Ý Nghĩa Của Các Loại Quả Trong Mâm Cỗ Trung Thu / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cùng Tìm Hiểu Ý Nghĩa Các Loại Quả Trong Mâm Cỗ Trung Thu

Trung thu là một trong những ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Cứ mỗi độ tháng tám về là lòng người lại hoan hỉ chờ đón thời khắc được quây quần bên gia đình trong đêm trăng rằm và tổ chức tết trung thu. Một mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu và những trái ngon nhiều màu sắc đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong ngày này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa các loại quả trong mâm cỗ trung thu thực sự là gì? Chính vì vậy, trong bài viết này, Cyber Show sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của một số loại trái cây thường thấy trong mâm cỗ trung thu.

Mâm cỗ trung thu bao gồm những loại quả nào?

Tết trung thu không chỉ là dịp để gia đình đoàn viên sum họp mà còn là ngày hội vui chơi của người dân thời điểm kết thúc vụ mùa. Hằng năm, vào đêm trăng rằm tháng 8 âm lịch, mỗi nhà sẽ đều có lễ vật dâng lên thờ cúng. Trước là để thể hiện sự thành kính và biết ơn với tổ tiên, thiên địa đã ban cho một vụ mùa bội thu, sau sẽ là phá cỗ – một hoạt động đặc trưng, không thể thiếu mỗi dịp trung thu về.

Ý nghĩa các loại quả trong mâm cỗ trung thu

Cách thức trang trí mâm cỗ trung thu có thể thay đổi, sử dụng nhiều loại quả khác nhau theo đặc trưng của từng vùng miền. Tuy nhiên, có một thứ quả không thể thiếu trong mâm cỗ này chính là trái bưởi. Từ xa xưa, người ta đã tin rằng loại quả này mang lại sự may mắn, bình an cho gia chủ. Màu vỏ xanh tươi tượng trưng cho sự mát lành, thanh khiết. Còn dáng bưởi căng, tròn là thể hiện của sự toàn vẹn, đủ đầy, sung túc. Bưởi là trái cây thân thiết với làng quê và con người Việt trên khắp Tổ Quốc, nó lại thứ quả giản dị, ngọt ngào mà nhiều ý nghĩa với dân tộc ta.

Hồng giòn cũng là một loại quả thường thấy trong hầu hết các mâm cỗ ngày tết trung thu. Màu cam đỏ, chín mọng của thứ quả này khiến mâm cỗ thêm lung linh đẹp mắt. Mặc dù có vẻ ngoài khá nhỏ nhắn nhưng trái hồng lại luôn căng tràn và rắn chắc. Đó chính là biểu tượng cho sức sống mơn mởn và niềm tin bất diệt của con người, đặc biệt dành cho các em nhỏ thiếu nhi.

Chuối là thứ quả có trong hầu hết các mâm cỗ thờ cúng, và với mâm cỗ tết trung thu cũng vậy. Hình ảnh nải chuối xanh tràn sang hai bên như đôi bàn tay đang hứng trọn những tinh hoa của đất trời để gửi gắm tới thần linh. Nó thể hiện cho sự thành kính và biết ơn của con người trước sự bảo bọc và ban ơn của đất trời, thiên địa

Không chỉ góp phần tô điểm thêm nét xanh tươi cho mâm cỗ ngày tết, quả na với nhiều hạt đen nhánh, to, rõ mang ước vọng sinh sôi, lộc nở. Đó là nguyện cầu cho sức sống mãi trường tồn của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Thanh long là loại quả mang nhiều ý nghĩa trong mâm cỗ tết trung thu. Sắc đỏ chính của loại quả này không chỉ khiến mâm cỗ thêm hài hòa, cân đối mà nó còn thể hiện cho sự may mắn, phát tài phát lộc. Bên cạnh đó, quả còn có những chiếc tai xanh bên ngoài với hình dáng uốn lượn tựa rồng bay, phượng múa. Đây cũng là biểu tượng cho rồng mây hội tụ, đất trời giao hòa, bình an và yên lành khắp muôn nơi.

Một mâm cỗ đẹp và ý nghĩa sẽ khiến ngày tết trung thu thêm trọn vẹn và vui tươi. Đó cũng là mong muốn của công ty sự kiện Cyber Show khi thực hiện bài viết này. Để biết nhiều hơn về cách thức chuẩn bị và Tổ chức Tết Trung Thu, quý khách hãy liên hệ ngay với Cyber Show để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

“”” Tìm hiểu thêm:

Mâm Cỗ Tết Trung Thu Gồm Những Gì? Hình Ảnh, Ý Nghĩa Các Loại Quả

1. Mâm cỗ Trung Thu gồm những gì?

Bánh Trung Thu chắc hẳn là phần không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Trung Thu của mọi nhà. Do đó, các gia đình nên sắm các hộp bánh Trung Thu ngon và đảm bảo chất lượng để cho mâm cỗ đầy đủ và tươm tất nhất. Bánh trung thu có hai loại gồm bánh dẻo và bánh nướng. Hiện nay, bánh trung thu có đa dạng mẫu mã và các loại nhân bánh vô cùng hấp dẫn. Có thể kể đến: nhân đậu xanh, đậu đỏ, sầu riêng, phomai, trứng muối, thập cẩm… Thêm nữa, bánh trung thu còn có nhiều hình dáng ngộ nghĩnh như cá chép, con lợn… Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại bánh trung thu được sản xuất ra đáp ứng được nhiều loại khẩu vị đa dạng của người tiêu dùng.

Những chiếc lồng đèn màu sắc là điều không thể thiếu khi bày biện mâm cỗ Trung Thu cho gia đình. Nó vừa đem đến sự thẩm mỹ cho mâm cỗ vừa là món quà cực kỳ ý nghĩa và đáng nhớ cho các bé. Gia đình có thể lựa chọn các loại đèn lồng truyền thống như đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân, đèn con thỏ hoặc đèn lồng đỏ đơn giản. Dưới ánh trăng sáng, lồng đèn tỏa sáng lung linh sẽ khiến đêm trăng Trung Thu của gia đình cực kỳ đáng nhớ.

Trong mâm cỗ Tết Trung Thu, không thể thiếu các loại trái cây. Thông thường, các gia đình thường bày biện thành mâm ngũ quả Tết Trung Thu. Hoa quả tươi ngon được các gia đình lựa mua để bày mâm cỗ tương đối đa dạng, có thể kể: đu đủ, chuối, bưởi, táo, dưa hấu, hồng đỏ, hồng ngâm… Bằng sự khéo léo của mình, mâm trái cây được trình bày với nhiều kiểu dáng đẹp mắt. Ví dụ như chú cún bằng bưởi, cá thanh long và nhím lê nho… Màu sắc của trái cây cần được hết sức chú ý. Màu sắc đa dạng và phong phú, có cả quả xanh và quả chín xen kẽ nhau. Điều này thể hiện sự cân bằng âm dương, theo phong thủy rất tốt cho gia đình.

Mỗi loại quả được bày biện trên mâm cỗ Trung Thu đều có ý nghĩa thú vị kèm theo. Táo mang màu đỏ thể hiện sự hy vọng. Nho mang màu xanh tượng trưng cho ước nguyện sinh sôi, lộc nở. Quả bưởi có ý nghĩa mát lành, thể hiện cho sự may mắn. Tương tự, quả bí ngô cũng là chứa đựng ước mong gặp nhiều may mắn. Hơn nữa, quả lựu có ý nghĩa sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, quả na thể hiện ước mong tài lộc ở lại cùng gia đình. Quả dưa đỏ chứa đựng khát vọng bình an cho cả nhà. Mâm cỗ vừa có quả xanh vừa có quả chính để cân bằng âm dương, đem đến điều tốt lành. Như vậy, ý nghĩa các loại quả có trong mâm cỗ Trung Thu khác nhau nhưng tựu chung đều thể hiện mong muốn bình an, may mắn và phát triển cho cả nhà.

3. Cách bày mâm cỗ Tết Trung Thu

Để có cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp và hoàn hảo, bạn phải nắm được nguyên tắc hài hòa màu sắc. Cụ thể, các loại bánh trái và hoa quả cần được bày biện đan xen màu sắc. Màu các đồ vật này cần phải phân ra hai loại. Một là màu nóng và một là màu lạnh. Màu nóng có tính dương, màu lạnh có tính âm. Do đó, người bày mâm cỗ phải đảm bảo được màu nóng và màu lạnh cân bằng hay âm dương điều hòa nhất. Đừng bày biện quá nhiều màu lạnh hay màu nóng, bạn sẽ khiến mâm cỗ Trung Thu mất cân bằng, không có lợi cho gia đình.

4. Gợi ý 10 mâm cỗ Tết Trung Thu đẹp nhất dành cho bé

Mâm cỗ Trung Thu đầu tiên là sự kết hợp cực kỳ ngộ nghĩnh của các loại hoa quả được cắt tỉa và trang trí thành hình mặt người. Có thể kể đến là: bí ngô, táo, xoài, dưa hấu, nho … Bánh trung thu có hình cá chép cực kỳ bắt mắt và ngộ nghĩnh.

