Chen Chân Xin Lộc Bà Chúa Xứ

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động ngày 30-1 (mùng 3 Tết), dòng người từ khắp nơi trong cả nước tiếp tục đổ về Khu di tích Văn hóa – Lịch sử và Du lịch Núi Sam thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang để tham quan, vãn cảnh chùa và xin lộc đầu năm tại miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Mặc dù lượng khách năm nay tăng cao so với nhiều năm trước nhưng tình trạng chèo kéo bán nhang đèn, đồ cúng Bà đã giảm đáng kể. Từ đầu Tết Nguyên đán đến nay cũng chưa xảy ra tình trạng du khách bị móc túi hay giật đồ.

Tuy nhiên, du khách tỏ ra khó chịu khi các con đường dẫn vào khu chánh điện của miếu Bà trở nên chật chội vì rất nhiều người đã đưa xe hàng rong ra tận giữa đường đứng bán. Thỉnh thoảng, vài chiếc ô tô bất chấp biển cấm đặt ở 2 đầu đường đã chạy thẳng vào khu vực cổng sau miếu Bà.

Theo ông Trần Lê Kiên Tâm, Phó Ban Quản lý Khu di tích Văn hóa – Lịch sử và Du lịch Núi Sam, trong 3 ngày Tết Nguyên đán vừa qua, đã có hơn 64.200 lượt khách từ khắp nơi trong cả nước đến tham quan, cúng viếng Lăng Thoại Ngọc Hầu, khu di tích chùa Tây An, chùa Hang cũng như xin lộc đầu năm ở miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Chỉ tính riêng ngày 29-1 (mùng 2 Tết), nơi đây đã đón hơn 27.800 lượt khách, tăng khoảng 2.800 lượt so với năm ngoái.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Dũng, Trưởng Ban Quản lý Khu Du lịch Núi Cấm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2 Tết, khu du lịch này đã đón tiếp hơn 60.000 lượt khách hành hương. Trong số này, du khách chọn lên núi Cấm bằng hệ thống cáp treo tăng so với năm rồi hơn 24.000 lượt. Riêng lượng khách chọn lên núi để tham quan thắng cảnh, cúng bái chùa chiền bằng xe du lịch hoặc xe gắn máy là hơn 36.000 lượt.

Tin-ảnh: T.Nốt

Phật Bà Chúa Xứ Là Ai ? Cách Xin Xăm Bà Chúa Xứ Châu Đốc Linh Thiêng.

Bà Chúa núi Sam là một nữ thần được nhiều người biết đến bởi sự linh thiêng, tuy nhiên tiểu sử Bà Chúa xứ núi Sam thì rất ít người nắm rõ.

Để giúp mọi người có thể hiểu rõ về: bà Chúa xứ Châu Đốc là ai? Hình ảnh miếu Bà Chúa xứ núi Sam như thế nào? Bà Chúa xứ hiển linh ra sao ? Miếu Bà Chúa Xứ ở đâu cũng như lễ rước Bà Chúa Xứ, lễ miếu Bà Chúa Xứ, giải xăm Bà Chúa xứ hay việc xin lộc Bà Chúa Xứ về để ở đâu … Tượng Phật Trần Gia xin cung cấp các thông tin dưới bài viết rất hữu ích sau:

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

1. Bà Chúa Xứ núi Sam là ai?

Hình ảnh Bà Chúa xứ núi Sam linh thiêng.

Bà Chúa Xứ An Giang là một nữ thần được thờ cúng tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Bà mang lại sự may mắn trong kinh doanh, sức khỏe và là người bảo vệ biên cương Việt Nam.

Người ta thờ Bà Chúa xứ trong làng Vĩnh Tế, dưới chân núi Sam, Châu Đốc tỉnh An Giang. Nên mọi người hay gọi Bà là: Bà Chúa Sam, Bà Chúa Xứ châu đốc An Giang, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Mẹ Bà Chúa Xứ hay Phật Bà Chúa Xứ.

2. Sự tích Bà Chúa xứ An Giang:

Truyện được kể lại rằng những năm 1820-1825, Quân Xiêm thường đánh phá, cướp bóc tại nước ta.

Khi giặc đến, người dân phải chạy trốn lên núi lánh nạn.

Có lần, khi giặc Xiêm đuổi theo đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà Chúa Xứ Châu Đốc.

Quân giặc hì hục buộc và khiêng tượng Phật núi Sam xuống để mang về xứ.

Nhưng mới khiêng được đoạn ngắn thì tượng trở nên nặng trĩu và không thể nhấc lên được.

Ngay lúc đó, một tên trong bọn chúng tức giận đập vào cốt tượng và làm gãy cánh tay bên trái và đã bị Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu trừng phạt.

Sau đó, Bà Chúa xứ báo mộng cho dân làng và tự xưng là Bà Chúa Xứ, đồng thời dạy dân làng nên khiêng tượng Bà Chúa Xứ xuống núi và lập miếu thờ cúng.

Và bà sẽ phù hộ mưa gió thuận hòa, may mắn, tránh sự quấy phá của giặc, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành.

Vì vậy, dân làng cùng nhau khiêng tượng về thờ cúng.

Tuy nhiên không để nào lay chuyển tượng Bà dù có mấy chục thanh niên trai tráng.

Đột nhiên lúc đó, có một cô gái trong làng lên đồng và cho biết: Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng”.

Dân làng làm theo lời dặn và 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà đi xuống một cách dễ dàng.

Sau đó, bỗng nhiên đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng và không thể nâng thêm và bước đi thêm được nữa.

Lúc đó, dân làng đã hiểu rằng Bà Chúa Xứ linh thiêng đã lựa chọn nơi đây để an vị.

Do vậy dân làng lập miếu thờ cúng ở chỗ đó.

3. Miếu Bà chúa xứ ở đâu?

Hiện nay tượng Bà Chúa Xứ Châu Đốc được thờ tự ở ở chân núi Nam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang.

Và mỗi năm những tour miếu Bà Chúa Xứ được người dân khắp nơi lựa chọn để thăm quan và chiêm bái Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc.

Nói về di tích miếu Bà Chúa Xứ núi Sam lúc đầu được làm khá đơn sơ bằng tre lá và nằm trên vùng đất trũng, quay về vách núi, nhìn ra đường và cánh đồng làng.

Năm 1870, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc An Giang được xây dựng lại bằng gạch.

Và năm 1962, miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc được trang hoàng bằng đá miếng và ngói lợp âm dương.

Năm 1965, miếu Bà Chúa xứ ở Châu Đốc được nới rộng nhà khách và làm hàng rào.

Đến năm 1972 thì miếu Bà Chúa Sam được tái thiết lớn và được thiết kế theo chữ Quốc, với hình khối tháp có hình hoa sen nở, mái tam cấp 3 tầng lầu, được lợp bằng ngói đại ống màu xanh, góc mái có hình dáng vút cao như mũi thuyền.

Trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách,…

Các hoa văn ở cổ lầu chính định đậm nghệ thuật theo phong cách Ấn Độ, các cánh cửa được điêu khắc chạm trổ tinh xảo.

Nhiều liễn đối và hoành phi được dát vàng son sang trọng.

Tượng Phật núi sam được đặt ở chính điện, xung quanh có bàn thờ Hội đồng phía trước.

Bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cột cổ trước chính điện được giữ nguyên. Dây chuyền Bà Chúa xứ Châu Đốc: tượng Bà Chúa Xứ núi sam đeo vòng 162 lượng vàng, những vòng vàng này được chạm trổ tinh xảo hình ảnh hoa mẫu đơn thể hiện sự sang trọng, quý phái.

Hình Bà Chúa xứ núi Sam Châu Đốc.

Cũng có nhiều thông tin về việc tượng Bà Chúa Xứ núi Sam biến mất ( bà Chúa xứ Châu Đốc biến mất ) nhưng chưa được thông báo của chính quyền địa phương nên đây là những thông tin chưa được kiểm chứng.

Vậy chùa Bà Chúa Xứ An Giang có mở cửa không? Thực tế chùa được mở cửa 24/24 để đón chào mọi người đi miếu Bà Chúa xứ và xin lộc Bà Chúa xứ núi Sam.

4. Lễ rước Bà Chúa xứ:

Đầu tiên mọi người cần phải biết vía Bà Chúa xứ Châu Đốc được tổ chức từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch mỗi năm.

Trong ngày lễ Bà Chúa Xứ, ngày vía Bà Chúa Xứ chính được xem là ngày 25. Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội rước Bà Chúa xứ núi Sam, nhiều người trên mọi miền đất nước đổ về đây để đi lễ Bà Chúa Xứ.

Các hoạt động của hội Bà Chúa Xứ bao gồm:

Lễ tắm Bà:

Được thực hiện từ 0h đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch:

Lễ tắm Bà Chúa Xứ là dùng nước thơm được nấu lên để lau bụi bặm lên tượng Bà chúa xứ núi Sam.

Sau đó thay xiêm y, hài mão mới cho Bà Chúa Xứ.

Lễ tắm thường diễn ra trong khoảng 1 h, sau khi Bà tắm xong thì mọi người có thể tự do chiêm bái.

Lễ thỉnh sắc:

Là rưới sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng 2 phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà được thực hiện lúc 15h chiều ngày 24.

Tham gia lễ này thường các bô làng cử ra, người tham gia cần mặc trang phục lịch sự.

Trong đoàn đi trước là đội múa lân, tiếp đến ông Chánh bái và tới hai vị bô lão cùng các chức sau, cuối cùng là các học trò tay cầm cờ phướn.

Khi mọi người đến điện thờ Thoại Ngọc Hầu sẽ tiến hành dâng hoa, dâng hương và tế lễ rồi thỉnh 4 bài vị lên long đình để về miếu mẹ bà chúa xứ.

Lễ túc yết :

Với lễ “túc yết” nghĩa là dâng lễ vật với lễ chính là con heo trắng và thực hiện nghi thức cúng Bà lúc 0 giờ đêm 25 rạng sáng ngày 26. Tiếp đó là lễ xây chầu .

Lễ túc yết yêu cầu người tham gia có bô lão trong làng, ban quản trị miếu, phải mặc chỉnh tề và đứng thẳng 2 hàng phía trước chánh điện.

Theo sau là 4 vị học trò lễ cùng với 4 đào thầy. Ông Chánh bái đứng đối diện với tượng Bà.

Lễ vật cúng túc yết bao gồm như sau:

01 con heo trắng cạo lông, mổ bụng, làm sạch nhưng chưa chế biến

01 đĩa đựng lông và máu heo

01 mâm xôi

01 mâm trái cây

01 mâm trầu cau

01 đĩa gạo, muối

Ông Chánh bái cùng với các bô lão sẽ đến trước bàn thờ để dâng hương.

Sau 3 hồi trống và 3 hồi chiêng kết thức thì bắt đầu lễ. Đầu tiên là lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà.

Tiếp đến một người đại diện đọc tế và sau đó ông Chánh Bái sẽ đốt văn đi và heo trên bàn cúng được lật ngửa và mang đi chế biến.

Lễ xây chầu:

Trong buổi lễ này, ông Chánh Bái khi nghe thấy người xướng nội hô “Ca công tựu vị”, ông sẽ tới bàn thờ đặt giữa võ ca rồi vừa cầm 2 dùi trống nâng lên tới ngang trán vừa khấn vái.

Sau khi khấn xong ông sẽ bái ca công và cầm nhánh dương liễu, nhúng vào nước trên bàn cúng và vẩy xung quanh và hô to:

Một vẩy cho trời xanh

Hai vẩy cho đất tốt lành

Ba vẩy cho con nguời trường thọ

Bốn vẩy cho ma quỷ tiêu tan.

Sau đó ông lại đặt cành lương liễu và tô nước lên bàn thờ và xướng ca công tiếp giá và đánh 3 hồi trống.

Sau đó đoàn hát bội nổi chiêng trống và ca múa hát.

Lễ chánh tế được thực hiện vào 4h sáng ngày 27.

Lễ tổ chức từ 4h sáng ngày 26/04 âm lịch.

Ngoài việc thêm một phần nội văn tế và “ẩm phước” thì về cơ bản lễ cúng này cũng giống với lễ cúng túc yết.

Vào khoảng 14h ngày 27/04 âm lịch, sẽ tiến hành làm lễ hồi sắc để đưa 4 bài bị về lại lăng ông Thoại Ngọc Hầu và chính thức kết thúc lễ hội.

Lễ hồi sắc được thực hiện vào 16h chiều cùng ngày.

Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng 2 phu nhân trở về Sơn Lăng.

Ngoài ra tại hội bà chúa xứ nhiều người còn xin lộc của Bà Chúa Xứ núi Sam hay vay tiền bà , trả lễ Bà Chúa Xứ hay thỉnh bùa bà, xin xăm Bà chúa Xứ Châu Đốc, xin keo Bà Chúa Xứ.

5. Cúng Bà Chúa xứ núi Sam:

Khi cúng Bà Chúa Xứ , mọi người cần chú trọng trong việc lựa chọn đồ cúng đến các nghi thức, nghi lễ, văn khấn sử dụng.

Đồ cúng Bà Chúa Xứ Châu Đốc cần được chuẩn bị như sau: 

Mâm trái cây ngũ quả

Hương, hoa tươi

Đèn cầy

Hũ gạo, hũ muối

Trà, rượu trắng

Bánh kẹo, trầu cau tươi

Xôi chè, bánh bao

Heo quay nguyên con (1 con)

Trong các đồ lễ cúng Bà Chúa Xứ thì không được quên cúng heo quay Bà Chúa Xứ .

Văn khấn Bà Chúa Xứ Châu Đốc chi tiết như sau:

Việc thực hiện cúng khấn phải nghiêm trang, thành tâm:

“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ

Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là:

Trú tại:……………

Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó). Hương tử con lễ bạc thâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”.

6. Cách thỉnh lộc Bà Chúa Xứ và cách sử dụng:

Hầu như bất kỳ ai đi miếu bà chúa xứ đều xin về một bao lì xi và đây được xem là lộc Bà Chúa Xứ núi Sam.

Trong bao lì xì có thể là tiền, có thể là tấm áo của bà được cắt ra nhiều mảnh nhỏ.

Việc thỉnh lộc bà Chúa Xứ cần diễn ra đúng cách như sau:

Đầu tiên khi rước lộc về nhà, chủ nhà cần thỉnh lộc bà chúa Xứ lên trên cái đĩa. Sau đó để 4 ly nước suối bên cạnh và cầm lần lượt từng ly để cần khẩn với mục đích nghinh bà về cư gia. Khi mỗi ly nước được khấn xong, gia chủ đổ ra góc nhà, 4 ly tương ứng với 4 góc nhà.

Tiếp đến quý Phật tử đặt lộc này lên bàn thờ Mẹ Quan Âm. Đặc biệt chú ý không đặt ở bàn thờ ông Địa. Bởi nếu làm việc này sẽ có ý nghĩa khinh thường Bà Chúa xứ châu đốc an giang

Khi đặt lộc lên bàn thờ mẹ Quan Âm, gia chủ cần thực hiện theo quy tắc: 4 ngày thay nước, 3 ngày thay trầu cau tươi. Không được trái với quy tắc này.

Quý Phật tử cũng nên cầu khẩn bà xin bà che chở, phù độ hộ trì cho mọi thành viên trong gia đình.

Khi muốn hóa lộc Bà Chúa Xứ Châu Đốc, cần chọn ngày 23 âm lịch.

