Vị Trí Đặt Mâm Cúng Ông Công Ông Táo / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Apim.edu.vn

Vị Trí Nên Cúng Ông Táo, Ông Công Là Ở Đâu?

Câu chuyện mà bạn thường được nghe kể hoặc xem tuồng cổ chuyển thể từ sự tích ông, có hai vợ chồng vì nghèo khổ mà phải bỏ nhau. Sau này, người vợ tìm được chồng mới sống hạnh phúc, còn người chồng cũ vẫn tiếp tục cuộc sống trong nghèo khó. Tình cờ trong một lần xin ăn, người chồng cũ vô tình gặp lại người vợ cũ và được bà hậu đãi. Đúng lúc, người chồng mới về bắt gặp, sinh lòng nghi ngờ vợ mình. Người vợ cảm thấy oan ức và đâm đầu vào đống lửa chết, người chồng cũ thấy cảm thương tiếc chết theo và người chồng mới sau đó hiểu ra tấm lòng của vợ mình cũng quyết định nhảy vào lửa mà chết. Thấy sự việc, Ngọc hoàng cảm kích tình nghĩa và phong cho ba người làm Táo quân hay còn gọi là Vua Bếp.

Vị trí cúng ông Công, ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp âm lịch, mâm cúng ông Táo được đặt ở bếp, còn ông Công được cúng ở bàn thờ chính trên nhà cùng với bàn gia tiên. Bạn cần chuẩn bị ít nhất 2 bàn thờ và 2 cá chép. Sau khi hóa vàng thì tro của bát hương, chân hương và cá chép sẽ được thả xuống sông, hồ để đưa các thần về Trời. Ở các thành phố ngày nay, người ta hay tách ra làm 3: Táo quân – ở trong bếp, tổ tiên – bàn thờ chính trong nhà, còn Thổ công được gộp chung vào bàn thờ ngoài trời, gọi là bàn thờ Trời Đất, thông thường là trên sân thượng của các nhà.

Vị trí cúng ông Táo

Lưu ý: Khi cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng bạn phải bật bếp lên cho lửa cháy rực, mâm cỗ đầy đủ thì cả nhà quanh năm no ấm.

Theo phong tục lệ cổ truyền người Việt ta, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép (ngựa ở một số nơi) bay về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc xảy ra trong gia đình một năm qua. Suốt năm, ông Táo ở trong bếp mỗi gia đình nên biết tường tận tất cả mọi chuyện hay dở tốt xấu xảy ra trong nhà. Người dân thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng kha trọng thể để cầu ban phước lộc cho năm mới sắp đến.

Lễ cúng ông Táo thường được diễn ra trước 12h trưa. Sau khi cúng xong, người dân sẽ hóa vàng đồ lễ, cá chép sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực sinh sống.

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng gồm có: Mũ Ông Công 3 chiếc (2 mũ cho 2 Táo ông và 1mũ Táo bà). Mũ của các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Những đồ “vàng mã” (mũ, áo, hia, và một số vàng thỏi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ.

Ngoài ra, để các ông và bà Táo có phương tiện về trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông) sau khi cúng. Miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ để làm phương tiện cho Táo quân về trời.. Còn ỏ miền Nam thì cúng đơn giãn hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ và ít bánh kẹo.

Tùy theo từng gia cảnh từng gia đình, ngoài các lễ vật chính trên, người ta làm lễ mặn (với chân giò luộc, xôi gà, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với hoa, quả, trầu cau, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn ông Công ông Táo.

Theo phong tục cổ xưa, đối với những gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân thêm một con gà luộc. Gà luộc này thường phải gà cồ mới tập gáy (gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như gà cồ.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

Cúng Ông Công Ông Táo: Đặt Mâm Cỗ Cúng Ở Đâu Là Chuẩn Nhất?

Theo chuyên gia phong thủy Nhật Minh (CLB Phong thủy Thăng Long), có nhiều cách giải thích cho nguồn gốc của tập tục cúng ông Công ông Táo.

Trong hệ thống văn hóa tín ngưỡng của người Việt có rất nhiều vị thần linh, mỗi vị thần linh cai quản một lĩnh vực của cuộc sống. Do đời sống của người Việt cổ gắn mật thiết với cái bếp, tất cả mọi sinh hoạt đều xảy ra quanh bếp lửa nên vị thần bếp được coi trọng nhất, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân.

Sau đó, trong quá trình phát triển của nền văn hóa, phát triển thành tập tục cúng ông Công ông Táo. Nguồn gốc của việc cúng ông Công ông Táo như thế được coi là dễ chấp nhận nhất trong các giả thiết.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Theo truyền thống, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp, có thể cúng trước vào ngày 22 tháng Chạp tùy điều kiện gia đình. Việc làm mâm cỗ cúng là để tiễn ông Táo lên thiên đình bẩm báo tất cả các việc xảy ra trong năm của gia đình và cũng là người kết nối gia đình với các vị thần linh trên thiên đình, chuyển tải mong ước của gia chủ trong năm mới.