Mâm quả số 2 nổi bật với quả bưởi hô biến trở thành chú cún con xinh xắn. Trong mâm quả có nhiều loại hoa quả đặc sắc. Có thể kể đến: na, chuối, nho, thanh long, ớt, su su, đu đủ, dứa… Sự khéo tay của các bố mẹ có thể khiến những hoa quả bình thường trở nên hấp dẫn và sinh động hơn hẳn giúp bé có một Tết Trung Thu ý nghĩa nhất.

Khám Phá Ý Nghĩa Của Các Loại Quả Trong Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Mâm ngũ quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngày Tết cổ truyền. Mỗi loại quả đều có ý nghĩa riêng, thể hiện mong ước của gia chủ trong năm mới.

Theo các nhà văn hóa, mâm ngũ quả ngày Tết để dâng cúng tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự.

Mâm ngũ quả cũng thể hiện cho 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của người Việt nói riêng và của văn hóa Á Đông nói chung.

Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm Giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này được kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng.

Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.

Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Táo: Phú quý, giàu sang.

Thanh long : Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Quả trứng gà: Lộc trời cho.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Cách chọn các loại quả để bày trong ngày tết:

– Chuối để bày lên bàn thờ ngày Tết thường là chuối tiêu già quả nhưng vẫn còn xanh. Chuối thờ đẹp chị em phải chọn đều quả, mỗi nải chuối thưởng trên 20 quả, cong đều nhau như vật mới “ôm” được các hoa quả khác đặt trong lòng nó. Không nên chọn chuối sắp chín, hoặc đã sắp đổi sang vàng vì khi thờ, sức nóng của hương nhang sẽ làm chuối chín rất nhanh và dễ bị rụng quả.

– Thanh long thường được nhiều gia đình chọn lựa để bày lên bàn thờ vì không chỉ màu sắc đẹp, nó còn thể hiện sự no đủ, sung túc của năm mới. Muốn thanh long để lâu, không bị héo, khi chọn mua bạn nên chọn quả thanh long có vỏ bóng đỏ sậm và mỏng. Không có quá nhiều chồi lá mọc lên, những quả thanh long này vừa ngọt, nhiều nước, ăn ngon lại để được lâu.

– Không nên rửa quả vì dính nước, quả sẽ nhanh bị héo.

– Chọn quả chắc, không trầy, còn cuống và lá để mâm quả xum xuê.

– Chọn dưa hấu: Muốn biết quả ngon hay không, bạn búng tay vào vỏ dưa. Nếu âm thanh trầm, nghe bịch bịch, tức quả chưa bị nẫu.

– Quả bưởi tươi, ngon thường chắc, nặng.

Ý Nghĩa Các Loại Quả Trong Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo ngũ hành các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.

Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm…

Một số gia đình thường băn khoăn, màu sắc mâm ngũ quả có nhất định phải đủ các loại quả có màu theo ngũ hành hay không? Trong khi đó vẫn muốn bày thêm những quả khác thể hiện mong muốn của gia chủ? Theo cổ truyền, Ngũ hành không phải quan niệm trên ban thờ, không có ý nghĩa thực tiễn

Mỗi loại quả được quan niệm có ý nghĩa riêng, chẳng hạn, quả lựu thể hiện mong muốn đông con, nhiều cháu. Quả đào (thăng tiến), quả táo to, đỏ (phú quý), quả hồng, quả quýt.

Quả cam canh chín đỏ (mạnh mẽ, thành đạt), quả thanh long (rồng mây gặp hội), quả dưa hấu, quả bưởi căng tròn (hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn). Quả trứng gà (lekima – lộc trời), quả sung (sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc), quả đu đủ (đầy đủ thịnh vượng). Quả xoài (âm Hán như là “xài”, cầu mong không thiếu thốn)…

Vì thế, phương án đẹp nhất là chọn lựa, sử dụng các loại quả với ý nghĩa riêng theo mong muốn, ước nguyện của gia chủ, đồng thời đảm bảo được các màu sắc chủ đạo theo Ngũ Hành, vừa có được mâm ngũ quả đẹp, ấm cúng, đem lại cảm giác sung túc.

Theo truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào bày đan xen vào nhau.

Do trái cây ngày càng đa dạng nên ngày càng phong phú hơn và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Dù bày biện nhiều loại trái cây hơn nhưng người ta vẫn gọi là ” mâm ngũ quả “.

Ý nghĩa một số loại quả trên mâm ngũ quả:

Lê: ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ

Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống

Phật thủ: giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người

Táo đỏ: có nghĩa là phú quý

Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt

Thanh long: ý rồng mây gặp hội

Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn

Nải chuối: như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc

Quả trứng gà: có hình trái đào tiên – lộc trời

Dừa: có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là không thiếu

Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc

Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng

Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.