Vỡ Mâm Chày Khớp Gối / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Chấn Thương Khớp Gối: Phẫu Thuật Chức Năng Sau Vỡ Mâm Chày

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Hải Yến – Khoa phục hồi chức năng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Sau khi bị vỡ mâm chày (vỡ xương bánh chè), tùy theo phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật mà có các chương trình phục hồi chức năng phù hợp giúp bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường.

1. Vỡ xương bánh chè là gì?

Xương bánh chè giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối.Vỡ xương bánh chè dạng gãy kín hoặc gãy hở là loại gãy xương nội khớp trừ gãy cực dưới. Hay gặp trong chấn thương vùng gối do tai nạn giao thông, lao động hoặc sinh hoạt.

Có nhiều loại gãy khác nhau: Gãy ngang là dạng phổ biến nhất, gãy dọc, gãy nhiều mảnh, gãy hình sao.

Điều trị bảo tồn: Bó bột ống đùi cổ chân với gối gấp 5-10o, để bột 3 – 6 tuần khi gãy xương bánh chè dạng nứt rạn, không di lệch; người cao tuổi không còn đi đứng hoặc có bệnh nội khoa nặng kèm theo.

Điều trị phẫu thuật: Phần vỡ rời xa nhau quá 4mm, gãy vụn khi diện khớp của các mảnh gãy khấp khểnh hoặc có mảnh rời di lệch vào khớp gối.

Tùy theo phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật mà có các chương trình PHCN phù hợp giúp bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường.

2. Điều trị phục hồi chức năng

2.1 Nguyên tắc điều trị phục hồi chức năng

Điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân vỡ xương bánh chè với nguyên tắc kết hợp vật lý trị liệu với các bài tập phục hồi chức năng nhằm tăng tầm vận động khớp gối, tăng sức mạnh cơ, giảm nguy cơ cứng dính khớp gối, giúp người bệnh trở lại các vận động sinh hoạt và chơi thể thao bình thường.

2.2 Điều trị phục hồi chức năng

2.2.1 Các phương thức điều trị vật lý

Hồng ngoại, Parafin: Tác dụng giãn cơ, tăng tuần hoàn, giảm đau, tạo thuận cho các bài tập.

Chườm lạnh: Giai đoạn sưng nóng và sau tập.

Tác dụng chống viêm, giảm phù nề, kích thích tái tạo tổ chức tổn thương

Tác dụng giãn cơ giảm đau, gia tăng tuần hoàn; ức chế dẫn truyền đau

Tác dụng chống viêm (viêm gân, viêm cân cơ, viêm bao hoạt dịch…), gia tăng tuần hoàn; thúc đẩy quá trình hàn gắn tổn thương (xương, dây chằng…), chống xơ dính, cốt hóa mô mềm…

2.2.2 Tập phục hồi chức năng

Mục tiêu:

Lấy lại tầm vận động khớp gối

Kiểm soát đau, phù nề

Kiểm soát có lực cơ tứ đầu đùi

PHCN với điều trị bảo tồn và sau mổ buộc vòng chỉ thép có bó bột tăng cường

Giai đoạn bất động khớp gối:

Tập co cơ tĩnh trong nẹp, bột: 10 giây/ lần, ít nhất 10 lần/ ngày, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi.

Tập chủ động các khớp tự do: Háng, cổ chân.

Sau khi bột khô, cho bệnh nhân đứng dậy, tập đi với nạng, chịu trọng lượng một phần lên chân bệnh.

Giai đoạn sau bất động:

Di động xương bánh chè, xoa bóp chống kết dính xung quanh sẹo mổ, xương bánh chè và khớp gối.

Tăng tầm vận động khớp gối bằng kỹ thuật giữ nghỉ và kỹ thuật trợ giúp.

Tập duỗi khớp gối hoàn toàn

Tập gấp gối tăng dần, những ngày đầu tập vận động từ 0 đến 30o

Sau đó tập tăng dần để đạt được tầm vận động gấp 90o sau 6 tuần

Lấy lại tầm vận động khớp gối hoàn toàn sau 12 tuần

Trở lại các hoạt động bình thường sau 6 tháng

PHCN sau néo ép xương bánh chè hoặc các phẫu thuật khác không cần bó bột

Giai đoạn I: từ ngày 01 đến 14 ngày sau phẫu thuật:

Chườm lạnh khớp gối 20 phút cách nhau 2 giờ.

Tập duỗi khớp gối – co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi và toàn bộ chân phẫu thuật.

Tập vận động thụ động khớp gối từ 0 đến 30o trong những ngày đầu, tập tăng dần đến 2 tuần đạt gấp gối 90o.

Tập vận động khớp háng, cổ chân bên bệnh.

Băng chun ép cố định khớp gối, sử dụng nạng nách đến khi di chuyển. Chịu một phần trọng lượng lên chân phẫu thuật.

Giai đoạn II: từ 02 tuần đến 06 tuần sau phẫu thuật

Tập duỗi khớp gối tối đa.

Tập gấp khớp gối tăng dần cho đến hết tầm vận động đến tuần thứ 06.

Tiếp tục chịu trọng lượng lên chân phẫu thuật, bỏ nạng sau 04 tuần.

Tập gia tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi bằng chun, tạ, bao cát hoặc dụng cụ tập khớp gối chuyên dụng.

Tập xuống tấn, tập đạp xe đạp, tập bơi.

Bệnh nhân trở lại các hoạt động bình thường sau 06 tháng.

3. Theo dõi và tái khám

Lần đầu: Sau phẫu thuật 2 tuần.

Các lần tiếp theo cách 1 tháng, đến 6 tháng sau phẫu thuật.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chữa Viêm Xương, Rò Xương Bệnh Nhân Mổ Vỡ Mâm Chày Khớp Gối 4 Lần

Chữa viêm xương, rò xương bệnh nhân mổ vỡ mâm chày khớp gối 4 lần

Gãy xương mâm chày( gãy mâm chày vùng đầu gối) xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu như có lực tác động đột ngột vào vùng mâm chày đầu gối do tai nạn, chấn thương trong sinh hoạt hoặc thể thao. Thông thường gãy mâm chày thường chiếm tỷ lệ 5-7% của gãy xương cẳng chân nói chung.

Bệnh nhân được chỉ định điều trị bảo tồn trong trường hợp gãy không di lệch, gãy mâm chày ngoài di lệch ít <5mm. Các phương pháp điều trị bảo tồn gãy mâm chày gồm cố định bằng bó bột, kéo liên tục và vận động sớm, bó bột chức năng. Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp gãy hở có biến chứng chèn ép khoang, có tổn thương mạch máu hoặc gãy mâm chày ngoài làm mất vững khớp gối, gãy mâm chày trong có di lệch, gãy 2 mâm chày di lệch.

Trường hợp bệnh nhân Bùi Đăng Mùa – 59 tuổi, Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội bị gãy mâm chày, bệnh nhân có chỉ định mổ đóng đinh nẹp vít nhưng do cơ địa bệnh nhân dị ứng với đinh nẹp vít dẫn đến viêm cơ sau đó xâm lấn sang viêm xương.

Bệnh nhân Bùi Đăng Mùa Hà Đông, Hà Nội viêm xương, rò xương sau mổ vỡ mâm chày

Lương y Nguyễn Thế Qúy phân tích ngay từ đầu cơ thể bệnh nhân đã không tiếp nhận với đinh nẹp vít chính vì vậy mà sau khi thực hiện nhiều phẫu thuật cơ thể bệnh nhân vẫn đào thải không tiếp nhận dẫn đến tình trạng viêm xương càng nặng, rò xương. Rò xương là tình trạng viêm xương mạn tính, hình thành lên ổ áp se và chảy mủ, chảy dịch liên tục. Bệnh rò xương là một bệnh khá phức tạp và lan giải, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân tìm về nhà thuốc trong tình trạng viêm xương phức tạp, nên việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Viêm xương là hậu quả của sự nhiễm trùng mô mềm xung quanh xâm nhập vào xương, có tính khu trú tại chỗ. Thường gặp sau gãy xương hở, sau phẫu thuật trên xương, hoặc các thủ thuật trên xương. Nguy cơ nhiễm trùng tăng lên do vết thương giập nát, hoại tử. máu tụ. Hoặc có các dị vật ngoại lai, di vật của cơ thể hoặc dụng cụ y khoa, sức đề kháng của cơ thể yếu. Độc lực vi khuẩn mạnh.

Phân loại viêm xương

Viêm xương chấn thương phân loại theo thời gian cấp tính: trước 2 tháng, mãn tính sau 2 tháng.

Theo giải phẫu bệnh có 3 độ:

Độ 1 nhiễm trùng mô mềm, chưa đến xương

Độ 2 nhiễm trùng xương, xương hoại tử

Độ 3 nhiễm trùng và mất xương

Viêm xương chấn thương các thể lâm sàng: Nhiễm trùng ổ gãy cấp tính, viêm dò mủ ỗ gãy không có xương chết. Dò mủ mãn tính có xương chết- xương tù. Viêm loét màng xương, loét sẹo xấu, ung thư hóa.

Bệnh nhân được chỉ định điều trị ngoại khoa cắt lọc hết mô hoại tử, xương chết. Lấy bỏ hết các dị vật tưới rửa liên tục mỗi ngày nếu nhiều mủ. Cắt lọc lại nếu diễn tiến không khá hơn, bất động vững chắc ổ gãy. Dùng kháng sinh theo KSĐ, liều cao, kéo dài. Không khâu kín vết thương, nhưng không để lộ xương.

Bệnh nhân tiếp tục mổ cắt lọc mô hoại tử sau đó mổ thay khớp gối nhân tạo song cơ thể vẫn không tiếp nhận tình trạng viêm xương, rò xương vẫn diễn ra.

Lương y Nguyễn Thế Qúy cho biết đối với những trường hợp bệnh nhân gãy xương mâm chày như bệnh nhân Bùi Đăng Mùa ngay từ đầu điều trị tại nhà thuốc bằng phương pháp bó lá chỉ sau 1 tháng xương liền có thể tập phục hồi chức năng vận động. Lương y khuyên bệnh nhân có cơ địa không tiếp nhận với những dụng cụ được đưa từ bên ngoài vào cơ thể hay những bệnh nhân mắc các bệnh nội tiết như tiểu đường nên lựa chọn một phương pháp điều trị bảo tồn phù hợp cho an toàn, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Việc xử trí ban đầu đối với các chấn thương gãy xương, chấn thương gãy xương chày là vô cùng quan trọng bởi khi lựa chọn phương pháp điều trị không phù hợp thì bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng đang tiếc như viêm xương, rò xương. Việc điều trị lúc này trở nên khó khăn, điều trị bằng Tây y không đạt hiệu quả nữa người bệnh nên tham khảo điều trị bằng Đông y mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Gai Mâm Chày Khớp Gối: Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Gai mâm chày khớp gối là hiện tượng bất thường xuất hiện ở bề mặt mâm chày. Tình trạng này xuất hiện khi lớp sụn bên ngoài mâm chày bị bào mòn dẫn đến hình thành các gai xương, gây đau nhức và khó chịu.

Gai mâm chày khớp gối là bệnh gì?

Dựa vào cấu tạo giải phẫu khớp gối, mâm chày là phần xương xốp nằm đầu trên xương chày, được bao bọc bởi lớp sụn khớp gối. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc chịu tải trọng của cơ thể. Đồng thời giúp khớp gối hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn khi thực hiện các động tác co duỗi, gập gối hoặc đi lại.

Tuy nhiên, việc thường xuyên lặp hoạt động ở khớp gối có thể là nguyên nhân khiến mâm chày dễ bị tổn thương. Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời, có thể khiến phần sụn bao bọc bên ngoài bị ảnh hưởng.

Lâu dần, xương sụn bị bào mòn bắt buộc phải mang canxi từ bên ngoài đến bù đắp. Phần canxi không được chuyển hóa hết sẽ lắng đọng và hình thành gai xương trên bề mặt mâm chày ở khớp gối. Khi đó, bệnh gây đau nhức và xuất hiện tiếng kêu lục cục, lạo xạo tại khớp gối mỗi khi người bệnh cử động hoặc đi lại.

Triệu chứng bệnh gai mâm chày khớp gối

Khi gặp phải các biểu hiện sau đây, bệnh nhân có thể mắc phải bệnh gai mâm chày khớp gối, cần thăm khám sớm.

Đau nhức ở khớp gối hoặc xung quanh gối: Khi các mấu xương hình thành ở mâm chày, người bệnh thường có cảm giác đau nhức ở khớp gối. Cơn đau có thể lan rộng sang vùng xung quanh khớp gối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đứng hoặc đi lại. Thông thường, đau có dấu hiệu thuyên giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi và tăng dần lên mỗi khi người bệnh di chuyển hoặc vận động. Đặc biệt, đau nhức dữ dội khi bệnh nhân leo cầu thang hoặc tham gia các môn thể thao yêu cầu vận động mạnh.

Sưng khớp gối: Gai xương hình thành có thể đâm hoặc chèn ép và rễ dây thần kinh và các cơ quan quanh khớp gối dẫn đến tình trạng sưng tấy. Hiện tượng này nếu khôn g được kiểm soát và khắc phục kịp thời có thể chuyển thành viêm.

Phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục cục ở khớp gối khi hoạt động: Thông thường, triệu chứng khớp gối phát ra tiếng kêu mỗi khi hoạt động thường gặp ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, người bị gai mâm chày khớp gối cũng có thể gặp phải hiện tượng này. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chủ yếu là do gai xương mọc trên mâm chày cọ sát vào các khớp xương tạo thành.

Co cứng khớp gối: Ngoài các triệu chứng nêu trên, người bị gai mâm chày khớp gối thường gặp phải biểu hiện co cứng ở khớp gối, gây khó khăn trong việc đi lại và thực hiện các động tác gập, duỗi. Triệu chứng co cứng khớp thường diễn ra vào buổi sáng, sau khi người bệnh thức dậy. Biểu hiện này thường thuyên giảm sau khi người bệnh xoa bóp hoặc vận động nhẹ.

Nguyên nhân hình thành gai mâm chày khớp gối

Theo các chuyên gia khoa xương khớp, gai mâm chày khớp gối nói riêng hay gai khớp gối nói chung hình thành chủ yếu là do thoái hóa khớp theo thời gian gây nên. Khi sụn bị thoái hóa, các bề mặt của nắp đầu gối (xương bánh chè), xương ống chân (xương chày) và xương đùi va chạm gây áp lực lên nhau. Lúc này, một loạt phản ứng của tế bào sụn khớp xảy ra khiến bề mặt sụn ở xương mâm chày bị tổn thương và hao mòn dần.

Theo cơ chế tự bù đắp, một lượng canxi sẽ được trích ra và chuyển đến tại vị trí này để tạo ra sụn mới và giúp chữa lành tổn thương ở khớp gối. Tuy nhiên, trong quá trình đối phó sự mất ổn định của khớp, nếu canxi không chuyển hóa hết mà lắng đọng tại khớp xương có thể gây hình thành các mấu gai.

Ngoài nguyên nhân trên, gai mâm chày khớp gối xảy ra cũng có thể do chấn thương ở khớp gối gây ảnh hưởng đến xương bánh chè. Thông thường, xương bánh chày bị vỡ có thể khiến bề mặt mâm chày bị tổn thương. Về cơ cơ chế hình thành, quá trình xuất hiện gai xương do chấn thương tương tự như bệnh thoái hóa khớp gối.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai mâm chày khớp gối

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

Yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu, những đối tượng gia đình có tiền sử mắc bệnh gai xương thường có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác.

Tuổi tác: Hầu hết mọi người đều có thể mắc bệnh gai xương. Tuy nhiên, tuổi tác càng lớn, khả năng mắc bệnh càng cao

Thừa cân, béo phì: Chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng cao chính là nguyên nhân làm tăng áp lực lên lên khớp gối khiến khớp gối dễ bị tổn thương và hình thành gai xương

Thói quen sống và sinh hoạt: Thường xuyên quỳ hoặc ngồi xổm góp phần làm tăng khả năng bào mòn sụn ở khớp gối, gây hình thành gai xương.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Một số bằng chứng cho thấy, việc thiếu hụt chất dinh dưỡng do chế độ ăn không đảm bảo có thể là yếu tố nguy cơ thúc đẩy hình thành gai xương ở mâm chày đầu gối.

Biến chứng gai mâm chày khớp gối

Theo các chuyên gia, khi phần sụn trong khớp gối tiếp tục bị bào mòn theo thời gian, số lượng và kích thước của các gai xương sẽ phát triển và tăng dần lên. Nếu tình trạng này không được kiểm soát tốt, bệnh có thể gây đau nhức dữ dội và làm giảm đáng kể khả năng vận động của khớp gối.

Bên cạnh đó, gai xương còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Ở những đối tượng mắc bệnh nặng, bệnh thường làm mất sức mạnh ở cơ đùi (cơ tứ đầu và gân kheo) và gây rối loạn chức năng khớp gối. Lâu dần, người bệnh có thể rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, nghiêm trọng hơn là bại liệt, tàn phế vĩnh viễn.

Làm thế nào được chẩn đoán gai mâm chày khớp gối?

Gai mâm chày khớp gối thường có triệu chứng giống các bệnh lý xương khớp khác. Vì vậy, để chẩn đoán bệnh chính xác, ngoài việc đánh giá triệu chứng sưng tấy và đau, bác sĩ còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số thủ thật khác.

Chụp X – quang là một trong biện pháp chẩn đoán gai xương khớp được sử dụng phổ biến hiện nay. Thủ thuật chẩn đoán hình ảnh này giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc khớp gối. Bên cạnh đó, dựa vào hình ảnh X – quang, nhân viên y tế có thể đánh giá mức độ tổn thương ở sụn khớp và xác định mức độ mà các gai xương đã hình thành trên bề mặt khớp.

Điều trị gai mâm chày khớp gối bằng cách nào?

Hầu hết các trường hợp bị gai xương ở mâm chày khớp gối đều cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển và vận động. Vì vậy, để khắc phục tình trạng đau và khó chịu này, người bệnh cần phát hiện và điều trị sớm.

Kiểm soát triệu chứng gai mâm chày khớp gối bằng thuốc

Người bệnh có thể sử dụng loại thuốc sau đây để kiểm soát triệu chứng bệnh:

Thuốc giảm đau: Diclofenac, Efferangan Codein và Aspirin. Các loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp đau cấp tính.

Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Có tác dụng chống viêm và giảm đau, sưng ở khớp gối

Lưu ý: Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng tránh tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cải thiện gai mâm chày khớp gối bằng vật lý trị liệu

Bên cạng dùng thuốc giảm đau và kháng viêm, bệnh nhân cũng có thể kết hợp song song phương pháp vật lý trị nhằm giúp giảm đau và co cứng khớp. Từ đó giúp duy trì khả năng vận động của khớp gối.

Chườm nóng: Cách làm này giúp thúc đẩy tuần hoàn, tăng cường lưu thông máu đến các khớp xương. Từ đó giúp cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng và chữa lành tổn thương ở các khớp. Hơn nữa, chườm nóng còn giúp giảm đau và sưng ở khớp gối.

Chiếu tia hồng quang: Phương pháp chiếu tia hồng quang được xem là một trong những cách giúp làm giảm đáng kể triệu chứng bệnh gai mâm chày khớp gối. Biện pháp này giúp kháng khuẩn và tăng cường tuần hoàn máu nhờ sức nóng phát ra từ tia hồng quang. Khi đó, người bệnh sẽ cảm giác dễ chịu, hiện tượng đau nhức và co cứng thuyên giảm nhiều.

Sóng vi ba: Là một trong những phương pháp vật lý sử dụng bức xạ có tần số cao nhằm giúp lưu thông máu, giảm đau và tiêu viêm. Không những thế, sóng vi ba còn trực tiếp tác động đến phần xương và sụn bị tổn thương. Từ đó giúp chữa lành và thúc đẩy tốc độ bình phục bệnh.

Bài tập thể dục: Tập thể dục cũng được xem là một trong những biện pháp vật lý trị liệu an toàn giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng ở mỗi người, nhân viên y tế có thể chỉ định một số động tác, bài tập thích hợp. Bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập đơn giản như gập hoặc duỗi chân ngay tại giường sẽ giúp khớp gối hoạt động linh hoạt hơn, giảm tình trạng co cứng.

Chữa gai mâm chày khớp gối bằng phẫu thuật

Ở một số trường hợp gai xương mọc dài, tăng dần số lượng hoặc bệnh chuyển nặng và có nguy cơ gây biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật gai xương thường được chia thành hai loại sau:

Cắt bỏ gai khớp: Phẫu thuật cắt bỏ gai xương thường được chỉ định trong các tình huống cụ thể, thực hiện bằng kỹ thuật nội soi xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở khớp gối. Sau đó đưa dụng cụ y tế khác nhau vào và thực hiện cắt hoặc nạo bỏ phần gai xương dư thừa. Biện pháp phẫu thuật này giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ gai xương chỉ có tác dụng tạm thời. Bởi gai xương có thể mọc trở lại nếu người bệnh không biết cách chăm sóc tốt.

Thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối: Trong trường hợp bệnh chuyển nặng, gai xương lan rộng trên khớp gối khiến khớp xương mất dần chức năng vận động, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật thay khớp gối. Tùy mức độ bệnh mà nhân viên y tế sẽ chỉ định thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối. Biện pháp này giúp khôi phục chức năng khớp gối. Thế nhưng thời gian phục bệnh thường khá lâu, có thể kéo dài hơn 1 năm.

Biện pháp phòng ngừa gai mâm chày khớp gối

Để phòng ngừa và ngăn chặn gai mâm chày khớp gối tái phát trở lại, bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo các gợi ý sau đây:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Người bệnh nên có chế độ ăn hợp lý và khoa học nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hệ xương khớp. Tốt nhất nên sử dụng những loại thực phẩm giàu canxi, chất khoáng, chất chống oxy hóa và vitamin D. Đồng thời, tránh xa các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo động vật hoặc chất cay, chất kích thích,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên kiêng uống rượu và hạn chế hút thuốc lá.

Thay đổi tư thế sinh hoạt: Tránh các tư thế gây tổn thương khớp gối như ngồi xổm hoặc ngồi bắt chéo chân. Ngoài ra, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, làm tăng áp lực lên khớp gối. Bên cạnh đó, nên tránh các công việc khuân vác nặng.

Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định: Thừa cân có thể gây áp lực lên khớp khi di chuyển. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể khiến khớp gối bị tổn thương, bào mòn sụn và hình thành. Vì vậy, để khớp gối khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh gai xương tái phát, người bệnh nên giữ cân nặng ỏ mức độ ổn định.

Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục thể thao không chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh mà còn là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để khớp gối trở nên linh hoạt, giảm đau và giảm co cứng, bệnh nên tập luyện các bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội, yoga hoặc đi xe đạp. Tránh các bộ môn thể thao đòi hỏi tính đối kháng cao và vận động với cường độ mạnh như đá bóng, nhảy aerobic, chạy,…

Bổ sung vitamin D cho cơ thể: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và hấp thụ canxi. Vì vây, chúng rất cần thiết đối với sức khỏe hệ xương khớp. Bên cạnh đó, vitamin D cũng có tác dụng chống viêm, hỗ trợ giảm viêm và đau. Người bệnh có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cung cấp vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng mặt trời.

Tăng cường canxi cho hệ xương khớp: Canxi giúp hệ khung xương trở nên chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương hoặc xương bị giòn, yếu. Để thúc đẩy, tăng tốc độ phục hồi sụn và giảm nguy cơ gãy xương, người bệnh nên bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể.

Uống nhiều nước: Uống đủ nước sẽ giúp bổ sung lượng nước thiếu ở các khe hở của khớp xương. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ chấn thương và tăng khả năng bôi trơn, giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, tăng lượng nước uống mỗi ngày có thể giúp hỗ trợ điều trị đau khớp. Ngoài ra, nước còn giúp duy trì tuần hoàn máu và đào thải chất độc ra khỏi xương khớp, giúp giảm viêm. Vì vậy, bệnh nhân nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.

Giữ tinh thần thoải mái: Tâm lý ổn định, không bị stress hoặc căng thẳng thần kinh thường giúp bệnh mau chóng bình phục. Vì vậy, để giữ tinh thần luôn vui vẻ và thoải mái, bệnh nhân nên cân bằng thời gian làm và nghỉ ngơi, tránh tạo áp lực cho bản thân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tham gia lớp thiền định, tâm lý trị liệu hoặc nghe nhạc tĩnh tâm để cân bằng cảm xúc.

Gai mâm chày khớp gối cần được điều trị sớm nhằm ngăn chặn bệnh phát triển theo hướng xấu và gây biến chứng. Tuy nhiên, để có biện pháp điều trị bệnh phù hợp, loại bỏ dứt điểm các mấu gai xương, người bệnh cần thăm khám và thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

5 Dấu Hiệu Điển Hình Của Bệnh Gai Mâm Chày Khớp Gối Bạn Cần Chú Ý

Bệnh gai mâm chày khớp gối là một trong những căn bệnh thường gặp. Thế thì dấu hiệu nhận biết của bệnh như thế nào? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này thì chúng tôi xin có một vài chia sẻ thông qua nội dung bài viết sau đây.

Gai mâm chày khớp gối là bệnh gì?

Mâm chày là phần xương xốp đầu trên xương chày được bao phủ bởi một lớp sụn phía trên và tạo nên sụn khớp của khớp gối. Trong cơ thể người, phần mâm chày giữ hai chức năng rất quan trọng là gánh chịu tải trọng của cơ thể dồn nén xuống mỗi khi chúng ta đi lại cấu tạo nên khớp gối giúp chúng ta thực hiện trơn tru các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như co gấp gối khi ngồi, duỗi thẳng khớp gối khi đi lại. Như vậy bị gai mâm chày không chỉ có mâm chày bị tổn thương mà phần sụn cũng bị ảnh hưởng.

Bệnh gai mâm chày khớp gối là tình trạng xuất hiện của gai xương mọc lởm chởm phía trên bề mặt mâm chày. Khi lớp sụn bao bọc bên ngoài mâm chày bị mòn và mâm chày bị tổn thương từ tác động bên ngoài, bề mặt trở nên xù xì, khớp gối phát ra tiếng kêu lạo xạo khi cử động.

Lúc này cơ thể sẽ phản ứng bằng cách cung cấp thêm canxi để bù đắp, chữa lành các tổn thương. Nhưng một phần canxi không được chuyển hóa hết mà lắng đọng lại trên bề mặt mâm chày tạo thành các mẩu xương nhỏ có thể được nhìn thấy trên chụp X – quang được gọi là “gai”.

Gai mâm chày khớp gối dấu hiệu thế nào?

Gai mâm chày khớp gối có những biểu hiện cụ thể như sau:

Đau khớp gối: Thường xuyên có cảm giác đau nhói, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc khi leo cầu thang thì cơn đau càng khủng khiếp hơn. Cơn đau có thể lan tỏa ra khu vực xung quanh sau khiến cho người bệnh đi lại khập khiễng, đứng không vững.

Cứng khớp gối: Lúc khớp gối của người bị bệnh có dấu hiệu cứng, khó thực hiện các cử động co duỗi. Triệu chứng này được bắt gặp nhiều nhất sau một thời gian dài không cử động, đặc biệt là buổi sáng khi thức dậy.

Khớp gối phát ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển: Tiếng kêu này được tạo thành tự sự cọ sát giữa các gai xương mọc trên mâm chày.

Sưng khớp gối: Gai xương khi chọc vào phần mềm còn khiến cho khớp gối bị sưng to và có dấu hiệu chuyển thành viêm.

Số người còn bị sốt nhẹ: Một vài dấu hiệu người bệnh còn có biểu hiện sốt nhẹ.

Cách điều trị bệnh gai mâm chày khớp gối thế nào?

Những phương pháp được áp dụng để điều trị gai mâm chày khớp gối đó là:

Dùng thuốc: Đây là cách điều trị gai mâm chày khớp gối một cách hiệu quả, giúp giảm đau, chống viêm giúp giải quyết tình trạng đau cứng khớp khối của người bệnh.

Châm cứu: Liệu pháp sử dụng kim vô trùng tác động và kích thích vào các huyệt vị trên vùng bị tổn thương, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và giảm các cơn đau một cách an toàn.

Xoa bóp – bấm huyệt: Biện pháp này giúp giảm đau một cách hiệu quả bằng thủ thuật chuyên môn có tác dụng tăng cường dinh dưỡng tại chỗ, giãn cơ, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa, phục hồi chức năng vận động, giúp người bệnh thư giãn, giảm bớt những cơn đau căng thẳng.

Chiếu tia hồng quang: Giúp sát khuẩn, tăng tuần hoàn máu. Nguyên lý của tia hồng quan về cơ bản là sử dụng nhiệt, sức nóng của các chùm tia hồng quang có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, giảm các cơn đau một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Sóng vi ba: Đặc điểm của song vi ba bức xạ tần số cao, đồng thời tạo hiệu ứng nhiệt đối với các tổ chức cả trong và ngoài của cơ thể. Hạn chế cảm giác đau đớn, không có tác dụng phụ, sóng vi ba có chức năng tiêu viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu vùng khớp bị tổn thương, giảm đau, tăng khả năng phục hồi.

Địa chỉ điều trị bệnh gai mâm chày khớp gối an toàn

Để giúp hỗ trợ tình trạng gai mâm chày khớp gối an toàn thì người bệnh cần lựa chọn một địa chỉ thăm khám đảm bảo chất lượng và uy tín. Phòng khám Đa Khoa TPHCM sẽ là một trong những gợi ý mà người bệnh không nên bỏ qua.

Phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm cũng như luôn hết mình vì sức khỏe của người bệnh. Cùng với môi trường ý tế chất lượng, sạch sẽ đây sẽ là nơi thăm khám uy tín cho người bệnh.

Đi đôi cùng với hạ tầng cơ sở y tế chất lượng thì phòng khám còn đảm bảo kết quả thăm khám chất lượng, hiệu quả và an toàn, giúp phục hồi sức khỏe của người bệnh một cách nhanh chóng, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Lựa chọn đến với phòng khám Đa Khoa TPHCM sẽ giúp người bệnh yên tâm hơn về kết quả điều trị bệnh, cải thiện vấn đề sức khỏe một cách tốt hơn.

B.S

Địa chỉ liên hệ: Phòng khám Đa Khoa TPHCM, 1505 đường 3 tháng 2, Phường 16, Quận 11, TP.HCM.

Mail: contact@phongkhamdakhoathaibinhduong.vn

Website: phongkhamminhchau.vn

   Địa chỉ phòng khám: 1505 đường 3 tháng 2, Phường 16, Quận 11, chúng tôi

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất