Xếp Mâm Cỗ Trung Thu / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Thu Hàng Chục Triệu Từ Việc Cắt Tỉa, Xếp Mâm Cỗ Trung Thu

Ngoài cắt tỉa mâm cỗ Trung thu theo mẫu có sẵn, chị Dần còn sắp xếp và tỉa mâm cỗ theo đặt riêng sáng tạo của từng khách.

Chỉ một tuần nữa sẽ tới Tết Trung thu, vì vậy dịch vụ cắt tỉa, xếp mâm cỗ Trung thu nghệ thuật đã rất đắt khách. Nhiều chị em ngoài làm việc ban ngày thì tối sẽ tranh thủ thời gian để làm thêm việc cắt tỉa cho các nhà hàng, các cửa hàng bán hoa cưới, tráp ăn hỏi…

Chị Lưu Thị Dần ở Hoàng Văn Thái (Hà Nội) cho biết, cứ mỗi dịp Tết Vu Lan, Trung thu, chị lại tự tay cắt tỉa những mâm cỗ với hoa quả tươi và bánh kẹo rất đẹp mắt. Do đó, họ hàng, bạn bè, người thân biết chị khéo tay nên rất hay đặt hàng nhờ cắt tỉa, bày biện hộ. Ngoài đi làm ở nhà hàng, khi về nhà cứ có đơn hàng là người phụ nữ này lại làm và coi đây là nghề tay trái.

“Nghề cắt tỉa này làm túc tắc quanh năm. Nhưng đông khách nhất là mùa cưới và mùa Vu Lan, Rằm tháng Tám. Mùa cưới nhiều gia đình muốn cắt tỉa những tráp ăn hỏi ấn tượng hoặc muốn có những mâm cỗ cúng Vu Lan, mâm cỗ Trung thu đẹp mắt nên đặt hàng nhiều. Những mùa này, hầu như tối nào đi làm về mình cũng phải cắt cắt tỉa tỉa rồi sắp xếp, làm không hết việc”, chị Dần tâm sự.

Mỗi ngày chị được khách quen đặt vài chục đến hàng chục mâm cỗ Trung thu với giá thành khác nhau từ 400.000-500.000 đồng, mâm tươm tất hơn thì 1-3 triệu đồng hay gần chục triệu.

Có những mâm cỗ phải tạo hình nhiều con vật ngộ nghĩnh hoặc tỉa hoa cầu kỳ, chị phải làm mất cả nửa ngày. Với các mâm cỗ đặt gấp thì chị nhờ bạn bè hỗ trợ.

“Cứ đến sát Trung thu là tôi luôn chân luôn tay. Có khi ngồi tỉa củ quả đến tận 2h sáng mới được đi ngủ. Sáng ra lại dậy sớm sắp xếp, bày biện. Khách nào cũng muốn có mâm cỗ với hoa quả tươi ngon nhất, được cắt tỉa, tạo hình thành những chú chó, chú vịt, chú chim ngộ nghĩnh hoặc được tỉa hoa nghệ thuật cầu kỳ”, chị Dần kể lại.

Để đặt cỗ Trung thu, khách hàng chỉ cần lấy những bức ảnh mẫu trên mạng hoặc tự nghĩ ra, sau đó đặt cọc và hẹn ngày lấy.

Ngoài làm cỗ Trung thu, chị Dần còn mua giúp bánh Trung thu ngon hoặc đồ chơi cho các bé để bày biện kèm, có thời điểm chị cũng kiếm được khoảng chục triệu đồng.

Muốn có mâm cỗ Trung thu đẹp mắt, khách hàng nên đặt càng sớm càng tốt, như vậy vừa tiết kiệm được tiền vừa được mâm cỗ như ý. Nếu đặt muộn thì lúc đó sẽ hơi bận rộn với các đơn hàng, khách không thể đòi hỏi có mẫu này mẫu kia mà buộc phải chấp nhận người làm có thứ gì thì đặt lên mâm thứ đó.

Thanh Mai

Cách Bày Mâm Cỗ Trung Thu

Mâm cỗ Trung thu nên có quả xanh, quả chín.

Cho dù muốn bày loại quả gì thì cũng nên có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương, tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

Dịch vụ làm mâm cỗ Trung thu đắt khách

Cũng theo nhà văn hóa Trịnh Yên, Trung thu là dịp cả nhà sum vầy thưởng trăng. Với người xưa, đây cũng là dịp dự báo cho vụ mùa sắp tới. Mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên đậm hương sắc mùa thu chín, là tấm lòng người dân cầu sự may mắn và thịnh vượng cho mùa sau.

Một mâm cỗ Trung thu đầy đủ phải có bưởi xanh phớt vàng, na xanh màu men sứ, hồng đỏ bóng, hồng ngâm, na, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu thơm vàng. Trong đó, ý nghĩa của hồng đỏ là mang niềm hy vọng. Quả na mang ước nguyện lộc ở, sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng điều tốt lành. Quả lựu mang tới ngọt ngào, may mắn. Dưa hấu, dưa vàng mong cầu bình an…

Thời điểm này các điểm làm dịch vụ cỗ Trung thu rất đắt khách. Theo chị Thu Thanh, trường Đào tạo nấu ăn Ezcooking (Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), mâm cỗ Trung thu đồng bộ tạo dáng đủ cả tháp trái cây đến hoa quả tỉa hoa nghệ thuật được làm từ nhiều loại hoa củ, quả như dưa hấu, dưa vàng, bí ngô, dưa lê, táo, lê… có giá trọn gói từ 2,5 – 5 triệu đ/mâm tùy loại bởi có nhiều kích cỡ. Loại 1m x 1,2m với hơn 15 loại hoa quả đã cắt tỉa và có bánh kẹo, đèn ông sao. Loại 75 x 50cm có tỉa dưa hấu, dưa vàng, chó bông, đèn ông sao, hoa quả thái lát, 2 bánh nướng, 2 bánh dẻo. Loại 60 x 40 có 5 loại hoa quả cắt tỉa, bánh nướng, bánh dẻo. Khách hàng có thể đặt tỉa hoa quả thành hình rồng, phượng, logo doanh nghiệp, tên gia đình, dòng họ.

Ngoài ra, còn có sản phẩm ngôi nhà làm bằng các loại đỗ (đỗ xanh, đỗ trắng, đỗ đỏ, lạc) giá từ 700.000 – 1 triệu đ/chiếc. Tiếp đó là các loại quả tỉa con giống: “Chó xù” bưởi 600.000đ, dưa hấu tỉa 300.000 – 400.000 đ/quả, bí ngô tỉa 400.000 – 600.000đ, bưởi tỉa hoa 100.000 – 150.000đ. Rẻ hơn là củ quả tỉa con giống như “nhím” hành tây 30.000 – 50.000đ, “ếch” su su 20.000 – 30.000đ, “cá” thanh long 50.000 – 100.000đ, “rùa” dứa 30.000 – 50.000đ, “chuột” mướp đắng 20.000 – 30.000đ, “búp bê” cam 50.000đ, “búp bê” bưởi 150.000đ…

Chị Thu Thanh khuyên, để có mâm cỗ Trung thu ưng ý, nên đặt càng sớm càng tốt, bởi hoa quả càng sát Rằm càng đắt. Đặt sớm người đặt cũng có thể đòi hỏi được nhiều yêu cầu hơn. Có hai cách đặt mâm cỗ. Một là khoán trắng cho nhà hàng bằng cách chọn ảnh và điều chỉnh theo ý muốn. Hai là tự thiết kế và chọn lựa đặt tỉa từng món theo yêu cầu (dựng hình dưa, táo, bí, lê…).

Hoa quả nào bày cỗ an toàn?

Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ (Ban Nghi lễ TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam), mâm cỗ Trung thu cúng ở nhà chùa ngoài món truyền thống bao giờ cũng phải có bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng bưởi và hương, hoa, đèn, nến.

Bạn có thể mua các loại hoa quả và bộ dao tỉa hoa quả về cắt gọt theo ý muốn. Tuy nhiên, cần nhớ trọng tâm mâm cỗ Trung thu thường là con chó bưởi, gắn 2 hạt đậu đen làm mắt và hài hòa các hương vị mùa thu của hồng, bưởi, chuối, na… và những loại bánh nướng, bánh dẻo. Khi trăng lên, cha mẹ cùng ăn bánh, thưởng trăng, uống trà, phá cỗ cùng con, mong cho các con một mùa an vui, hạnh phúc. Để giúp trẻ nhớ Trung thu truyền thống, mỗi mâm cỗ nên có thêm chiếc đèn ông sao, ông tiến sĩ giấy, nến.

