Ý Nghĩa Của Mâm Cỗ Tết Trung Thu / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Ý Nghĩa Của Mâm Cỗ Trung Thu

Ý nghĩa mâm cỗ trung thu từ ngàn xưa nhưng ít ai để ý tới. nhưng chỉ để ý biết đến Tết Trung Thu là một phong tục hết sức ý nghĩa đã có từ ngàn xưa. Đó là dịp mà mỗi người dân Việt thể hiện sự săn sóc, báo hiếu, lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ. Đồng thời đây cũng là khoảng thời gian để mọi người ôn lại tình thân hữu và bày tỏ tình cảm thương yêu.

Có lẽ chính vì vậy mà mỗi lần đến Tết trung thu, ông bà, cha mẹ lại gửi gắm rất nhiều tình cảm và nỗi niềm vào những mâm cỗ để con trẻ được phá cỗ trông trăng. Với những sản vật bình dị, dân dã, cây nhà lá vườn dưới bàn tay khéo léo cộng với tất cả tình yêu thương dành cho con cháu, các bà, các mẹ đã làm nên những mâm cỗ trông trăng đẹp mắt, giàu phong vị và đậm đà ý nghĩa

Trên bất kỳ mâm cỗ trung thu nào cũng phải có các loại quả đặc trưng đó là bưởi, na dai, hồng giòn, chuối và thanh long. Mỗi loại quả này đều mang một ý nghĩa riêng của nó.

Từ xa xưa, người ta đã tin rằng loại quả này mang lại sự may mắn, bình an cho gia chủ. Màu vỏ xanh tươi tượng trưng cho sự mát lành, thanh khiết. Còn dáng bưởi căng, tròn là thể hiện của sự toàn vẹn, đủ đầy, sung túc.

Na với nhiều hạt đen nhánh, to, rõ mang ước vọng sinh sôi, lộc nở. Đó là nguyện cầu cho sức sống mãi trường tồn của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Màu cam đỏ, chín mọng của thứ quả này khiến mâm cỗ thêm lung linh đẹp mắt. Mặc dù có vẻ ngoài khá nhỏ nhắn nhưng trái hồng lại luôn căng tràn và rắn chắc. Đó chính là biểu tượng cho sức sống mơn mởn và niềm tin bất diệt của con người, đặc biệt dành cho các em nhỏ thiếu nhi.

Hình ảnh nải chuối xanh tràn sang hai bên như đôi bàn tay đang hứng trọn những tinh hoa của đất trời để gửi gắm tới thần linh. Nó thể hiện cho sự thành kính và biết ơn của con người trước sự bảo bọc và ban ơn của đất trời, thiên địa

Sắc đỏ chính của loại quả này không chỉ khiến mâm cỗ thêm hài hòa, cân đối mà nó còn thể hiện cho sự may mắn, phát tài phát lộc. Bên cạnh đó, quả còn có những chiếc tai xanh bên ngoài với hình dáng uốn lượn tựa rồng bay, phượng múa. Đây cũng là biểu tượng cho rồng mây hội tụ, đất trời giao hòa, bình an và yên lành khắp muôn nơi.

Giải Mã Ý Nghĩa Của Những Món Quà Trên Mâm Cỗ Trung Thu

Chuyện kể lại rằng, ngày xưa vốn dĩ chỉ có mặt trời chiếu sáng cả ngày lẫn đêm. Hơi nóng từ mặt trời khiến cỏ cây vạn vật trên trái đất bị thiêu cháy. Một người mẹ nghèo, vì thương các con nên đã cầu xin mặt trời hãy đi ngủ buổi đêm. Mặt trời lắc đầu từ chối, bởi ban đêm cũng có nhiều người và con vật cần ánh sáng để đi kiếm ăn. Người mẹ đã hy sinh thân mình để hóa thành mặt trăng, tỏa ra ánh sáng dịu nhẹ vào ban đêm thay mặt trời. Vì vậy, cứ mỗi rằm tháng Tám hàng năm, khi ánh trăng tròn và đẹp nhất, những người con sẽ sửa soạn mâm cỗ để dâng lên cúng mẹ của mình. Đây là tục lệ đẹp thể hiện lòng biết ơn của người Việt xưa.

Cũng có tích truyền rằng, mâm cỗ trung thu là để cầu mong mưa thuận gió hòa cho một năm làm ăn sung túc, đủ đầy. Tục phá cỗ đêm trăng là nhận món quà của tổ tiên dành cho con cháu, với ước mong gia đình được đoàn viên, no ấm và hạnh phúc.

Mâm cỗ Trung thu là một nét đẹp truyền thống trong ngày Rằm tháng Tám

Ý nghĩa đặc biệt của những món quà trên mâm cỗ Trung thu

Người Việt quan niệm, mâm cỗ Trung thu được sắp xếp theo quy luật cân bằng âm dương trong vũ trụ, với đầy đủ ngũ quả ở trạng thái xanh, chính tự nhiên khác nhau.Mỗi vùng miền lại có một cách sắp xếp khác nhau, nhưng đa phần sẽ có một vài điểm chung như sau:

Bánh trung thu

Giống như bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán, bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của các gia đình. Bánh trung thu có 2 loại chính là bánh nướng và bánh dẻo. Tương truyền, vào ngày Rằm tháng Tám, người nông dân sẽ làm những chiếc bánh hình vuông và hình tròn, thay cho lời cảm tạ đất trời và thiên nhiên đã ban cho họ một vụ mùa thuận lợi và tốt tươi.

Bánh trung thu bao gồm vỏ bánh và nhân bánh, vỏ bánh được làm từ bột mì trộn cùng đường mía và nước thơm hoa nhài. Nhân bánh thường được làm từ đậu xanh, hạt sen, hạt dưa… xay nhuyễn, tượng trưng cho vị thơm dẻo, mặn ngọt của cuộc sống.

Qua thời gian, chiếc vỏ bánh vẫn giữ nguyên, nhưng nhân bánh được người Việt sáng tạo với rất nhiều công thức độc đáo khác nhau như: trứng muối, bơ sữa, cà phê… và mới đây nhất là bánh trung thu nhân ô mai. Vị ngọt truyền thống của bánh khi kết hợp hài hòa với các loại trái cây sấy dẻo như ô mai mơ, ô mai mận, ô mai quất…khiến chiếc bánh trung thu trở nên thơm ngon, dẻo quện đến khó tin.

Bánh trung thu ô mai là một món ăn hottrend của Tết Đoàn Viên năm nay

Tùy theo đặc trưng của từng vùng miền mà cách thức trang trí mâm cỗ Trung thu có thể thay đổi, tuy nhiên có một thứ quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả, đó là trái bưởi. Người Việt cho rằng, quả bưởi có hình tròn thể hiện sự tòa vẹn, đủ đầy, sung túc, màu vỏ xanh tươi tượng trưng cho sự mát lành, còn mùi thơm đặc trưng chính là sự thanh khiết. Bưởi còn là trái cây quen thuộc với làng quê Việt Nam, và gắn bó với cuộc sống của người Việt từ xưa đến nay.

Bên cạnh bưởi là những loại quả quen thuộc khác như hồng giòn, chuối, na, nhãn…tượng trưng cho vị ngọt ngào, no đủ của ngày Tết đón trăng.

Bánh kẹo truyền thống

Tết trung thu được ví là Tết Thiếu nhi, vì vậy mâm cỗ không thể nào thiếu những loại bánh kẹo, ô mai cho con trẻ. Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, nhưng không phải vì thế mà con người rời xa những thức quà truyền thống, ngược lại, người Việt có xu hướng ưa chuộng những món ăn cổ truyền trong ngày lễ trọng đại như: bánh đậu xanh, cốm, chè lam, kẹo lạc…

Những thức quà truyền thống đều được làm từ các nguyên liệu quen thuộc, cốm làm từ lúa non, chè lam được nấu từ bột nếp, kẹo lạc làm từ lạc và mạch nha… Đây là những sản vật tinh hoa của đất trời, nhờ bàn tay con người chế biến để dâng lên Tổ tiên trong Tết Trung thu.

Nhiều người vẫn tưởng ô mai chỉ phù hợp trong dịp Tết Nguyên Đán, nhưng kì thực, đây vốn là một món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung thu. Ô mai được làm từ quả tươi trên núi cao, khi được kết hợp với muối mặn biển Đông, vị cay nồng của gừng nơi đồng bằng…trở thành món ăn hội truyền thống tụ tinh hoa của đất trời. Ô mai xuất hiện trên mâm cỗ đêm rằm, như một thứ gia vị chua cay mặn ngọt…không thể thiếu trên bàn tiệc cuộc đời.

Món quà đủ vị truyền thống đang là lựa chọn của nhiều khách hàng

Giải mã sức hút của Bánh trung thu ô mai – món ăn gây sốt trong mùa trung thu năm nay

Bánh trung thu vốn đã quen thuộc, ô mai cũng không xa lạ, nhưng khi kết hợp hai thức quà truyền thống này với nhau sẽ tạo nên một món ăn mới hoàn toàn, món ăn mang hơi thở hiện đại từ những chất liệu cổ truyền.

