Mâm ngũ quả là biểu tượng cho sự thành quả một năm lao động, mong mỏi cuộc sống trong năm mới sẽ hạnh phúc, thịnh vượng, vui vẻ hơn.
Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm Giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ.
Theo đó, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên; hay quy luật đất trời theo ngũ hành: 5 màu của quả tượng trưng cho Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng).
Từ những quan niệm này, mâm ngũ quả miền Bắc thường bày 5 loại quả có màu sắc khác nhau theo ngũ hành như: Chuối xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm (sapôchê) hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.
Còn ở miền Nam, các loại quả trong mâm khi ghép lại trở thành những cái tên ý nghĩa, theo ước nguyện cầu mong của gia chủ như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm, bưởi, thanh long…
Ý nghĩa một số loại quả được dùng trong mâm ngũ quả
Cầu: Trái mãng cầu là sự cầu mong, cầu chúc, và khấn cầu đầu năm mới.
Người miền Nam phát âm là “zừa” = “vừa”, ý muốn cầu mong sự vừa đủ, không túng thiếu và viên mãn trong cuộc sống.
Đu đủ: Giống như tên gọi của nó, chưng đu đủ trong ngày Tết, người Việt Nam mang theo mong muốn được sự đầy đủ, thịnh vượng trong cuộc sống không những trong kinh tế mà còn cả tình cảm.
Xoài: Người miền Nam phát âm là “xài”, ý muốn cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn, cuộc sống sung túc.
Sung: Người ta chọn sung để biểu trưng cho sự sung mãn không những về tình cảm, sức khỏe mà về cả tiền bạc, như cái tên vốn có của nó.
Thơm (miền Nam gọi là khóm): Với dáng như rồng (thân có vảy như vảy rồng) với ý nghĩa mang lại sự giàu có, may mắn và thịnh vượng.
Cam, quýt, chanh: Người ta tin rằng ba loại trái này có thể mang lại may mắn do hương vị dễ chịu và tinh khiết của nó, tránh được những điều xui xẻo.
Nho: Trong phong thủy, nho tượng trưng cho sự tạo ra sự phong phú của cải vật chất. Nho cũng đại diện cho sự thành công. Đôi khi, nho cũng được sử dụng như là công cụ phong thủy cho việc hóa hung thành cát, biến vận hạn rủi ro thành may mắn.
Chuối xanh: Tượng trưng cho cho mệnh Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa che chở, đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết. Nải chuối xanh được để dưới cùng của mâm ngủ quả, nâng đỡ các loại quả khác đã nói lên điều đó.
Phật thủ: Trái phật thủ những năm gần đây trở nên thông dụng trong mâm ngũ quả bởi như tên gọi, Phật thủ là bàn tay Phật đang che chở, bảo vệ, phù hộ cho gia đình gia chủ.
Bưởi: Được đặt trên nải chuối xanh, tượng trưng cho phúc lộc với mong muốn an khang, thịnh vượng.
Trưng bưởi trên mâm ngũ quả với mong muốn an khang, thịnh vượng.
Dưa hấu: Dưa hấu với vỏ xanh và ruột đỏ sẽ mang lại sự may mắn. Quả căng tròn mọng nước, ngọt thanh tượng trưng sự sung túc và căng tràn sức sống. Hiện dưa hấu ruột vàng cũng được lựa chọn nhiều vì màu vàng cũng là màu may mắn.
Đào: Đào là một trong những biểu tượng trái cây phong thủy phổ biến nhất, là biểu tượng của sự bất tử. Nghĩ tới trái đào người ta sẽ liên tưởng ngay đến sự giàu có, sức khỏe và sự trường thọ. Hoa đào cũng được xem là biểu tượng Phong thủy của tình yêu và hôn nhân.
Táo: Táo cũng biểu hiện cho sự hòa bình, đem lại sức khỏe và sự hòa hợp trong gia đình. Theo quan niệm phong thủy, táo đỏ được coi trọng hơn mặc dù táo xanh hoặc vàng cũng được sử dụng rộng rãi.
Lựu: Loại quả này tượng trưng cho hạnh phúc trong gia đình và chúc may mắn cho con cháu của mình luôn được khỏe mạnh. Nói cách khác, hình ảnh trái lựu tươi thắm, căng mọng gợi hình ảnh về một gia đình hạnh phúc và đông con nhiều cháu..
Nho: Trong phong thủy, nho tượng trưng cho sự phong phú của thực phẩm, tạo ra sự phong phú của cải vật chất. Nho cũng đại diện cho sự thành công đang hiện hữu trong gia đình bạn hoặc trong tương lai không xa. Đôi khi, nho cũng được sử dụng như là công cụ phong thủy cho các vấn đề về sinh con cũng như trong việc hóa hung thành cát, biến vận hạn rủi ro thành may mắn.
Tùy vào mỗi vùng miền sẽ có những quan niệm về mâm ngũ quả khác và có những đặc sản khác nhau nên việc bày trí mâm ngũ quả của từng vùng miền cũng khác nhau như trong mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có chuối xanh, bưởi (bòng), còn người miền Nam thì có vú sữa, mãn cầu, sung, đu đủ, dừa …. Do đó, bạn cần tìm hiểu để có thể bày mâm ngũ quả phù hợp.
Đối với những người miền Bắc, mâm ngũ quả tượng trưng cho các yếu tố trong phong thủy Thổ – Kim – Mộc – Thủy – Hỏa nên cần phải phối theo 5 màu khác nhau: Thổ thì màu vàng, Hỏa thì màu đỏ, Thủy sẽ là màu đen, Mộc thì màu xanh, Kim là màu trắng. Do đó, thông thường mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc có 5 loại quả là chuối xanh, quýt, hồng, bưởi đào.
Người miền Nam mong muốn năm mới sẽ sung túc và đầy đủ nên mâm ngũ quả thường có mãng cầu, quả sung, dừa, quả đu đủ, quả xoài. Và theo quan niệm của người miền Nam thì trong mâm ngũ quả không bày những quả này bởi phát âm của loại quả đó mang ý nghĩa không tốt như quả chuối, lê, cam, quýt.
3. Mâm Ngũ Quả Miền Trung
Đối với những người miền Trung không câu nệ hình thức, có gì thì cúng đó nên tùy mỗi nhà có loại quả gì thì họ sẽ bày trong mâm ngũ quả loại quả đó. Thông thường mâm ngủ quả miền Trung có mãng cầu, quýt, quả sung, dưa hấu, chuối …
Quan niệm người dân về mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của của nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc và ý nguyện cầu hòa thuận, no đủ, an lành người Việt. Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt mà còn thể hiện tấm lòng thành, lòng biết ơn của con cháu kính dâng lên ông bà tổ tiên trong những ngày sum họp.