Xem Cách Bày Mâm Ngũ Quả / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Theo Ngũ Hành

Mâm ngũ quả là lễ vật không thể thiếu vào ngày Tết trong mỗi gia đình. Trước hết đó là lễ vật cúng thần linh, tổ tiên; sau đó là gửi gắm ước nguyện, cầu mong cho một năm mới tốt lành, an khang thịnh vượng… Đồng thời, mâm ngũ quả cũng là vật trang trí trong ngày Tết. Với màu sắc hài hòa và hương vị hoa quả của mỗi vùng miền, mâm ngũ quả làm cho không khí trong mỗi gia đình trở nên đầm ấm, thân thương hơn…

Ý nghĩa của Ngũ hành và ngũ quả

Sở dĩ cha ông ta từ xa xưa bày mâm ngũ quả (5 quả) là xuất phát từ quan niệm về ngũ hành trong triết học cổ phương Đông. Theo quan niệm này, thế giới được tạo nên từ 5 yếu tố vật chất đầu tiên là Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Năm yếu tố này được thể hiện bằng rất nhiều tính chất, trong đó có màu sắc: Kim màu trắng, Thủy màu đen, xanh dương, Mộc xanh lục, Hỏa màu đỏ và Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường có màu sắc tượng trưng cho 5 hành trong ngũ hành, vì vậy có thể coi như một vũ trụ thu nhỏ, đồng thời cũng thể hiện sự đầy đủ, hoàn thiện.

Hơn nữa, trong quan niệm phương Đông, số 5 cũng là con số đặc biệt. Đó là số của Thái cực, số của Ngũ hành Thổ ở phương Trung tâm. Số 5 cũng là số Sinh lớn nhất trong các cặp số Sinh – Thành. Hơn nữa, tính theo vòng Trường sinh (Sinh – Lão – Bệnh – Tử) thì số 5 cũng lại là số Sinh…

Chính vì vậy, số 5 có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa phương Đông. Do đó, mâm ngũ quả cũng có ý nghĩa đặc biệt và chiếm vị trí quan trọng trên ban thờ ngày Tết của người Việt. Mâm ngũ quả còn tượng trưng cho Ngũ phúc gồm: Giàu có, sang trọng, trường thọ, khỏe mạnh, bình an.

Mặc dù ngày nay, trên thực tế trên mâm ngũ quả thường có số loại quả nhiều hơn 5 nhưng nói chung vẫn là tượng trưng cho Ngũ hành nên vẫn mang đầy đủ ý nghĩa của Ngũ quả.

Mâm ngũ quả các miền

Tùy vào từng địa phương với các sản vật riêng cũng như quan niệm khác nhau về ý nghĩa các loại quả mà mâm ngũ quả giữa các vùng miền cũng có sự khác nhau.

Mâm ngũ quả miền Bắc: Thông thường có chuối xanh, bưởi, phật thủ, cam, quýt, quất, đu đủ, sung… Người miền Bắc thường không câu nệ nhiều, nên hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao trông đẹp mắt và đảm bảo đủ 5 sắc màu.

Cách bày biện thường là để nải chuối dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác, trong đó trái bưởi đặt ở giữa, tượng trưng cho Ngũ hành Thổ ở vị trí trung tâm vũ trụ. Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất, có ý nghĩa che chở, bảo bọc. Các loại quả khác nhỏ hơn được đặt xen kẽ hoặc giắt vào các kẽ của nải chuối, sao cho màu sắc hài hòa và bắt mắt… Sau khi đất nước thống nhất, nhất là những năm gần đây giao thương giữa các vùng miền không còn là trở ngại thì trên mâm ngũ quả cũng có sự giao thoa. Chằng hạn như mâm ngũ quả miền Bắc thường có thêm trái dưa hấu và thanh long với màu đỏ rực rỡ đẹp mắt.

Mâm ngũ quả miền Nam: Người miền Nam thường căn cứ vào tên gọi để chọn các loại quả bày biện sao cho mang ý nghĩa gửi gắm ước nguyện. Các loại quả thường được chọn là: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…, khi đọc lên sẽ thành “Cầu sung vừa đủ xài” (cầu là mãng cầu, sung là quả sung, vừa là quả dừa, vì cách phát âm của người miền Nam âm “d” đọc thành âm “v” nên trái “dừa” đọc gần với tiếng “vừa”, đủ là trái đu đủ và xài là trái xoài khi đọc tiếng “xoài” phát âm gần như “xài”).

Với đặc điểm về khí hậu nắng nóng quanh năm, mâm ngũ quả miền Nam cũng thường có thêm có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn. Chính vì vậy mà khi hành phương Nam, Tết đến nhớ quê, nhớ nhà, nhà thơ Nguyễn Bính đã tả về cái Tết phương Nam trong bài thơ “Xuân về nhớ cố hương” (năm 1944) thế này:

Xuân về chẳng có hoa tươi Nắng luôn cả sáu tháng trời không mưa Ở đây ăn tết buồn chưa? Rượu bia, hoa giấy và dưa đỏ lòng Ba ngày tết nóng như nung Hỏi phong vị ấy là phong vị gì?

Tuy nhiên, người miền Nam lại kỵ không bày chuối lên mâm ngũ quả vì cách phát âm tiếng “chuối” của người miền Nam gần với tiếng “chúi” nên cho rằng chuối là “chúi nhủi”, làm ăn không phất lên được.

Mâm ngũ quả miền Trung: Khác với mâm ngũ quả miền Bắc và miền Nam, mảnh đất miền Trung khí hậu khắc nghiệt nên các loại trái cây cũng không phong phú đa dạng như vùng khác. Do đó người dân miền Trung cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên là chính. Thêm nữa, do miền Trung chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả cũng rất phong phú, thường không cố định.

Những lưu ý khi bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả ngày Tết thường được bày từ chiều tối 30 cho đến hết ba ngày Tết, có gia đình còn để lâu hơn. Do đó khi chọn quả để bày biện, bạn cần lưu ý là không chọn quả chín quá vì như vậy sẽ nhanh bị hỏng, nhất là trong suốt những ngày Tết đều thắp hương nên các loại quả càng nhanh chín hơn. Tuy nhiên lại tuyệt đối không được bày hoa quả giả, vì mâm ngũ quả là lễ vật dâng lên thần linh và gia tiên nên phải thể hiện lòng thành kính và sự chân thành của con cháu, bày đồ giả là có tội

Cũng vì là lễ vật nên các loại quả để bày biện phải thanh tịnh, nghĩa là sau khi mua về phải được để riêng chứ không được lấy ăn một số quả rồi số còn lại bày lên mâm. Khi chưa bày mâm, các loại quả phải được để ở nơi cao, trang trọng, không được vất lăn lóc nơi góc nhà hay các nơi uế tạp. Ngoài ra, cũng không nên đặt thêm các loại hoa, thực phẩm hay vật gì khác lên mâm ngũ quả.

Ngoài màu sắc tượng trưng cho Ngũ hành, bạn cũng cần lưu ý đến mùi hương của các loại quả. Nên chọn loại quả có mùi thơm, nhưng là thơm dịu, ấp áp (ví dụ: bưởi, phật thủ, cam, quýt, quất…), không nên chọn loại có mùi nồng hay quá nặng. Nhất là khi hầu hết các gia đình hiện nay không có phòng thờ riêng biệt mà thường là bàn thờ chung trong không gian ở nên những loại quả có mùi nồng, nặng sẽ gây cảm giác khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ý nghĩa của các loại quả

Để có mâm ngũ quả trang trọng, đúng ý nghĩa, bạn cũng nên biết ý nghĩa của một số loại quả theo quan niệm dân gian:

Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

Phật thủ: Bàn tay Phật che chở cho cả gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến.

Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Táo: Phú quý, giàu sang.

Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Quả trứng gà – lê ki ma: Lộc trời cho.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Bạn đang đọc bài viết Cách bày mâm ngũ quả theo ngũ hành tại chuyên mục Phong thủy ứng dụng của Tạp chí Bất động sản Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư batdongsantapchi@gmail.com

Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Đẹp

Cách lựa chọn trái cây đẹp mắt cho mâm ngũ quả

Những loại quả được bày trên mâm ngũ quả cũng chứa những ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như:

Lê: ngọt mát mang ý việc gì cũng xuôi chèo mát mái.

Quả trứng gà (lekima) có hình trái đào tiên: lộc trời.

Bưởi, dưa hấu: căng tròn đầy đặn, hứa hẹn một năm mới đủ đầy ngọt ngào, may mắn.

Hồng, quýt: màu sắc mạnh mẽ, biểu tượng cho sự thành đạt, hồng phát.

Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, mang nghĩa là vừa vặn không thiếu.

Sung: gắn với biểu tượng sung mãn, khấm khá.

Đu đủ: mang đến sự đầy đủ, an khang thịnh vượng.

Lựu: nhiều hạt căng mọng, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: thể hiện sự thăng tiến.

Táo loại trái to màu đỏ: mang ý nghĩa phú quý.

Thanh long: ý rồng mây gặp hội.

Xoài: có âm như là “xài” cầu mong cho tiêu xài không thiếu…

Đa số những mâm cúng theo phong tục truyền thống, lễ tết người Việt đều dùng trái cây dâng cúng. Ví dụ như tết Nguyên Đán, thôi nôi, đầy tháng, khai trương, cúng nhà cúng đất, cúng rằm trung Thu, …

Dâng lên thần linh, gia tiên những loại quả ngon để thể hiện lòng thành kính cùng ước muốn những điều tốt đẹp. Cầu mong vạn sự bình yên sẽ đến với gia đình.

Mâm ngũ quả dâng cúng còn biểu trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và cùng phát triển.

Hình ảnh mâm trái cây năm màu với 5 loại trái cây riêng biệt. Thể hiện ước mong đạt được “Ngũ phúc lâm môn”. “Ngũ” có nghĩa là năm, còn “Phúc” là phúc phận, lộc tài, “Lâm” là mang đến, mang tới. và “Môn” là cửa. Được hiểu là 5 loại chúc phúc cùng đến nhà. Bao gồm phú (giàu), quý (sang), thọ (sống lâu), khang (mạnh khỏe) và ninh (bình an).

Ngoài ra còn tượng trưng cho ngũ hành tương sinh: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ. Là mối tương tác và quan hệ của vạn vật trên cõi đời. Ngũ hành tương sinh tương trợ nhau phát triển.

Ngày nay, các loại trái cây vô cùng phong phú và người ta cũng không quá cứng nhắc “ngũ quả” nữa. Nên mâm ngũ quả cũng ngày càng phong phú hơn và có thể tăng lên thành bát, cửu, thập quả… Nhưng dù bày biện bao nhiêu loại quả thì người ta vẫn đặt đó là mâm ngũ quả.

Trái cây được sử dụng trong các mâm cúng của người Việt. Do thuộc tính canh tác nông nghiệp ở những khu vực sinh sống khác biệt. Nên ảnh hưởng về hoa trái vùng miền có nhiều cách trình bày mâm ngũ quả khác nhau.

Mâm ngũ quả phong cách miền Bắc

Theo phong tục của người miền Bắc, mâm ngũ quả được trình bày theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông. Do đó mâm ngũ quả được theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Các loại quả được bố trí sắp xếp xen kẽ nhau.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc bao gồm những loại quả như: chuối xanh, bưởi (hay phật thủ), quýt, thanh long, táo, ớt…

Với mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”, người miền Nam thường bày mâm ngũ quả tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Mỗi chữ cũng là đại diện cho những loại quả chính được bày trí trong mâm ngũ quả của người miền Nam.

Ngoài những loại quả chính này thì còn có thể đặt vào mâm ngũ quả các loại quả như thơm (quả dứa) với ý nghĩa mỗi năm con cháu đến sum họp quây quần về nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng mang ý nghĩa đem lại may mắn đủ đầy cho gia đình.

Với khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân miền Trung cũng không quá cầu kỳ hình thức và mâm ngũ quả thường là có gì cúng nấy và thành tâm dâng kính tổ tiên. Cũng vì thế mà mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, loại quả gì cũng được miễn là tươi ngon.

Mâm ngũ quả phong cách miền Trung được bày trí đơn giản theo hình thức quả to, quả nặng đặt dưới. Những quả nhỏ hơn đặt lên trên hay xen kẽ vào chỗ trống. Có thể nói mâm ngũ quả ở miền Trung là sự giao thoa những loại quả của miền Bắc và miền Nam như: thanh long, chuối, dứa, sung, cam, quýt, dưa hấu, mãng cầu, …

Cúng trái vừa chín tới không quá chín hay còn xanh, nếu còn cuống và lá thì càng tốt. Không bày trái có gai hay nặng mùi. Không nên rửa hoa quả cúng sẽ làm mau hư, bạn hãy lau sạch trái bằng khăn ẩm.

Bạn nhớ lựa chọn các loại trái màu sắc hài hòa, tươi mới không dập úng.

Những loại trái cây có màu sắc lạnh như bưởi, chuối xanh, dưa hấu, xoài, dừa,…tượng trưng cho âm. Còn những trái mang gam màu nóng như dứa, ớt, hồng, cam, quýt,…tượng trưng cho dương. Cân bằng màu sắc theo âm dương hài hòa, và tạo nên sự thẩm mỹ phù hợp nhất.

Ưu tiên những quả to và cứng nhất ở phía dưới, càng lên trên là những quả nhỏ, và mềm mọng dần. Mâm quả sẽ có sự khác nhau trong cách bài trí, nhưng những yếu tố cơ bản thì vẫn như vậy.

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết, Cách Bày Mâm Ngũ Quả Đẹp Và Ý Nghĩa.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết.

Từ xa xưa, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Nó là một trong những thứ quan trọng được bày lên bàn thờ ông bà tổ tiên thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả tượng trưng cho sự no ấm đủ đầy.

Với mong muốn một năm no ấm, gia đinh hạnh phúc, an khang thịnh vượng nên nhà nhà đều dâng lên ban thờ tổ tiên một mâm ngũ quả. Ngũ là năm. Ngũ quả là năm loại quả khác nhau tượng trưng cho sự sống tượng trưng cho sự cầu thị một năm được mùa của những người nông dân. Chọn năm thứ quả khác nhau tượng trưng cho sự phát triển sinh sôi.

Mâm ngũ quả được bắt nguồn từ đạo Phật. Theo quan niệm của Phật giáo, 5 màu tượng trưng cho lòng tin, ý chí kiên cường, ghi nhớ, tâm không loạn, và cuối cùng là sáng suốt. Theo đó các loại quả được bày trên mâm ngũ quả có thể là:

Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm luôn luôn che chở và bao bọc lẫn nhau.

Táo: Tượng trưng cho phú quý,sang giàu.

Bưởi: Mong muốn một năm an khang, thịnh vượng.

Đu đủ: Mong muốn một năm sung túc, đủ đầy.

Lựu: Tượng trưng cho một năm con đàn cháu đống.

Cam, quýt: Tượng trưng cho một năm thăng tiến trong sự nghiệp.

Phật thủ: Bàn tay phật che trở cho cả gia đình.

Lê: Tượng trưng cho sự thành đạt thăng tiến trng năm.

Dưa hấu: Hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Thanh long: Tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc.

Sung: Thể hiện sự sung túc đủ đầy.

Muốn bày mâm ngũ quả đẹp chúng ta phải dựa vào văn hoá các miền.

Miền Bắc: Trong mâm ngũ quả miền Bắc, chuối thể hiện sự che chở của trời đất thiên nhiên dành cho con người thể hiện sự sum vầy đầm ấm, quây quần bên nhau. Ớt, táo tây thể hiện sự may mắn; cam, quýt, quất, hồng thể hiện tài lộc, phú quý còn quả lê, đào tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.

Miền Trung: Nếu người miền Bắc kiêng một số loại quả thì gười miền Trung thường không kiêng kỵ loại quả nào khi bày biện mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả của các gia đình miền Trung thường có dứa, thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, chuối xanh…

Miền Nam: với người miền Nam, khi bày mâm ngũ quả, họ mang theo ước vọng “cầu sung vừa đủ xài”, mong muốn một năm mới sung túc, đủ đầy. Họ sẽ dùng các loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp Và Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả

1. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trên bàn thờ Gia Tiên ngày tết của người Việt Nam. Việc chuẩn bị mâm ngũ quả giúp cho bàn thờ gia tiên được tươm tất và đầy đủ. Ngoài ra, nó còn thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của con cháu dành cho ông bà tổ tiên của mình với mong ước được tổ tiên phù hộ cho năm mới, mọi khởi đầu mới sẽ được tốt đẹp. Chính vì thế mà mọi nhà ai nấy cũng đều chuẩn bị cho mình một mâm ngũ quả thật đẹp mắt và hoàn hảo nhất.

Theo phong thủy của người Việt, thì con số 5 là tượng trưng cho ngũ hành cấu thành vũ trụ. Còn nếu theo chủ nghĩa duy vật thì có 5 yếu tố tạo nên vật chất, đó là kim loại – kim, gỗ – mộc, nước – thủy, lửa – hỏa, đất – thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: “Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”. Và đối với người Việt, con số 5 thể hiện rõ nhất trong mâm ngũ quả ngày tết. Màu xanh là hành mộc, vàng là hành thổ, đỏ là hành hỏa, trắng là hành kim, sẫm đen là hành thủy.

Mâm ngũ quả ngày tết bao gồm 5 loại quả khác nhau, tượng trưng cho 5 loại trái cây của đất trời. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới. Con số 5 là một con số tốt vì theo quan niệm xưa số chẵn là âm, số lẻ là dương tức là con số ngũ hành. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn là biểu tượng của âm dương hòa hợp, của sự phát triển mạnh mẽ.

Từ xưa đến nay, ông bà ta vẫn luôn chuẩn bị một mâm ngũ quả thật tươm tất để bày trí lên bàn thờ gia tiên. Để có được những quả ngọt, căng tròn, xanh mướt là cả một quá trình lao động hăng say và vất vả. Nay được dâng lên tổ tiên thần vật linh thiêng đó là kết quả của cả quá trình lao động nhằm mong rằng tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình được bình an và may mắn.

2. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp theo phong tục 3 miền Bắc – Trung -Nam

2.1 Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục và tập quán khác nhau, và trong cách trưng bày, trang trí ngày tết cũng không ngoại lệ. Mâm ngũ quả của gia đình miền Bắc thường có năm loại: chuối xanh, bưởi (hoặc phật thủ), đào, hồng và quýt. Quả chuối xanh tượng trưng cho hành Mộc là trọng tâm của mâm ngũ quả. Nải chuối có hình giống bàn tay ngửa lên để che chở, bảo vệ cũng như đem lại phúc lộc cho gia chủ. Nải chuối đặt bên dưới để làm điểm tựa, phía trên nải chuối sẽ là buởi. Xung quanh đặt hồng, đào và quýt đan xen sao cho nhìn đẹp mắt.

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Có một điều các bạn cần lưu ý đó là khi mua hoa quả về trưng tết, không cẩn phải rửa lại mà chỉ cần lấy khăn giấy ẩm lau qua cho sạch là được. Vì khi đem đi rửa, quả sẽ còn đọng nước nên mau bị héo và úng.

2.2 Cách bày mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì ?

Mâm ngũ quả ngày tết của người miền Nam khá khác với miền Bắc. Người miền Nam bày biện mâm ngũ quả theo phát âm của từng trái làm sao để có thể đạt: cầu, sung, vừa, đủ, xài (dùng) tương ứng với năm loại quả là: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Bên cạnh đó, đế được tạo nên từ ba quả dứa (quả thơm) mang lại cảm giác chắc chắn. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp như sau: Để xoài, dừa, đu đủ lên phía trước rồi bày các loại quả còn lại lên phía trên để tạo thành hình ngọn tháp nhỏ. Các bạn muốn mâm ngũ quả đẹp thì nên chọn đu đủ vừa chín tới, có màu xanh lẫn màu vàng, xoài chín màu vàng, trái sung lựa màu đỏ nhẹ và mãng cầu có dáng đẹp.

2.3 Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung

Khác với miền Bắc và Nam, dải đất miền Trung bày trí đơn giản hơn, theo hình thức quả to, nặng đặt ở dưới làm đế, những quả có trọng lượng nhỏ chèn bên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống. Họ không chú trọng phải có một mâm ngũ quả cầu kỳ mà chủ yếu dâng sự thành tâm, mâm cúng dựa vào trái cây có theo mùa.

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung

Cách làm mâm ngũ quả cũng khá đơn giản, nhưng nếu các bạn ở miền Bắc thì cần lưu ý phải bày mâm ngũ quả số lẻ vì sẽ tượng trưng cho sự sinh sôi, nãy nở và phát triển. Còn ở miền Trung và miền Nam thì sẽ thoải mái hơn, họ không quan trọng số lẻ hay chẵn nữa. Tuy nhiên, mâm ngũ quả chỉ được bày quả, không đặt thêm hoa hay bất cứ thực phẩm nào.

3. Ngoài chưng mâm ngũ quả ngày Tết, cần bài trí bàn thờ ra sao?

Khi ngày tết sắp đến, các gia đình không chỉ quan tâm đến việc mua và bày trí mâm ngũ quả mà còn phải lưu ý đến việc trang trí trên cả bàn thờ gia tiên. Các gia đình cần chuẩn bị 2 cây đèn dầu hoặc nến để tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, và cũng là để khi khách đến để đốt hương cho ông bà tổ tiên. Ngoài ra, cần chuẩn bị 2 bình hoa, 1 bình là hoa tươi nhằm dâng lên hương thơm và 1 bình hoa còn lại là cậy vàng cây bạc.

Lưu ý: 2 bình hoa nên đặt ở phía trong 2 cây đèn nhằm tăng thêm sinh khí cho bàn thờ gia tiên. Khi thắp đèn lên sẽ tỏa ra một nguồn năng lượng ấm áp giúp xua đuổi được tà khí trong nhà.

Ngoài các lễ vật trên, thì trên bàn thờ cũng cần phải có các loại đồ thờ cúng khác như mâm bồng thờ, ống đựng hương, bình rượu,…Tùy theo phong tục của mỗi miền thì sẽ có quan niệm trình bày khác nhau. Do vậy mà đồ cúng trên bàn thờ gia tiên của mỗi miền cũng sẽ không giống nhau. Nhưng có một điểm chung của cả ba vùng miền đó là đều sẽ có 3 chén rượu, 3 chén nước và hương cùng với hoa tươi.

Và một điều mà các bạn cần lưu ý nữa là, khi chọn mua hương để đốt vào ngày Tết nên chọn hương có mùi thơm nhẹ vì sẽ tạo không khí dễ chịu và xua đuổi được tà khí trong nhà. Các bạn có thể mua loại nhang vòng để đốt được lâu hơn và đỡ tốn thời gian. Còn đối với hoa, các bạn nên chọn hoa tươi, có màu sắc rực rở nhìn đẹp mắt và có thể trưng được lâu trong những ngày Tết. Tránh việc mua hoa giả để trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày tốt vì sẽ không mang lại may mắn cho cả gia đình.

Trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày tết cổ truyền

Việc nên cắm bao nhiêu bông hoa trên bàn thờ cũng là điều đáng lưu ý. Theo quan niệm xưa thì tránh cắm số chẳn và số lẻ 7 vì đó là đềm không may. Ngoài ra, cũng không nên cắm hoa ly, cúc vạn thọ, mẫu đơn, nhài hay râm bụt trên bàn thờ ngày tết và cũng không được trang trí những vật không tịnh lên bàn thờ gia tiên.

Khi sắp xếp bàn thờ ngày Tết các bạn cũng cần lưu ý, trước tiên nên lấy nước sạch lau cho bàn thờ để chuẩn bị đón năm mới. Đối với di ảnh của tổ tiên nên đặt ở phía trong cùng. Còn ở phía trước của bàn thờ sẽ đặt bát hương, lưu ý nên lấy hết chân nhang của năm cũ đi đốt. Hai bên bàn thờ các bạn đặt đèn, đỉnh đồng và các đế đỡ đồ thờ cúng. Vị trí xếp mâm ngũ quả sẽ là trước di ảnh và sau bát hương và bình hoa cũng tương tự như vậy. Đây là quy tắc bắt buộc khi sắp xếp bàn thờ Tết mà các bạn nên biết. Điều kiêng kỵ nhất khi sắp xếp bàn thờ đó là tùy tiện xê dịch vị trí của bát hương.