Xem Cách Cúng Đầy Tháng / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Apim.edu.vn

Bật Mí Cách Cúng Đầy Tháng

Thực tế có rất nhiều gia đình không biết cúng đầy tháng bé trai như thế nào cho đúng cho đủ. Vì thế, hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn nghi lễ cúng đầy tháng chuẩn nhất cho bé trai.

1. Nguồn gốc của phong tục cúng đầy tháng bé trai

Cúng đầy tháng cho bé trai là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đây được xem là nghi lễ cần thiết như một lời câu phúc, bình an, khỏe mạnh cho em bé.

Theo quan niệm của ông bà ta thì: 12 bà mụ là người quyết định giới tính của em bé là trai hay gái. Còn đức ông là người bảo vệ, che chở cho 2 mẹ con “mẹ tròn con vuông”. Vì thế, khi cúng đầy tháng cho bé trai, các bạn phải làm mâm cơm cúng đầy đủ cho 12 bà mụ và đức ông.

Cúng đầy tháng bé trai hay còn gọi là lễ cúng mụ bé trai

2. 12 bà mụ gồm những ai?

Mỗi 1 mụ bà sẽ cai quản 1 công việc khác nhau nhằm đảm bảo quá trình mang bầu, sinh con được an toàn và hoàn thiện nhất do đó nhiều vùng gọi cúng đầy tháng cho bé trai là lễ cúng mụ.

3. Ý nghĩa của mâm cơm cúng đầy tháng bé trái

Dù là miền Bắc hay miền Trung, miền Nam thì mâm cơm cúng đầy tháng bé trai đều mang ý nghĩa về sự cảm ơn của gia đình đối với các vị thần để che chở, bảo vệ cho mẹ và bé, giúp mẹ và bé được an toàn. Đồng thời, nghi lễ cũng là cầu bình an, mong cho em bé luôn mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn, lớn lên gặp được nhiều may mắn.

Cúng đầy tháng bé trai mang ý nghĩa về sự cảm ơn các vị thần đã che chở bảo vệ 2 mẹ con

4. Cúng đầy tháng bé trai ngày nào?

Cánh tính ngày làm đầy tháng cho bé trai dựa vào ngày đứa trẻ ra đời được gia đình ghi nhớ theo ngày âm hoặc ngày dương. Theo cách tính của các cụ ngày xưa thì bé gái sẽ được làm đầy tháng trước 2 ngày, còn bé trai làm trước 1 ngày. Tuy nhiên, hiện nay các gia đình thường làm đầy tháng vào đúng ngày sinh của tháng sau để mẹ dễ dàng tính lịch và nuôi con hơn.

5. Cúng đầy tháng bé trai lúc mấy giờ? Cúng vào giờ nào?

Chắc hẳn, ông bố bà mẹ nào cũng muốn chọn giờ tốt để cúng đầy tháng cho con. Vì thế, muốn chọn được giờ tốt, các bạn cần phải tránh những giờ xung khắc, lựa chọn giờ tốt sao cho phù hợp với mục đích cúng thôi nôi con trai. Vậy cúng thôi nôi con trai vào lúc mấy giờ? Hầu hết, các gia đình đều căn cứ vào giờ hoàng đạo và tùy thuộc vào từng phong tục của địa phương để quyết định giờ đó có tốt và hợp với con trai bé bỏng của gia đình không.

Giờ tốt – giờ đẹp – giờ hoàng đạo được ghi rõ ràng trên tờ lịch, cha mẹ chỉ cần xem trên tờ lịch là có thể chọn được giờ cúng thôi nôi cho bé trai. Nếu không chắc chắn thì có thể xem trong cuốn lịch vạn niên hoặc lên chùa nhờ thầy xem giờ.

6. Mâm cúng đầy tháng bé trai cần chuẩn bị gì? Lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai miền Bắc

Lưu ý: 12 đĩa xôi, 12 miếng trầu, 12 đôi hài phải có kích thước giống nhau còn 1 bộ thì phải có kích thước to hơn 1 chút để cúng bà mụ Chúa.

Lễ vật cúng đầy tháng bé trai ở miền Bắc

Lễ vật cúng đầy tháng bé trai Miền Trung Lễ vật cúng đầy tháng bé trai miền Nam 7. Bài cúng đầy tháng cho bé trai

“Hôm nay, con trai con vừa tròn 1 tháng, gia đình có bày lễ vật cúng đầy tháng cho bé, cung thỉnh thập nhị mụ và tam đức ông về chứng nhận nghi lễ và phù hộ cho cháu được mạnh khỏe, ăn ngoan, ngủ yên, phù hộ độ trì cho gia đình con luôn luôn mạnh khỏe, bình an”.

Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Được Mạnh Khỏe, Thông Minh (Bố Mẹ Nên Xem)

Lễ cúng đầy tháng cho con yêu sắp tới nhưng bạn vẫn chưa biết cách lấy ngày cũng như chuẩn bị các lễ vật cúng ra sao. Trong khi nghi lễ này có chút khác biệt giữa bé trai và bé gái. Vậy chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai như thế nào để giúp bé mạnh khỏe, thông minh.

1.Ý nghĩa của ngày cúng đầy tháng cho bé trai

Chắc hẳn, mỗi bé trai hay bé gái khi vượt qua 30 ngày đầu đời đều được làm lễ đầy tháng. Mục đích của lễ cúng này để cảm ơn 12 bà mụ đã tạo nên từng bộ phận cho bé. Đây cũng là dịp gia đình cảm ơn cũng như cầu mong tổ tiên, các Đức Ông, bà mụ luôn phù hộ cho bé khỏe mạnh, thông minh.

Theo văn hóa phương đông, ngày đầy tháng vô cùng quan trọng với mỗi bé. Giúp các bé được chào đón, được bảo vệ, được yêu quý bởi tất cả mọi người trong nhà, với anh em, hàng xóm.

2.Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì?

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai khác với bé gái ở một số điểm, chính bởi vậy, các mẹ cần lưu ý để chuẩn bị các lễ vật cúng cho phù hợp, đầy đủ.

Lễ vật cúng cho 12 bà Mụ

12 ly nước trắng

12 đĩa xôi nhỏ để trong các đĩa nhỏ, bạn có thể sử dụng đĩa nhựa để giảm bớt trọng lượng.

12 chén chè nhỏ

12 chén cháo nhỏ

2 đĩa bánh hỏi

2 kg thịt quay chia làm 12 đĩa thịt quay

12 đĩa các loại bánh dành cho trẻ con

Hàng mã đầy đủ

Lễ vật cúng Đức Ông

Ba đĩa xôi lớn để trong đĩa

Một bát chè lớn

Một bát cháo lớn

Gà luộc 1 con

Một miếng thịt quay

Một đĩa hoa quả

Hàng mã

Trầu cau

Bên cạnh đó còn cần những đồ lễ cúng theo số lượng, nếu là bé gái thì 9, bé trai là 7:

7 con cua

7 con ốc

7 chiếc bánh giò, 7 chiếc bánh chưng

7 quả trứng đã luộc chín

1 đĩa muối, gạo

1 chai rượu trắng

Một cây đèn

1 đôi đũa hoa

1 bó hương

1 chiếc thìa

3. Cách tính ngày lễ đầy tháng cho bé trai

Cách tính ngày lễ đầy tháng cho bé trai các vùng miền đều giống nhau. ở đó, ngày của bé trai khác với bé gái, các cụ đã có câu gái lùi 2 trai lùi 1. Vậy nên, để tính ngày làm đầy tháng cho bé trai các mẹ lấy ngày sinh của tháng kế tiếp nhưng lùi đi 1 ngày. Nếu bé sinh ngày 9/10 âm lịch thì tới ngày 8/11 tháng kế tiếp sẽ làm đầy tháng cho bé.

Lễ cúng có thể thực hiện vào nhiều khung giờ tùy thuộc mỗi gia đình. Đa phần các gia định thực hiện buổi sáng, trưa sẽ tổ chức ăn uống chúc mừng niềm vui của gia đình.

4. Cách sắp xếp bàn cúng cho bé trai

Việc sắp xếp các lễ vật cúng đầy tháng khá quan trọng, nó không chỉ thể hiện lòng thành tâm mà còn chứng minh sự chân thành cảm ơn tới các vị tổ tiên, các vị thần linh, bà mụ, …bàn cúng cần được sắp xếp hài hòa, đẹp mắt. Nên sắp các đồ vào 2 bàn có độ cao khác nhau với kích thước tùy chọn.

Theo quan niệm người xưa thì “đông bình tây quả” nhưng không phải ai cũng có thể xác định và biết cách. Bởi vậy, bạn hãy nhờ tới người cúng cho gia đình. Thông thường các gia đình sẽ nhờ tới một người có kinh nghiệm cúng mụ cho bé. Người này sẽ giúp bạn chọn giờ, sắp xếp lễ vật.

5. Nên làm lễ cúng đầy tháng cho bé vào thời gian nào?

Tuổi Tý: Theo các chuyên gia phong thủy, nên cúng đầy tháng cho bé vào giờ Ngọ nhằm tăng tài vận, hỗ trợ đường công danh và sức khỏe cho bé.

Tuổi Sửu: Giờ thích hợp nhất là giờ Tý, không chỉ vậy, vào năm Tý những người tuổi Sửu cũng dễ phát tài, làm ăn gặp may.

Tuổi Dần: Nếu bé trai sinh năm dần cha mẹ có thể cúng mụ cho bé vào giờ Mùi hoặc giờ Sửu. Đó là giờ đẹp cho bé tuổi Dần.

Tuổi Mãu: Theo phong thủy, tuổi Mão sẽ phát huy tốt các nội lực ở giờ Tuất. Mão thuộc âm mộc trong khi Tuất là thổ dương, yếu tố này hỗ trợ nhau.

Tuổi Thìn: Nếu bé sinh năm thì thì giờ làm lễ cúng mụ tốt nhất là giờ Hợi.

Tuổi Tỵ: Theo phong thủy giờ Dậu chính là giờ hợp với tuổi Tỵ. Tỵ là hỏa dương trong khi Dậu là kim âm chúng sẽ hỗ trợ, tương sinh cho nhau. Nhờ vậy, người tuổi Tỵ trong năm Dậu sẽ dễ dàng phát tài cũng như thuận lợi cho công việc.

Tuổi Ngọ: Trong phong thủy, Ngọ mang hỏa âm, Thân mang kim dương. Bởi vậy, người tuổi Ngọ hợp với giờ Thân, nên cúng đầy tháng cho bé trai vào giờ thân với các bé sinh năm Ngọ.

Tuổi Mùi: Với các bé sinh năm Mùi nên cúng mụ vào giờ Tý bởi giờ Tý chính là giờ phù hợp với người tuổi Mùi.

Tuổi Thân: Trong ngày, thời gian tuổi Thân có thể dễ dàng phát huy nội lực nhất là giờ mão.

Tuổi Dậu: Giờ Dần chính là thời điểm cúng mụ tốt cho bé sinh năm Dậu

Tuổi Tuất: Nếu trong ngũ hành âm dương, giờ Hợi sẽ phù hợp với người tuổi Tuất.

Tuổi Hợi: Giờ cúng mụ tốt nhất là giờ Tỵ.

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai không cần quá cầu kỳ với các lễ vật phô trương. Nó chỉ cần những vật thông thường cùng sự thành tâm của gia chủ. Có như vậy bé mới nhận được nhiều phước lộc và sự may mắn.

Góc Bé Yêu là shop quần áo trẻ em cao cấp online.

Cách Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Đầy Đủ Nhất

Đầy tháng (còn gọi là đầy cữ) là một tín ngưỡng giàu ý nghĩa có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Đây còn là dịp để gia đình có em bé tròn 1 tháng tuổi chia sẻ niềm vui với người thân, họ hàng, làng xóm,… nên một buổi lễ trọn vẹn, mang lại may mắn cho bé là điều cần thiết.

1. Lễ đầy tháng là gì?

Từ lúc chào đời đến khi bé được tròn một tháng tuổi thì trẻ sẽ được tổ chức nghi lễ cúng đầy tháng. Buổi lễ này mang ý nghĩa như sự tạ ơn đất trời đã tạo ra em bé với hình hài nguyên vẹn, khỏe mạnh, mang đến cho gia đình thêm thành viên mới, thêm nụ cười, niềm vui.

Bên cạnh đó, về mặt tâm linh thì lễ cúng đầy tháng còn như lời cảm ơn đến 12 bà Mụ đã có công nặn ra bé và Đức ông đã che chở bảo vệ cho cuộc sinh nở được “mẹ tròn con vuông”.

Đây cũng là khoảng thời gian để gia đình cầu xin các vị thần cầu phù hộ cho em bé sau này lớn lên luôn được mạnh khỏe, thông minh và may mắn trong cuộc sống.

2. Cách chuẩn bị đồ cúng đầy tháng cho bé gái

Theo tín ngưỡng dân gian nước ta thì các bé sinh ra là do bà Chúa và 12 bà Mụ nặn thành từ đất sét và thổi linh hồn vào. Trong đó bà Chúa đóng vai trò quan trọng nhất còn 12 bà Mụ bà có nhiệm vụ là mỗi người sẽ nặn ra 1 bộ phận trên cơ thể đứa trẻ.

Vì thế, trong cách cúng mụ đầy tháng cho bé gái thì mâm cúng phải có đầy đủ những thứ sau: 12 chén chè trôi nước nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 1 chén chè trôi nước lớn, 12 chén xôi nhỏ và 1 chén xôi lớn.

Ngoài ra, bố mẹ cần chuẩn bị đồ cúng dâng lên Đức ông và 3 Đức thầy gồm: hoa, trái cây, nến, nhang, gạo muối,trà và rượu, trầu têm hình cánh phượng. Bên cạnh đó cũng cần những món như: chén, dĩa, muỗng và 1 đôi đũa hoa.

Lễ vật cụ thể bao gồm:

– Hoa tươi (tùy chọn loại hoa như hoa cát tường, hoa ly,…)

– Trái cây (có thể chọn 5 loại quả như cam, quýt, dứa, chuối, táo, xoài,..)

– Nhang

– Nến (đèn cầy).

– Gạo tẻ, muối hạt sạch.

– Rượu (12 chén)

– Nước lọc ( 12 chén)

– Tiền vàng mã

– Trầu cau (têm trầu cánh phượng)

1 con gà luộc.

– Thịt lợn (có thể thịt chân giò, thịt lợn quay,…)

– Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh (1 đĩa lớn, 12 đĩa nhỏ)

– Bánh kẹo (12 đĩa)

– Chè (12 bát nếu là bé gái thì cúng bằng chè trôi nước còn bé trai thì cúng chè đậu trắng)

– Giấy cúng đầy tháng (gồm có mâm hài và những món đồ cúng cho bà mụ và bà chúa)

3. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé gái

Theo dân gian lưu truyền thì cách tính ngày đầy tháng của thôi nôi sẽ dựa vào âm lịch và tùy theo giới tính của đứa trẻ (là bé gái hay bé trai).

Ông bà xưa có câu “Gái lùi 2 trai lùi 1”. Do đó, đối với các bé gái thì cách tính ngày đầy tháng sẽ hơi khác so với bé trai, nghĩa là “gái sụt hai trai sụt một”.

Bố mẹ sẽ chọn theo ngày âm lịch. Ví dụ như bé sinh ngày 20 tháng 11 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 18 tháng 12 âm lịch.

4. Nghi thức thực hiện lễ cúng đầy tháng cho bé gái

Bạn nên bày trí hài hòa tất cả các lễ vật cúng đầy tháng, tạo sự cân đối ở chính giữa phía trên của hương án. Lễ vật dâng cúng các bà mụ sẽ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và 1 phần to hơn dành cho bà Mụ chúa.

Mâm lễ mặn gồm hương, hoa, nước trắng được đặt trên cùng và mâm tôm, cua, ốc thì để ở phía dưới. Soạn mâm trên đầu giường em bé hay nằm và đốt nến lên cúng bà Mụ.

Tiếp theo, hãy đốt quần áo tiền vàng cho các bà mụ, mở gói bim bim và hoa quả cho trẻ con trong nhà, thực hiện việc chia sách bút cho các bé lấy lộc, đồng thời giữ lại cho con mình một vài món.

Ngay sau nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái là nghi thức khai hoa hay còn được gọi với tên khác là nghi thức “bắt miếng”. Em bé sẽ được đặt ngay trên bàn giữa, cha mẹ của bé sẽ rót trà, thắp hương xin phép bắt miếng.

Tiếp theo, một người quý phái, sang trọng sẽ ẵm con bạn bằng một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp hoặc có thể thay thế bằng hoa khác vừa quơ qua lại trên miệng bé vừa dạy con những lời tốt đẹp.

5. Cách vái cúng đầy tháng cho bé gái

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Người đứng ra đại diện cúng cho bé thì phải khấn: ” Hôm nay là ngày lành tháng tốt, cháu gái nhà được tròn một tháng tuổi, gia đình tôi đã chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, cung thỉnh 12 bà Mụ và 3 Đức Ông về nhận lễ, mong các vị phù trợ cho cháu mau ăn chóng lớn, tài giỏi, ngoan hiền, mong các chư vị phù hộ cho gia đình luôn bình an, hạnh phúc quanh năm.

Sau khi đã cầu chúc những điều may mắn, tốt lành đến với bé, cha mẹ sẽ tiếp tục thực hiện nghi thức đặt tên cho con. Theo đó, 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật sẽ được cha mẹ gieo vào một chiếc đĩa.

Nếu xuất hiện một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên được đặt đó đã được tổ tiên ưng thuận và chứng giám. Ngược lại, nếu cả 2 mặt đều là úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền lại một lần nữa. Nếu 3 lần mà vẫn chưa được thì bắt buộc phải đặt lại tên cho bé gái.

6. Những điều lưu ý khi thực hiện nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái

Theo quan niệm của ông bà xưa thì trước khi cúng, thứ tự các món trên mâm cúng phải được sắp xếp đúng cách ” Đông bình Tây quả”, nghĩa là phía Đông sẽ đặt bình hoa còn phía Tây thì đặt lễ vật cúng.

Thường thì lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái sẽ được sắp xếp khá cân đối ở trên hai bàn:

– Một chiếc bàn nhỏ và một chiếc bàn to. Bàn to thì bày biện các món đồ cúng 12 bà Mụ còn chiếc bàn nhỏ thì được đặt cách 10 phân, dùng để bày những đồ cúng kính Đức ông.

– Trước khi thực hiện nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái thì mọi người trong gia đình phải có mặt đầy đủ, đặc biệt là chủ nhà.

– Lễ cúng đầy tháng sẽ được làm vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều.

– Người khấn bài cúng nên đọc lời khấn rõ ràng, chậm rãi.

Với những người làm cha, làm mẹ thì con mình sinh ra chính là tài sản quý giá nhất. Được nhìn thấy bé lớn lên, phát triển khỏe mạnh qua mỗi giai đoạn là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tất cả các bậc phụ huynh.

Nhìn chung thì mâm cúng đầy tháng cho bé gái giữa các vùng miền cũng không khác nhau nhiều. Lễ vật chủ yếu là những thứ sản vật quen thuộc hằng ngày như đĩa xôi, chén chè, con gà hay vịt, hoa quả,…

Mỳ Ý phô mai thịt xông khói món khoái khẩu không chỉ với người lớn mà còn là món ăn yêu thích của mỗi đứa bé. Món ăn thơm ngon, hấp dẫn đến từ nước Ý.

Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Bé Và Cách Bày Mâm Cúng Đầy Tháng 1

Nghi lễ cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng Mụ là một nghi thức đặc biệt quan trọng từ xưa tới nay, đánh dấu sự khởi đầu của một đứa bé khi sinh ra đời đầy một tháng. Đây là một trong những nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người đồng thời nó là nét đẹp cần được trân trọng của dân tộc Việt ta. Có một số người tự đặt câu hỏi rằng không cúng đầy tháng có sao không?

Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng (Cúng mụ)

Cúng đầy tháng có ý nghĩa là là thông báo cho gia đình, bà con, dòng họ về sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình. Bên cạnh đó, đầy tháng cho trẻ còn là nghi lễ để tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ. Tuy vậy, việc xoay quanh lễ cúng này có rất nhiều thắc mắc khác nhau, bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp các vấn đề thường gặp trong số đó.

Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho bé

Theo quan niệm và phong tục dân gian người Việt, những đứa bé được sinh ra là do các vị Đại Tiên mà chính xác ở đây là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi bà sẽ nặn ra một bộ phận khác nhau cho đứa trẻ như là bà thì nặn ra mắt, bà thì dạy trẻ nói,…

Vì vậy, khi đứa trẻ đã đủ một tháng tuổi thì bố mẹ phải có trách nhiệm bày lễ cúng để tạ ơn các Bà Mụ (cúng Mụ) đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ đó những điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời của nó.

Cúng đầy tháng cho bé cũng chính là nghi thức tạ ơn

Nhiệm vụ của họ là nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai. Trong 12 bà Mụ, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng.

Cụ thể các bà có tên như sau:

Trần Tứ Nương (coi việc sinh đẻ)

Vạn Tứ Nương (coi việc thai nghén)

Lâm Cửu Nương (coi việc thụ thai)

Lưu Thất Nương (coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé)

Lâm Nhất Nương (coi việc chăm sóc bào thai)

Lý Đại Nương (coi việc chuyển dạ)

Hứa Đại Nương (coi việc khai hoa nở chụy)

Cao Tứ Nương (coi việc ở cữ)

Tăng Ngũ Nương (coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh)

Mã Ngũ Nương (coi việc ẵm bồng con trẻ)

Trúc Ngũ Nương (coi việc giữ trẻ)

Nguyễn Tam Nương (coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ).

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé

Nhiều bố mẹ muốn hỏi về ngày cúng đầy tháng cho bé thì tính ngày như thế nào? Theo truyền thống tập tục của người Việt chúng ta từ xưa đến nay thì ngày đầy tháng được tính tùy vào giới tính.

Nếu là bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức trước 1 ngày. Nếu là bé trai thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức lùi 2 ngày. Ví dụ: Sinh ngày 16/04 âm lịch thì bé trai sẽ được cúng ngày 18/05, bé gái sẽ cúng vào ngày 15/05 âm lịch.

Cúng đầy tháng được tính theo lịch âm.

Để cúng đầy tháng cho bé trai trước hết bạn phải chuẩn bị những đồ cho mâm cúng đầy tháng mà các bạn có thể tự nấu như xôi chè cúng đầy tháng, làm cơm hoặc đặt mua ở bên ngoài qua dịch vụ đặt xôi chè cúng đầy tháng Đồ Cúng Tâm Linh.

Các đồ cúng đầy tháng cho con trai bao gồm (mâm lễ vật cúng đầy tháng gồm những gì):

12 chén chè đậu trắng bằng nhau cho bé trai và một tô chè lớn.

13 đĩa xôi, 1 con gà luộc hoặc 1 con vịt luộc.

Bộ tam sên (bao gồm thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hay cua luộc)

Mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang đèn, trà, rượu.

1 bộ đồ hình thế (dùng để ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ được đốt đi để giải hạn cho bé)

13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp, 13 nén vàng.

Cách sắp đồ cúng lên bàn:

Sắp lên 2 bàn: 1 bàn nhỏ ở phía trên sẽ bày đồ cúng cho Đức ông, 1 bàn lớn phía dưới bày lễ cúng 12 bà Mụ. Trong đó, bàn trên được đặt cách bàn dưới một khoảng 10 cm.

Nguyên tắc khi sắp mâm cúng đó là “Đông bình Tây quả” tức là phía Tây bạn đặt lễ vật còn phía Đông đặt bình bông. Lưu ý là các mâm được bài trí một cách cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu ở trên.

Cách cúng đầy tháng cho bé gái

Trước khi tiến hành lễ cúng đầy tháng cho bé gái bạn thắc mắc phải chuẩn bị đồ cúng đầy tháng như thế nào, mâm cúng đầy tháng gồm những gì? Đối với các lễ vật cúng 12 bà Mụ bạn cần chuẩn bị 12 chén chè nhỏ, 12 đĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, 2 dĩa bánh dành cho trẻ con, 12 ly rượu nhỏ ( có thể thay bằng 12 ly nước nhỏ) và 12 trứng vịt.

Còn đối với sắm lễ cúng đầy tháng cúng Đức Ông đó là: 1 con gà, 3 đĩa xôi lớn, 1 tô cháo, 1 tô chè lớn, 1 mâm ngũ quả, 1 miếng thịt quay, thêm vào đó là trầu cau, rượu và giấy tiền hãng mã.

Nghi thức khai hoa cầu chúc cho bé trong phong tục cúng đầy tháng em bé (cung day thang em be) còn được gọi với cái tên khác là nghi thức “bắt miếng”. Lúc này, đặt bé gái lên bàn, người cúng tiến hành rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng.

Nghi thức đặt tên cho con (bé trai và bé gái) khi cúng đầy tháng cho con được diễn ra sau khi cầu chúc điều tốt lành đến với đứa trẻ. Khi ấy, người chủ lễ tiếp tục nghi thức Xin keo. Theo đó, người chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ được làm bằng bạc thật ra và gieo vào một chiếc đĩa.

Nếu xuất hiện một mặt úp và một mặt ngửa thì chứng tỏ tổ tiên đã ưng thuận với cái tên mà bạn đã đặt cho trẻ. Nếu trường hợp trên không xảy ra thì bạn phải tiến hành gieo 2 đồng tiền đó lại. Nếu quá 3 lần mà vẫn chưa được thì bạn phải tiến hành đổi lại tên cho trẻ.

Theo quan niệm dân gian, bà mẹ sau khi sinh cần kiêng cữ rất nhiều thứ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Và sau khi làm thủ tục cúng đầy tháng cho bé (thu tuc cung day thang cho be), người mẹ cũng phải được làm phép để kết thúc thời gian ở cữ.

Khi đó, mẹ bồng em bé bước qua một nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (gái thì 9 lần còn trai thì 7 lần) và sau đó đi quanh nhà. Trong quá trình đi, mẹ cố tình làm rơi tiền với mong muốn là cuộc sống sau này của con cái sẽ đủ đầy thậm chí là dư dả.

Khi bạn có nhu cầu làm đầy tháng cho con, hãy chọn những địa chỉ cung cấp dịch vụ uy tín. Tại Tâm Linh là một gợi ý tốt cho bạn.

Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh chúng với nhiều năm kinh nghiệm sắm lễ cúng cho em bé, bài cúng, cách cúng chuẩn truyền thống cha ông truyền lại. Bạn có thể đặt xôi chè cúng đầy tháng cho bé,… tại cơ sở của chúng tôi.

Mong rằng những thông tin của chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về nghi thức cúng đầy tháng cho bé đầy đủ nhất.

Cách Nấu Xôi Chè Cúng Đầy Tháng

Cách nấu cho bé gái không khó như bạn nghĩ, bài viết sẽ hướng dẫn các bạn nấu xôi gấc cùng với chè trôi nước cúng đầy tháng bé gái.

Cách nấu xôi gấc: Nguyên liệu:

2kg gạo nếp + 1 quả gấc lớn chín đỏ + 1 trái dừa, muối, đường, dầu ăn, rượu trắng

Các bước sơ chế chuẩn bị:

Gạo nếp đem ngâm nước 5-6h bạn có thể ngâm qua đêm, sau đó đem xả sạch để ráo nước.

Gấc lấy thìa bào lấy phần ruột đỏ của gấc, bỏ riêng hột, bỏ phần thịt vào một tô lớn, dùng tay bóp nhẹ cho gấc đều, nhuyễn cho 3 thìa con rượu trắng và 1/2 thìa muối ướp 5-6h như ngâm gạo nếp.

Dừa xiêm lấy nước riêng và phần dừa chia làm 2 phần :

1 phần nạo thành từng sợi dài để ăn kèm với xôi;

Phần còn lại trộn với nước xay nhuyễn, chon lên bếp đun sôi 20 phút lọc lấy 100ml nước cốt dừa, trộn nước cốt dừa với 3 thìa dầu ăn

Nấu xôi gấc cúng đầy tháng bé gái

Bước 1: Trộn đều gấc + nếp + 1/2 thìa muối + hành băm nhuyễn

Bước 2: Cho hỗn hợp vào xửng, đặt lên bếp hấp khoảng 30 phút, mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.

Bước 3: Rưới một nữa hỗn hợp nước cốt dừa + dầu ăn lên xôi, đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa; Sau đó tiếp tục rưới hỗn hợp nước cốt dừa + dầu ăn lên xôi, xới đều. Hấp đến khi xôi mềm dẻo là được.

Như trên là chúng ta đã có món xôi gấc ăn kèm với các món mặn. Nếu bạn muốn ăn xôi ngọt thì đợi đến khi xôi nguội bớt, bạn cho thêm một ít đường sao cho vừa ăn và xới tơi đều, nếu bạn cho đường vào lúc xôi đang nóng thì xôi sẽ bị nhão đấy.

Xôi chè cúng đầy tháng là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng cho bé, món xôi gấc với màu đỏ tự nhiên từ quả gấc không chỉ trong đẹp mắt mà còn chứa các loại vitamin đặc biệt là vitamin A, với màu đỏ trong mâm cúng sẽ mang lại cho bé nhiều may mắn.

Xôi hai màu cúng đầy tháng bé

Trong cách nấu xôi chè cúng đầy tháng chỉ đơn giản bạn chuẩn bị nguyên liệu từ tối hôm trước và hôm sau bạn nấu sẽ dễ dàng hơn.

Cách nấu chè trôi nước:

Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 250g bột nếp, 150g đậu xanh, 50g dừa khô, 300ml nước cốt dừa, 1 muỗng hành phi, 1 nhánh gừng, đường nâu và muối.

Chuẩn bị nguyên liệu để nấu chè trôi nước Cách làm chè trôi nước:

Bước 1: Cho đậu xanh vào nồi nấu nhừ sau đó cho vào máy xay nhuyễn, hoặc bỏ ra tô dùng muỗng nghiền nát, sau đó cho tiếp 50g dừa khô vào trộn đều, tiếp đến cho tiếp hành phi + 2 muỗng đường trộn đều cho đường tan hết

– Vo thành viên nhỏ để làm nhân bánh

Bước 2: Đổ nước vào bột nếp nhào cho mịn dẻo, sau đó lấy một lượng bột bỏ vo tròn lại ấn dẹp bột nếp rồi đặt viên đậu xanh vào giữa, vo tròn lại. Cứ như thế làm lần lượt cho đến khi hết bột.

Bước 3: Sau khi nặn nhân xong, đặt lên bếp đun sôi một nồi nước rồi thả bánh trôi vào. Đến khi bánh nổi lên vớt ra một bát tô hoặc một nồi nước lạnh để không bị dính những viên trôi nước lại với nhau.

Bước 4: Làm nước cốt dừa cho 300ml nước cốt dừa + 1 thìa nhỏ bột năng vào, khuấy tan bôt năng rồi thêm ít muối, đặt lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy cho đến khi nước dừa hơi sánh sệt lại là được.

Chè trôi nước và chè đậu trắng

Bước 5: Chuẩn bị một nồi nước 400ml có pha lượng đường nâu (để có màu đẹp tự nhiên, bạn có thể dùng đường trắng) với độ ngọt phù hợp tùy theo sở thích. Cho một ít gừng đập dập vào đun đợi nước sôi cho bánh trôi nước vào đợi cho viên trôi nước nổi lên thì tắt bếp vớt ra bát cho thêm nước cốt dừa + một ít dừa nạo + một ít mè rang rắc lên.

Chè trôi nước cúng đầy tháng bé

Bánh trôi nước với phẩn vỏ dẻo dai công thêm vị thơm ngon của nhân đậu xanh và vị béo của nước cốt dừa, vị ngọt thanh của đường vị cay ấm của gừng.

Cách nấu khá đơn giản dễ làm đúng không ạ, với món xôi gấc và chè trôi nước sẽ mang đến cho mâm cúng đầy tháng của bé đầy đủ đầy may mắn, ngọt ngào và hạnh phúc và chất lượng.

Đăng bởi Ngọc Diệp

Tags: cách nấu chè cúng thôi nôi, cách nấu chè trôi nước cúng đầy tháng, cách nấu xôi chè cúng đầy tháng, Xôi chè cúng đầy tháng, xôi chè đầy tháng bé gái