Với người Việt, Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu) là ngày cúng lễ vô cùng thiêng liêng dịp mỗi đầu năm mới. Với số đông người theo phong tục thờ cúng ông bà thì ngày này trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn.
Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn… Nhưng nhà nào cũng phải có lễ cúng gia tiên để bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả.
Trước đây lễ Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường.
Những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn tết “bù”…
Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng là một ngày lễ không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cách đón ngày rằm của người dân cũng ít nhiều thay đổi.
Mọi người thường đi lễ chùa và giải hạn, và dâng mâm cỗ đầu năm tại gia, cúng bái bằng thành tâm nhằm cầu mong sự phù hộ để có một năm an lành và làm ăn phát đạt.
Khung cảnh chen chúc, chờ đợi cúng lễ trong ngày rằm tháng Giêng tại chùa Phúc Khánh, Đống Đa, HN (Ảnh Doisongphapluat.online)
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-fareast-font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên tiêu
Về cội nguồn của Tết Nguyên tiêu cũng là nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng, dân gian có nhiều giải thích. Nhiều tài liệu viết phong tục này bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc với lễ hội rước đèn lồng long trọng.
Chính vì thế, có nơi gọi Tết Nguyên tiêu là lễ hội lồng đèn hay hội hoa đăng. Ngày nay ở nhiều thành phố có người gốc Hoa sinh sống đều có tổ chức Tết Nguyên tiêu long trọng.
Ở Hội quán Phúc Kiến (đường Trần Phú, Phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam) là một ví dụ. Tại sông Hoài – Hội An, tối 14 âm lịch hàng tháng cũng đều tổ chức thả đèn hoa đăng cầu may.
Ở Hội An, tối 14 âm lịch hàng tháng và cả dịp rằm tháng Giêng đều tổ chức thả đèn hoa đăng cầu may (Ảnh Mytour.vn)
Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng. Vào dịp rằm tháng Giêng, bà con nông dân khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, nên tối ngày 15/1 âm lịch là thời điểm ra đồng ruộng tập trung cỏ khô, lá khô, châm lửa tiêu hủy sâu bọ.
Tết Nguyên tiêu của người Trung Quốc
Với người Trung Quốc, rằm tháng Giêng có tên gọi là Tết Nguyên tiêu. Tết Nguyên Tiêu ở đây có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới vì “nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm.
Người Hán cổ có ba cái Tết: Tết Thượng Nguyên (chính là rằm tháng Giêng), Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười). Qua nhiều thăng trầm thời gian, đến nay với người Trung Quốc, Tết Nguyên tiêu là hội hoa đăng hay lễ hội đèn hoa.
Trong ngày rằm tháng Giêng, người Trung Quốc tổ chức lễ hội hoa đăng… (Ảnh Baidu)
… và ăn bánh trôi truyền thống (Ảnh Baidu)
Ngắm đèn ăn bánh trôi là hai phong tục chính trong ngày tết này. Những đèn màu trong ngày Tết Nguyên tiêu, thường làm bằng giấy màu sặc sỡ, với đủ các tạo hình như non nước, các kiến trúc, các nhân vật, hoa cỏ, chim muông v.v…
Bánh trôi của người Tàu có nhân bằng các loại hoa quả, bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn thơm và ngon miệng. Ngày nay, phong vị bánh trôi của mỗi địa phương cũng không giống nhau.
Ngoài ngắm đèn, ăn bánh trôi, trong ngày Tết Nguyên tiêu còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác như diễu hành, múa lân sư rồng…
Tổng hợp Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô