Xem Cách Cúng Cô Hồn / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cúng Cô Hồn Là Gì Và Cách Cúng Cô Hồn Rằm Tháng 7?

Cúng cô hồn Rằm tháng 7 đúng cách . Được xem là một hoạt động tâm linh và văn hóa của người Việt đối với những người đã chết. Cúng cô hồn nhằm mục đích cứu giúp những linh hồn khốn khổ của những người chết oan, sống lang thang không nơi nương tựa, không người thờ phụng. Đây cũng là cách người sống tin rằng sẽ không bị quấy nhiễu hoặc được phù hộ từ những oan hồn trên. Dưới đây là chia sẻ hướng dẫn cúng cô hồn đúng với phong tục và tâm linh của người Việt.

Cúng cô hồn là gì?

Theo tín ngưỡng của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, con người có hai phần: phần xác và phần hồn. Khi sống hồn và xác hòa hợp làm một, nhưng khi chết đi hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Tuy theo nghiệp ăn khi còn sống ở mà hồn có thể được về trời, đầu thai sống ở kiếp khác hoặc bị đày xuống địa ngục.

Nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, hồn không hoặc chưa được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang, chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống. Những linh hồn này được gọi là cô hồn.

Cúng cô hồn nhằm mục đích cứu giúp những linh hồn khốn khổ của những người chết oan, sống lang thang không nơi nương tựa, không người thờ phụng. Đây cũng là cách người sống tin rằng sẽ không bị quấy nhiễu hoặc được phù hộ từ những oan hồn trên.

Thời gian cúng cô hồn

Cúng cô hồn thường diễn ra nhiều lần trong năm thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng, nhưng những lễ này thường những người kinh doanh sẽ cúng chứ không áp dụng cho đại đa số gia đình. Tuy nhiên, rằm tháng 7 được coi là lễ cô hồn lớn nhất trong năm, và thường nhà nào cũng làm lễ cúng.

Rằm tháng 7 năm nay trúng vào ngày 28/8/2015. Thời gian cúng cô hồn đúng nhất thường sau 12 giờ trưa. Thông thường các gia đình sẽ cúng vào buổi tối.

Đồ cúng cô hồn

– Gạo, muối hột (mỗi thứ một ít, nếu ở thành phố thì bỏ ít gạo thôi vì không có chim, gà ăn rất lãng phí).

– Giấy tiền vàng bạc, giấy áo (mua ít, tránh lãng phí)

– 12 cục đường thẻ.

– 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

– Mía (để nguyên vỏ, chặt thành khúc nhỏ khoảng 15 cm)

– Cháo trắng nấu lỏng (12 chén nhỏ) hoặc 3 vắt cơm trắng.

Có nhiều người kinh doanh cúng mặn, tuy nhiên cúng chay vẫn tốt hơn vì cô hồn không đòi hỏi đồ chay hay mặn. Chuẩn bị đồ cúng vừa đủ, không nên lãng phí. Khi cúng cô hồn nên chuẩn bị bắp rang và mía vì theo quan niệm cô hồn rất thích thức ăn này.

Văn khấn cúng cô hồn

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi……………….Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………,tỉnh (Tp):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

– Chân ngôn biến thực: ( biến thức ăn cho nhiều )

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA , TÁM BẠT RA HỒNG ( 7 lần )

Chân ngôn Cam lồ thủy: ( biến nước uống cho nhiều )

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ , TA BÀ HA .( 7 lần )

Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).

– Đặt mâm cúng trước của nhà hoặc ngoài trời, không được đem vào trong nhà.

– Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã.

– Các phẩm vật cúng cho Cô hồn nên bỏ đi hoặc cho súc vật ăn, không được dùng nếu không sẽ đem năng lượng xấu vào cơ thể, sinh bệnh tật, lâu ngày bị ngu muội, thần kinh.

65/28 Giải phóng, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM

Cách Làm Mâm Cúng Cô Hồn

Hà Anh/Sức Khỏe Cộng Đồng

Cách làm mâm cúng cô hồn

Cách làm mâm cúng cô hồn

Rằm tháng 7 (15/07 âm lịch) hay còn gọi là ngày vu lan, ngày lễ xá tội vong nhân. Vào ngày rằm tháng 7, người Việt lại làm mâm cúng để dâng lên ông bà, tổ tiên, sau đó là cúng những vong hồn vất vưởng, không nơi nương tựa.

Nên cúng cô hồn vào thời gian nào?

Theo quan niệm của người Việt Nam thì thời gian tốt nhất để cúng cô hôn là vào ngày 14 hoặc ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Thời gian để cúng cô hồn là vào buổi chiều tối, không nên cúng cô hồn vào ban ngày.

– Muối, gạo (1 dĩa).

– Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.

– 12 cục đường thẻ.

– Giấy áo, giấy tiền (có thể là tiền thật nhưng là mệnh giá nhỏ) .

– Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).

– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc).

– Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Theo quan niệm thì mâm cúng cô hồn không nên chuẩn bị các món ăn mặn vì sẽ khơi dậy lòng tham của các vong hồn, khiến các vong hồn quyến luyến trần gian nên khó mà được siêu thoát.

Khi đặt mâm cúng cô hồn bạn cũng nên đặt ở ngoài hoặc đặt cúng trước cửa nhà. Không nên đặt trên bệ cửa. Đặt chắc chắn trên nền đất đảm bảo không bị xô, vỡ.

Sau khi bày biện mâm lễ xong thì gia chủ thắp nhang và khấn vái. Có thể khấn theo tâm niệm của mình, hoặc đọc theo các văn cúng cô hồn. Sau khi cúng xong thì rắc gạo, muối ra khắp 4 phương trời, vẩy cháo khắp sân, ngõ để bố thí cho các vong hồn để xá tội vong nhân. Đồng thời đốt vàng mã ngay để các vong hồn nhận được lễ vật.

Cúng Cô Hồn: Có Nên Giật Cô Hồn Không?

Cúng cô hồn ngày xưa để trẻ con, người nghèo trong xóm giật, mang ý nghĩa bố thí, làm phước

Giựt cô hồn là gì?

Tháng 7 âm lịch hàng năm, nhiều gia đình phát tâm công đức tạo phước nên tổ chức cúng thí thực cho cô hồn ngạ quỷ. Qua buổi lễ này, thì những cô hồn sẽ nhận được thức ăn, tiền bạc đi đường để thực hiện công việc của mình với mong cầu được siêu thoát và đầu thai làm người. Trước khi kết thúc buổi lễ, chúng ta thường thấy gia chủ bê ra một mâm lễ gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo,… ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau. Đây chính là những đồ ăn đã cúng những linh hồn đang chịu đói, sau khi cúng sẽ được chia ra. Quá trình tranh cướp đồ ăn này chính là tục lệ giật cô hồn. Người đời quan niệm rằng càng có nhiều người đến giựt thì sẽ càng có nhiều lộc, và đồ ăn giật được thì đều có thể ăn uống bình thường, không phải lo lắng điều gì cả.

Theo độc giả Kim: “Tui ở hẻm *** Bùi Đình Túy. Năm đầu tiên mới tới ở không có ai giựt tui buồn ghê gớm. Sau đó tui canh me kêu 1 đứa nhỏ giựt giùm. Những năm sau quen hơn nên mỗi khi bắt đầu bày bàn cúng cô hồn thì vài ba đứa trẻ thấy sẽ rụt rè đứng nhìn. Tui liền nói con đi gọi bạn bè thêm đi vì bọn nhỏ ở đây nhát lắm. Thắp nhang khấn vái xong là phải ra hiệu cho mấy bé lấy mà còn bị nói là mình phải chờ cho nhang tàn đã chứ cô. Được cho phép thì 1 đứa lớn đại diện tới chắp tay xá 3 cái, gỡ nhang ra cắm lên gốc cây bên cạnh, rồi bưng những thứ có vẻ có giá trị nhất để lại cho gia chủ, sau đó mới bắt đầu cùng nhau giựt bánh, kẹo, mía. Lần nào tui cũng phải nhắc cho tụi con hết luôn đó thì cả đám mới reo hò mừng rỡ bưng cả mâm đi. Sau khi chia nhau thưởng thức hết sẽ có màn bấm chuông kêu cô ơi cho con gửi lại cái mâm. Thiệt là dễ thương và tui nghĩ đó là văn hóa giựt cô hồn của miền nam từ xưa đến giờ.”

Như vậy, việc giành giựt đồ cúng trong lễ cúng Cô Hồn là một hành động, một nghi thức mà người dương bắt chước các hành vi của các vong linh đói khát. Tức là chúng ta đang cố gắng đóng một vở kịch, ra vẻ đói khổ, tham lam, bỏn xẻn, tranh giành để lấy được thức ăn. Tuy nhiên, việc giựt cô hồn hiện nay lại đang vô tình làm cho người âm họ phẫn nộ cực độ.

Tại sao giựt cô hồn làm người âm phẫn nộ?

Ở cõi âm cũng như cõi dương. Người thiếu phước thậm chí thiếu đến mức bức bách thì cái đói và khát luôn bám đeo. Còn nếu bản thân tự có phước rồi thì dù ở cõi âm hay cõi dương thì cái ăn, cái uống của chúng ta đều được làm chủ tự tại ít bị lệ thuộc vào người khác.

Ở ngoài đường có rất đông các vong linh vất vưởng. Có khi họ lang thang cô độc một mình, ta gọi là Cô Hồn. Có khi họ tụ tập thành phe nhóm rất đông, ta gọi là Các Đảng. Tại sao họ thiếu phước? Vì tâm họ từ lúc sống không tốt? Tại sao lại không tốt? Vì tâm chỉ toàn sân si, cố chấp, bỏn xẻn, tham lam… nên khi chết quả báo căn bản nhất phải là đói và khát. Trong cái đói và khát không dừng đó, họ trở nên bấn loạn, sân hận và mù mờ. Nên khi ai đó giả lập nên việc cúng cô hồn như vậy họ cảm thấy bị trêu trọc. Họ nhìn thấy những người dương đang sống yên lành tự nhiên bị kích động giành giật, bỏn xẻn với nhau chỉ vì vài món thức ăn và vài đồng tiền. So với họ, những người dương có phước hơn. Giống như việc một người không bị què mà tỏ ra què để chăm biếm người tàn tật. Cảm giác mà các vong linh đói khổ phải cảm nhận là cực kỳ khó chịu trước thái độ của người dương.

Có những buổi cúng cô hồn mà máu đã đổ vì người ta đánh đập nhau điên loạn, cảnh tượng giành giật nhau cực kỳ bất tịnh và hạ đẳng. Người tổ chức Cúng Cô Hồn thì cũng tổn phước rất nặng vì đang ủng hộ mê tín. Người tham gia Cúng Cô Hồn thì cũng tổn đức sạch vì bị kích động tham sân. Để rồi sự bức bách dành cho người cõi âm là chưa bao giờ chấm dứt.

Biến tướng của tục giựt cô hồn

Việc giành giật khi Cúng Cô Hồn là một niềm tin dân gian truyền đời đang dần bị biến tướng, sai lạc.

” Ngày trước người dân chỉ cúng trái cây, cháo trắng, nước, chum rượu trắng, vàng mã. Bây giờ, đời sống khấm khá hơn, trên mâm cúng các gia chủ hào phóng “bố thí cho các linh hồn” thêm con gà hay một con heo sữa quay, những xấp tiền lẻ mới cóng xếp đầy quanh mâm”.

“Có lẽ vì giá trị đồ cúng cô hồn tăng lên nên văn hóa “giật cô hồn” có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Chính vì vậy mà người đi giật cô hồn không còn là những trẻ con mà có cả người lớn. Vì vậy hành động cướp giật đồ cô hồn có phần bạo dạn hơn trước đây. Điều này làm cho không ít các gia chủ tức giận, hoảng hốt khi đang lom khom cúi vái thì bị cả đám thanh niên, nam nữ đổ xô vào bê nguyên cả mâm cúng”, bạn đọc Quốc Anh chia sẻ thêm. Còn bạn đọc Công Minh bày tỏ: “Cúng cô hồn ngày xưa để trẻ con, người nghèo trong xóm giật, mang ý nghĩa bố thí, làm phước. “Giật” lúc đấy cũng là đua tranh náo nhiệt trong không khí tưởng chừng ảm đạm của tháng 7 Âm lịch. Bây giờ người giật là một đội ngũ hùng hậu thanh thiếu niên, người cúng mà sơ xuất một chút là bị “giật” ngay từ khi chưa trưng xong mâm chứ đừng nói đốt nhang. Ngẫm thử người có chút lòng tự trọng hay có công ăn việc làm (chỉ cần là công nhân, phụ hồ thôi) thì ai giành ai giật, ai hốt ai tranh những của ấy”. Những cuộc giật cô hồn kiểu “xã hội đen” gây khiếp đảm

Độc giả Ngô Thanh Lương: “Ngày xưa nhìn cúng lễ mà chưa được cho thì đố đứa trẻ con nào bén mảng, phần vì sợ, phần vì trong tiềm thức cảm thấy tâm linh rất tôn nghiêm. Hiện giờ thanh thiếu niên đi ngang qua thấy là nhào vào giật rồi, thế này thì nên dẹp, chứ còn chưa cúng – cô hồn chả được hưởng toàn cô hồn sống cố giựt cho lấy nhiều. Chắc một phần cũng vì giá trị tâm linh trong xã hội bây giờ bị mai một, người ta chẳng coi việc cúng bái là trang trọng như xưa nữa.”

“Giờ chưa cúng nhưng mấy thanh niên đi ngang qua thấy là nhào vào giật rồi chứ hồi xưa còn trẻ còn mình phải đứng chờ nhang tàn gần hết, họ cho giật mới giật. Lúc đó thì cả đám trẻ con tranh nhau rất vui…giờ thì rất sợ những đám đông như thế. Rất dễ xảy ra án mạng”. – bạn Ngọc Đức chia sẻ

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch viết: ” Nhà chị bạn cúng cô hồn trong xóm, mâm cúng dọn lên, đứng vái chưa xong vong linh người đã khuất thì đã có nhiều người, già trẻ đều có đứng bu đen trước cổng.

Sau đó, khi họ bớt đói rồi, tâm họ an ra thì ta bắt đầu tụng lên những bài kinh cao quý, phát lên những lời chú nguyện dành cho họ để từ đó họ hồi tâm, chuyển ý mà khởi lên lòng Tôn Kính Phật, tâm sám hối, tâm từ bi, tâm khiêm hạ… từ đó mà có công đức để thoát cảnh điêu linh. Công đức của việc Cúng Thí Thực rất đáng kể. Vì nghi thức đó chính là nghi thức nâng phẩm giá của người âm. Xa hơn nữa, lớn hơn nữa là chúng ta lập các Đàn Cầu Siêu Chẩn Tế để nương nhờ uy đức của Chư Tăng tu hành, nương nhờ sức hộ niệm của đại chúng và sức thần của Tam Bảo mà thu hút hàng chục ngàn vong linh quy tụ về chùa để nghe kinh, được ăn no đủ và được giáo giới bởi Chư Thiên Bồ Tát trong cõi siêu hình.

Muốn giúp một người thành công hơn thì chúng ta phải giúp họ tạo phước.

Mà muốn giúp họ có khả năng tạo phước thì chúng ta phải giúp họ no đủ cái đã ( dùng phước của mình để làm cho chúng sinh đỡ bức bách ). Mà muốn giúp họ no đủ cái đã thì chúng ta phải có tấm lòng ( Đạo Đức ) và kiến thức đúng đắn ( Chánh Kiến ) trước để biết cách nào mà giúp cho đúng. Đối với việc giúp người âm cũng vậy.

Khi cái gốc của cây hư thì thân cây cũng chết. Khi móng của ngôi nhà rung lắc thì ngôi nhà bên trên sụp đổ. Khi cõi âm nhiễu loạn câm phẩn thì cõi dương bất an nguy kịch. Chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ những hương linh ở cõi âm một cách đúng đắn nhất để cho cõi âm an ổn và cõi dương sẽ thịnh vượng.

NGƯNG GIẬT CÔ HỒN CŨNG LÀ TÔN TRỌNG CÕI ÂM.

Cách Cúng Cô Hồn Tháng 7 Đúng Nhất

Vào tháng 7 vì lòng từ bi mà cửa ngục mở ra để các vong hồn đi ra dương thế nhận sự cúng tế của con người. Cho nên việc cúng cô hồn là thể hiện tâm từ bi, lòng thương cảm của con người với những vong hồn cô đơn, đau khổ.

Thời điểm cúng cô hồn:

Thời điểm cúng quỷ thần kéo dài từ mồng 1 đến trước ngày 15 âm lịch. Cúng cô hồn được tổ chức vào buổi chiều tối (tốt nhất 6-7h tối) Khi đó mặt trời lặn, dương khí suy giảm, các vong hồn mới có thể từ gốc cây, bụi cỏ ra thụ hưởng được.

Địa điểm cúng.

Không được cúng cô hồn trong nhà mình, nên cúng cô hồn ở vỉa hè hay ngoài đường.

Chuẩn bị Đồ cúng cô hồn.

Việc cúng cô hồn phải chuẩn bị tối thiểu 5 vật phẩm sau:

– Cháo loãng hoặc nước cơm, được đổ ra các bát nhỏ, có thể 3 5 hoặc 7 bát, mỗi bát để 1 chiếc thìa trong đó.

– Gạo và muối được để vào đĩa.

– Sữa tươi. Dùng để cúng tế các thai nhi sản nạn.

– Nước lọc.

– Nước ép hoa quả.

Với đó là hương, hoa, đèn nến. Việc cúng cô hồn có thể cũng thêm các loại bỏng, phồng phềnh, bim bim, khoai, ngô, hoa quả, mía và quần áo giấy tiền. Các đồ cúng không phân nhiều ít, thiếu đủ mà điều quan trọng là tâm lượng người cúng lớn hay nhỏ. Lễ nghi bất túc, thành kính hữu dư mà.

Khi cúng xong 5 phẩm thực gồm cháo, gạo muối, nước, nước ép, sữa được chia làm ba phần. Một phần đổ xuống đất cho các vong hồn trên đất, một phần đổ xuống nước cho các vong hồn ở dưới nước, một phần hất lên hư không.

Bài khấn trong lễ cúng bố thí cho các cô hồn

Việc khấn cúng cô hồn tùy căn có, điều kiện của từng người mà thực hiện. Bởi vì tâm xuất quỷ thần tri nên tâm như nào quỷ thần đều biết. Nếu biết khấn cúng thì đọc các bài khấn hoặc tụng một số bài kinh Phật để giáo hóa cho các vong hồn.

Nam mô A di đà Phật (3 lần) Con lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần Con lạy Bồ Tát Quan Âm con lạy Táo phủ Thần quân chính thần Tiết tháng 7 sắp thu phân Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà Âm cung mở cửa không nhà bơ vơ Đại Thánh Khảo giáo A nan Đà Tôn giả Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn Không manh áo mỏng , che làn heo may Cô hồn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn Dù rằng: Chết uổng ,chết oan Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu Chết tai nạn – chết ốm đau Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình Chết bom đạn , chết đao binh Chết vì chó dại , chết đuối , chết vì sinh sản giống nòi Chết vì sét đánh giữa trời Nay nghe tín chủ thỉnh mời Lai lầm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh Gạo muối quả thực hoa đăng Mang theo một chút để giành ngày mai Phù hộ tín chủ lộc tài An khang thịnh vượng hài hòa gia trung Nhớ ngày xá tội vong nhân Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần Tín chủ thiêu hóa kim ngân Cùng với áo quần đã được phân chia Kính cáo tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Tên là Vợ: ……………………………………. Chồng:……………………………….. Con trai:……………………………… Con gái:……………………………… Ngụ tại số nhà… đường… quận huyện.. xã… tỉnh… Nam mô A di đà Phật Khi đốt tiền vàng quần áo đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng. Nếu ai có thời gian có thể tụng bài cúng sau: Trên kính thỉnh thập phương chư Phật, Tận hư không pháp giới mười phương ; Kim cương Hộ pháp thần vương, Thiên long bát bộ dẫn đường chúng sinh. Nhớ Ðịa Tạng u minh giáo chủ, Phóng hào quang cứu khổ độ mê; Từ bi bản nguyện lời thề, Chúng sinh độ tận Bồ đề chứng nên. Xin Ðại thánh Át Nan Tôn giả, Dẫn cô hồn sáu ngả chúng sinh; Mười phương thập loại hữu tình, Bảo nhau cùng đến nghe Kinh kệ vàng. Cam lộ hiến hai hàng nam nữ, Lễ vật bày các thứ đầy mâm; Hôm nay trai chủ thành tâm, Thỉnh chư Hiền Thánh giáng lâm đàn tràng. Nhờ phép mầu tựa nương chư Phật, Tụng chân ngôn bí mật tối linh; Cô hồn mười loại chúng sinh, Về đây thụ hưởng cơm canh cúng dàng. Không hóa có sẵn sàng ăn uống. Ít biến nhiều nhờ lượng phép mầu; Cô hồn già trẻ cùng nhau, Hãy nghe sự tích trước sau mấy lời.

1. Thiết trai hội do ai mà có? Lập đàn tràng bá thí vì đâu? Tự Ngài Khánh Hỷ khởi đầu, Quan Âm cứu khổ phép mầu hiện ra. Tiêu Diện quỷ đấy là Bồ Tát, Hóa thân ra cứu vớt chúng sanh; Khuyên nên niệm Phật tụng kinh, Nhờ câu Thần chú oai linh nhiệm mầu. Cô hồn đâu đấy tới mau, Thụ Cam lộ vị còn đâu hơn này. Ðao binh kệ tán sau đây:

7. Những ai binh tướng kinh hồn, Hai bên chiến trận mưa tuôn mây sầu; Âm vang chiêng trống hồi lâu, Xé gan vỡ mật khí hào bốc lên. Rợp trời cờ kiệu hai bên, Chúng sinh nghiệp chướng não phiền thở than.

22. Khoa nghi diễn đọc mấy điều, Gọi là hồi hướng ít nhiều chúng sinh. Nay trai soạn lòng thành cúng tiến, Cùng hương hoa phẩm vật kính dâng; Cầu cho vong giả siêu thăng, Phúc lưu tín chủ số hằng hà sa.

Xin kính tạ các tòa chư vị, Cùng Thiên Long hoan hỷ hộ trì; Cát tường như ý từ bi, Nhân duyên công đức độ trì chúng sinh. A Di Ðà chứng minh, Cùng thành Phật đạo cùng sinh liên đài

chúng tôi (Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn)