Ý nghĩa của lễ cúng tân gia
Cúng tân gia hay còn gọi là lễ nhập trạch, cúng về nhà mới. Nghi lễ nhập trạch là nghi lễ vô cùng quan trọng, bởi nếu thực hiện không đúng có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tài vận của gia chủ sau này.
cúng tân gia như thế nào để được may mắn?
– Những lưu ý khi dọn, chuyển về nhà mới
Mỗi lễ cúng đều có một phong tục riêng, để lễ cúng nhập trạch của bạn diễn ra một cách trọn vẹn, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau:
Trước khi dọn đến nhà mới cần nhờ thầy xem ngày và giờ hoàng đạo để chuyển đến tân gia. Đến đúng ngày và giờ đẹp, hợp với tuổi và bản mệnh của gia chủ thì tiến hành vào nhà mới như thời gian dự kiến.
Bạn phải chuẩn bị đầy đủ bát hương, mâm hoa quả, rượu thịt, lọ hoa tươi trước khi làm lễ cúng.
Bài vị, lư hương của Tổ Tiên, Bàn thờ cúng Thổ Địa phải là chính người trong gia đình dọn mang đến tân gia. Còn những người còn lại trong gia đình hoặc người thân, bạn bè có thể mang các đồ vật còn lại đến tân gia.
Chuyển nhà không nên chuyển vào tối, thường thì nên chuyển vào buổi sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn xuống với mong muốn cầu cho gia đình bình an, mạnh khỏe.
1. Mâm ngũ quả:
Các gia đình chọn 5 loại quả tươi, đẹp, không được dập úng, thối và khi bày phải xếp thật đẹp mắt thì mới được đưa lên bàn thờ. Những loại quả có thể chọn như xoài, chuối, cam, táo, nho, lê,…
2. Hoa cúng tân gia:
Đây là lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng tân gia. Đối với bàn thờ tân gia thì hoa luôn phải là hoa tươi (có thể là hoa hồng, hoa ly, hoa cúc vàng,…).
Ngoài mâm ngũ quả và hoa tươi thì bạn cần phải chuẩn bị những lễ vật sau để có một mâm lễ cúng tân gia đầy đủ chuẩn phong tục.
Hương (nhang).
Nến (đèn cầy).
Trầu cau (3 miếng trầu cau têm cánh phượng).
Tiền vàng mã.
½ bát muối và gạo.
Rượu và thịt.
Một bộ tam sên (thịt luộc 1 miếng to, tôm luộc 1 con, trứng vịt luộc 1 quả).
Xôi và gà luộc cả con.
3 ly trà, 3 ly rượu.
BÀI VĂN KHẤN CÚNG TÂN GIA – NHẬP TRẠCH Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần – Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ. Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm …………… Ngụ tại: ……………………………………………………………………………… Tín chủ (chúng) con là: …………………………………………………………….. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………………….. (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) căn nhà ở địa chỉ: ………………………………………………………………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật Nam mô a di Đà Phật
Văn khấn lễ nhập trạch tân gia
Văn khấn trong bất kì một nghi lễ nào đều có ý nghĩa như lời mời mọc, kính xin các vị Thần Tiên, Tổ Tiên, Thần Tài… cho được phước lộc, bình an, may mắn. Do đó, bài văn khấn lễ nhập trạch cũng như vậy, nó có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống sau này khi gia đình chuyển vào căn nhà mới.
Những lưu ý gia chủ sau khi tân gia
Những người cầm tinh con cọp nên tránh phụ chuyển nhà
Nếu gia chủ chỉ chuyển dọn về nhà mới lấy ngày tốt, chưa ở ngay thì cũng phải ngủ lại tân gia ít nhất 1 tối để khai báo với thổ thần rằng nhà đã có người cư trú.
Sau khi làm lễ hay còn gọi là nhập trạch, gia chủ phải làm tiếp lễ yết cáo tổ tiên sau đó mới được thu dọn.
Sau khi đã dọn dẹp và thụ lộc xong, tất cả các thành viên trong gia đình phải đứng trước ban thời tổ tiên cùng làm lễ bái tạ để Thần phật và Tổ tiên tạo phúc bình yên.
Khi chuyển tân gia, người đang mang thai không được động vào đồ đạc. Nếu bắt buộc phải làm hãy sắm một chiếc chổi mới rồi quét toàn bộ đồ đạc trong nhà sau đó mới được chuyển tới tân gia.
Nên tránh những người cầm tinh con cọp phụ dọn chuyển nhà.
Sáng và trưa là thời gian tốt nhất để chuyển tân gia, không nên chuyển vào buổi tối bởi khi mặt trời đã lặn, nếu chuyển nhà có thể sẽ dẫn theo vong tân gia.
ĐẶT MÂM CÚNG tân gia Ở ĐÂU GIÁ RẺ, UY TÍN, CHẤT LƯỢNG?
Dịch vụ đặt mâm cúng Online tại Mâm Cúng Việt sẽ đảm bảo cho quý khách hàng dịch vụ cúng tân gia trọn gói, tận tâm, uy tín, chất lượng. Giao hàng tận nhà tại HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Miễn phí ship.
Phần kế tiếp kính mời quý khách tham khảo một số mâm cúng cùng giá cả của dịch vụ đặt mâm cúng việt – Mâm Cúng Việt.com