Rate this post
Mã sản phẩm: NM-1 Giá cũ: 2.008.600 vnđ Giá: 1.826.000 vnđ Mô tả: mâm lễ cúng nhập trạch nhà mới, cúng nhà mới chung cư, cúng nhà mới thuê;
DANH SÁCH LỄ VẬT MÂM CÚNG VỀ NHÀ MỚI
1. – Trái cây – 1 Phần – (Ngũ quả)
2. – Hoa đông tiền – 1 Bó –
3. – Nhang rồng phụng – 1 Bó –( Nhang rồng phụng 3 tấc + nhang thần tài 3 tấc)
4. – Đèn cầy – 2 Ly –
5. – Gạo hủ – 1 Hủ –
6. – Muối hủ – 1 Hủ –
7. – Trà hương lài – 1 Ly –
8. – Rựu nếp hà nội 420ml – 1 Chai –
9. – Nước chai 330ml – 1 Chai –
10. – Giấy cúng về nhà mới – 1 Bộ –
11. – Bánh kẹo – 1 Đĩa –
12. – Hũ sứ – 3 Hũ – (Đựng muối, gạo, nước, sau khi cúng xong đêm để bàn thờ táo quân)
13. – Lư xông trầm sứ – 1 Cái – (Xông nhà)
14. – Trầm hộp – 1 Hộp – (Xông nhà)
15. – Trầu câu – 1 Phần –
16. – Chè – 5 Chén – (trôi nước tam sắc/ đậu trắng)
17. – Xôi – 5 Đĩa –
18. – Cháo trắng – 5 Chén – (Chè đạu trắng)
19. – Bộ tam sên – 1 Bộ – (1 trứng vịt luộc, 1 miếng thịt ba rọi luộc,3 hoặc 5 con tôm.)
20. – Gà luộc – 1 con – (Gà ta 1,9kg-2kg, cháo gà, rau gỏi)
– Cộng – 1.635.000 – (1)
– Dụng cụ đi kèm – –
1. – Ly sứ hồng cánh sen – 6 Cái –
2. – Chén, đũa, muỗng. – 5 Bộ – (Dụng cụ sử dụng một lần)
3. – Bình hoa – 1 Cái –
4. – Lư nhang – 1 cái –
– Cộng – 191.000 – (2)
– Tổng cộng – 1.826.000 – (1)+(2)
Về nhà mới thế nào cho đúng?
MÂM CÚNG VỀ NHÀ MỚI TRỌN GÓI TẠI VŨNG TÀU
1. Nguồn gốc, ý nghĩa cúng về Nhà mới:
– Một trong ba nghi lễ cực kỳ quan trọng của người Việt Nam khi làm nhà là động thổ, cất nóc và nhập trạch.
Đang xem: Xôi chè cúng nhập trạch
– Lễ Nhập trạch còn gọi là Lễ dọn vào nhà mới. Đây là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt tương đương với Lễ Động thổ (bắt đầu xin phép thổ công ở nơi định xây dựng), Lễ Cất nóc (trước khi đổ mái nhà) và Lễ Nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh nơi ngôi nhà đã tọa lạc.
Đặt Xôi Chè Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới, Quy Tắc Cúng Lễ Nhập Trạch Về Nhà Mới 5
Hình ảnh mâm cúng nhà mới
2. Phong tục thờ cúng khi về nhà mới: Lễ nhập trạch là gì???
Lễ Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng đòi hỏi gia chủ phải tuân theo các qui định cổ truyền:
– Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới tại Vũng Tàu.
– Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển sang đến nhà mới
– Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.
– Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.
– Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước… lễ vật cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
– Lễ vật được để làm bàn, mâm, kê theo hướng đẹp với các gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lế Thần linh xin nhập vào nhà mới, tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp đun nước.
– Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó mời khách.
– Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm ở nhà mới.
– Sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên rồi mới dọn dẹp đồ đạc.
– Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh Thần và Tổ tiên…
– Người có thai có nên dọn nhà không? Người có thai thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người mang thai quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. Như vậy mới không phạm tội “Thần thai”
– Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ.
– Theo ông bà ta ngày xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cà nhà vui vẻ.
Đặt Xôi Chè Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới, Quy Tắc Cúng Lễ Nhập Trạch Về Nhà Mới 6
Hình ảnh mâm cúng nhà mới
3. Nhập trạch nhà mới thế nào cho đúng?
– Nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của người Việt.
– Năm hết Tết đến, nhiều gia đình chuyển đến nhà mới. Số đông băn khoăn không biết làm lễ nhập trạch sao cho đúng.
– Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ nên lưu ý.
Đặt Xôi Chè Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới, Quy Tắc Cúng Lễ Nhập Trạch Về Nhà Mới 7
Hình ảnh mâm cúng nhà mới
4. làm lễ nhập trạch, vật dụng mang vào hay cần hoàn thiện trước khi làm mâm cúng nhập trạch.
– Bếp (nên hoàn thiện trước).
– Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ) hay đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng không cần cầu kỳ.
– Gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới).
– Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…).
* Những lưu ý khi vào nhà mới: Khi vào nhà mới, không quan trọng là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì nhưng ai cũng nên có đồ mang vào, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.
Đặt Xôi Chè Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới, Quy Tắc Cúng Lễ Nhập Trạch Về Nhà Mới 8
Hình ảnh mâm cúng nhà mới
5. BÀI CÚNG VỀ NHÀ MỚI: Bài văn cúng về nhà mơi, bài cúng nhập trạch đúng nhất!
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
– Chuyên nhận đặt mâm cúng trọn gói tại Vũng Tàu, cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng cô hồn, mâm cúng rằm tháng 7.