnh chư Tăng về tư gia của bạn để cúng dường hay chính bạn mang lễ phẩm lên chùa rồi cúng dường chư Tăng ngay tại chùa cũng được.

Nguồn gốc nghi thức cúng dường Trai Tăng

Việc cúng dường trai tăng là việc người Phật tử noi theo tấm gương chí hiếu của tôn giả Ðại Hiếu Mục Kiền Liên khi xưa. Vì chính Tôn giả là người đứng ra tổ chức thiết lễ trai tăng cúng dường đầu tiên để cầu siêu cho thân mẫu của Ngài. Ðó là Ngài đã vâng theo lời Phật dạy. Buổi đại lễ trai tăng được các chùa theo hệ phái Phật giáo Bắc Tông được thực hiện vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, sau khi chư tăng ni làm lễ tự tứ mãn hạ. Từ đó mới có lễ cúng dường trai tăng truyền thống này.

Ý nghĩa cúng dường trai tăng

Cúng dường và bố thí là pháp tu quen thuộc, phổ biến của hàng Phật tử tại gia nhằm gieo trồng phước báo cho tự thân và gia đình trong hiện đời cũng như những đời sau. Mục đích của buổi lễ này là để thân quyến có dịp bày tỏ dâng lên nỗi lòng thương kính báo hiếu tri ân đối với người đã mất. Ðồng thời cũng thành tâm dâng lên phẩm vật để cúng dường Tam bảo và hiện tiền tăng. Nhờ sức chú nguyện của chư Tôn đức tăng ni mà hương linh của người quá cố chóng được siêu sinh thoát hóa. Hiện nay các Phật tử phát tâm cúng dường trai tăng rất phổ biến. Muốn cúng dường trai tăng bạn hãy lên chùa gặp quý sư thầy trình bày tâm nguyện và mình thì sẽ được hướng dẫn cặn kẽ để thực hành cúng dường đúng chánh pháp.

Hình thức cúng dường

Cúng dường trai phạn

Có nghĩa là chỉ dâng cúng thức ăn hay đồ uống cho chư Tăng.

Cúng dường Trai Tăng

Hình thức cúng dường này được gia chủ phải sắm gồm thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa ngày này thì có thêm tịnh tàiđể chư Tăng có thêm phương tiện tùy nghi sử dụng. Cúng dường Trai Tăng dựa trên nền tảng tự phát tâm, tự nguyện của gia chủ Phật tử. Do đó lễ bạc mà lòng thành là một trong những nguyên tắc quan trọng không thể thiếu trong khi thực thi Phật sự cúng dường này.

Thực phẩm sắp đặt sẵn

Chỉ nên cúng dường bằng thực phẩm chay tịnh hay thực phẩm dinh dưỡng. Sắp đặt sẵn thức ăn ra khay và cần nắm rõ số lượng chư Tăng là bao nhiêu để dâng cúng vừa đủ không nên quá nhiều thành ra dư thừa thì không tốt.

Dâng thực phẩm cúng dường

Thực phẩm được sắp đặt sẵn trên bàn. Các tu sĩ nhận thức ăn tuần tự theo nghi thức khất thực trong tự viện.

Cúng trai Tăng là đúng pháp hay phi pháp?

Cúng trai tăng bây giờ khác hơn so với thời Phật Thích Ca còn tại thế. Ai cũng biết, các Phật tử thời Phật cúng trai tăng chủ yếu là dâng cúng thực phẩm mà không hề cúng tiền mặt. Còn ngày nay một lễ cúng trai tăng thông thường ngoài thực phẩm ra thì tiền mặt là một trong những lễ phẩm căn bản. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng có lý do của nó. Trải qua hơn 25 thế kỷ xã hội có vô vàn thay đổi, sinh hoạt của chư Tăng cũng có vô vàn thay đổi nên cách thức cúng trai tăng có khác xưa cũng là điều tất nhiên. Dù cách thức có khác nhau nhưng tựu trung vẫn không ngoài mục đích hộ trì cho chư Tăng có đủ phương tiện tu hành giải thoát và làm Phật sự lợi đạo, ích đời. Nhưng chúng ta phải biết rằng không một vị Tăng Ni nào hiểu biết giáo pháp mà hướng dẫn Phật tử cúng trai tăng để cho người chết được vãng sanh cực lạc cả. Nếu vậy thì người giàu vãng sinh hết rồi. Tam bảo là ruộng phước nên cúng trai tăng trong lễ cầu siêu là chỉ để tạo phước, rồi đem phước lành đó hồi hướng cho hương linh cùng gia đình. Chắc chắn hương linh sẽ được phước báo cùng với sự khai thị của chư Tăng khiến tâm họ thức tỉnh, xả ly tham ái và chấp thủ nên được siêu sanh. Như vậy tâm hương linh thức tỉnh mới là động lực chính yếu để siêu sinh, còn cúng dường cốt để trợ duyên tăng thêm phước đức. Không chỉ lễ cầu siêu mà cầu an cũng vậy muốn cho các thiện sự của mình thành tựu thì phải có phước và cúng trai tăng được xem là việc làm có phước báo thù thắng nhất.Tất nhiên cúng dường trai tăng thì có phước báo, quả lành không trổ ở hiện đời thì đời sau. Dù người cúng có cầu hay không cũng đều được phước .Về phương diện giá trị thì tiền cũng chính là dạng khác của tứ sự. Ngày nay chư Tăng Ni không đi khất thực như thời Phật mà tự tổ chức nấu ăn tại chùa, tự mua sắm những vật dụng cần thiết thì thay vì cúng hiện vật, hàng Phật tử cúng tiền để chư Tăng tự mua sắm cho phù hợp, phương tiện này có lợi ích thiết thực hơn. Cho nên tiền do mồ hôi và công sức của Phật tử làm ra đem cúng dường chắc chắn được phước, chư Tăng sử dụng tiền làm phương tiện sống để tu hành cũng không có gì phạm giới. Chỉ riêng cá nhân ai sử dụng tiền sai mục đích phí phạm của đàn na tín thí thì người ấy mắc tội mà thôi.

Việc cúng dường trai tăng tùy theo hoàn cảnh sinh sống của phật tử mà phật tử có thể tùy nghi linh động thiết cúng bất cứ nơi đâu cũng được. Tuy nhiên làm nơi nào có đông thân nhân tang quyến thì tốt hơn. Vì ngày đó cũng là dịp để cho mọi người về chùa gieo thiện duyên với Tam bảo. Ðồng thời sự sum họp có mặt đông đủ của con cháu làm cho linh hồn người mất cũng được an vui hơn.