Viết Sớ Cúng Sao / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Sớ Cúng Phật Sám Hối – Phần Mềm Viết Sớ – Phần Mềm Viết Sớ Hán Nôm

Cúng phật sám hối nghĩa là để tạ lỗi, chuộc lỗi hay rửa tội khi mình làm sai với người khác, phạm tội với triều đình, có lỗi với ông (bà), cha (mẹ), dòng họ làng nước.

Mẫu lòng sớ:

Phục dĩ

Đại tạo nguy nguy đản bố hảo sinh chi đức tiêu tâm dực dực cung trần bộc bạch chi hoài phủ lịch thành ngưỡng can

Viên hữu:………………………………

Thượng phụng

Phật thánh hiến cúng…thiên kỳ an giải hạn tập phúc nghênh tường nguyện cầu bản mệnh bình an gia môn hưng vượng sự

Kim thần

Tín chủ:………………………………………………….

Đại giác phủ giám phàm tâm ngôn niệm thần đẳng sinh cư trung giới mệnh chúc

Thượng thiên hà kiền khôn phúc tái chi ân cảm tam quang chiếu lâm chi đức tư phùng tiết lễ đảo kỳ an ách vận gia lâm

Ký lại khuông phù chi lực hung tinh sở chiếu cung kỳ bảo hữu chi công kiền thân kỳ đảo kích thiết đan thành sám khiên

Hối quá phù mệnh vị dĩ an ninh giải hạn trừ tai bảo đồng gia nhi cát khánh cẩn thủ kim nguyệt cát nhật thỉnh mệnh

Thiện tăng tựu vu tịnh xử tu thiết kỳ an pháp đàn nhất diên nhi tán kim tắc án đăng bạc cúng kệ chấn triêu âm

Hội phạm hành chi thiện hòa chuyển cát tường chi kinh chú cẩn tương chử sớ bái khải

Cung duy

Nam mô thập phương vô lượng thường trụ tam bảo nhất thiết chư vị bồ tát

Nam mô đại từ đại bi linh cảm ngũ bách danh quan thế âm bồ tát

Tam giới thiên chủ tứ phủ vạn linh công đồng đại đế

Phục nguyện

Phật đức thùy từ hoàng thiên tích phúc bảo thần đẳng thân cung khang thái mệnh vị duyên trường tòng tư vô bán điểm chi ngu tự thử

Nạp thiên tường chi khánh cầu chi quả toại ngưỡng tích như ngôn đãng thần hạ tình vô nhâm kích thiết bình doanh chi chí

Thiên vạn…niên…nguyệt …nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ

Ý nghĩa:

Sám hối những giới đã phạm:

Nếu tội lỗi mà có hình tướng thì dẫu cả hư không vô tận kia cũng không chứa hết tội lỗi của chúng sanh đã tạo tác từ vô thủy đến nay. Đúng vậy, chúng ta đã từ vô lượng kiếp trôi lăn, tội lỗi chất chồng, lớp này lớp kia, truyền nối nhiều đời thật không kể xiết được.

Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta đã mang sẵn nhiều chủng nghiệp khác nhau, tạo nên những cá tính khác nhau. Ai ai cũng chứa đầy những giống loại tâm lý, tính tình, khả năng, thói quen, ác tật phức tạp. Những tham, sân, mạn, tật đố, hiềm hận, bạc ơn, phản phúc, bỏn xẻn…đã có đầy đủ ở trong mỗi chúng ta. Các hạt giống này đã có sẵn, do duyên sanh, hiện hành… làm nhân, làm quả tương tục, liên miên, bất tận. Tất cả những“tiền khiên tội lỗi” ấy, chúng đã đâm chân mọc rễ nhiều đời, mọi phương cách sám hối đều không thể rửa sạch. Chỉ có tu tuệ quán mới có thể bứng nhổ được một phần nào. Và cũng có thể, có một số chúng tử xấu ác trong vô thức, chúng ta không tạo nhân tham sân để cho nó duyên khởi, như ngũ cốc để trong kho lâu ngày thì mầm giống sẽ tự tiêu hoại.

Tuy nhiên, những tội lỗi chúng ta làm trong hiện tại, sau khi sám hối, nguyện ăn năn chừa bỏ, chúng ta sẽ thấy thân tâm thư thái, nhẹ nhàng, sẽ không còn bị ám ảnh về tội lỗi nữa. Thoát khỏi ám ảnh tội lỗi là ý nghĩa rất quan trọng, rất có lợi ích do nhờ sám hối đúng đắn mang lại.

Nguyện từ nay về sau xin chừa bỏ:

Khi đã xin từ bỏ thì sẽ không còn dám tái phạm, từ nay về sau cố gắng sống cho tốt hơn, cố gắng phát triển những hạnh lành, những đức tính thanh cao.

Quả vậy, nếu xấu ác là quá nhiều như hư không vô tận không thể chứa hết thì những hạnh lành, những đức tính tốt đẹp, cao cả ở trong tâm chúng ta có được từ “vô thỉ dĩ lai”  cũng nhiều đến vô biên vô lượng. Những đức tính ấy, những thiện pháp thanh lương và cao sáng ấy ví dụ như: Chân thật, nhẫn nại, từ ái, đức tin, tấn, niệm, vô tham, vô sân, tàm, quý…

Ý nghĩa sám hối không chỉ đơn thuần là chừa bỏ ác xấu mà còn phát triển những hạnh lành nữa vậy. Phải làm cho những cái xấu ác không có cơ hội nẩy nở, tăng trưởng; mà chúng ta phải tạo duyên, điều kiện tốt cho những mầm giống thiện nẩy sinh, đâm chồi, ra hoa, kết trái nữa.

Nhờ sám hối, con người có thể cải hóa được những cái xấu ác trong lòng mình, có thể được an vui, thanh thản do si mê đã lỡ tạo tác ác nghiệp, phạm giới trong quá khứ. Ngoài ra, ta còn có cơ hội phát triển những đức tính tốt đem lại hạnh phúc cho mình và người.

Cách cúng sám hối:

– Vào những ngày 14 và 30 mỗi tháng, Phật tử đến chùa làm phước, bố thí, xin giới và làm lễ sám hối, nghe pháp… Dịp này, Phật tử tụng kinh Tam Bảo, đối trước điện Phật hoặc đối trước Tăng đọc lời sám hối hoặc tụng bài kinh sám hối. Họ cũng thường xin chư Tăng truyền thọ lại Ngũ giới hoặc Bát quan trai giới. Xin thọ trì giới trở lại, có thể bất cứ lúc nào, trong các lễ trai tăng, cúng dường, nghe pháp hoặc các lễ chúc phúc an lành…

Nếu không đến chùa được thì Phật tử có thể sám hối và xin giới ngay bàn thờ Phật ở trong nhà rồi nguyện thọ trì giới cho được trong sạch từ nay về sau.

– Với hàng xuất gia thì có 227 điều luật, tùy theo nặng nhẹ mà trục xuất, cấm phòng hay sám hối. Những giới có thể sám hối được đều tương tợ nhau, nghĩa là vị tỳ-khưu phạm giới trình giới tội của mình với vị tỳ-khưu cao hạ. Và sự đối đáp xẩy ra như nhau: Hiền giả đã “thấy rõ tội” chưa? Vị phạm giới đáp: Thưa vâng, bạch tôn giả, con “đã thấy rõ tội” rồi! Sau đó vị sư cao hạ khuyên pháp đệ của mình cố gắng giữ giới cho trong sạch.

Cách thức sám hối này rất trong sáng, không mang màu sắc tín ngưỡng, mà trái lại; tỏ lộ tình cảm đạo lý, giúp người phạm giới sau khi “thấy tội” của mình rồi, nguyện chừa bỏ để nỗ lực tu tập cho tốt hơn.

                                                                                                                                                          Theo: Kim Dung

                                                                                                                                                           Nguồn: Sưu tầm

Cách Viết Sớ Cúng Gia Tiên

Hướng dẫn viết sớ cúng gia tiên

Văn sớ cúng gia tiên

Cúng gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. VnDoc.com xin hướng dẫn các bạn cách viết sớ cúng gia tiên nhanh và chính xác nhất.

Lòng sớ Gia Tiên

Phục dĩ

Tiên tổ thị hoàng bá dẫn chi công phất thế hậu côn thiệu dực thừa chi bất vong thỏa kỳ sở

Tôn truy chi nhi tự

Viên hữu

Việt Nam Quốc:………………………………………………

Thượng phụng

Tổ tiên cúng dưỡng …. thiên tiến lễ gia tiên kỳ âm siêu dương khánh quân lợi nhạc sự kim thần

Hiếu chủ:………………………………………………………………..

Tiên giám phủ tuất thân tình ngôn niệm kiền thủy khôn sinh ngưỡng hà thai phong chi ấm thiên kinh địa nghĩa thường tồn thốn thảo

Chi tâm phụng thừa hoặc khuyết vu lễ nghi tu trị hoặc sơ vu phần mộ phủ kim tư tích hữu quý vu trung

Tư nhân tiến cúng gia tiên

Tu thiết hương hoa kim ngân lễ vật phỉ nghi cụ hữu sớ văn kiền thân phụng thượng

Cung duy

Gia tiên … tộc đường thượng lịch đại tổ tiên đẳng đẳng chư vị chân linh

Vị tiền

… tộc triều bà tổ cô chân linh

Vị tiền

… tộc ông mãnh tổ chân linh

Vị tiền cung vọng

Tiên linh

Phủ thùy hâm nạp giám truy tu chi chí khổn dĩ diễn dĩ thừa thi phủ hữu chi âm công năng bảo năng trợ

Kỳ tử tôn nhi hữu lợi thùy tộ dận vu vô cương tông tự trường lưu hương hỏa bất mẫn thực lại

Tổ đức âm phù chi lực dã

Thiên vận …… niên … nguyệt … nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ.

Ý nghĩa của sớ gia tiên

Cúng gia tiên là thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Cúng gia tiên trong ba ngày Tết bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội. Việc cúng kính không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương. Vua Hùng Vương thứ 6 không chọn cao lương mỹ vị để cúng gia tiên mà chọn bánh chưng bánh dầy là món đơn sơ giản dị nhưng hàm chứa nội dung ý nghĩa sâu sắc.

Xưa kia, ngoài những biến cô xảy ra trong gia đình, còn nhiều trường hợp con cháu cũng làm lễ cúng bái gia tiên, kêu cầu khấn vái như: trong làng trong xóm có đám cướp đang hoành hành đốt nhà, cướp của… gia chủ vội vàng khấn lễ tố tiên, cầu cho gia đình mình tai qua nạn khỏi, bọn cướp không đến quấy nhiễu nhà mình. Hoặc đất nước đang thanh bình bỗng có loạn binh đao, giặc trong, thù ngoài đang giày xéo quê hương đất nước,… khi đó con cháu cũng tạ lễ cầu xin tổ tiên phù hộ cho toàn gia tránh được tai ương, những lúc loạn lạc. Làng xóm đang yên lành, làm ăn khoẻ mạnh, bỗng nhiên nạn dịch ập đến, cướp đi sinh mạng con người, con cháu cũng xin với tổ tiên che chở để tránh khỏi căn bệnh hiếm nghèo…

Nhìn chung, trong tâm khảm người Việt Nam luôn luôn tin tương ở sự phù hộ của tố tiên, ông bà, cha mẹ và tin là có sự hiện diện của họ quanh mình, nên mọi việc tốt, xấu xảy ra liên quan đến cuộc sống gia đình, con cháu đều cáo gia tiên.

Cách cúng Gia tiên

Việc cúng bái tổ tiên bao giờ cũng do gia trưởng làm chủ lễ. Mỗi lần cúng lễ, dù ít dù nhiều bao giờ cũng có “lổ lễ. Thông thường đồ lễ gồm trầu, rượu, hoa quả (mùa nào thức nấy) vàng hương và nưỏc lạnh. Trong trường hợp khẩn cấp, đêm hôm khuya khoắt cần phải cáo lễ, dồ lễ có thế giảm đến mức tôi thiểu, chỉ cần một chén nước lạnh, một nén hương thắp trên bàn thờ là đủ. Cốt là ỏ lòng thành.

Tùy theo hoàn cảnh gia đình chủ giàu nghèo, và tùy tính chất quy mô của từng buổi lễ, mà đồ lễ có thổ gồm thiều thứ như: xôi chè, oản, chuôi hoặc cỗ mặn…, có khi thêm cả hàng mã…

Đồ lễ được sắm đầy đủ đã đặt sẵn lên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp nén hương cắm vào bál bình hương, rồi cung kính đứng trước bàn thờ khấn.

Trước bàn thờ tổ, gia trưởng kính cẩn phải mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác, cô dì, anh chị em nội ngoại, những người đã khuất.

Ngày xưa văn khấn các cụ thường dùng chữ nho, nhưng trong dân gian vẫn có người dùng chữ Nôm, nhất là đốì với những gia đình vị trưởng lão đã qua đời, các con nhỏ chưa biết khấn vái, việc khấn vái trong gia đình do người phụ nữ có tuổi phụ trách. Theo quan niệm của người xưa thì tất cả các nghi lễ đều cấm đàn bà tham gia cúng lễ, nhưng trong hoàn cảnh một sô’ gia đình như chồng đi làm ăn xa hay đã qua đời, thường thì người vợ sẽ đảm đương việc khấn cúng thay con cháu còn nhỏ.

Trước khi khấn phải vái ba vái. Sau khi khấn xong gia trưởng lễ bốn lễ thêm ba vái, ta gọi là bốn lễ . Cần nhố rằng trước khi cúng, bàn thờ đã có đèn thờ hoặc nến. Cũng có gia đình trên bàn thờ có đỉnh trầm, nên đốt đỉnh trầm làm cho buổi lễ thêm uy nghi. Hương thăp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp sô nén hương theo số lẻ Do không biết chữ Hán, nên văn khấn dùng chữ Nôm để tránh nhầm lẫn ngữ nghĩa chữ nọ chữ kia, hoặc (loạn khấn trước đưa ra sau, làm mất ý nghĩa của văn khấn.

Đặc biệt từ sau khi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, chữ quốc ngữ được dùng rộng rãi thay thế chữ Hán và nhất là từ ngày Cách mạng Tháng 8 thành công 1945, hầu hết việc khấn vái dân ta đều dùng tiếng Việt t hay cho chữ Hán. Nói chung, văn khấn bao gồm một số nội dung bắt buộc như nói rõ ngày tháng làm lễ, lý de lễ tạ, ai là người đứng ra lễ tạ, ghi rõ họ tên tuổi, nơi sinh, trú quán, đồng thòi liệt kê lễ vật và cuối cùng là lòi đề dạt cầu xin cho toàn gia quyến.

Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, con cháu trong gia đình (trừ trẻ nhỏ) cũng lần lượt theo thứ bậc tỏi lễ trước bàn thờ bốn lễ rưỡi. Nhưng thường ở những ngày giỗ chạp mọi người trong gia đình mới yêu cầu lễ đủ, ngoài ra chỉ cần gia chủ khấn lễ là được. Ngày nay tại các I hành thị, trong lễ bái có phần đơn giản hóa như người la lấy vái thay lễ. Trước khi khấn vái ba vái ngắn. Khấn xong, vái thêm 4 vái dài và ba vái ngắn thay cho hôn lễ rưỡi.

Tóm lại, trong việc cúng lễ tổ tiên, lòng thành kính phải để lên hàng đầu. Trong lòng mình nghĩ như thế nao quỷ thần đều biết rõ. Việc cúng bái mà xúc phạm đến tổ tiên là thiếu sự hiếu thảo.

Cách Viết Sớ Đi Lễ

   Hiện nay trên internet đã có rất nhiều bài viết, clip của các thầy cúng, các cô, các cậu hướng dẫn cách viết lá sớ đi lễ. Tôi chỉ xin có một số ý kiến đóng góp. Trước để giúp những ai muốn tìm hiểu về cách viết sớ. Sau để các vị hữu duyên tùy hỷ góp ý giúp con đường tu học Đạo của chúng ta có thể ngày một tinh tấn hơn. 

Kính!

Thượng trừ bát phân

Hạ thông nghĩ tẩu

Tiền trừ nhất chưởng

Hạ yếu không đa

Sơ hàng mật tự

“Tử” tự bất lộ đầu hàng

“Sinh” tự bất khả hạ tầng

Độc tự bất thành hàng

Bất đắc phân chiết tính danh

Dịch nghĩa:

Lề trên bỏ tám phân (khoảng 4cm) 

Lề dưới bằng đường kiến chạy

Lề trước bỏ khoảng cách bằng 1 bàn tay

Lề sau không quan trọng

Không để trống dòng

Chữ “Tử” không để trên cùng

Chữ “Sinh” không để dưới cùng

Một chữ không thành dòng

Tên người không chia 2 dòng.

   Có rất nhiều mẫu sớ, tùy vào mục đích, khoa cúng, buổi lễ… ngoài ra còn rất nhiều các mẫu trạng, hịch…khác nhau. Nhưng để quý vị viết sớ đi lễ hành hương thì chỉ cần dùng mẫu sớ Phúc Thọ là được ( ở một số nơi ghi là mẫu Phúc Lộc Thọ). Sớ này có thể dùng để đi lễ Chùa, Đền, Phủ, Đình, Điện… vào các ngày sóc, vọng hàng tháng (mùng 1, rằm), ngày tiệc Thánh hay dịp đầu năm, cuối năm…

    Các bản in tờ sớ Phúc Thọ ở mỗi nơi tuy có thể khác nhau một số chữ nhưng nội dung thì nhất quán. Để viết 1 lá sớ Phúc Thọ,  quý vị chỉ cần điền đủ thông tin vào (6) vị trí như hình:

“Phục dĩ        Phúc Thọ Khang Ninh nãi nhân tâm chi cờ nguyện tai ương hạn ách bằng Thánh lực… “

“…Việt Nam Quốc…”

Đây là dòng quý vị điền thông tin về nơi cư trú của quý vị hoặc của người đi lễ. Với quy định địa danh lớn viết trước rồi sắp xếp nhỏ dần.

Ví dụ “…Bắc Ninh tỉnh, Gia Đông huyện, Thuận Thành xã, đệ bát tổ dân, thập tám gia số hiệu…” (tổ số 8, nhà số 18)

hoặc

“…Hồ Chí Minh thành phố, Gò Vấp quận, cửu bách cửu ngõ,  nhị thập cửu gia số hiệu…” (ngõ 909, nhà số 29)

Lưu ý với những quý vị lấy địa chỉ ngoài đất nước Việt Nam, có thể ghi 

“Việt Nam quốc Hiện sinh cư tại hải ngoại Đức quốc (Hà Lan quốc hoặc Mỹ quốc… hiệu đầu vu).”

Cuối dòng này luôn được kết thúc bằng 2 chữ “Đầu Vu” nghĩa tương đương giống: gửi tới,  hướng về…

Nếu từ xa đến lễ thì có thể thay là “Nghệ vu”.

Nếu ở gần đi lễ thì có thể thay là “Y vu”.

Nếu địa chỉ của quý vị quá dài dẫn đến viết 1 dòng không đủ thì có thể chia làm 2 dòng song song. Cách viết này gọi là “viết song cước”.

       2. “…Thượng phụng”

   Đây là vị trí quý vị điền tên tự của Chùa, Đền, Phủ,  Điện… nơi quý vị đi lễ. Ở đây có 2 lưu ý:

          – Cần phân biệt “Tên tự” và “Tên thường gọi”. Đây là điều rất nhiều người, kể cả các thầy viết sớ lâu năm vẫn mắc phải.

   Nói ví thử như “tên tự” là tên một người dùng trên các giấy tờ có tính pháp lý như giấy khai sinh, chứng minh thư, bằng lái xe…Còn “tên thường gọi” là biệt danh, bút danh, tên gọi hàng ngày, không có giá trị giấy tờ pháp lý.

   Cũng vậy, “Tên tự” là tên Đền, Chùa được ghi trên hoành phi nơi chính điện. Còn “tên thường gọi” là dân gian vẫn truyền khẩu gọi tên.

Có những nơi tên tự và tên thường gọi trùng nhau nhưng có những nơi hai tên này lại khác nhau. 

    Ví dụ: “Chùa Hà” là tên thường gọi nhưng tên tự để viết sớ là “Thánh Đức Tự” ( 聖  德  寺)

              “Chùa Giáp Bát” là tên thường gọi nhưng tên tự là “Phổ Chiếu Tự” (

普 照 寺) 

v.v…

Vậy mà nhiều quý vị, nhiều thầy vẫn dùng “tên thường gọi” của Chùa, Đền để điền vào sớ. Khác nào khi ta lập hợp đồng mua bán đất mà dùng tên thường gọi. Vậy sao pháp luật chứng nhận. Thiết nghĩ vậy là chưa chuẩn xác!

Nhiều quý vị đặt câu hỏi: “Khi không biết tên tự nơi ta dâng sớ, thì làm sao điền được cho đúng đây? “

Xin thưa rằng, những khi như vậy có thể ghi

“Linh từ” hoặc “Tối linh từ” nếu dâng sớ ở đền.

“Thiền tự” hoặc “Đại thiền tự” nếu dâng sớ ở chùa.

“Linh Điện” nếu dâng sớ ở điện. 

“Đình Vũ” nếu dâng sớ ở đình. 

“Linh Phủ” nếu dâng sớ ở phủ…

        -Tên nơi dâng lễ ghi trên chữ “Thượng phụng”, không ghi phía dưới mới đúng cách hành văn trong sớ.

          3.”Phật Thánh hiến cúng…”

   -Dòng này quý vị có thể điền

“Xuân/ Hạ/ Thu/ Đông Tiết”

Hoặc

“Xuân/ Hạ/ Thu/Đông Thiên” (tùy bản in) 

Thời điểm quý vị đi lễ dâng sớ vào tháng nào ứng với mùa theo Nông Lịch của Việt Nam. 

Xuân là các tháng 1, 2, 3 âm lịch

Hạ là các tháng 4, 5, 6 âm lịch

Thu là các tháng 7, 8, 9 âm lịch

Đông là các tháng 10, 11, 12 âm lịch. 

Nếu ko nhớ rõ tháng, quý vị ghi là “Đương thiên” hoặc “Đương tiết”, đều có thể được.

      4.”…Tiến lễ… Giải hạn…”

   Tại đây quý vị có thể điền hai chữ “Kim Ngân”, “Tài Mã”, “Hoa man”, “Phù Lưu”… sao cho hợp hoàn cảnh của quý vị.

      5.”Tín chủ… “

   Đây là phần quý vị điền thông tin của chính quý vị hoặc của người đi lễ như tên, năm sinh,  tuổi, cung mệnh…với lưu ý những chữ đầu tiên của các dòng, viết không được cao chữ “Phật”.

   Ví dụ: Trần Văn Kèo niên sinh Kỷ Hợi hành canh lục thập nhất tuế. Hiền thê Lê Thị Cột niên sinh Giáp Thìn hành canh ngũ thập lục tuế…

   Thứ tự ghi như sau:

Tên tín chủ

Vợ hoặc chồng. (Thê hoặc Phu) 

Bố mẹ.       (Phụ Mẫu) 

Con trai.    (Nam tử) 

Con dâu.    (Hôn tử) 

Con gái.      (Nữ tử) 

Con rể.        (Tế tử) 

Các cháu… (Chúng tôn) 

Kết thúc phần này bằng dòng:

“Hiệp đồng bản hội gia môn quyến đẳng

Tức nhật ngưỡng can”.

Nếu sớ dâng chỉ ghi tên một người thì ghi:

“Hiệp đồng bản mệnh đẳng

Tức nhật ngưỡng can”.

Nếu sớ dâng ghi tên tập thể,  cơ quan thì ghi:

“Hiệp đồng bản hội chư nhân thượng hạ đẳng

Tức nhật ngưỡng can”.

   Dòng này là nơi quý vị ghi thời gian đi lễ.

Năm: Ghi năm âm lịch.

Ví dụ: Kỷ Hợi niên, Canh Tý niên…

Tháng: Ghi tháng đi lễ. 

Lưu ý: tháng Một ghi là “Chính nguyệt”

Các tháng sau ghi bình thường.

Ví dụ: Nhị Nguyệt,  Tứ Nguyệt, Thập Nhất Nguyệt…

Ngày: Ghi ngày đi lễ. 

Từ mùng 1 đến mùng 9, ghi: Sơ nhật. 

Từ mùng 10 đến ngày 19, ghi: Thập nhật. 

Từ ngày 20 đến ngày 29, ghi: Nhị thập nhật.

Lưu ý: Sớ đi lễ chỉ ghi ngày như hướng dẫn trên. Trường hợp ghi rõ ngày lễ là khi cử hành các đàn lễ, Hịch hoặc Điệp sẽ được ghi rõ ngày bằng mực đỏ với mục đích gửi hỏa tốc.

Tìm hiểu nhiều hơn tại

43 Điều Cấm Kỵ Tâm Linh Nên Biết – Phần Mềm Viết Sớ – Phần Mềm Viết Sớ Hán Nôm

1. Những ngôi nhà bằng gỗ khi có máu (cả người hay động vật) bám trên thân gỗ thì nên thay đổi, hoặc không nên ngủ gần đó.

2. Khi đi ngang những con sông, suối, ao, hồ không rõ nguồn gốc tuyệt đối không nên vứt đồ cá nhân mình xuống, nếu vô tình bị rớt mà có thể lấy lại được thì nên lấy lại.

3. Lúc ngủ ko nên quay chân hoặc quay đầu ra cửa (tư thế dành cho người chết). Tuyệt đối không quay chân vào bàn thờ (bất kính với bề trên).

4. Trong nhà có người chết vì treo cổ tự tử, thì khi lấy xác xuống, hãy lấy sợi dây đó đốt ngay. Bởi quan niệm của người xưa, đó là “sợi dây oan nghiệt”, nếu không đốt đi thì nó vẫn luẩn quẩn quanh nhà và sẽ có người chết vì tự tử.

5. Sau khi an táng người chết, trong vòng 1 tháng, ban đêm nếu có ai gọi tên mình thì tuyệt đối không được trả lời, không được mở cửa, không được thưa gởi gì hết.

6. Nếu đi đám ma, lỡ người quá cố ấy có xinh gái hay đẹp trai thì không được khen.

7. Người nào có tang (khăn tang) trong người thì không nên tới nhà những người bạn hay người thân vì sẽ “lây” cái tang và đem điều không may đến cho họ.

8. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình.

9. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường.

10. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

11. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi người xưa quan niệm rằng ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.

13. Không may vá, mua đinh, chải tóc, soi gương vào ban đêm.

14. Không ăn vụng đồ cúng.

15. Đi đường nếu gặp tiền lẻ hay những vật dụng cá nhân của người khác không nên lượm lặt dù là mục đích gì. Thông thường một số người đang gặp hạn người ta giải hạn bằng cách vứt bỏ những thứ ấy xem như vứt bỏ cái xui của họ, nếu mình nhận lấy thì sẽ lãnh lại cho họ.

16. Nếu đi đường khuya vắng không thấy người mà nghe tiếng gọi tên mình thì đừng trả lời.

17. Đừng bao giờ thề thốt hay hứa hẹn với người đã chết rồi không làm.

18.  Vào nghĩa trang không nên bình phẩm, chê khen ảnh, tên, bia mộ người đã khuất.

19. Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.

20. Những ai cúng giải hạn hằng năm, nơi làm lễ cúng là những ngã ba, tư đường thì trong vòng một năm không nên đặt chân đi ngang qua nơi đó. Vì thế khi chọn nơi cúng hạn nên chọn những nơi ít thường xuyên lui tới nhất.

21. Ai đã lầm lỡ phá bỏ thai nhi con mình thì hãy đặt cho bé cái tên và đem lên chùa gửi.

22. Nếu trước nay chưa cúng cô hồn bao giờ do không có điều kiện thì không cúng luôn, chớ nên cúng rồi lại bỏ.

23. Đi đường gặp người tai nạn thì không nên bình luận. Nếu không thể giúp đỡ, không phận sự, hãy im lặng.

24.  Nhà có con nhỏ không nên cho bé đi viếng nghĩa trang hay dự tang lễ.

25. Đối với phụ nữ, con gái nên hạn chế phơi quần áo ngoài trời vào ban đêm, đặc biệt là đồ nhỏ.

26. Vào ban đêm tránh soi mình dưới mặt nước.

27. Đi trên đường trời tối nên tránh đùa giỡn, gọi tên nhau lớn tiếng và nhắc đến ma qủy, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.

28. Những vật dụng cá nhân của người đã chết nên chôn theo hoặc đốt bỏ không nên giữ lại để tiếp tục sử dụng.

29.  Tuyệt đối không nên tắm ở những ao, hồ, sông suối đã có tai nạn chết người.

30. Khi đang trong quá trình xây dựng nhà cửa, nếu giữa chủ nhà và thợ xây xảy ra xích mích nên lưu ý kẻo bị họ thư ếm vào nhà. Cách giải: kết thúc thi công, ăn trộm 1 món đồ của họ không để họ biết.

31. Tránh tiếp xúc chơi bùa ngải nếu không hiểu thấu đáo, không nên uống các loại Bùa mà các “Thầy Pháp” cho.

32. Người không quen thân thì đừng tiết lộ ngày tháng năm sinh, giờ sinh, tên tuổi cho họ biết.

33.  Nhà có người mất nên đi xem giờ để tránh trúng giờ độc gây ra hiện tượng trùng tang.

34. Thực hiện làm ăn hay làm những việc mang tính chất đại sự nên xem ngày để tránh nhằm vào ngày Tam Nương.

35. Khi ăn uống nên hạn chế gõ, khua chén đũa.

36.  Phụ nữ có thai hạn chế đi ăn cưới, đi dự đám tang.

37. Không nên hái “lộc” ở những cây cổ thụ um tùm, gần đền, chùa, miếu…

38. Nên mang theo vài tép tỏi bên mình khi đi đường xa để tránh bị kẻ xấu hại bằng bùa ngải.

39. Có câu: Chim sa cá luỵ, thế nên gặp những con vật trong hoàn cảnh đó không nên chiếm hữu nó và đem về nhà.

40.  Buổi tối không chơi năm mười (hay còn gọi là cút bắt).

41. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.

42.  Không hù dọa người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.

43. Cây đa, góc tối là nơi hội tụ âm khí nên kiêng kỵ ngồi hoặc trốn… ở đó