Xôi Chè Cúng Rằm Tháng 7 / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Xôi Chè Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Loại Nào?

Hằng năm, sau khi trải qua lễ cúng đầu năm hay lễ cúng rằm tháng giêng. Thì kế tiếp sẽ là lễ cúng rằm tháng 7. Nếu như rằm tháng giêng là lễ cúng quan trọng trong những ngày đầu năm. Thể hiện sự cầu mong cho trong cả năm được thuận lợi, cầu việc được việc, mong bình an được bình an. Thì lễ cúng rằm tháng 7 là dịp tưởng nhớ ông bà tổ tiên, sau là cầu cho những vong linh.

Vì thế, mâm cúng trong rằm tháng 7 sẽ có những mâm cúng: Chư Phật, Thần linh, Chúng sinh ( cô hồn ).

Đối với mỗi mâm cúng, quan niệm về dùng trong cách cúng cũng khác biệt. Ví dụ: đối với Chư Phật thì cúng đồ hoàn toàn chay, xôi chè vì thế cũng được nấu theo cách chay hoàn toàn. Ông bà và thần linh có thể lựa chọn chay mặn đều được. Thì xôi chè dựa vào đó mà lựa chọn. Còn đối với chúng sinh thì nên cúng chay hoàn toàn. Kiêng kị toàn bộ đồ mặn. Vì theo quan niệm dân gian, đồ mặn sẽ khơi gợi lên lòng sân si, tham lam, nóng giận không chỉ vong linh mà cả tinh thần đối với những người cúng nữa.

Trước khi đi vào chi tiết về cách thức chuẩn bị, thì đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu rằng trong mâm cơm cúng tháng 7 sẽ có những gì.

Khi chuẩn bị mâm cúng, thì bạn cần xác định trước xem mâm cúng sẽ dành cho đối tượng nào. Sau đó mới xác định cách chuẩn bị lễ vật cúng phù hợp. Thường thì mâm cơm cúng sẽ gồm những lễ vật: hương hoa đèn, giấy tiền vàng mã, bài khấn, đồ cúng chay/mặn, xôi chè, trà rượu thuốc, và những lễ vật khác theo tục địa phương.

Để sắm mâm cơm cúng phù hợp thì việc bạn cần tìm hiểu tục lệ địa phương có xu hướng cúng như thế nào. Qua kinh nghiệm ông bà cha mẹ hoặc tìm kiếm qua các diễn đàn. Từ đó bạn sẽ có được mâm cơm cúng hợp lý nhất.

Bạn sẽ lựa chọn trong danh sách xôi chè này bạn có khả năng tự nấu được những loại nào hoặc mong muốn trong mâm cơm cúng sẽ được chuẩn bị với mẫu nào. Như vậy, việc còn lại là mua sắm nguyên vật liệu hoặc đặt từ các dịch vụ cung cấp xôi chè uy tín trên địa bàn.

Sau khi bạn lựa chọn được cụ thể mẫu xôi chè nào bạn dự định cúng thì kế tiếp sẽ xem xem phương thức nào để chuẩn bị.

Thứ hai là mua ngoài: Khi bạn dự định cho việc tự nấu không thành vì nhiều nguyên do: thời gian hạn hẹp, bận nhiều công việc, chưa thực sự nấu bao giờ,… Thì cách giải quyết cho khó khăn này là nên tìm hiểu dịch vụ cung cấp xôi chè trên địa bàn thành phố. Nếu các bạn đang sinh sống tại chúng tôi thì hãy liên hệ ngay với xôi chè cô Hoa. Hoặc truy cập đường dẫn sau để tìm hiểu thêm những mẫu nào hiện nay phổ biến được dùng trong lễ cúng rằm.

Có ba lưu ý quan trọng khi bạn đặt hoặc tự nấu xôi chè.

Một, số lượng cần thiết là bao nhiêu. Thường thì ứng với mỗi lễ cúng rằm khác nhau sẽ có số lượng phù hợp. Nên tìm hiểu trước rồi mới quyết định đặt hoặc nấu số lượng vừa phải.

Hai, thời điểm thực hiện cúng. Nên ước lượng thời điểm cúng để đặt giao hàng hoặc tự chuẩn bị nấu. Sao cho xôi chè không bị hư hoặc không bị trễ vào thời điểm thực hiện nghi thức cúng bái.

Ba, cuối cùng là hình thức trình bày. Tránh việc tạo hình không phù hợp đối với xôi chè. Đồ đựng không sạch hoặc thứ tự sắp xếp lộn xộn. Vì thế cần chú ý đến cách sắp xếp để mọi vật lễ được bày trí gọn gàng đẹp đẽ.

Nấu Chè Cúng Rằm Tháng 7

Ý nghĩa khi cúng chè trôi nước vào ngày rằm tháng 7

Vào ngày này, nhà nhà đều chuẩn bị mâm cơm cúng với đầy đủ các món mặn như xôi, gà, nộm, canh bóng hay nem rán, giò lụa, bánh chưng… và một món ngọt không thể thiếu, đó chính là món chè trôi nước.

Nhiều gia đình cúng Rằm tháng 7 với món chè này và rất thắc mắc không hiểu vì sao lại có món chè trôi nước trong mâm cỗ cúng Rằm khi mà đã có món chè kho hay xôi chè… Nhưng nghe các cụ các bà giải thích thì mới biết ý nghĩa sâu sắc của món bánh đơn giản, dân dã này. Những viên bánh trắng tròn vỏ gạo nếp dẻo thơm, nhân đường ngọt lịm trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 chính là thể hiện ước mong mọi sự hạnh phúc của gia đình cũng tròn đầy như hình dáng của viên bánh.

Theo đó, để cho ra được những chén chè trôi nước ngon cần đến rất nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm. Đầu tiên phải kể đến đó là kinh nghiệm lựa chọn nguyên liệu. Muốn chè ngon, người nấu phải chọn được loại đậu, đường và nếp loại ngon để nấu. Loại chè này đại diện cho sự phồn vinh, và là món ăn mang đậm chất dân dã nên ngoài cúng rằm tháng 7, nó còn được trưng dụng trong cả các dịp cúng lễ tổ tiên, cúng rằm tháng giêng…

Với ý nghĩa sâu sắc như vậy nên trong mâm cỗ cúng của nhiều gia đình vào ngày Rằm tháng 7 không thể thiếu món chè trôi nước. Với người có thời gian vào bếp thì tự tay nhào bột, viên bánh và nấu chín để cúng ông bà tổ tiên. Người bận rộn thì có thể mua ngoài chợ. Nhưng dù là tự làm hay mua sẵn thì mỗi người đều có chung ước mong cả năm gia đình thuận hòa, an vui, mọi chuyện đều được suôn sẻ, trôi chảy như những viên bánh tròn gói cả sự no đủ của trời đất.

Cũng như nhiều dịp lễ quan trọng khác, rằm tháng bảy là khoảng thời gian mà nhà nhà, người người đều tất bật chuẩn bị cho mâm cúng lễ của gia đình. Và vào những dịp như thế này, chè trôi nước trở thành món lễ vật thanh đạm được nhiều người lựa chọn nhất. Không chỉ là một món ăn ngon, mà nó còn trở thành món lễ vật mang ý nghĩa tốt thể hiện tấm lòng thành của gia chủ mà bắt buộc phải có trên mâm cúng rằm.

Rằm tháng 7 có cúng chè trôi nước không?Cùng lắng nghe chia sẻ của độc giả

Chị Nguyên cho biết: “Không chỉ cúng chè trôi nước trong các ngày lễ lớn mà chúng ta cũng có chọn món chè này để cúng vào ngày rằm tháng 7. Vì món chè này đại diện cho sự ấm no gắn kết tình cảm của mọi thành viên trong gia đình với nhau”.

Anh Kiên nói: “Từ xưa đến nay trong các ngày lễ lớn món gì cũng có thể thiếu được nhưng ngoài trừ món chè trôi nước. Vì cuộc sống ông cha ta gắn liền với những cây mạ non, cây lúa và đến ngày đơm bông, thu hoạch cho ra hạt nếp, hạt gạo để rồi mang lại nguồn lương thực nuôi sống bản thân gia đình với cơm, xôi, cháo chè. Chính vì đây là một quá trình gắn liền với cuộc sống của cha ông nên để cảm ơn đất trời đã ban nguồn sống cho con người nên chè trôi nước mới được xuất hiện trong mỗi lễ cúng”.

Xôi chè không biết xuất phát tự khi nào nhưng ta hoàn toàn có thể thấy được sự quan trọng của những món ăn này trong những ngày cúng. Tùy vào mỗi vùng miền để có thể chọn loại chè tương ứng và cân đối thời gian chuẩn bị cho thực đơn được thịnh soạn nhất, tươm tất nhất.

Tham khảo Nguồn Tổng Hợp.

Các Món Chè Cúng Rằm Tháng 7

Các món chè cúng rằm tháng 7 giúp mâm cỗ ngày rằm thêm hấp dẫn. Các món chè cúng rằm tháng 7 rất dễ chế biến.

Vào tháng 7, bên cạnh các món mặn, các bạn có thể bố sung thêm món chè để mâm cỗ thêm đầy đủ, hấp dẫn.

Thường thì nhiều gia đình hay chọn nấu món xôi chè vừa ngon, mát rất thích hợp để bạn nấu trong ngày rằm.

Bạn cần chuẩn bị:

Khoai lang tím 300g

Nước cốt dừa 100g

Bột béo 20g

Đường 100g

Khoai lang tím gọt vỏ, cắt vuông quân cờ. Đem một nửa số khoai lang luộc chín, nghiền mịn. Nửa còn lại luộc chín tới rồi cho vào hỗn hợp khoai đã nghiền. Cho đường vào cùng với khoai, bắc lên bếp đun sôi. Bột béo hòa nước, đổ từ từ vào chè khuấy đều cho đến khi chè quánh lại. Cho tiếp nước cốt dừa vào, khuấy đều rồi bắc xuống.

Múc chè ra bát, trang trí bát chè bằng cách rưới nước cốt dừa lên trên rồi vẽ hình hoa.

Món chè đu đủ vô cùng dễ làm, là thức tráng miệng bổ dưỡng ngon miệng. Đu đủ rất giàu vitamin A, C, E, tốt cho mắt, tăng cường sức đề kháng và giúp tiêu hóa tốt hơn.

Chè đu đủ cho ngày rằm tháng 7

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Đu đủ nửa quả. Không nên chọn đu đủ chín quá sẽ bị nát

Đường

Sữa tươi 3 cốc

Cách làm:

Đu đủ thái miếng to

Cách thực hiện:

Cho sữa vào nồi, đặt lên bếp đun nóng, cho đường vào ngoáy đến khi tan, lượng đường tùy độ ngọt bạn muốn. Nếu sữa tươi đã ngọt thì có thể không cho thêm hoặc giảm bớt đường.

Đun sữa sôi, cho đu đủ vào đun sôi trong 1 phút nữa rồi tắt bếp.

Múc chè ra bát, để nguội bớt rồi thưởng thức

Cách Nấu Chè Cúng Rằm Tháng 7

Nguyên liệu làm phần nhân chè:

Nguyên liệu nước dùng kèm chè trôi nước

Cách nấu chè trôi nước cúng rằm tháng 7

Bước 1: Cách làm phần vỏ chè trôi nước

Bước 2: Chuẩn bị nhân chè trôi nước

Nhân đậu xanh sau khi nguội, đem vo viên sao cho phù hợp với phần vỏ chè trôi nước. Vậy là chúng ta đã hoàn thành nhân của cách nấu chè trôi nước.

Bước 3: Chuẩn bị nước dùng kèm chè trôi nước

Nước đường: Cho đường vào nấu chung với 200ml nước lạnh đến khi sôi. Đun nước đường thêm khoảng 20 phút với lửa nhỏ để nước đường được dẻo và đậm vị. Đừng quên cho ít gừng và tí ti muối vào để giúp nước đường thơm đậm vị hơn.

Chè trôi nước cho ra bát và thêm 1 ít nước dừa lên là đã hoàn thành bát chè để chuẩn bị thắp hương. Rắc ít mè đã rang giúp cho bát chè tăng phần thơm ngon nha.

Bước 1: Đậu xanh vo thật sạch với nước nhiều lần đến khi nước trong. Ngâm đậu khoảng 2 tiếng để giúp đậu nở và ngon hơn.

Bước 2: Đậu sau khi ngâm đem hấp đến khi đậu chín mềm. Xay nhuyễn đậu bằng máy xay, nếu không có máy xay bạn có thể dùng phới, đũa, muỗng, … tán đậu đến khi mịn là được.

Thêm đấy, rằm tháng 7 và rằm tháng 8 rất gần nhau, để mâm cỗ cúng thêm phần thành tâm, đẹp mắt, bạn có thể làm thêm món bánh Trung thu thơm ngon đặt lên mâm cỗ nữa đó. Tham khảo ngay cách làm bánh trung thu đơn giản .

Cách Nấu Xôi Cúng Rằm Tháng 7

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7 cho mâm cỗ cúng gia tiên. Nấu xôi cúng rằm tháng 7 không khó.

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7

Mâm cỗ cúng gia tiên có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Món chay trong mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 7 không thể thiếu món xôi. Báo điện tử Gia Đình Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món xôi gấc được dùng phổ biến trong mâm cúng gia tiên.

Cách nấu xôi gấc cho mâm cúng gia tiên

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

2 kg gạo nếp , ½ chén dầu ăn, 200 gr đường, ½ muỗng canh muối, 100ml nước cốt dừa, 2 muỗng canh rượu trắng nấu ăn, 1 quả gấc tươi (Hay 500gr ruột gấc).

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7: món xôi gấc nóng hổi, thơm ngon cho mâm cỗ ngày rằm.

Gạo nếp: vo sạch, cho nước vào ngập hơn mặt gạo, ngâm khoảng 7 tiếng đồng hồ. Hôm sau đem ra sả lại cho sạch, để cho ráo nước.

Gấc: lựa trái chín đỏ, vỏ mềm, gai nở hết. Bổ gấc làm hai , lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều.

Ướp gấc với rượu trắng + một ít màu đỏ và một ít muối, ướp qua đêm. Sở dĩ gấc phải ướp với rượu là vì rượu sẽ làm cho gấc đỏ hơn. Trộn thịt gấc với nếp và ½ muỗng canh muối cho đều.

Cho gạo vào xửng, đặt lên bếp hấp. Xôi khoảng ½ giờ , mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.

Rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi. Sau đó, đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa, tiếp tục rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi và xới đều. Hấp cho đến khi thấy xôi mềm dẻo là được. Nếu thấy sôi hơi khô, có thể rưới thêm nước cốt dừa hay dầu ăn và hấp thêm một lúc nữa.

Khi xôi đã chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi đi bớt, lúc đó mới rắc đường vào và trộn đều.

Lưu ý: Không nên trộn đường vào khi xôi còn quá nóng. Vì làm như thế, xôi sẽ bị nát.

Đơm xôi ra đĩa hay cho xôi vào khuôn đóng thành bánh.