Để mua được các loại quả an toàn cho mâm cỗ, TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm khuyên, thời điểm này các loại hoa quả tương đối an tâm, giá rẻ là mía, ổi (ít bị dùng thuốc bảo vệ thực vật, hái xong mang đi bán ngay), khế ngọt (ít nấm, virus nguy hiểm nhưng nên chọn quả chín, lành lặn), chuối tiêu, dứa (sau hái quả vẫn chín tiếp, giữ lâu, ít bị dùng thuốc hoặc thuốc thúc chín, nếu có cũng không đáng ngại vì lớp vỏ rất dày, phải gọt, bóc) hay các loại dưa hấu, dưa vàng, bưởi (vì lớp vỏ rất dày).

Các loại hoa quả nhập khẩu nho, lê, táo, cherry, kiwi… không nên chọn quả sau khi hết mùa vì dễ bị dùng chất bảo quản. Hàng Mỹ, Australia vỏ thùng thường in kèm thông tin giống, mùa vụ, size quả nhưng để phân biệt với hoa quả Tàu rất khó, bởi chỉ có thể kiểm tra bằng cách xem giấy tờ xuất xứ, thời hạn bán, giấy kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…

Quanh Chuyện Mâm Cỗ Trung Thu

Tất nhiên mâm cỗ đón trăng rằm là tiết mục đầu tiên được đưa ra bàn thảo, một bên thì đi theo trường phái bánh handmade, một xu thế được đông đảo khách hàng yêu thích bởi “ngon, bổ, rẻ”. Phía kia gồm những cụ ông được mệnh danh là “nhà tiêu dùng thông thái” thuộc diện “nhà có điều kiện” cứ đòi phải bánh có thương hiệu.

Phái handmade lên tiếng: “Các bác cứ bánh nướng nhà làm cho rẻ, việc gì mà cứ bánh thương hiệu cho đắt gấp 3, 4 lần mà chưa chắc đã ngon hơn”. Phái “nhà tiêu dùng thông thái” đáp lại: “Thôi, lạy các bà, tiền bánh không tốn thì lại phải tốn tiền thuốc, cứ ham rẻ mua bánh trôi nổi không biết liệu khâu an toàn thực phẩm có đảm bảo hay không?”

Mới chuyển đến khu chung cư, bà Hài Tươi đon đả:

– Em hỏi khí không phải, vậy lâu nay người ta quản lý bánh Trung thu như thế nào? Không lẽ ai muốn làm như thế nào thì tùy?

Một câu hỏi tưởng là dễ nhưng phải mất 15 phút, chả ai có câu trả lời, cuối cùng may ông “Biết Tuốt” tra Google đâu ra thông tin rồi mới thủng thỉnh:

– Thưa các ông bà, lâu nay bánh Trung thu của chúng ta tuy nguyên liệu làm có nguồn gốc từ động vật và thực vật được sử dụng để làm nhân bánh (đậu, hạt sen, nấm, mỡ lợn, thịt, thủy sản, trứng, mật ong…) nhưng nó lại được quản lý theo tiêu chuẩn của các dòng bánh khô (bánh quy).

– Bánh dẻo, bánh nướng gì cũng là bánh khô tất hả lão “Biết Tuốt”? Bà phụ trách mâm cỗ lên tiếng.

– Ôi giời ơi… hèn chi, thế thì đừng bánh nướng, bánh dẻo gì sất, chuyển sang trái cây cho các cháu nó vui. Bà Hài Tươi lo lắng.

Ông “Biết Tuốt” lúc này mới ra vẻ am hiểu:

Nói rồi ông giơ cái điện thoại di động mà cô con dâu mới tặng bố chồng trong dịp sinh nhật lần thứ 70, tra ngay mấy cái tiêu chuẩn vừa công bố:

– Đối với bánh nướng và bánh dẻo, việc sử dụng đường phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN 6958 hoặc TCVN 7968 (CODEX STAN 212); bột mì phải đáp ứng quy định trong TCVN 4359 (CODEX STAN 152); dầu ăn phải đáp ứng quy định trong TCVN 7597:2023. Đồng thời, các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật và thực vật được sử dụng để làm nhân bánh phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.

Đúng là có muộn nhưng quả là sự ra đời của tiêu chuẩn quốc gia đối với bánh Trung thu sẽ giúp cơ quan chức năng thuận lợi trong hoạt động quản lý. Người tiêu dùng chúng ta có cơ sở để lựa chọn sản phẩm có chất lượng mỗi khi đến dịp Tết Trung thu.

Mâm Cỗ Trung Thu Cần Những Gì? Cách Trang Trí Mâm Cỗ Trung Thu Đơn Giản, Đẹp

Hoàng Linh/Sức Khỏe Cộng Đồng

Mâm cỗ Trung thu cần những gì? Cách trang trí mâm cỗ Trung thu đơn giản, đẹp. Cách bày và trang trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống đẹp, đơn giản, độc đáo

Mâm cỗ Trung thu cần những gì?

Mâm cỗ Trung thu cần những gì?

Tết Trung Thu Việt Nam được diễn ra vào ngày Rằm tháng 8 hằng năm (15/8 âm lịch). Ngoài những hoạt động vui chơi như rước đèn, phá cỗ, ngắm trăng thì việc bày mâm cỗ cúng Rằm cũng là một phần quan trọng không thể thiếu vào dịp này.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 được người Việt khá chú trọng, luôn cố gắng sao cho tươm tất nhất nhằm thể hiện thành ý của con cháu luôn nhớ đến ông bà tổ tiên của mình.

Mâm cỗ Trung thu quan trọng bậc nhất trong ngày rằm tháng 8, bởi vì tất cả trẻ em đều háo hức chờ đợi để được phá cỗ trông trăng. Cách bày biện mâm cỗ Trung thu truyền thống đẹp mắt giúp ngày Tết thiếu nhi thêm niềm vui.

Mâm cỗ Trung thu cần những gì? Cách trang trí mâm cỗ Trung thu đơn giản, đẹp

Mâm cỗ Trung Thu truyền thống Việt Nam gồm những gì?

Mâm cỗ không chú trọng vào mâm cúng mặn như các dịp lễ khác mà chủ yếu là mâm bánh trái để trẻ em phá cỗ, trông trăng. Mâm cỗ Trung Thu bao gồm các thành phần chính như sau:

Trái cây: thông thường bao gồm các loại như nải chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ.

Hoa tươi: loại hoa sinh sôi và phát triển mạnh, nhất là đặc trưng cho mùa thu như hoa cúc vàng, hoa hải đường, hoa păng-xê,…Bánh Trung thu: các loại bánh nướng và bánh dẻo

Các loại trà: như trà hoa sen, trà hoa nhài,… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.

Lồng đèn: như lồng đèn cá chép (thể hiện sự kiên trì, vượt khó, niềm hy vọng), đèn kéo quân (thể hiện đạo làm người, kiểm soát tốt 6 cá tính của con người – thương, ghét, giận, vui, buồn, hờn), đèn ông sao (thể hiện sự khởi đầu mới, sự tham vọng với mục tiêu trong cuộc sống),…

Tuy nhiên, tùy vào truyền thống từng vùng miền mà sẽ có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau.

Điển hình như mâm ngũ quả miền Bắc thường có các quả như: chuối, bưởi, đào, hồng, cam hoặc chuối, ớt, bưởi, quất (tắc/hạnh), lê. Còn đối với người miền Nam, mâm ngũ quả thường bao gồm các loại như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (cầu mong gia đình sung túc) hoặc thêm trái dứa (thơm).

Ngoài ra, một số gia đình còn kèm theo những món đồ chơi, quà tặng cho các bé,… để mâm cỗ được thêm phong phú và đa dạng hơn. Về mâm cỗ, bạn cũng có cũng có thể thay thế một số quả khác có ý nghĩa và màu sắc tương đương.

Cách trang trí mâm cỗ Trung thu đơn giản, đẹp

Việc bày mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu không có một nguyên tắc nào cụ thể như việc bày các mâm cỗ cúng các ngày lễ – tết khác như giao thừa hay Rằm tháng 7. Mà việc bày mâm cỗ tùy thuộc vào sự khéo léo, sở thích của từng gia đình, chủ yếu là việc sắp xếp mâm cúng sao cho thật đẹp mắt, hấp dẫn, đặc sắc và phải cơ bản đầy đủ các thành phần như trên là được.

Tuy nhiên, khi trình bày mâm cỗ cúng Rằm cần đảm bảo có sự hài hòa, đan xen màu sắc lạnh – nóng giữa các loại bánh trái và hoa quả để phù hợp với tính âm – dương. Tránh bày mâm cúng bị lệch về một tông màu nóng hoặc lạnh quá nhiều sẽ không tốt.

Lớp vỏ xanh tượng trưng cho tính âm và lớp vỏ màu vàng (khi trái cây chuyển sang chín) tượng trưng cho tính dương. Âm dương hòa hợp và cân bằng mang ý nghĩa của vũ trụ nhân sinh. Ngoài ra, bạn có thể phối hợp giữa gam màu nóng và màu lạnh của vỏ trái cây: màu nóng (như đỏ, cam, vàng,…) và màu lạnh (như xanh, đen, tím,…).

Khi xếp mâm ngũ quả phải chú ý đến màu sắc, nên chọn cả quả xanh và chín để tạo sự hòa hợp âm dương, cân bằng vũ trụ theo quan niệm người xưa.

Lưu ý, cần đặt quả cứng xuống dưới, các loại quả mềm dễ nứt vỡ để lên trên. Ngoài ra, ta có thể dùng băng dính để cố định các loại quả phía dưới sau đó mới xếp những quả khác lên trên.

Lời Bình Mâm Cỗ Trung Thu Hay

Bài thuyết minh mâm cỗ Trung thu

Lời bình mâm cỗ trung thu 1. Bài thuyết trình mâm ngũ quả Trung thu ngắn

Kính thưa các vị đại biểu

Kính thưa Ban giám khảo

Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn!

Chính vì thế, đến với hội thi ngày hôm nay, chúng em xin được gửi đến mâm cỗ trung thu với ý nghĩa ấm áp, đong đầy hạnh phúc của một gia đình đoàn tụ.

Với nhiều loại trái cây khác nhau, chúng em đã cắt tỉa một khéo léo làm cho mâm cỗ hấp dẫn và đa dạng hơn.

Đây quả bòng to, căng tròn, tượng trưng cho mặt trăng và chị Hằng. Đây quả dứa tượng trưng cho cây đa, đây trái ớt bé bỏng là hình ảnh tượng trưng cho chú Cuội. Đây là quả đu đủ tượng trưng cho hình ảnh người cha, người luôn cố gắng để gia đình có một cuộc sống ấm no, sung túc. Đây dưa hấu được cắt tỉa khéo léo thành bông hoa đẹp rực rỡ.

Dưa hấu tượng trưng cho người mẹ dịu hiền, đảm đang. Các loại hoa, quả còn lại tượng trưng cho các con trong đại gia đình.

Quả bòng được tỉa thành bông hoa hồng màu cánh sen ở giữa mâm cỗ tượng trưng cho tình yêu của tất cả thành viên trong đại gia đình.

Bên cạnh đó mâm cỗ trung thu còn có bánh dẻo, bánh nướng được nghệ nhân làm theo hình những chú cá. Bánh Trung thu còn tượng trưng cho các bạn tung tăng ngắm trăng.

Mâm cỗ thể hiện về mái ấm của đại gia đình cũng như mong muốn của chúng em gửi đến tất cả mọi người trên trái đất nói chung, trường tiểu học… nói riêng luôn quây quần ấm cúng bên nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Chi đội chúng em cũng mong muốn gửi tới các bạn thiếu niên, nhi đồng trong trường lời nhắn nhủ phải biết đoàn kết và thi đua làm thật nhiều việc tốt, biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau trong học tập cũng như lao động.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc các vị đại biểu cùng các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc cho đêm hội trăng rằm tràn ngập niềm vui.

2. Thuyết minh mâm cỗ Trung thu

Mâm quả của chi đội 8 mang ý nghĩa với Bánh trung thu tượng trưng cho trời, các loại trái cây tượng trưng cho đất như bưởi, Nho, Cam, táo, Chuối. Cầu mong cho đất nước có một năm mưa thuận gió hòa, người người hưởng ấm no hạnh phúc và phù trợ cho tất cả các bạn luôn học giỏi chăm ngoan, thể hiện lòng kính trọng, hiếu thảo và ước mong những điều tốt đẹp đến với mọi gia đình.

Mâm ngũ quả trên chi đội 8 muốn nói về công ơn trời biển của thầy cô đã dìu dắt chúng em qua những năm tháng gian lao vất vả. Cũng ở đó chi đội 8 đã được học biết bao điều tốt đẹp mà ông bà, cha mẹ đã dạy dỗ.

Ngày trung thu la ngày để chúng em tỏ lòng biết ơn với ông bà cha mẹ với thầy cô giáo. Đối với chi đội 8 thì các bạn không thể quên được công việc lau dọn trường lớp bàn ghế sạch sẽ và bày biện hoa quả cho thật đẹp mắt. Đó cũng là một cách để tỏ lòng biết ơn với thầy cô và cha mẹ người đã sinh ra mình.

Vì nhìn những bông sen tết bằng trái cây trông rất đẹp và thuần khiết nó sẽ làm cho ngày Tết Trung Thu thêm sinh động và ý nghĩa thiêng liêng.

Người viết!

3. Bài thuyết trình mâm cỗ Trung thu hay

Kính thưa Ban giám khảo,các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn!

Vậy là một cái tết trung thu vui vẻ và ý nghĩa nữa lại đến. Không khí trung thu đã tràn ngập hầu khắp các nẻo đường, con phố cùng niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Vào ngày tết đặc biệt này, bắt nguồn từ truyền thuyết Hậu Nghệ – Hằng Nga, tết trung thu tết không thể thiếu được mâm cỗ trông trăng – được xem là một vật phẩm để tỏ lòng đến chú Cuội và chị Hằng đã mang ánh sáng dịu dàng cho trần thế, tôn thêm sắc màu đêm trung thu, sau đây em xin thay mặt cho các bạn lớp ….trình bày ý tưởng về mâm cỗ của mình.

Gắn liền với cây tre là hình ảnh ánh trăng vằng vặc của mùa thu, đó luôn được coi là một biểu tượng cho những gì vẹn toàn và tốt đẹp nhất. Còn đây là hình ảnh con công tượng trưng cho chị Hằng Nga xinh đẹp dịu dàng như ánh trăng rằm mùa thu. bên này là bông hoa 5 cánh được tỉa một cách khéo léo từ những quả táo và quả đào. 5 cánh hoa tượng trưng cho 5 điều Bác Hồ dạy mà chúng em luôn khắc ghi và phấn đấu thực hiện, chúng em xin hứa luôn luôn làm theo lời Bác đã dạy.

Các bạn biết không Trung thu năm nay như càng vui hơn, trăng tháng tám như tròn hơn, sáng hơn bởi hôm nay chúng ta nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên của các quý vị đại biểu và đó chính là nguồn lực giúp chúng chúng ta phấn đấu nhiều hơn nữa.

Chúng em những học sinh lớp…. trường tiểu học ….. xin hứa sẽ luôn cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của các quý thầy cô, lãnh đạo đã giúp đỡ, dìu dắt chúng em hôm nay để ngày mai chúng em trở thành những người công dân tốt của đất nước.

4. Mẫu thuyết trình mâm cỗ trung thu – Lễ hội trăng rằm

– Đây : Một Khuê Văn Các được dựng nên từ sản phẩm của bột gạo, bột ngô, những tinh tuý của đồng đất quê hương cùng biết bao khát vọng vươn tới tương lai bằng việc rèn đức luyện tài với tư tưởng ” Hiền tài là nguyên khí quốc gia” . Cũng như xưa kia cha ông ta đã gửi gắm mong ước đó qua hình tượng ” Ông tiến sĩ giấy”. Và đây là những em thiếu nhi – những mần non tương lai của đất nước phát huy những truyền thống đó để xây dựng một đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như lời dạy của Bác Hồ.

Nuôi dưỡng những ước mơ đó, chính là những sản vật của đồng quê và sự kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc.

– LÀ : Hoa trái vườn nhà thảo thơm với bưởi vàng, hồng đỏ, chuối xanh…..

– LÀ : Những hạt cốm dẻo thơm đựơc chắt chiu từ đất đai ruộng đồng hai sương một nắng.

– Và đây LÀ: Những tích trò trong đêm hội Trăng rằm như múa lân, rước đèn…cũng được tái hiện lại …

Tất cả, tất cả đều được làm nên từ mâm cỗ bình dị này, chúng cháu muốn nói lời cảm ơn sâu sắc tới tổ tiên của người Việt. Cảm ơn Ban Tổ chức đã cho chúng cháu có cơ hội để được cùng bày cỗ Trung thu và chia sẻ niềm vui đón Tết trăng rằm cùng bè bạn trên đất Rồng thiêng trong những ngày rộn ràng mừng Thăng Long một ngàn năm tuổi này.