Xem Cúng Rằm Tháng 7 / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cách Cúng Rằm Tháng 7, Cúng Rằm Tháng 7 Như Nào

Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng, tuy nhiên, nhiều gia đình ở chung cư lại băn khoăn không biết cúng như nào cho đúng và có tâm lý lược bỏ lễ cúng chúng sinh.

Về việc này, ngày 3/9, trao đổi với báo Đất Việt, chị N.T.V.A (40 tuổi, hiện đang ở chung cư Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, năm nay gia đình chị chỉ cúng gia tiên nên chị đã chuẩn bị cúng từ cách đây 2 hôm.

“Trước khi bày lễ cúng, tôi phải chuẩn bị mua quần áo, thời trang bằng giấy cho ông bà, vàng mã, bên cạnh đó còn có hoa quả. Việc này phải làm trước ngày rằm mới tốt, nhiều gia đình họ còn làm sớm hơn nhà tôi.

Đến đúng ngày rằm chỉ cần thắp nén hương là được rồi. Còn cúng chúng sinh năm nay tôi bỏ vì mới chuyển sang nhà chung cư, diện tích nhỏ hẹp mà bày biện sai cách và cúng xong không biết cách tiễn các vong hồn thì gia đình sẽ bị ám”, chị V.A nói

Theo chị V.A, việc cúng chúng sinh nếu làm phải làm đến nơi đến chốn và đón tiếp đàng hoàng thì các vong hồn mới ăn lộc đó. Việc chuẩn bị đồ cúng chúng sinh cần có gạo, bỏng tẻ, xôi, cháo hoa, bim bim, thạch. Những đồ cúng này và tiền vàng sẽ được bày ra trong 1 cái mâm.

“Cúng chúng sinh có sách chỉ dẫn cách cúng, tôi đọc xong nhưng chưa thấy có cảm giác an toàn về cách làm nên thôi. Việc chuẩn bị đồ cúng chúng sinh cần những đồ nhạt, đây đều là những đồ chay.

Sau khi cúng xong cũng cần biết cách chia hết lộc ra ngoài, không được đem vào trong nhà, trong đó tiền được hóa vàng rồi lấy rượu đổ vào, gạo, muối được trộn đều rồi rắc ra sân còn cháo hoa tung ra gốc cây”, chị V.A chia sẻ thêm.

Nói về hướng đặt mâm lễ cúng chúng sinh, chị V.A cho rằng, ở chung cư thì chỉ có thể đặt thẳng trước cửa nhà mình, không được đặt hẳn ra bên ngoài hay hướng vào nhà khác vì sẽ làm mất ý nghĩa của việc cúng chúng sinh.

Cũng theo chị V.A, cúng chúng sinh là cúng bố thí cho các vong hồn khi còn ở trần thế không có nơi nương tựa và phải chịu nhiều oan trái trong xã hội. Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên.

Cúng đốt nội y

Ngoài việc lo chuẩn bị mâm cỗ cúng, ngày rằm tháng 7 người dân còn đốt vàng mã cho người đã khuất gồm quần áo, vàng bạc, châu báu, ngựa bằng giấy phẩm màu… Xã hội phát triển, đồ cúng tế cũng được các xưởng hàng mã chế thành nhiều kiểu, nhiều mốt mới, đáp ứng trần sao âm vậy của khách hàng.

Trao đổi với báo Đất Việt, chủ cửa hàng vàng mã Q.V (Hà Nội) cho rằng: “Cửa hàng chị đã nhập đầy đủ các mẫu mã thờ cúng, ngoài quần áo, tiền vàng, mấy nay năm chị nhập cả đồ nội y, các mẫu bikini phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, năm nay cửa hàng chị bán chạy nhất vẫn là áo dài”.

Theo chị V, cửa hàng chị cái gì cũng có, trần gian có gì, người dưới âm phủ có thứ đó.

Mẫu mã tham khảo trên mạng, các sản phẩm từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tùy theo kiểu dáng.

Thanh Giang

Cúng Rằm Tháng 7. Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Bài Cúng Rằm Tháng 7

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Cúng rằm tháng 7.

Về sau, người ta thường gọi ngày Cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, và được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm. Về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành “tha tội cho tất cả những người chết”. Cho nên ngày nay mới có câu “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

Tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn là Lễ cúng cô hồn (Cúng rằm tháng 7) và Lễ Vu Lan

Đa phần mọi người thường hay nhầm lẫn Lễ Vu Lan và Cúng rằm tháng 7 là 1. Tuy nhiên trên thực tế mục đích của hai ngày lễ này là hoàn toàn khác nhau.

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Kiều Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo kinh Vu Lan, Mục Kiều Liên sau khi tu luyện thàn thông quảng đại, ông tưởng nhớ mẹ mình là bà Thanh Đề và muốn biết mẹ mình đang chịu tình cảnh thế nào. Ông dùng mắt phép tìm mẹ và thấy mẹ ông bị đày làm ngạ quỷ. Vì gây nhiều nghiệp ác nên phải xuống tận cõi quỷ. Ông đem cơm xuống tận ngã quỷ dâng cho mẹ. Mẹ ông vì chịu đói lâu ngày nên che cơm lại không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, cho nên khi cơm đến miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Như vậy, về bản chất thì Cúng cô hồn và Lễ Vu Lan đều được gọi là rằm tháng 7 nhưng ý nghĩa của lễ cũng hoàn toàn khác nhau, nên sẽ có những cách làm lễ khác nhau mà mọi người cần chú ý.

Các bài khấn cúng rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 hay còn gọi là cúng Tết Trung Nguyên. Vào ngày này có những nghi thức cúng như sau: Cúng Phật, Cúng Thần Linh, Cúng Gia Tiên, Cúng thí thực cô hồn và Cúng phóng sinh. Nhiều gia đình Việt thường cúng rằm tháng 7 vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch. Người ta quan niệm, đây là thời gian các vong linh trở về địa ngục. Để tránh sự quấy rối của các vong linh hay cô hồn, mọi người cần phải “hối lộ” cho những vong linh đấy. Chúng ta cần nắm rõ để thực hiện chuẩn các nghi thức cúng theo đúng truyền thống văn hóa Việt Nam.

Cúng phật

Cúng và thụ lộc ngay tại nhà. Mọi người có thể chuẩn bị cơm chay hoặc đơn giản là mâm ngũ quả. Khi cúng, chúng ta sẽ đọc kinh Vu Lan.

Cúng thần linh và gia tiên

Lễ cúng này xuất phát từ quan niệm về công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào đúng mùa vụ thu hoạch mùa màng. Người nông dân mong muốn những ngày này mọi việc trở nên trôi chảy, tránh sự quấy nhiễu của vong hồn, họ thường hay cầu xin thần linh, thổ địa bắt giam các yêu ma, oan hồn để tránh sự những nhiễu. Ngày 15/7, khi mọi thứ mùa vụ đã hoàn tất, người nông dân sẽ thường làm lễ cúng bái tạ ơn thần lịn và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cũng như cầu mong cho các cô hồn vong linh không nơi nương tựa được siêu thoát, mang lại bình yên cho mọi nhà. Mâm cơm thường là cúng chay hoặc cúng mặn tùy theo căn số của mỗi người.

Cúng thí thực cô hồn (Cúng chúng sinh)

Ngoài việc cúng Phật, cùng thần linh và gia tiên, còn một lễ nữa là cúng Cô hồn (còn gọi là cúng chúng sinh), cúng bố thí cho các cô hồn sa cơ lỡ vận không nơi nương tựa.

* Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).

* Sắm lễ:

Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời. Cúng cô hồn chỉ cúng đồ chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi gợi tham, sân, si.

Cúng cô hồn phải đặt lễ cúng trước cửa nhà hoặc nơi đang buôn bán.

Kết thúc buổi cúng ngoài trời, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Một số nơi có xảy ra tình trạng cướp cỗ cô hồn, đấy được xem là “cô hồn sống”. Nếu “cô hồn sống” cướp càng nhiều thì có nghĩa là gia đình đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá.

Nên cúng buổi chiều, tối và không nên cúng sau 21 giờ thì các cô hồn mới dễ nhận được đồ cúng.

Cúng chúng sinh xong, đốt đồ mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay.

Nghiêm cấm không được giật lại đồ từ “cô hồn sống”, vì giật lại sẽ mang đến những điều vô cùng xui xẻo tai hại cho gia chủ.

Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7

Cúng phóng sinh

Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ hoặc một số sinh vật ngoại lai vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình phật tử, không bắt buộc.

Sau khi thực hiện đầy đủ các bài khấn và nghi thức cúng rằm tháng 7, chúc gia chủ và gia đình sẽ xua đuổi được tà ma, oan hồn vất vưởng, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống và công việc làm ăn.

Bài tiếp theo: Tránh 30 điều đại kỵ này để được bình an trong tháng 7 cô hồn

Cách Cúng Rằm Tháng 7

Cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn.

Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Ta sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.

Cúng thần linh và gia tiên

Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.

Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.

Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân vàChư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Kỷ Sửu (2009)

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. Thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm Kỷ Sửu

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng chúng sinh – theo Phật giáo mi miền Bắc)

Mâm cúng cô hồn thường có: Quần áo chúng sinh gỡ ra từng món, rải xuống dưới mâm, một ít vàng tiền cũng làm như vậy, vài chén cháo trắng loãng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 ít bỏng gạo và kẹo bánh các loại, ngô/khoai/sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ v.v…

Ta có thể khấn nôm na, đơn giản, hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng có sẵn tại các chùa..

Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7

Những lý giải đầy đủ về ngày rằm tháng 7

Tín ngưỡng dân gian lâu nay truyền lại rằng, ngày xá tội vong nhân vất vưởng cũng chính là ngày rằm tháng 7.

Ngày đặc biệt ấy, cửa ngục được mở ra, mọi tù nhân ở chốn Địa ngục đều có cơ hội được nhận một đặc ân.

Đó là được ân xá, giải thoát khỏi nơi tăm tối, tù tội.

Chúng ta sẽ làm lễ cúng cô hồn vào ngày này, với mục đích cầu cho những linh hồn còn vất vưởng, không chốn nương thân.

Sẽ sớm được đầu thai, siêu thoát không còn vất vưởng chốn hồng trần.

Khi đó các linh hồn sẽ được tái sinh và trở về nơi cảnh giới an lành.

– Rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan hay còn được hiểu là lễ báo hiếu.

Đây là ngày lễ của Phật giáo bắt nguồn từ sự tích về Bồ Tát Mục Kiền Liên đã quên mình vì người mẹ mang nặng đẻ đau chính bản thân mình.

Sự tích kể rằng, sau khi người chứng quả A La Hán vì quá thương nhớ mẹ mà đã sử dụng huệ nhãn để có thể tìm mẹ dưới chốn địa ngục trần gian.

Thương xót mẹ bị đọa làm quỷ đói.

Không nuốt trôi được bất cứ món ăn nào.

Nên ngài đã sử dụng phật pháp của mình để xuất hiện và dâng cơm trước mặt mẹ.

Thật không may, chén cơm vừa đến miệng mẹ thì liền hóa thành lửa đỏ rực khiến bà ăn không được nuốt không xong.

Bản thân bất lực, ngài tìm cách nhờ đến Đức Phật nhờ người soi đường chỉ lối.

Nghiệp tiền kiếp của người mẹ đã quá nặng cho nên dù Mục Kiều Liên có hiếu thảo lay động đất trời cũng không thể xoay chuyển càn khôn.

Tuy nhiên, nếu tăng chúng thập phương đồng tâm cứu giúp thì có thể qua khỏi kiếp nạn này.

Phật chỉ bảo phải lập trai đàn đúng ngày rằm tháng 7 để cầu nguyện và cứ như thế mẹ ngài thoát được kiếp quỷ đói và về với cảnh giới an lành.

Từ đó, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày chúng sanh tứ phương tưởng nhớ các bậc tiền nhân, đấng sinh thành nuôi dưỡng, cầu bình an tới người thân gia đình.

Tục đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 vì vậy mà trở thành một tục lệ truyền thống.

– Theo ghi chép về văn hóa Trung Hoa, rằm tháng 7 chính là ngày Tết Trung Nguyên.

Ngày này còn nhiều tên gọi khác nhau như ngày Ma hoặc tháng Ma.

Cùng với lễ Thanh Minh vào mùa xuân và lễ Trùng Cửu vào mùa thu con cháu tại dương thế sẽ bày tỏ lòng thành kính của bản thân.

Đối với tổ tiên, những người thân đã khuất hoặc còn có thể cầu nguyện cho những linh hồn vẫn phải vất vưởng sớm có thể đến nơi cực lạc.

Khi đó, thiên đàng, địa ngục và trần gian là nơi giao thoa nhau.

Tất cả các tín đồ Phật giáo và Đạo giáo có nghĩa vụ thực hiện các nghi lễ siêu thoát cho những vong linh oan ức, khổ cực.

Liệt kê các loại vàng mã cúng rằm tháng 7

Vàng mã cúng rằm tháng 7 cho thần linh và gia tiên

Trước hết, mâm cỗ cúng thần linh theo văn hóa của người Việt chúng ta thường đặt gà trống nguyên con và xôi.

Ngoài ra, có thể thay xôi bằng bánh chưng những phải lột hết vỏ và phải để nguyên vẹn không bóc tách, cắt thành miếng.

Rượu, lọ hoa, và hoa quả lại càng không thể thiếu vì đây là mâm cúng truyền thống.

Mâm cúng dành cho gia tiên thì cần nên đặt một mâm cơm với đầy đủ món chay hoặc là món mặn tùy vào điều kiện của từng hộ gia đình.

Tuy nhiên, các Phật tử thường khuyến cáo sử dụng mâm chay để không thu hút ma đói, ma khát đến càn quấy.

Mâm cỗ mặn có thể sửa soạn những món ăn như sau.

Xôi gấc 1 đĩa, gà luộc nguyên con, rau xào và canh rau củ.

Giấy tiền vàng mã nên đốt có thể sử dụng tiền âm phủ, tiền dollars, vàng, bạc,…

Các vật dụng thiết kế như người còn sống trên vật dụng bằng giấy như nhà cửa, xe cộ, điện thoại, quần áo.

Nếu thí chủ có lòng hảo tâm thì nên đốt dư dả tiền âm phủ một chút để người âm có thể mua được những vật dụng mà họ cảm thấy cần thiết.

Hoặc có thể lựa chọn những món đồ mà khi còn sống họ chưa được sử dụng qua hoặc bản thân vô cùng yêu thích.

Lễ vật, vàng mã cúng rằm tháng 7 cho chúng sanh cô hồn sớm về nơi cực lạc

Với lễ cúng chúng sanh, người ta thường đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 ngoài trời hay ngay trước cửa ngôi nhà của họ.

Mâm cỗ này được chuẩn bị đầy đủ những thứ như 15 lễ tiền vàng trở lên.

20 – 50 bộ quần áo dành cho chúng sinh.

Chuẩn bị ngũ quả ngũ sắc, hoa và tiền trinh ( tiền chúng sinh ).

Ngoài ra, chuẩn bị thêm một bộ tiền thật nhiều mệnh giá khác nhau cộng với bánh kẹo.

Các loại ngô khoai, sắn và bỏng.

Nên có 5 đôi bát đũa thìa.

Những lưu ý nhỏ khi bày mâm chúng sanh đó là không cúng xôi gà vì có máu chúng sanh.

Bố trí tiền vàng theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi hướng có 3-7 cây hương và không được cúng ngay trong nhà.

Cách sử dụng vàng mã cúng rằm tháng 7 đúng cách

Nên đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 như sau.

Khi đốt cần chậm rãi, không đổ ào ạt vào một chỗ đốt theo kiểu có lệ.

Vừa đốt vừa nhẩm tên người đã khuất.

Cần thanh tâm không hấp tấp, nóng vội vừa có thể gây ra thương tích lại vừa mất thiêng.

Đặc biệt, nếu muốn gửi tới một người cụ thể, cần ghi chú thông tin cụ thể của người đó vào một tờ giấy nhỏ.

Và cho tấm giấy đó vào những vật dụng mình muốn gửi đi cho người đã khuất.

Không được để nát hết tiền tro hay để gió cuốn đi vàng mã.

Cso thể thay từ “chết” quá thô bằng một từ ngữ có ý nói giảm nói tránh hơn, tránh làm đau lòng chúng sanh.

Việc dội nước thẳng vào nơi đốt là đại kỵ nên cần để tâm thật kĩ.

Không để trẻ con nô đùa quanh đống lửa khi đang hóa vàng, làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm cần có.

Về ngày giờ đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 sao cho chuẩn phong thủy.

Gỗ Đẹp khuyên các bạn nên hóa vàng vào buổi trưa khoảng từ 11r 15 tháng 7.

Mà chu đáo hơn nữa, gia chủ có thể xem ngày giờ hợp phong thủy và hợp với bản mệnh của mình.

Tuy nhiên, với lịch làm việc dày đặc như thời buổi hiện nay, nhiều gia đình không thể thực hiện đúng giờ đó.

Vì vậy có thể làm trước 11r chứ không nên đợi đến chiều muộn hay tối khuya mới thực hiện cúng vái.

Việc đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 nên đúng ngày, chứ không nên rời lịch lung tung.

Địa điểm hóa vàng ở ngoài trời nhưng vẫn cần đảm bảo sự thoáng đãng, sạch sẽ để thể hiện sự tôn trọng nhất định.

Tiếp theo, người ta bắt đầu nghi thức hóa tiền vàng khi đã bắt đầu xong 1 tuần hương.

Hóa vàng theo thứ tự từ mệnh giá cao xuống mệnh giá thấp.

Gia chủ nên khấn:” Gia chủ xin hóa kim ngân, tiền vàng,… thỉnh vong gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành” và phải vái ba vái liên tục để thể hiện sự thành tâm.

Cần để tâm những chi tiết sau đây khi hóa vàng mã cúng rằm tháng 7

Nên cúng vào ban ngày, bởi dân gian cho rằng, không nên làm lễ này vào xẩm tối.

Vì khi mặt trời lặn, nghĩa là cửa âm phủ đã hoàn toàn khép kín.

Đối với những gia đình có điều kiện dư dả hoàn toàn có thể bày hai mâm cúng.

Cúng tổ tiên tại bàn thờ trong nhà và mâm cỗ cúng chúng sinh chay, mặn tùy ý ngoài trời trước sân hay trên vỉa hè đều được.

Hạn chế cúng quá nhiều món mặn cho cô hồn.

Nếu chẳng may khơi dậy lòng tham sân si của quỷ ác, ma đói,… Sẽ dễ bị chúng đi theo và quần quấy, đòi hỏi không ngừng.

Theo nhiều nghiên cứu, chỉ ra rằng mâm chay cho cô hồn đầy đủ nhất thì bao gồm.

Quần áo nên chuẩn bị các đồ nhiều màu sắc khác biệt.

Các loại bánh kẹo, ngô, khoai, sắn, bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, tiền, cháo, nước và rượu đầy đủ.

Cũng không được thiếu gạo và muối khi đã chuẩn bị cháo.

Lễ cô hồn kết thúc xong xuôi, có thể vãi gạo, cháo, muối ra sân sau đó hóa vàng.

Ở nhiều địa phương có thể được phép cướp cỗ là bánh kẹo cho trẻ con, tuy nhiên hiện nay ít ai làm theo cách xử lý đó vì họ sợ sẽ gặp phải điều không may.

Không nên để các đồ vừa cúng cô hồn vất vưởng vô lại nhà bạn.

Đốt vật cúng gia tiên, thần linh, cô hồn riêng biệt và theo thứ tự trên dưới.

Đốt xong vàng mã cúng rằm tháng 7 cho quan thần linh và gia tiên của gia chủ rồi mới tới cúng khấn cho chúng sanh tới nơi an lành.

Đọc đúng địa chỉ dành cho người nhận kẻo đồ được gửi xuống người âm có thể bị lạc hoặc bị cướp mất.