Xem Cách Cúng Rằm Tháng 7 / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Cách Cúng Rằm Tháng 7, Cúng Rằm Tháng 7 Như Nào

Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng, tuy nhiên, nhiều gia đình ở chung cư lại băn khoăn không biết cúng như nào cho đúng và có tâm lý lược bỏ lễ cúng chúng sinh.

Về việc này, ngày 3/9, trao đổi với báo Đất Việt, chị N.T.V.A (40 tuổi, hiện đang ở chung cư Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, năm nay gia đình chị chỉ cúng gia tiên nên chị đã chuẩn bị cúng từ cách đây 2 hôm.

“Trước khi bày lễ cúng, tôi phải chuẩn bị mua quần áo, thời trang bằng giấy cho ông bà, vàng mã, bên cạnh đó còn có hoa quả. Việc này phải làm trước ngày rằm mới tốt, nhiều gia đình họ còn làm sớm hơn nhà tôi.

Đến đúng ngày rằm chỉ cần thắp nén hương là được rồi. Còn cúng chúng sinh năm nay tôi bỏ vì mới chuyển sang nhà chung cư, diện tích nhỏ hẹp mà bày biện sai cách và cúng xong không biết cách tiễn các vong hồn thì gia đình sẽ bị ám”, chị V.A nói

Theo chị V.A, việc cúng chúng sinh nếu làm phải làm đến nơi đến chốn và đón tiếp đàng hoàng thì các vong hồn mới ăn lộc đó. Việc chuẩn bị đồ cúng chúng sinh cần có gạo, bỏng tẻ, xôi, cháo hoa, bim bim, thạch. Những đồ cúng này và tiền vàng sẽ được bày ra trong 1 cái mâm.

“Cúng chúng sinh có sách chỉ dẫn cách cúng, tôi đọc xong nhưng chưa thấy có cảm giác an toàn về cách làm nên thôi. Việc chuẩn bị đồ cúng chúng sinh cần những đồ nhạt, đây đều là những đồ chay.

Sau khi cúng xong cũng cần biết cách chia hết lộc ra ngoài, không được đem vào trong nhà, trong đó tiền được hóa vàng rồi lấy rượu đổ vào, gạo, muối được trộn đều rồi rắc ra sân còn cháo hoa tung ra gốc cây”, chị V.A chia sẻ thêm.

Nói về hướng đặt mâm lễ cúng chúng sinh, chị V.A cho rằng, ở chung cư thì chỉ có thể đặt thẳng trước cửa nhà mình, không được đặt hẳn ra bên ngoài hay hướng vào nhà khác vì sẽ làm mất ý nghĩa của việc cúng chúng sinh.

Cũng theo chị V.A, cúng chúng sinh là cúng bố thí cho các vong hồn khi còn ở trần thế không có nơi nương tựa và phải chịu nhiều oan trái trong xã hội. Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên.

Cúng đốt nội y

Ngoài việc lo chuẩn bị mâm cỗ cúng, ngày rằm tháng 7 người dân còn đốt vàng mã cho người đã khuất gồm quần áo, vàng bạc, châu báu, ngựa bằng giấy phẩm màu… Xã hội phát triển, đồ cúng tế cũng được các xưởng hàng mã chế thành nhiều kiểu, nhiều mốt mới, đáp ứng trần sao âm vậy của khách hàng.

Trao đổi với báo Đất Việt, chủ cửa hàng vàng mã Q.V (Hà Nội) cho rằng: “Cửa hàng chị đã nhập đầy đủ các mẫu mã thờ cúng, ngoài quần áo, tiền vàng, mấy nay năm chị nhập cả đồ nội y, các mẫu bikini phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, năm nay cửa hàng chị bán chạy nhất vẫn là áo dài”.

Theo chị V, cửa hàng chị cái gì cũng có, trần gian có gì, người dưới âm phủ có thứ đó.

Mẫu mã tham khảo trên mạng, các sản phẩm từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tùy theo kiểu dáng.

Thanh Giang

Cách Cúng Rằm Tháng 7

Cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn.

Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Ta sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.

Cúng thần linh và gia tiên

Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.

Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.

Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân vàChư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Kỷ Sửu (2009)

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. Thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm Kỷ Sửu

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng chúng sinh – theo Phật giáo mi miền Bắc)

Mâm cúng cô hồn thường có: Quần áo chúng sinh gỡ ra từng món, rải xuống dưới mâm, một ít vàng tiền cũng làm như vậy, vài chén cháo trắng loãng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 ít bỏng gạo và kẹo bánh các loại, ngô/khoai/sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ v.v…

Ta có thể khấn nôm na, đơn giản, hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng có sẵn tại các chùa..

Bài Cúng Rằm Tháng 7 Âm Lịch Và Cách Sắm Lễ Cúng Rằm Tháng 7

Bài cúng rằm tháng 7 âm lịch chuẩn nhất. Hướng dẫn cách sắm lễ cúng, chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 và bài văn khấn cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất.

Vào ngày Rằm tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị hai mâm cỗ cúng: Một mâm cỗ mặn để cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cỗ chay để cúng chúng sinh – gọi là cúng cô hồn đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè.

Sắm lễ, chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 gầm những gì đầy đủ nhất?

Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Theo phong tục thì có 2 bước chuẩn bị cơ bản:

– Sắm lễ cúng rằm: Việc sắm lễ phải đúng theo nguyên tắc: cúng cho ai (gia tiên, thần linh hay thổ công,…v..v..), và cúng ở đâu(cúng tại gia, trong nhà, hay ngoài trời)

– Bài văn khấn cúng rằm tháng 7: Do các địa điểm cúng khác nhau và đối tượng cúng khác nhau nên việc bạn phải chọn đúng bài khấn là điều vô cùng quan trọng.

Cúng rằm tháng bảy vào ngày nào?

Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch. Như vậy, tháng cô hồn năm 2023 tính theo dương lịch là từ ngày 19/8 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 16/9 (tức 29/7 âm lịch). Ngày Rằm tháng bảy trong năm 2023 rơi vào thứ tư, ngày 2/9 dương lịch.

Cúng rằm tháng 7 hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu tại nhà thường có 4 lễ: cúng tại gia, cúng chúng sinh, cúng gia tiên và cúng thí thực cô hồn.

Xem thêm: Hướng dẫn xem ngày đổ móng nhà 2023

Cách sắm lễ cúng rằm tháng 7 – Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Vào khoảng thời gian từ 2/7 đến 14/7 âm lịch hàng năm là thời gian mà người dương gian cúng rằm hay còn gọi là cúng cô hồn thả phóng sinh để có được phúc lộc làm ăn mát mẻ, không bị ma quỷ quấy rầy.

Rằm tháng 7 mọi gia đình đều thay nhau chuẩn bị mâm lễ vật cúng cô hồn. Lễ vật cúng cô hồn bao gồm:

Quần áo sắp từ hai mươi đến năm mươi bộ , tiền vàng dành cho mâm cúng chúng sinh từ 15 lễ trở lên.

Tiền cúng chúng sinh, tiền lẻ.

Hoa tươi, mâm ngũ quả.

Bỏng ngô, ngô luộc, khoai lang, sắn luộc.

Bánh kẹo.

Một tô cháo trắng, một mâm gạo muối (gồm có bát, đũa mỗi thứ 5 đôi).

Mười hai cục đường thẻ.

Mía chặt thành từng khúc nhỏ mỗi khúc từ 15 cm.

Nước trắng, rượu (mỗi thứ 3 chén nhỏ).

Hương thẻ, hai cây nến.

Ngoài ra còn có thêm các vật dụng hàng này như gương, lược, khăn tay, đồ trang sức như vòng tay, hoa tai,…

Chú ý khi cúng tiền vàng phải được rải ra mâm, xung quanh bốn hướng. Để mỗi hướng 3 – 5 – 7 cây hương.

Lễ vật cúng rằm tháng 7- cúng cô hồn.

Lễ cúng rằm phải được bày ra trước sân nhà hoặc trước cửa nhà. Đặc biệt lễ này nên được bày cúng ngoài trời. Trong mâm lễ phải cúng đồ chay, không được phép có xôi gà, vì xôi gà chỉ dành cúng tổ tiên, thần linh, không cúng âm hồn ma quỷ.

Khi thủ tục khoa lễ kết thúc, đem hóa hết vàng mã, tiền vàng quần áo, muối gạo, cháo trắng được vãi ra ngoài, theo quy tắc nên rãi từ nhà ra đầu ngõ rồi đến đường lớn để tiễn sinh linh, cô hồn.

Khi chưa cúng xong mà lễ vật bị tranh cướp thì gia chủ thả tay không dành lại lễ vật. Nếu lễ vật bị cướp đi càng nhiều thì là điều lành cho gia đình đó.

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong tháng 7

Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 âm lịch

Dưới đây là bài văn khấn cúng Rằm tháng 7 trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” (NXB Hồng Đức) các gia đình có thể tham khảo:

Nội dung bài văn khấn rằm tháng 7: Kính cáo Tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Tên là:……………………………… Vợ/Chồng:………………………… Con trai:…………………………… Con gái:……………………………. Ngụ tại:……………………………..

Cách Nấu Chè Cúng Rằm Tháng 7

Nguyên liệu làm phần nhân chè:

Nguyên liệu nước dùng kèm chè trôi nước

Cách nấu chè trôi nước cúng rằm tháng 7

Bước 1: Cách làm phần vỏ chè trôi nước

Bước 2: Chuẩn bị nhân chè trôi nước

Nhân đậu xanh sau khi nguội, đem vo viên sao cho phù hợp với phần vỏ chè trôi nước. Vậy là chúng ta đã hoàn thành nhân của cách nấu chè trôi nước.

Bước 3: Chuẩn bị nước dùng kèm chè trôi nước

Nước đường: Cho đường vào nấu chung với 200ml nước lạnh đến khi sôi. Đun nước đường thêm khoảng 20 phút với lửa nhỏ để nước đường được dẻo và đậm vị. Đừng quên cho ít gừng và tí ti muối vào để giúp nước đường thơm đậm vị hơn.

Chè trôi nước cho ra bát và thêm 1 ít nước dừa lên là đã hoàn thành bát chè để chuẩn bị thắp hương. Rắc ít mè đã rang giúp cho bát chè tăng phần thơm ngon nha.

Bước 1: Đậu xanh vo thật sạch với nước nhiều lần đến khi nước trong. Ngâm đậu khoảng 2 tiếng để giúp đậu nở và ngon hơn.

Bước 2: Đậu sau khi ngâm đem hấp đến khi đậu chín mềm. Xay nhuyễn đậu bằng máy xay, nếu không có máy xay bạn có thể dùng phới, đũa, muỗng, … tán đậu đến khi mịn là được.

Thêm đấy, rằm tháng 7 và rằm tháng 8 rất gần nhau, để mâm cỗ cúng thêm phần thành tâm, đẹp mắt, bạn có thể làm thêm món bánh Trung thu thơm ngon đặt lên mâm cỗ nữa đó. Tham khảo ngay cách làm bánh trung thu đơn giản .

Cách Nấu Xôi Cúng Rằm Tháng 7

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7 cho mâm cỗ cúng gia tiên. Nấu xôi cúng rằm tháng 7 không khó.

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7

Mâm cỗ cúng gia tiên có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Món chay trong mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 7 không thể thiếu món xôi. Báo điện tử Gia Đình Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món xôi gấc được dùng phổ biến trong mâm cúng gia tiên.

Cách nấu xôi gấc cho mâm cúng gia tiên

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

2 kg gạo nếp , ½ chén dầu ăn, 200 gr đường, ½ muỗng canh muối, 100ml nước cốt dừa, 2 muỗng canh rượu trắng nấu ăn, 1 quả gấc tươi (Hay 500gr ruột gấc).

Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7: món xôi gấc nóng hổi, thơm ngon cho mâm cỗ ngày rằm.

Gạo nếp: vo sạch, cho nước vào ngập hơn mặt gạo, ngâm khoảng 7 tiếng đồng hồ. Hôm sau đem ra sả lại cho sạch, để cho ráo nước.

Gấc: lựa trái chín đỏ, vỏ mềm, gai nở hết. Bổ gấc làm hai , lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều.

Ướp gấc với rượu trắng + một ít màu đỏ và một ít muối, ướp qua đêm. Sở dĩ gấc phải ướp với rượu là vì rượu sẽ làm cho gấc đỏ hơn. Trộn thịt gấc với nếp và ½ muỗng canh muối cho đều.

Cho gạo vào xửng, đặt lên bếp hấp. Xôi khoảng ½ giờ , mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.

Rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi. Sau đó, đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa, tiếp tục rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi và xới đều. Hấp cho đến khi thấy xôi mềm dẻo là được. Nếu thấy sôi hơi khô, có thể rưới thêm nước cốt dừa hay dầu ăn và hấp thêm một lúc nữa.

Khi xôi đã chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi đi bớt, lúc đó mới rắc đường vào và trộn đều.

Lưu ý: Không nên trộn đường vào khi xôi còn quá nóng. Vì làm như thế, xôi sẽ bị nát.

Đơm xôi ra đĩa hay cho xôi vào khuôn đóng thành bánh.