Vị Trí Đặt Mâm Ngũ Quả Trên Bàn Thờ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Vị Trí Đặt Bát Hương Trên Ban Thờ Gia Tiên

Phong thủy

Vị trí đặt bát hương trên ban thờ gia tiên

Tên từng bát hương đặt trên ban thờ gia tiên và vị trí đặt sao cho đúng, cách bày biện ban thờ hợp với phong thủy.

Dịch vụ chuyển nhà An Phát xin chào quý khách!

Thờ cúng tổ tiên từ rất lâu đã thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc đó là nhớ ơn tổ tiên, cội nguồn của mình, thờ cúng những người đã mất. Đó là đạo lý: uống nước nhớ nguồn; chim có tổ, người có tông.

Trước khi chuyển dọn về nhà mới các gia đình đều làm lễ nhập trạch và bốc bát hương để thờ cúng, đây là nghi lễ gần như không thể thiếu trước khi về ở. Tuy nhiên có khá nhiều người chưa biết cách bốc bát hương như thế nào và vị trí đặt các bát hương trên ban thờ gia tiên. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Số lượng bát hương đặt trên ban thờ

Trên bàn thờ gia tiên nên có mấy bát hương? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Vì sao số bát hương trên ban thờ thường đặt lẻ: một, ba, năm, bảy… Câu hỏi đặt ra là tại sao không nên đặt chẵn và đặt chẵn thì có sao không? Đọc hết bài viết này các bạn sẽ có câu trả lời.

Cách sắp xếp bát hương là số lẻ như một, ba, năm, bảy… nhìn giống như một gốc cây có nhiều nhánh con tượng chưng cho sự phát triển của thế hệ con cháu ngày càng đông và lớn mạnh. Anh em con cháu trong dòng tộc đều từ một gốc mà ra. Theo phong thủy thì bố trí theo số lẻ là thể hiện sự sinh sôi nảy nở.

Ảnh Internet

Số bát hương trên ban thờ tùy thuộc vào từng vùng miền và phong tục thờ cúng, nếu số bát hương chẵn không sao hết. Chỉ là thẩm mỹ bố trí không đẹp, về mặt phong thủy nhìn rất cô quạnh. Thông thường và phổ biến nhất cho các gia đình là bày ba bát hương. Nhiều gia đình bày quá nhiều bát hương khiến cho ban thờ bị quá tải. Tuy nhiên có nhà chỉ có 1 bát hương thờ gộp cả thần linh, gia tiên.

Vị trí các bát hương trên ban thờ

Bát hương chính giữa ở trung tâm là nơi thờ thần linh, thổ công, thổ địa, thành hoàng. Bát hương bên phải khi người đứng thắp hương là cộng đồng gia tiên tiền tổ. Bát hương bên trái là thờ bà tổ cô, ông mãnh trong dòng họ. Bát hương thờ thần linh thường to hơn các bát hương khác.

Vị trí bát hương gia tiên khác với bát hương tại đền, miếu, chùa. Vì đền chùa rất nhiều người thắp hương nên bát hương thường để thấp phía dưới, hoa quả, lễ vật bày biện phía sau. Đối với bát hương gia tiên thì cần sắp xếp theo bố trí phía sau lễ vật. Mặt nhật nguyệt quay ra ngoài. Ban thờ nên kê sát tường không nên kê hở, khuyết sau này hậu vận sẽ rất là kém. Bài trí theo lối trước cao sau thấp thì hậu vận mới vượng. Để tăng linh khí cho ban thờ có thể sử dụng thêm một số vật phong thủy như Kim Luân, hoặc để nhạc thiền, nhạc chú tại phòng thờ. Nên có bộ ngũ sự cho ban thờ gia tiên gồm lư hương, đỉnh đồng, hạc, nhìn ban thờ rất đầm ấm. Tham khảo bài trí phòng thờ chuẩn phong thủy.

Hình ảnh internet

Hướng và phương vị của bàn thờ cũng rất quan trọng bạn có thể tham khảo bài: Chọn vị trí và hướng đặt bàn thờ hợp phong thủy

Nguồn: Chuyển nhà An Phát

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trên Bàn Thờ Ngày Tết

Người Việt Nam chúng ta luôn đặt lễ nghĩa lên hàng đầu. Chính vì thế mỗi năm, các gia đình đều bày mâm ngũ quả sao cho thật đẹp, thật ý nghĩa nhất để dâng lên cúng ông bà, tổ tiên.

Mâm ngủ quả bao gồm những loại hoa quả với 5 màu sắc khác nhau

Được gọi là mâm ngũ quả vì nó bao gồm 5 loại quả với 5 sắc màu khác nhau tượng trưng cho những mong muốn của con người đó là ngũ phúc: giàu có, sung sướng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo như thuyết ngũ hành thì: Kim là màu trắng, Mộc là màu xanh, Thủy đặc trưng bởi màu đen, Hỏa đặc trưng bởi màu đỏ, Thổ là màu vàng. Mâm ngũ quả cũng được tuân theo những màu sắc đó để bày biện cho hợp lý.

Ở miền bắc trên mâm ngũ quả thường bày 5 loại quả với các màu khác nhau bao gồm: chuối hoặc táo có màu xanh; bưởi, cam, quýt, phật thủ có màu vàng; hồng, táo tây, ớt có màu đỏ; roi hoặc lê màu trắng; nho đen, măng cụt hoặc mận có màu đen.

Ở miền Nam, thì người dân thường làm mâm ngũ quả với các loại như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm… để dễ nhớ người ta thường đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.

Miền Bắc thì các loại quả có thể đem bày lên thờ, chỉ cần đảm bảo đẹp mắt và hài hòa nhưng đối với những người miền Nam thì lại kiêng kỵ một số loại trái cây như: chuối, vì loại quả này khi gọi phát âm khá giống với từ “chúi” thể hiện sự khó khăn, cam cũng không được chọn vì họ hiểu theo nghĩa là cam chịu…

Bày biện mâm ngũ quả chính là một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết của người dân Việt Nam đã từ bao đời nay, chính vì thế dù có sinh sống ở phương trời nào thì chúng ta vẫn không bỏ qua phong tục tốt đẹp này trong lễ Tết Nguyên Đán nhằm gìn giữ và bảo vệ bản sắc dân tộc cho con cháu sau này.

Vị Trí Đặt Bàn Thờ Chuẩn Phong Thủy May Mắn, Tài Lộc

Vị trí đặt bàn thờ trong nhà trọ

Dù bạn đang sống ở nhà riêng hoặc nhà trọ thì việc thờ cúng ông bà gia tiên luôn cần thiết. Do diện tích nhà trọ có phần nhỏ hẹp so với nhà riêng chính chủ. Bởi thế thường gia chủ chọn bàn thờ treo tường để đặt vị trí thờ cúng gia tiên.

Vị trí đặt bàn thờ trong nhà trọ thường ở tầm cao cách mặt đất tầm 2m. Bàn thờ treo tường thờ gia tiên đặt theo hướng cửa chính của căn nhà. Bên cạnh đó, gia chủ nên xem phong thủy, chọn hướng thờ cúng hợp với tuổi mệnh. Việc làm này giúp gia chủ kích thích tài lộc và may mắn cho gia đình. Giúp chuyện làm ăn kinh doanh ngày càng thuận lợi và hanh thông. Gia đạo thêm bình an và hạnh phúc viên mãn.

Tùy theo gia chủ thờ cúng gia tiên ít hay nhiều, chẳng hạn như ông bà, cha mẹ. Thờ cùng càng ngày người đã mất thì kích thước bàn thờ càng rộng. Tránh chọn bàn thờ quá nhỏ so với bức ảnh thờ cúng tổ tiên.

Vị trí đặt bàn thờ trong nhà chung cư

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở của con người, nhà chung cư xuất hiện ngày càng nhiều và phổ biến trong cuộc sống. Đặc điểm chung của nhà chung cư là các thành viên trong gia đình cùng sinh hoạt chung với nhau trên một sàn nhà. Ít có khoảng gian riêng tư, bởi thế việc lựa chọn nơi đặt bàn thờ rất khó khăn đối với gia chủ.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia phong thủy nên chọn một góc nào đó trong căn nhà chung cư. Nơi này thậy tĩnh lặng, ít người qua lại, đặc biệt không thuộc hẳn một phòng nào. Có thể là đặt bàn thờ gần với phòng khách, vị trí gần với không gian chính giữa của căn nhà. Đặc biệt gia chủ không được đặt bàn thờ gia tiên gần phòng vệ sinh hoặc không gian nhà bếp.

Hướng đặt bàn thờ luôn hướng theo cửa chính của căn nhà, hướng tài lộc, đón may mắn và bình an. Nếu không gian nhà chung cư bạn khá rộng thì gia chủ nên giành một căn phòng riêng để đặt bàn thờ ông bà tổ tiên. Cách chọn vị trí đặt bàn thờ này gần như khá thanh tịnh, giúp gia chủ có thể tịnh tâm và ngồi thuyền trước bàn thờ gia tiên.

Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống

Đối với nhà ống, nhà cao tầng thì việc chọn vị trí đặt bàn thờ khá dễ dàng và đơn giản. Với không gian rộng rãi, nhiều tầng thì gia chủ ngôi nhà nên chọn tầng cao nhất của ngôi nhà để đặt bàn thờ gia tiên.

Nơi đặt bàn thờ cần thoáng mát, đủ ánh sáng. Bên cạnh đó hướng bàn thờ cũng nên đặt theo hướng cửa chính của ngôi nhà. Để kích thích vận may và tài lộc cho gia đình, gia chủ nên xem hướng đặt bàn thờ hợp với cung mệnh, hợp phong thủy.

Do việc thờ cúng gia tiên ở vị trí khá cao trong ngôi nhà nên việc đi lại thắp hương có phần khó khăn. Nhưng đổi lại không gian phòng thờ khá yên tĩnh, nơi này có thể giúp gia chủ ngồi thuyền trước bàn thờ mà không bị các thành viên khác quấy phá, làm ồn.

Vị trí đặt bàn thờ ở ngoài trời

Đối với người Việt, việc thờ cúng ngời trời ( hay gọi bàn thiên). Bàn thờ cúng đất trơi mong các vị thần cõi trên phù hộ gia đình được bình và gặp nhiều may mắn, tài lộc.

Vị trí bàn thiên được đặt ở ngoài sân, đối diện với cửa chính của ngôi nhà tầm 3 – 5m. Mỗi khi thắp hương cúng bàn thiên, gia chủ cần vái lạy 4 phương 8 hướng để đất trời phù hộ mang lại bình an và may mắn cho gia đình.

Đối với bàn thờ ngoài trời, gia chủ cần dọn dẹp thường xuyên bởi chịu nhiều ảnh hưởng của nắng mưa và gió của đất trời. Cứ vào mỗi tối hằng ngày, gia chủ thắp hương bàn thờ gia tiên trong nhà sẽ thắp cùng với bàn thiên trước sân nhà.

Lưu ý khi chọn vị trí đặt bàn thờ cúng gia tiên

– Bài vị bàn thờ không được đặt sát tường. Nếu gia chủ đặt bài vị sát tường sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ, vận trình sự nghiệp. Luôn cần giữ một khoảng trống nhất định giữa bàn thờ và bài vị tổ tiên.

– Bên phải bàn thờ không được đặt đồ điện. Bởi cách đặt này phạm vào sát khí Bạch Hổ, dễ xảy ra nhiều chuyện tai ương, xui xẻo không may mắn đến gia đình. Tốt nhất gia chủ nên đặt một cặp tì hưu hoặc long quy. Cách đặt này giúp sinh khí căn nhà thêm hưng thịnh, cải thiện phong thủy. Giúp gia chủ đón nhận may mắn, tài lộc.

– Bên trái bàn thờ không được quá nhiều vật dụng cá nhân. Nếu đồ đạc quá bừa bộn và dơ bẩn sẽ ảnh hưởng đến sinh khí thịnh vượng của căn nhà. Tốt nhất gia chủ cần dọn dẹp và lau chùi thường xuyên. Chỉ nên bày cúng lễ vật trên bàn thờ gia tiên.

– Phía dưới bàn thờ gia tiên không được cất giữ đồ dùng gia đình. Không may sẽ ảnh hưởng đến tài sản, kinh tế của gia đình.

– Vị trí bàn thờ không được đặt dưới xà ngang của ngôi nhà. Nếu đặt bàn thờ ngay dưới xà ngang căn nhà sẽ sản sinh ra nhiều sát khí, sinh ra bệnh tật đau ốm.

Xem Lịch Âm – Lịch Vạn Niên

Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả Trên Bàn Thờ Gia Tiên Ngày Tết

Theo chữ Hán nôm ngũ có nghĩa là 5 – mâm ngũ quả là hàm mâm 5 loại quả tượng trưng cho 5 sắc màu khác nhau với mong ước mang lại sức khỏe, bình yên, no ấm sung túc và sống lâu.

– Chuối: Chuối là thứ không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Khi lựa chọn chuối để thờ cúng nên chọn chuối xanh. Màu xanh đại diện cho hành Mộc. Những quả chuối căng tròn giống bàn tay để che chở, mang lại sự bình yên, sung túc, đùm bọc, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Nải chuối còn giúp nâng đỡ các loại quả khác với ý nghĩa bao bọc.

-Quất: Theo phát âm của Hán Tự ” quất” phát âm giống với chữ “cát”. Vì thế, quả quất trong mâm ngũ quả ngày Tết với hàm ý cầu chúc năm mới sung túc, cát lợi, ăn nên làm ra.

-Phật thủ: Theo quan niệm của người xưa, Phật thủ có mùi thơm tinh khiết dùng để thờ Phật và kính dâng lên ông bà tổ tiên nhân ngày lễ tết. Mùi hương của phật thủ sẽ lưu giữ Thần, Phật ở lại trong nhà để phù hộ cho gia đình cả năm gặp nhiều may mắn và an lành.

– Quả bưởi: Bưởi màu xanh cũng tượng trưng cho hành Mộc, quả bưởi trên bàn thờ gia tiên ngày Tết hàm ý cầu phúc lộc viên mãn.

– Xoài: Theo phát âm của người miền Nam “xoài” giống với ” xài” nghĩa là làm ăn đủ đầy, no ấm đủ tiêu xài cả năm.

– Thanh long: Là trái cây mang ý nghĩa rồng bay lên với mong ước mang thịnh vượng, cát tường cho gia chủ trong năm mới.

– Sung: Với mong ước cầu sung túc, đủ đầy, sức khỏe và tiền bạc dồi dào cả năm.

– Đu đủ: Tượng trưng cho sự no đủ và thịnh vượng

Tùy vào từng phong tục của từng vùng miền khác nhau mà các loại quả được chọn để đặt lên bàn thờ cúng gia tiên cũng khác nhau.

Trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc sẽ có 5 loại quả gồm: bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Trong khi đó người miền Nam lại thường chưng mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài với ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”. Người Nam không thờ chuối vì theo phát âm chuối thường độc thành “chúi” – thể hiềm điềm xấu, đi xuống không tốt cho cả năm. Và trên mâm ngũ quả của người miền Nam cũng không dùng cam, quýt để thờ vì theo quan niệm dân gian ” cam làm quýt chịu” mang điềm gở.

Riêng trong mâm ngũ quả của người miền Trung lại không thể thiếu nải chuối ngự thơm lừng được bày biện tinh tế.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích: