Xem Bài Văn Khấn Đầy Tháng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Bài Văn Khấn Cúng Đầy Tháng

bài văn khấn cúng đầy tháng: Lễ đầy tháng của bé ngoài chuẩn bị lễ vât thì ba mẹ hoặc ông bà cũng phải chuẩn bị nội dung bài vấn cho phù hợp. chúng tôi gửi đến quý phụ huynh và ông bà tham khảo bài vấn được nhiều người sử dụng.

bài văn khấn cúng đầy tháng

Phần 1. Văn cúng tại gia tiên cùng ngày cúng mụ, bản thần linh, gia tiên tại nhà

Con lạy chín phương trời, mười phương đất, mười phương chư phật, chư phật mười phương, con lạy chư phương bồ tát, chư hiền thánh tăng.

Con lạy các quan thần linh… (các vị thần cai quản mảnh đất bạn đang ở) nơi con đang ăn, đất con đang ở…. (tại số nhà…), con lạy gia tiên tiền tổ… (ông bà ông vải)

Con lạy bà chúa bào thai, mười hai bà mụ, con lạy gia tiên tiền tổ, ông bà …….về tại số nhà………

Hôm nay là ngày mồng ……. tháng ….. năm 200 … âm lịch, con tên là …… (ông bà nội/ ngoại của bé cúng hộ) kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là ………..mẹ cháu là……..sinh ra cháu tên……… sinh lúc …….giờ……phút………ngày………thá ng……..năm……. Hôm nay cháu vừa tròn 1 tháng (tính theo âm lịch)

Tín chủ chúng con xin thành tâm tiến lễ hương hoa đăng trà quả thực, tiền vàng kim ngân tài mã, quần áo hài hia.

Con xin kính lạy chư vị thần tiên, chư vị các quan thần linh, các vị tiên địa chủ, các quý nhân chứng lễ cho tín chủ chúng con, phù hộ cho cháu và gia đình, phù hộ cho cháu là ……….(tên con bạn) bình an bản mạnh, hay ăn chóng lớn, bốn mùa được điều hòa, thân căn cự túc, trí tuệ thông minh sáng suốt, học hành tấn tới, công thành danh toại, tài đức vẹn toàn, chún con xin thành tâm kính lễ.

Xin các quan và gia tiên chứng giám lòng thành. (Con nam mô a di đà phật) 3 lần

Lễ vật cúng ở bàn thờ gia tiên gồm có:

1. Thịt (1 con gà) 2. Xôi 3. Gạo, muối 4. Rượu (1 chén) 5. Nước (1 cốc) 6. Nến hoặc đèn 7. 10 lễ tiền vàng 8. Quả cau lá trầu 9. 5 nén hương

Phần 2. Văn cúng cúng mụ tại phòng ở của bé

(Con nam mô a di đà phật) 3 lần

Con lạy chín phương trời, mười phương đất, chư phật mười phương, con lạy bà chúa bào thai.

Con lạy 12 bà mụ

Hôm nay là ngày………tháng………năm…….Con là (người khấn hộ: ông/bà nội hoặc ngoại) xin kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là…………mẹ cháu là………cháu tên là chúng tôi lúc ……giờ…… phút……ngày……tháng……năm………. Hôm nay cháu vừa tròn một tháng (tính theo âm lịch) xin thành tâm tiến lễ dâng lên bà chúa Bào thai, dâng lên 12 bà Mụ hương hoa, qủa thực, kim ngân tài mã, bánh kẹo, cơm, trứng, nước trầu cau và mọi nghi lễ gồm… (liệt kê tên các đồ cúng).

Con xin lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ chứng lễ cho gia đình và bố mẹ cháu………..

Con xin lạy bà Mụ thứ 1,2,3,4,5 phù hộ cho cháu hay ăn chóng lớn, dạy cười, dạy nói, dạy đứng, dạy đi.

Con xin lạy bà Mụ thứ 6,7,8,9,10 phù hộ cho cháu được trí tuệ sáng láng, thông minh sáng suốt, văn võ song toàn, sau này học hành tấn tới, công thành danh toại, thành người có nhân, có đức, hiếu thuận với cha mẹ, họ hàng và mọi người.

Con lạy bà Mụ thứ 11, 12 thu hết sài đẹn của cháu đổ ra biển ra sông ra ngòi.

Con lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ, chấp khấn, chấp lễ, chấp kêu, chấp cầu phù hộ cho cháu bản mệnh bình an, hay ăn chóng lớn, bốn mùa đều được điều hòa, thân căn cụ túc, trí tuệ thông minh sáng láng, sau này học hành giỏi giang tấn tới, công thành danh toại, là người có ích cho gia đình, xã hội,….

Kính mong bà chúa Bào thai và 12 bà Mụ chứng minh công đức, chứng giám lòng thành.

Lễ vật cúng ở phòng bé ở gồm có:

1. Chim (Gái 9 con, Trai 7 con) 2. Cua (Gái 9 con, Trai 7 con) 3. Ốc (Gái 9 con, Trai 7 con) 4. 13 nắm cơm nhỏ bằng gạo tẻ 5. 13 miếng bánh đúc nhỏ hoặc bánh rán (cái này mình phải mua ở của hàng bánh đúc ở Lê Ngọc Hân, các bạn có thể ra chợ mà mua hoặc đặt trước cho rẻ) 6. 13 miếng trứng hoặc 13 quả trứng chim cút 7. 13 bông hoa (bà nội cún mua hoa hồng) 8. 13 cái bánh kẹo nhỏ 9. 13 miếng trầu têm cánh phượng 10. 13 bộ quần áo (1 bộ to dành cho bà chúa Bào thai, 12 bộ nhỏ cho bà Mụ, các bạn cứ ra hàng mã hỏi là họ biết ngay) 11. 13 nén hương 12. 13 đồng tiền 50.000 đồng (chắc là tùy tâm) 13. 1 bát nước to

Ghi chú: Mâm lễ để cạnh giường ở, mẹ bế con ngồi góc giường, lễ xong thì phóng sinh cho chim bay đi, thả cua, ốc ra hồ hoặc sông, lấy một ít đồ ăn đấm mồm cho bé làm phép cho hay ăn chóng lớn, mẹ bé cũng ăn, đồ lộc phân phát cho mọi người và trẻ em cùng ăn

cúng đầy tháng vào giờ nào

Sau khi đứa bé được ra đời và để khẳng định sự tồn tại và vai trò của thành viên mới trong gia đình, dòng họ, thì các ông bố bà mẹ sẽ chuẩn bị 1 mâm lễ cúng đầy tháng cho đứa con mới sinh của mình khi bé đã tròn 1 tháng tuổi. Đây là 1 nghi thức vô cùng có ý nghĩa đối với mỗi con người nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Theo cách tính truyền thống của Ông Bà và cách tính truyền thống thì ngày đầy tháng của bé được căn cứ và lịch âm và tùy thuộc vào giới tính (bé trai hay bé gái), nếu như bé gái thì ngày cũng sẽ lùi lại 2 ngày còn bé trai thì sẽ lùi lại 1 ngày, (Gái lùi 2, Trai lùi 1). Còn giờ cúng thì lễ cúng thường được cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

mâm cúng đầy tháng gồm những gì

Theo tín ngưỡng dân gian từ khi bé trong bụng mẹ và đến khi bé sinh ra là được 12 Bà Mụ và 1 Bà Chúa chăm sóc, do đó trong mâm cúng phải đầy đủ 12 chén chè nhỏ, 12 dĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, và 1 xôi lớn, 1 chè lớn, 1 cháo lớn. Ngoài ra còn có các lễ vật khác để cúng Đức Ông và 3 Đức Thầy như trái cây, hoa, nhang, đèn cầy, gạo muối, trà, rượu, nước, giấy cúng, tràu tem cánh phượng…. Cùng các lễ vật này thì còn có thêm chén, đũa, muỗng và 1 đôi đũa hoa vì theo quan niệm thì Bà chúa chỉ thích dùng đũa này.

tặng quà đầy tháng cho bé gái

Ghế ăn dặm cho bé

Quần áo

Đây là một trong những món quà tặng đầy tháng có thể tặng cho cả bé gái lẫn bé trai. Bạn có thể tặng bé quần áo, tất tay chân, mũ, áo khoác mùa đông hay một chiếc băng đô xinh xắn cho bé gái. Nếu bạn có nhiều thời gian thì hãy tự tay đan móc cho bé một chiếc áo len, mũ len, giày len, đảm bảo không đụng hàng và bố mẹ bé sẽ rất vui khi bạn tặng cho bé món quà này.

Lưu ý khi chọn quần áo cho bé, bạn nên chọn màu sắc tươi sáng, kiểu dáng thoải mái, chất liệu thấm mồ hôi tốt như cotton, vải lanh, thun lạnh. Thêm vào đó, giai đoạn này bé lớn rất nhanh nên bạn nhớ trừ hao 1 – 2 số nữa khi mua quần áo tặng quà đầy tháng cho bé để bé có thể mặc trong thời gian dài.

Địu em bé

Đồ chơi

Sẽ là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn tặng quà đầy tháng cho bé là vài món đồ chơi để bé vừa chơi đùa vừa khám phá, học hỏi thế giới xung quanh. Thú bông, xúc xắc, con chút chít có thể phát ra âm thanh hay đồ chơi treo nôi, cũi là hình những con thú ngộ nghĩnh sẽ khiến cả bé rất thích thú.

Lời khuyên cho bạn khi mua đồ chơi làm quà tặng đầy tháng cho bé đó là nên chọn đồ chơi có chất liệu bằng gỗ, nhựa, bông cao cấp, không chứa hóa chất độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Nếu là đồ chơi bé có thể cầm tay như xúc xắc, chút chít thì bạn nên mua loại to để bé không thể ngậm vào miệnghay nuốt được.

Lắc tay, lắc chân bạc

Bạn có thể tăng quà đầy tháng là lắc tay lắc chân bằng bạc cho cả bé trai và bé gái. Đây sẽ là đồ trang sức làm đẹp và là món quà vô cùng ý nghĩa cho bé. Một chiếc lắc tay, lắc chân bằng bạc xinh xắn đeo cho bé sẽ khiến bé trông đáng yêu hơn và còn giúp tránh gió độc.

Khi mua quà tặng cho bé, bạn nên chọn loại vòng nhẹ, rỗng, nhẵn, độ rộng vừa phải để đảm bảo an toàn cho bé khi đeo vào tay, chân. Mặt khác, bạn phải lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo là bạc chất lượng tốt; tránh chọn phải loại bạc pha tạp chất, sau một thời gian sử dụng sẽ khiến lắc bạc nhanh hỏng.

Gối chữ C cho bé bú, bé tập ngồi

Đây sẽ là món quà ý nghĩa cho cả mẹ và bé, dù là dành tặng bé trai hay bé gái đều rất được. Gối được thiết kế hình chữ C với công dụng làm gối kê khi cho con bú hoặc làm gối cho bé tập lẫy, tập ngồi an toàn. Khi cho bé trai hay bé gái bú, mẹ cho bé nằm lên gối và ôm gối vào lòng để bé nằm bú mẹ thoải mái, còn mẹ không bị đau lưng, mỏi tay khi cho bé bú lâu. Gối chữ C cũng giúp các mẹ lần đầu sinh con cho con bú dễ dàng hơn, giúp các ông bố vụng về lần đầu làm cha bế con hay thay vợ cho con bú bình thật đơn giản.

Khi bé tập lẫy, mẹ đặt bé nằm lên gối để bé tha hồ dùng tay khám phá đồ chơi mà không bị đau bụng, tức ngực, đau tay nếu nằm sấp lâu. Lúc bé tập ngồi, gối chữ C sẽ bao quanh cơ thể bé, làm chỗ dựa chắc chắn cho cột sống của bé để bé không bị ngã bất thần về phía sau hay phía trước, giúp bé tập ngồi vững vàng và an toàn.

Gối cho em bé đa năng chữ C Hahuma

Quà tặng đầy tháng cho các bé trai nên lựa chọn các gối cho bé tập ngồi, nằm chơi màu xanh da trời, xanh dương họa tiết ngộ nghĩnh. Gối chữ C đa năng này ban đầu sẽ được cuộn đai gọn lại để sử dụng để mẹ kê dưới bụng cho con bú, để dưới giường cho bé nằm bú sữa bình hay cho bố bé em bé dễ dàng.

Nếu mua gối để tặng quà đầy tháng cho bé trai thì các bạn nên chọn màu xanh mickey như thế này rất phù hợp.

Gối cho con bú chống trào ngược thông minh cho bé

Gối xanh họa tiết hình ô tô rất phù hợp với quà tặng cho bé trái, gối chữ C thiết kế có đai giữ bé không bị trượt ra khỏi gối. Gối chữ C này thiết kế với đủ các chức năng: Cho bé bú mẹ, bú bình, chống trào ngược cho bé, cho bé tập lẫy, cho bé nằm chơi và cho bé tập ngồi.

Với các bé gái thì quà tặng đầy tháng cho bé gái nên chọn các gối tập ngồi, gối nằm chữ C có đai màu hồng, họa tiết hello kitty đáng yêu

Họa tiết hello kitty xanh rất mát này rất thích hợp với các bé gái khi làm quà tặng đầy tháng, nếu mẹ của các bé chưa mua gối chữ C cho bé thì đây quả thật là món quà rất bất ngờ đối với mẹ của bé.

Gối cho bé Hahuma hình chữ C

Giờ đây thì các bạn có thể dễ dàng chọn ngay được món quà tặng cho bé gái đầy tháng với những chiếc gối hình hello kitty từ Hahuma

Gối ôm cá ngựa

Chú cá ngựa đáng yêu sẽ là món quà tặng đầy tháng độc đáo, ý nghĩa. Gối ôm cá ngựa vừa có thể dùng làm gối chặn, gối ôm cho bé khi ngủ vừa là thú bông để bé chơi đùa sẽ khiến bé rất thích thú. Bạn nên mua gối cá ngựa có màu sắc bắt mắt và chọn loại nhỏ dài 80 cm để phù hợp với chiều cao của trẻ.

Gối ôm cá ngựa sẽ là gối cưng của bé để bé tha hồ ôm, gác chân thoải mái và ngủ ngon giấc hơn, nhất là khi không có mẹ ngủ cùng. Chú cá ngựa còn thú bông đồ chơi để bé cưỡi, chơi đùa cả ngày không biết chán. Vỏ gối bằng vải cotton thấm mồ hôi tốt, mềm mại với da trẻ nhỏ; bông nhồi bên trong là bông xơ có độ phồng tốt, cực êm và không chứa hóa chất độc hại.

tặng quà gì cho bé trai đầy tháng

Cũng như bé gái, bé trai cũng có nhu cầu sử dụng từ ghế ăn dặm đến đai địu khi ra ngoài. Những món đồ chơi thì không thể không thích rồi. Nên bạn cũng không nên quá băn khoăn khi chọn lựa một món quà cho đầy tháng bé trai.

không cúng đầy tháng có sao không

Cúng đầy tháng cho trẻ là một trong nhiều nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt Nam. Là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – một thành viên mới.

Ông bà ta xưa quan niệm rằng đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng là do tay các Bà Mụ nặn ra. Lễ cúng Bà Mụ nhằm tạ ơn Bà Mụ và Đức ông đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông và cũng là cái lễ để trình báo với mọi người rằng một thành viên mới sẽ gia nhập vào cộng đồng dân cư đó, mong mọi người sẽ cưu mang, che chở cho đứa trẻ. Đứa trẻ vừa mới chào đời hãy còn xa lạ với thế giới xung quanh.Trẻ phải luôn được mẹ ôm ấp, để nghe nhịp đập con tim, hơi thở của mẹ như hồi nằm trong bụng mẹ để dần tiếp xúc, quen dần và thích nghi với mọi thứ từ thế giới bên. Cho nên khi trẻ vượt qua 30 ngày đầu và khỏe mạnh thì cha, mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng ăn mừng còn gọi là lễ cúng đầy tháng.

Bài Văn Khấn Đầy Tháng Cho Trẻ

Bài văn khấn đầy tháng cho trẻ

Nội dung bài văn khấn đầy tháng cho trẻ như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……

Vợ chồng con là …………………………………………………………………………………………. sinh được con (trai, gái) đặt tên là ………………………………………………………………………..

Chúng con ngụ tại ………………………………………………………………………………………..

Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hóa, vẩy rượu lúc đang hóa. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước. Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).

Nghi thức khai hoa.

Đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Ngoài bài văn cúng đầy tháng, nhiều người còn rất coi trọng nghi thức đặt tên con. Nghi thức đặt tên cho con như sau:

Sau khi cầu chúc điều tốt lành đến với đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận.

Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ.Ngày nay, khi sinh trẻ ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm các thủ tục khai sinh nên tập tục Xin Keo này cũng không còn tồn tại.

Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ phong tục này như một truyền thống gia tộc. Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế và kết thúc thời gian ở cữ. Theo đó, mẹ phải bồng trẻ bước qua một nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (trai 7 lần, gái 9 lần) và sau đó đi quanh nhà.

Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được coi là hủ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở số ít gia đình.

Bài Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Chạp Đầy Đủ

Trước khi đón năm mới, người Việt sẽ chuẩn bị 3 lễ cúng tiễn năm cũ, bao gồm cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp và cúng tất niên. Trong đó, Rằm tháng Chạp là lễ sớm nhất, cũng là thời điểm đánh dấu sự tất bật cho một mùa Tết Nguyên đán đã chính thức bắt đầu.

Rằm tháng Chạp đánh dấu mùa Tết Nguyên đán về

Cúng Rằm tháng Chạp – ngày Rằm cuối cùng của năm là nghi thức tâm linh quan trọng của người Việt. Là một trong 3 lễ cúng tiễn năm cũ, Rằm tháng Chạp là lễ cúng sớm nhất – đánh dấu sự tất bật cho một mùa Tết Nguyên Đán chính thức bắt đầu.

Cúng Rằm thường không quá cầu kỳ, giống các nghi thức khác lễ này cần chuẩn bị hai phương diện: đồ lễ và văn khấn. Đồ lễ là lễ vật dâng lên thần linh, gia tiên và văn khấn là bài khấn nguyện gửi gắm tâm tư nguyện vọng của con cháu tới các bậc anh linh. Đồ cúng Rằm tháng Chạp cũng tương tự như các ngày Rằm khác trong năm, nếu có thay đổi thì chỉ là một số chi tiết nhỏ không quá quan trọng.

Khi làm lễ cúng rằm tháng Chạp, cần phải đọc văn khấn cúng Thổ công và các vị thần linh trước rồi mới khấn tới gia tiên

Văn khấn Thổ Công cùng chư vị thần khác

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông thần quân.

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ con là: …

Ở tại: …

Hôm nay, ngày … tháng … năm … , gặp tiết Rằm tháng Chạp, Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, kim ngân, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án, thành tâm kính mời: ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Con cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến, tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin được các các Ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).

Văn khấn cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

Tín chủ (chúng) con là: …

Ở tại: …

Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).

Đồ lễ cần thiết cho lễ cúng Rằm tháng Chạp

Rằm tháng Chạp còn được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm, là bước chuẩn bị cho lễ cúng Giao thừa, đón Tết Nguyên Đán sắp về. Chính vì thế, lễ cúng Rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất và nhiều nghi lễ, thủ tục hơn các lễ cúng rằm khác trong năm.

Tùy theo từng địa phương, từng gia đình mà phong tục này có phần khác biệt, nhưng về cơ bản vẫn giữ những nét chung trong nghi lễ cúng.

Để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Chạp đầy đủ và tươm tất, gia chủ cần chú ý chuẩn bị những đồ lễ gồm hương, hoa tươi, trái cây, trầu cau, nước sạch, đèn nến, vàng mã, rượu, thuốc lá,

Đây là lễ chay cần có, các gia đình có thể chuẩn bị thêm lễ mặn tùy vào điều kiện kinh tế, nhưng thường sẽ có những món đặc trưng cho ngày Tết như gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, măng xào…

Thời gian làm lễ cúng Rằm tháng Chạp

Về việc làm lễ cúng rằm tháng Chạp khi nào thì tốt, điều này không có quy định rõ ràng nhưng thường không nên tiến hành lễ cúng quá sớm hay quá muộn. Gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 âm lịch tháng Chạp, chú ý không làm lễ quá khuya, tốt nhất là trước khi trời tối.

Ai là người thực hiện lễ cúng Rằm tháng Chạp?

Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín trong gia đình. Trước khi làm lễ, phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.

Bài Khấn Lễ Cúng Đầy Tháng

Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chủ

Đệ nhị Thiên đế đại tiên chủ

Đệ tam Thiên mụ đại tiên chủ

Tam thập lục cung chư vị tiên nương

Hôm nay là ngày mồng ……. tháng……. năm Đinh Hợi 20..

Vợ chồng con là: ………………………. ….. tuổi……

…………………………… tuổi…….

Trú tại địa chỉ: Số nhà ……………………………………

Sinh được con trai (gái) đặt tên là : …………………………

Nay nhân ngày đầy cữ thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cung dâng bầy lên trước ban thờ, trước bản tọa chư vị tôn thần kính cẩn tấu trình:

Nhờ ơn Thập phương Chư Phật, Chư vị Thánh hiền, Chủ tiên bà, các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại cho chúng con sinh được cháu:……

Sinh ngày: ……tháng …. năm ……….được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin Chư tiên bà, Chư vị tôn thần giáng lâm trước ban thờ, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon ngủ kỹ, hay ăn chóng lớn, vô bệnh, vô tật, vô tai, vô ương, vô hạn,vô ách. Chư vị phù hộ cho cháu được thân mệnh bình yên, khỏe mạnh, trọn đời được vạn sự như mong muốn, vinh hoa phú quí. Gia đình con được hưởng phúc thọ khang an, nhân lành nảy nở – nghiệp dữ tiêu trừ, bốn mùa không tai ương hạn ách,…

Chúng con thành tâm kính lễ./.