7. Một số miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng tại Việt Nam:

Chùa Bà Chúa Xứ quận 7:

Đây được nhiều người dân xem là Chùa Bà Châu Đốc 2. Chùa tọa lạc tại con hẻm nhỏ của đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè- TP Hồ Chí Minh. Những dịp đầu năm nhiều người đổ xô đến đây để cầu xin sự bình yên, may mắn.

Chùa Bà Chúa Xứ quận 9:

Chùa Bà Chúa Xứ quận 9 được gọi là Chùa Bà Châu Đốc 3 được xây dựng trên Cù Lao Long Bình và được gọi là chùa Phước Long.

Chùa Bà Chúa Xứ quận 9 được kể lại rằng xưa trên Cù Lao có 1 miếu nhỏ thờ Bà Chúa Xứ.

Một người kể rằng nằm mơ thấy Bà Chúa Xứ báo mộng muốn dời chùa ra gần mép sông để tiện lợi cho người thăm viếng.

Và từ đó miếu Bà Chúa xứ được dời ra gần chùa Phước Long và được gộp thành một.

Bà Chúa Xứ Bàu Mướp:

Đây là ngôi miếu được Phật thầy Tây An và các tín đồ dựng lên trong khoảng thế kỷ 19 để giúp cho người dân có thể thờ cúng.

Phía trước ngôi miếu có bàu lớn chứa nước ngọt, mặt bàu có nhiều dây mướp nên được gọi là Bàu Mướp.

Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung:

Miếu Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung ở thị trấn Phước Long (huyện Phước Long) là Chúa Xứ Thánh mẫu phù hộ nông dân, ngôi miếu này được xây dựng từ năm 1940.

Lúc đầu được xây bằng vật liệu cây lá, sau được tôn tạo khang trang hơn.

Ngoài các ngôi miếu Bà Chúa Xứ ở trên còn có các ngôi miếu Bà Chúa xứ về Kiên Giang, Bà Chúa xứ Tây Ninh, miếu Bà Chúa xứ Gò Tháp,…được xây dựng để đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng tâm linh trong dân gian ở các địa phương.

8.Ở đâu bán tượng Bà Chúa Xứ đẹp, đa dạng kích thước?

Để tỏ lòng kính trọng Bà nhiều người thường chiêm bái hình ảnh Bà Chúa Xứ Châu Đốc qua các tôn tượng Bà Chúa xứ.

Quan trọng nhất là sự thành tâm đối với Bà, không làm những điều trái với luân thường đạo lý, quy luật của con người.

Một địa chỉ bán tượng Bà Chúa Xứ uy tín, chất lượng cao đó là Điêu Khắc Trần Gia. Mời mọi người cùng hoan hỷ chiêm ngưỡng những tôn tượng Bà Chúa Xứ núi Sam do Trần Gia tôn tạo:

Hình ảnh Bà Chúa xứ Châu Đốc.

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành và sự am hiểu về Phật pháp, Điêu Khắc Trần Gia sẽ giúp quý Phật tử lựa chọn được những bức tượng phù hợp với nguyện vọng của mình.

Chúc quý vị có những khoảng thời gian tham quan thực tế, dâng hương lên Bà Chúa Xứ và cầu xin sự bình an, may mắn cho toàn bộ gia đình.

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật 

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính :  27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng      : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website          : dieukhactrangia.com

Hotline            : 0931.47.07.26

​Email               : [email protected]

Kinh Nghiệm Đi Miếu Bà Chúa Xứ Cầu An, Xin Lộc Đầu Năm Không”Cháy Túi”

Cập nhật vào 06/02

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ hay còn gọi là lễ Vía Bà là lễ hội lớn nhất của người dân Tây Nam Bộ. Tuy chính hội tổ chức hàng năm vào tháng 4 âm lịch nhưng trong tháng Giêng, rất đông người thường hành hương về Châu Đốc (An Giang), viếng miếu Bà Chúa Xứ để cầu an, xin lộc đầu năm.

Kinh nghiệm đi miếu Bà Chúa Xứ tiết kiệm, không bị “chặt chém”

Nếu không mua trên đường đi thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kỹ giá cả trước khi mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…

Không nhận lộc, thả chim phóng sinh

Khi đến chùa, sau khi mua trái cây, nhang đèn cúng, bạn nên vào thẳng chùa, không nhận bất cứ lộc nào của người khác dúi vào tay, vì sẽ phải trả rất nhiều tiền.

Sau khi thắp hương, cũng không nên thả chim phóng sinh vì cho dù đã thỏa thuận trước giá cả, khi người bán thả chim ra, bạn vẫn sẽ bị đếm số lượng chim phóng sinh và tính tiền tăng đến chóng mặt.

Đã có nhiều trường hợp cự cãi, xô xát giữa khách hành hương và người bán, nên lời khuyên cho bạn là đừng quan tâm đến dịch vụ này dù có được chào mời nhiệt tình.

Kinh nghiệm đi miếu Bà Chúa Xứ tránh trộm cắp Những điểm tham quan nên đi khi đến miếu Bà Chúa Xứ

Bên cạnh miếu Bà Chúa Xứ, quần thể núi Sam còn có chùa cổ Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều chùa, miếu trên núi. Đây đều là những điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc nên sau khi viếng chùa Bà.

Nếu đi 2 ngày, bạn nên ghé Tịnh Biên. Từ Châu Đốc đi thêm khoảng 30 km là đến núi Cấm (Tịnh Biên) trong huyền thoại “Thất Sơn” ở An Giang, nơi có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á. Đây là điểm hành hương nổi tiếng ở Tịnh Biên, vào tháng Giêng rất đông khách đến viếng.

Đặc sản mua về làm quà khi đi lễ miếu Bà Chúa Xứ

Tháng Giêng dạo chợ Châu Đốc bạn còn bắt gặp lá sầu đâu, cũng là một đặc sản của vùng An Giang. Lá này có vị đắng, hơi khó ăn nhưng nếu trộn gỏi với khô cá sặc, xoài xanh thì đặc biệt ngon.

Biển Người Chen Chân Xin Lộc Tại Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, An Giang

Theo ghi nhận của phóng viên, mới mùng 3 Tết nhưng dòng người xe tấp nập từ khắp nơi đổ về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, thành phố Châu Đốc làm tình hình giao thông ở khu vực này gần như bị tê liệt. Có nhiều người không thể chen vào được khu vực Miếu Bà để cúng đành tấp vào quán ven đường để nghỉ ngơi.

Hàng nghìn người đổ xô đến chùa bà xin lộc đầu năm.

Tại khu vực đường dẫn phía trước và phía sau quần thể di tích cấp quốc gia Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, thay vì như những năm trước có bảng cấm không cho xe ra, vào thì năm nay lại… “thả cửa” nên xe máy, thậm chí cả xe ôtô cũng chạy vào khiến giao thông càng thêm hỗn loạn.

Được biết, từ ngày mùng 1 đến mùng 3 Tết, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc miễn thu phí tham quan Khu Du lịch Núi Sam nên ngay từ sáng mùng 1 Tết đến chiều mùng 3 Tết, dòng người và xe từ khắp các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ đổ về khu du lịch quốc gia Núi Sam đông kín từ trong miếu đến ngoài sân. Các tuyến đường từ cổng chính Miếu Bà Chúa Núi Sam, đường Châu Thị Tế, đường Tân Lộ Kiều Lương đều kín người, xe xuôi ngược.

Hàng nghìn người chen chúc nhau trước cửa chùa bà.

Đối với tình hình giao thông tại các bến phà như: Phà Vàm Cống, An Hòa, Tân Châu-Hồng Ngự… là cửa ngõ từ chúng tôi và các tỉnh Miền Đông đi An Giang xảy ra tình trạng kẹt xe hàng giờ liền do hàng chục nghìn người và phương tiện trong và ngoài tỉnh đổ xô về An Giang đi vãn cảnh và xin lộc đầu năm.

Hàng trăm xe chờ qua phà.

Mặc dù các phà này đã phục vụ hết công suất nhưng vẫn xảy ra ùn tắc. Trong đó, có bến phà Vàm Cống (phía bờ Đồng Tháp), tình trạng ùn tắc xe kéo dài hàng giờ đồng hồ.

Theo UBND thành phố Châu Đốc, năm nay, khách thập phương đi lễ sớm và đông hơn mọi năm nên tình hình giao thông có phần phúc tạp. Thành phố đã bố trí lực lượng công an tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông từ xa nên đã giải tỏa phần nào áp lực giao thông. Ước tính những ngày này có khoảng 10.000 du khách đến khu du lịch Núi Sam vãn cảnh, chiêm bái và xin lộc đầu năm./.

Xin Lộc Bà Chúa Kho Đầu Năm

Xin lộc Bà Chúa Kho đầu năm

Những ngày đầu năm, người người đến đền Bà Chúa Kho xin lộc, mong một năm tốt lành và nhiều thuận lợi trong công việc buôn bán làm ăn.

Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh, cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Năm hết, người người đã đến vay bà Chúa đầu năm lại đến làm lễ để trả cái lễ đã vay.

Người ta vẫn bảo, có vay ắt có trả, đã vay rồi, có lãi có lời thì đến cuối năm nhớ đem trả Bà Chúa cái đã vay, có như thế mới mong giữ lại được lộc. Rủi có ai đã vay mà quên trả, sẽ lại tay trắng hoàn tay. Tâm linh người Việt có xin có đáp đền. Bởi thế mà đầu năm nườm nượp người đến vay Bà Chúa, mong một năm làm ăn thuận lợi, tiền bạc rủng rỉnh để rồi cuối năm tầm tháng 11 âm lịch, người ta đổ về đền Bà Chúa Kho xin trả.

Đền Bà Chúa Kho năm nào cũng tấp nập người đến xin lộc buôn bán, làm ăn.

Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp… Sau này bà trở thành hoàng hậu (thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia.

Đền Bà Chúa Kho được dân gian truyền gọi là “Ngân hàng địa phủ”. Ngôi đền nổi tiếng này được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm, cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách vào ra thắp hương xin lộc, thành tâm cúng bái.

Mâm đồ lễ tùy tâm người đến cửa đền.

Ðền nhìn về hướng nam. Cổng tam quan là công trình mở đầu cho cụm kiến trúc này, các công trình kiến trúc chính của đền gồm sân đền, hai dải vũ, toà tiền tế, công đệ nhị và hậu cung, tất cả tạo thành một thể thống nhất, uy nghi.

Xung quanh đền có hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ buôn bán đồ cúng lễ. Vào dịp lễ hội cuối năm và đầu năm, các phường bán đồ tế nhộn nhịp người vào ra. Người mua cần thứ gì, không biết cần có những gì trên mâm lễ, chưa biết đặt tiền vàng ở đâu cho đúng chỗ có thể nhờ người bán hàng. Mâm lễ được sắp tùy tâm người đến cửa Đền, đôi khi chỉ đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, có người cầu kì thì con gà đĩa xôi, không thì cũng làm một mâm ngũ quả đủ đầy. Bước vào cổng đền, thắp nén hương lên bàn thờ bà Chúa, thành tâm cầu khấn.

Chật kín sân đền.

Một năm mới lại đến, cửa đền Bà Chúa Kho rộng mở đón du khách thập phương về tham quan và cầu một năm nhiều thuận lợi về tiền bạc, làm ăn.

Vnexpress

Mẹo du lịch:

Để tự vệ khi bị cướp hoặc khủng bố, bạn nên tự học Vịnh Xuân Quyền miễn phí online.

Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên diệt virus, đề phòng bệnh dịch, và đảm bảo sức khoẻ.

Khi ở khách sạn, hãy để ý gài chốt an toàn để phòng tránh trộm cướp.

Nên đeo trên người theo một món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.

Đọc các mẹo vặt về sức khoẻ để tự sơ cứu và điều trị khi gặp sự cố.