Xới Cơm Cúng Như Thế Nào / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Dọn Cơm Cúng Vong Như Thế Nào Mới Đúng ?

Hỏi: Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau. Chén cơm chính giữa thì để một đôi đủa, còn 2 chén cơm 2 bên, thì chỉ để có 2 chiếc đủa. Xin hỏi, điều nầy có ý nghĩa gì ?

Đáp: Nghi cúng cơm nầy là do tổ tiên ta bày ra. Đây là một tập tục có từ ngàn xưa. Khi cúng để 3 chén cơm, một chén chính giữa phải đầy cơm và 2 chén 2 bên thì lưng. Chén cơm và đôi đủa ở giữa là để cúng cho hương linh mới chết, còn 2 chén và 2 chiếc đủa 2 bên là để cúng cho 2 bên vai giác, tức là tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang. Thường là để cúng 3 chén, 6 chén hoặc 9 chén, chớ để 5 chén là sai. Lý do để 2 chiếc đủa 2 bên, ý nói rằng, ma cũ thường ăn hiếp ma mới, nên chỉ để một chiếc mà không để nguyên đôi. Nếu để nguyên đôi, thì hương linh mới chết đó khó có thể ăn được trọn vẹn, mà bị các cô hồn giành giựt ăn hết vậy. Cần nói rõ, cách thức cúng cơm nầy không phải là nghi thức của Phật giáo, mà là theo tục lệ tín ngưỡng nhân gian xưa bày nay làm mà thôi.

Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Tất Niên Như Thế Nào?

Cúng Tất Niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua. Vậy, chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào cho đúng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách làm mâm cơm cúng Tất niên cuối năm nhé.

Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối.

Những năm gần đây nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước Tết để có thể đến được nhà nhau hoặc có kế hoạch đi du lịch.

Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Để cho giản tiện, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa.

Dưới đây là bài văn khấn cúng tất niên để bạn đọc tham khảo.

Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm

Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương – Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần. – Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. – Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ………. Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm………. Tín chủ (chúng) con là:………… Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết Năm kiệt tháng cùng Xuân tiết gần kề Minh niên sắp tới. Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật!.

Bữa cơm tất niên sum vầy. (Ảnh: Phú Thi).

Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng như:

Miền Bắc: Mâm cúng tất niên miền bắc thì thường sẽ bao gồm bánh chưng, nem gián, giò lụa, giò xào, gà luộc, miến xào lòng gà, thịt đông và canh măng, xôi gấc.

Miền Trung: Mâm cúng tấn niên miền Trung thì bao gồm: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, thịt đông, bò khia mật mí, chè, bánh gạo, thịt heo luộc, gà bóp rau răm…

Miền Nam: Mâm cúng tất niên miền Nam sẽ bao gồm: bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, chả giò và canh khổ qua nhồi thịt.

Nếu như các gia đình không muốn cúng mâm cỗ tất niên dạng mặn thì cũng có thể cúng tân niên món chay đơn giản nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của mâm cúng tất niên Việt Nam đó là: bánh chưng, xôi, chè.

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng trong mâm cỗ cúng tất niên.

Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” đ ể ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.

Gần đây nhiều người hay gán ghép phong thủy cho mọi lĩnh vực, từ hoa thờ đến mâm ngũ quả, rồi suy luận không căn cứ. Chẳng hạn quả lựu nhiều hạt, tượng trưng cho sự đầy đủ, phát triển; bưởi, dưa hấu căng tròn, tượng trưng cho sự đầy đủ, may mắn hoặc như cam, nghĩa gốc là ngọt (đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi) lại bị suy diễn thành cam chịu. Thậm chí một số người còn sa đà vào tâm linh không cần thiết như đếm nải chuối có quả lẻ mới mua, đếm phật thủ có lẻ nhánh mới được, tổng số quả trên mâm phải hợp mệnh chủ nhà… Đây là những suy luận về mặt ý nghĩa và khiên cưỡng. Nhiều khi suy luận quá đà thì sẽ không còn hoa quả nào để bày trí.

Trong bữa cơm tất niên, các thành viên nên có mặt đông đủ, nói những chuyện vui trong năm hay những dự định năm mới, động viên nhau vươn lên, nỗ lực hơn, tạo một bầu không khí đầm ấm, hòa thuận.

Nguyễn Mạnh LinhTrưởng Phòng Phong thủy Kiến trúcViện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị – ĐHXD

Lễ Cúng Cơm 100 Ngày Cho Người Mất Như Thế Nào

1. Lễ phát dẫn (Lễ đưa tang): là ngày đưa tang

2. Lễ an táng: giờ hạ huyệt

6. Giỗ đầu: sau ngày giỗ đúng 1 năm

7. Giỗ hết: ngày giỗ sau ngày người mất 2 năm

8. Giỗ thường: là ngày giỗ sau 3 năm trở lên

Lễ cúng cơm 100 ngày cho người mất

Ở một số vùng miền chỉ làm lễ cúng 49 ngày không có làm lễ cúng 100. Tuy nhiên theo phật giáo thì qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty(tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày. Lễ cúng 100 ngày được gọi là lễ tốt khốc tức là thôi khóc. Theo các cụ ngày xưa dạy rằng thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.

Do đó, người nhà cần phải cúng 100 ngày để đưa tiễn vong hồn người đã mất có thể về nơi an nghỉ. Giúp linh hồn người mất có thể thoải mái ra đi, không còn vươn vấn trần tục. Sau khi làm lễ cúng 100 ngày đã qua đi thì có nghĩa là hồn của người mất đã về với thế giới bên kia, con cháu người thân thôi không khóc nữa.

Tuần tốt khốc thì con cháu cũng làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ.

Trước bữa ăn, trong vòng 100 ngày sau mất, người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước.

Văn khấn cúng 100 ngày cho người mất

Nam mô a di Đà Phật! ( đọc 3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển……………………………………………………………..

Hiển………………………………………………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật! ( đọc 3 lần)

Mâm Cơm Chay Cúng Về Nhà Mới Như Thế Nào Là Đúng?

Sau khi đã chọn được ngày giờ chuyển đến nhà mới, thì việc được gia chủ quan tâm chính là mâm cúng lễ nhập trạch gồm những gì? Nên chọn mâm cơm chay cúng về nhà mới hay mâm cơm mặn?

Mâm cúng nhập trạch là gì?

Mâm cúng nhập trạch là một nghi thức rất quan trọng, trọng đại nhất, của mỗi gia đình. Trong quá trình xây dựng nhà mới, có rất nhiều lễ cúng được diễn ra như lễ cúng động thổ, cúng cất nóc, cúng nhập trạch hay còn được biết với tên gọi là lễ cúng vào nhà mới.

cơm chay cúng vào nhà mới được coi như một thủ tục hoàn tất cho công đoạn xây dựng. Lúc này gia chủ cầu xin chư vị thần linh, thông báo việc nhập cư đến ngôi nhà mới, và nhận được sự bảo trợ, phù hộ của thần linh đối với các thành viên trong gia đình.

Ngoài lễ cúng nhập trạch, còn như một nghi thức mời gọi, thông báo cho gia tiên để thỉnh các vị về với nhà mới, bàn thờ mới để con cháu thờ cúng. Chính vì vậy mà mâm cúng lễ nhập trạch rất quan trọng, và được gia chủ rất quan tâm, nhằm mang đến may mắn, tài lộc, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Mâm cơm chay cúng về nhà mới là gì?

Lễ cúng về nhà mới bao gồm có 3 mâm, trong đó:

– Mâm ngũ quả cúng nhập trạch thường nhiều hơn 5 loại quả, sau khi hoa quả mua về phải mang đi rửa sạch để ráo nước, mới xếp lên đĩa, mâm ngay ngắn.

– Mâm hoa hương cúng lễ nhập trạch bao gồm có hoa tươi, nhang, đèn, tiền vàng.

– Mâm cơm chay cúng về nhà mới gia chủ nên chuẩn bị 4- 5 món tùy vào khả năng của gia đình, tuy nhiên nên lựa chọn những món đơn giản như rau củ xào, nem chay, canh nấm, xôi đỗ, chè bánh…

Điều quan trọng nhất khi chuẩn bị mâm cơm chay cúng về nhà mới, đó là sự thành tâm, thành kính của gia chủ, chính vì vậy mà mâm cúng cần được bày biện gọn gàng, sạch sẽ, đẹp mắt.

Một số lưu ý khi cúng mâm cơm chay cúng về nhà mới

– Nếu làm lễ cúng mâm cơm chay cúng về nhà mới để lấy ngày mà chưa ở lại nhà mới, thì sau khi cúng cần phải ngủ lại 1 đêm để trình báo với thần linh là nơi này đã có người ở.

– Sau lễ cúng về nhà mới, cần làm lễ cáo yết cúng gia tiên rồi mới được thụ lộc đồ cúng. Sau khi thụ lộc tất cả các thành viên trong gia đình, từ già đến trẻ đều phải đứng trước bàn thờ khấn bái tạ ơn để cầu bình an cho gia đình.

– Chuyển đến nhà mới tốt nhất nên chuyển vào buổi sáng, và trưa không nên chuyển vào buổi chiều tối vì sẽ khiến vong bên ngoài đi theo về nhà mới.

Hãy đến với dịch vụ của taxi tải Hải Đăng ngay hôm nay nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển nhà. Chúng tôi sẽ hỗ trợ và giúp bạn thực hiện công việc từ A đến Z, từ đó giúp gia chủ nhàn nhã, tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo mọi thứ diễn ra êm xuôi.