“Đúng là rất khác với các loại bánh truyền thống hay phá cách mà mọi năm vẫn thường được ăn. Bánh trung thu nhân ô mai Hồng Lam, ăn không chỉ là ăn mà thấy cả quê hương chan chứa trong lòng mình: thanh thanh, bùi bùi, ngậy ngậy. Ngũ vị bỗng ùa về trên đầu lưỡi. – Chị Thủy Dương Hướng – Nữ nhà văn chia sẻ.”

“Chọn bánh Trung thu để biếu đừng chỉ quan tâm đến hình thức, độ hoành tráng, mà cứ phải coi trọng phần ngon nhiều hơn….Phải kể đến là món tinh hoa Hà Nội từ nhà Hồng Lam. Bên trong bao bì “chạm” vào cảm xúc, là những chiếc bánh truyền thống đủ vị, tinh tế nhấn ở chút lá chanh đăng đắng thơm thơm. Nhưng đặc biệt hơn là bánh nhân cốm mận dẻo. Đúng chuẩn bánh nhà mứt – ô mai. Vừa giữ được bản sắc thương hiệu – mà vừa có sự kết hợp thú vị đậm chất “người Kẻ Chợ”.” – Chị Đỗ Thanh Phương – MC Truyền hình nổi tiếng, Giám đốc công ty truyền thông chia sẻ.

Hồng Lam ra mắt bao bì đẹp mắt, rất phù hợp làm quà biếu tặng trong dịp Trung thu

Trung thu mỗi năm mỗi đổi thay, nhưng giá trị cốt lõi của ngày Tết Đoàn Viên vẫn luôn được người Việt trân trọng và gìn giữ. Mâm cỗ Trung thu chính là một trong những biểu tượng đẹp nhất của ngày Rằm tháng Tám. Dù đi đâu xa, mỗi người Việt đều sẽ hướng về cội nguồn trong ngày lễ đặc biệt này, tặng nhau những món quà và quây quần bên nhau phá cỗ. Đó chính là truyền thống gia đình của người Việt Nam.

Mua bánh Trung thu Ô mai tại chúng tôi

Hotline giao hàng tận nơi: *6257

Trường Thịnh

Những Thông Điệp Ý Nghĩa Từ Mâm Cỗ Trung Thu Của Học Sinh Fpt

Mâm cỗ trung thu tròn đầy không chỉ gắn kết đại gia đình FPT Schools mà còn chứa đựng những tình cảm và ý tưởng độc đáo của Ếch Cốm.

Đừng bỏ quên những giá trị truyền thống – Lớp 7A8

Ấn tượng nhất với mâm cỗ Trung thu của lớp 7A8 là hình ông Tiến sĩ giấy. Ông Tiến sĩ giấy biểu trưng cho sự giỏi giang, đỗ đạt, đồng thời thể hiện khát vọng thành công của tập thể lớp nói riêng và học sinh FPT nói chung.

Vui Trung Thu – không quên phòng dịch – Lớp 2A2

Một ý tưởng đặc biệt ý nghĩa, bất ngờ được thể hiện bởi các bạn nhỏ lớp 2A2: Trung thu năm nay là một mùa trăng đặc biệt, mùa trăng của một năm đất nước chịu nhiều biến động bởi đại dịch Covid-19.

Qua các trình bày và trang trí, mâm cỗ Trung thu của lớp 2A2 đã mô phỏng hình ảnh thu nhỏ của dải đất hình chữ S xinh đẹp. Ở mỗi miền Bắc – Trung – Nam của tổ quốc, biểu tượng ngành Y được gắn liền trong tổng thể biểu hiện cho sự đồng lòng quyết tâm chiến đấu với dịch bệnh của dân tộc ta. Trong thời chiến Việt Nam đã làm nên những chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và trong thời bình, đối mặt với đại dịch Covid-19, một lần nữa Việt Nam lại làm rất tốt trở thành nước đi đầu thành công trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Trung thu về, tập thể lớp 2A2 vui đón trung thu nhưng không quên nhiệm vụ giữ an toàn và bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như người thân. Cảm ơn tập thể lớp 2A2 đã đem đến một thông điệp Trung thu ấn tượng và ý nghĩa.

Trung thu là sum vầy – Lớp 2A1

Mộc mạc, truyền thống là cách lớp 2A1 trình bày mâm cỗ Trung thu. Ở chính giữa là mâm ngũ quả, xung quanh mâm cỗ, các lễ vật đặc biệt của ngày hội trăng rằm được sắp xếp cẩn thận.

Điều đặc biệt trong cỗ là những chiếc bánh Trung thu cổ truyền. Mỗi chiếc bánh đều được chính các thành viên trong lớp tự tay hoàn thiện với tình cảm chân thành. Bánh nướng, bánh dẻo thể hiện khát vọng đoàn viên và niềm tin vào hạnh phúc tròn vẹn.

Đáng chú ý là hai chú lật đật được làm từ táo xanh và táo đỏ, biểu tượng cho những đứa trẻ trên trái đất này, với mọi màu da và chủng tộc. Hi vọng trẻ em trên thế giới luôn được vui cười hạnh phúc mỗi ngày.

Tập thể 2A1 gửi lời cảm ơn tới tổ tiên, những người đã tạo nên và phát triển nét đẹp truyền thống mỗi mùa Trung thu, cảm ơn bố mẹ và thầy cô đã mang đến kỷ niệm tuổi thơ tươi đẹp cho các con.

Phá Cỗ Trung Thu Là Gì? Ý Nghĩa Việc Phá Cỗ Trung Thu

Phá cỗ trung thu là một phong tục văn hóa dân gian. Từ này có lẽ những người lớn lên ở thôn quê sẽ được biết nhiều hơn so với người ở thành phố. Trong ngày tết Trung thu, các gia đình bày biện một mâm cỗ ngoài trời để cúng trăng và tế trời đất, cầu mong cho mùa màng bội thu, cho gia đình đoàn viên, hạnh phúc, cho sự viên mãn trong cuộc sống. Mâm cỗ đặc biệt này bao gồm các loại bánh trung thu như bánh nướng truyền thống, bánh dẻo, bánh làm theo hình các con vật ngộ nghĩnh và các loại bánh kẹo khác trẻ con thích. Mâm cỗ cũng bao gồm các loại trái cây sẵn có của mùa thu lấy từ vườn nhà như na, bưởi, chuối, hồng, mía… được bày biện công phu, cắt tỉa khéo léo. Xung quanh mâm cỗ là các loại đèn lồng trung thu như đèn ông sao, đèn cá chép, đèn giấy nhún… Ánh sáng của trăng trên trời và đèn hoa dưới đất tạo nên khung cảnh đêm trung thu lung linh huyền ảo.

​Cỗ bàn bày biện đầy đủ, trăng rằm đã lên cao sáng tỏ, đất trời, tổ tiên cũng đã chứng giám cho lòng thành của con cháu qua các nghi thức cúng lễ. Giây phút này cũng là lúc mọi người quây quần lại và đồng thanh hô… phá cỗ!. Người ta lần lượt dỡ bánh, trái cây xuống, chia phần cho trẻ nhỏ và mọi người cùng thưởng thức. Người lớn thì ăn bánh trung thu uống trà, trẻ em ăn bánh trái và cầm lồng đèn sặc sỡ thắp sáng vừa đi vừa hát bài “Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn tháng Tám” hoặc xem những đoàn lân nhảy múa trong tiếng trống rộn ràng náo nhiệt mang đến điềm lành.Như vậy, phá cỗ trung thu là cùng nhau thưởng thức mâm cỗ trung thu dưới ánh trăng rằm tháng Tám, thưởng thức hương vị của tết trung thu.

​Với trẻ em nông thôn, ngày Tết trung thu trông trăng phá cỗ, xem múa lân là ngày vui, nô nức của các em. Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu, cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ. Phá cỗ trung thu là lúc mọi người trong gia đình quây quần bên nhau ngắm trăng, thưởng thức mâm cỗ dưới ánh trăng trong không khí mát mẻ, êm ả của mùa thu. Vì vậy, đây là dịp để tình yêu thương gia đình thêm khăng khít, gắn bó.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ được mùa, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ yên bình, thịnh trị.

Những năm gần đây, phá cỗ trung thu cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa trong đêm trung thu mà các cơ quan, đoàn thể tổ chức cho trẻ em vui tết trung thu, nhất là với các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cùng với múa lân, rước đèn. Đây là những hoạt động thể hiện sự quan tâm của cộng đồng, xã hội đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.

Vậy là chúng ta đã biết phá cỗ trung thu là gì và ý nghĩa của việc phá cỗ trung thu. Phong tục này hiện nay vẫn còn ở các làng quê, ở một số nơi đã giản lược hơn nhiều. Dù với hình thức nào thì ngày tết trung thu cũng mang ý nghĩa riêng của nó. Và phá cỗ trung thu cũng là một nét đẹp trong văn hóa dân gian mà chúng ta cần trân trọng giữ gìn.Xem Thêm: ​Tìm Hiểu Mâm Cỗ Ngày Tết Trung Thu Gồm Những Gì?