Tại sao lại cúng cá chép

Nền văn minh của người Việt là phát triển lúa nước và con cá chép là một trong những sản vật sông nước được coi trọng. Vì tôn trọng thần linh nên người dân dùng cá chép, là một trong những sản vật quý để cúng.

Thứ hai nữa là theo truyền thuyết, cá chép có khả năng hóa rồng, có thể bay lên trời, vì thế cho nên người dân cúng cá chép hy vọng con cá chép có thể hóa rồng đưa Táo quân lên trời.

Có 3 cách cúng cá chép đó là cúng cá chép giấy, cá chép nấu/nướng, cúng cá chép sống rồi phóng sinh. Tục cúng cá chép giấy gắn với tục cúng vàng mã trong dân gian. Cúng cá chép bằng vật thực để nấu hoặc nướng, sau đó gia đình thụ hưởng. Với tục cúng cá chép phóng sinh, trong bản thể văn hóa của người Việt khi chưa có giao thoa với văn hóa Phật giáo thì không có tục phóng sinh, chuyên gia Nhật Minh cho biết.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo nên đặt ở đâu

Xưa nay, cúng ông Công ông Táo là tập tục dân gian, không có tài liệu nào quy định cụ thể việc này. Tuy nhiên, thông qua nguồn gốc ý nghĩa của việc thờ cúng, từ xưa cuộc sống của người Việt cổ quây quần bên bếp lửa, mọi sinh hoạt trong gia đình đều diễn ra quanh bếp lửa nên việc cúng ông Công ông Táo khởi thủy là đặt bên cạnh bếp lửa.

Sau đó, do phát triển của kiến trúc mới quy định chỗ dành riêng cho việc thờ cúng. Đúng nhất thì việc cúng ông Công ông Táo vẫn phải theo tục lệ là đặt bên bếp lửa. Các gia đình nên cố gắng bảo tồn theo truyền thống dân gian, cúng tại bếp theo phong tục xưa, đó cũng là một nét văn hóa.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa chúng tôi Trần Lâm Biền, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải được đặt ở một nơi riêng, có thể đặt trong nhà, dưới bếp, ngoài vỉa hè, tùy từng gia đình nhưng không được cúng trên bàn thờ chính, cúng giờ nào cũng được, từ ngày 22 đến 24 tháng Chạp, theo tục lệ của từng địa phương, quan trọng nhất là tấm lòng thành của gia chủ./.

Mâm Cơm Cúng Ông Công Ông Táo Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu?

1. Sự tích về lễ cúng Tết ông Công ông Táo

1.1. Chuyện vợ chồng ông Táo bà Táo

Chuyện xưa kể lại rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Mặc dù tình cảm thắm thiết nhưng cả hai ở với nhau rất lâu nhưng chẳng có lấy một mụn con. Từ đó, Trọng Cao hay kiếm cơ để dằn vặt vợ.

Ngày nọ, vì một chuyện cỏn con mà Trọng Cao gây thành lớn, đánh và đuổi Thị Nhi đi. Sau khi bị đuổi ra khỏi nhà, Thị Nhi lang thang đến xứ khác và gặp Phạm Lang. Nhờ hợp tính mà hai người kết đôi làm vợ chồng.

Về phần Trọng Cao, sau khi vợ bỏ đi thì mới nhận ra lỗi lầm. Quá ân hận, day dứt, Cao lên đường kiếm lại Thị Nhi. Đi quá lâu, hết gạo hết tiền nên Cao buộc phải xin ăn dọc đường. Sau đó, xin đúng vào nhà Thị Nhi. Nhận ra người hành khất là chồng cũ, Thị Nhi thương cảm nên mời vào nhà nấu cho bữa cơm. Đúng lúc đó, Phạm Lăng trở về, sợ chồng nghi oan nên Thị Nhi đã giấu chồng cũ là Trọng Cao trong đống rạ sau nhà.

Chẳng may, tối đó Phạm Lang muốn lấy tro bón ruộng nên đã nổi lửa đốt đống rạ, thấy thế Thị Nhi lao vào cứu Trọng Cao, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Và thế là cả ba đều bỏ mạng trong đám lửa. Thấy 3 người sống có tình có nghĩa nên Ngọc hoàng đã phong 3 người làm vua bếp, hay còn gọi là Định phúc Táo Quân.

1.2. Nhiệm vụ của Định phúc Táo Quân

Nhiệm vụ của người chồng cũ là Thổ Địa, tức là trông coi việc nhà cửa. Người chồng mới được gọi là Thổ Công, tức trong coi những việc trong bếp. Còn người vợ được gọi là Thổ Kỳ, nhiệm vụ trông coi việc đi chợ búa của gia chủ. Không chỉ định đoạt may rủi, phúc họa của gia chủ mà các vị Táo còn có thể ngăn cản được sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, luôn giữ cho gia đình êm ấm.

2. Ý nghĩa của mâm cơm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Theo quan niệm dân gian, Táo quân là người cai quản bếp lửa, quanh năm sống trong nhà nên nắm được mọi việc lớn nhỏ của gia chủ. Vì thế, cứ vào 23 tháng Chạp hàng năm, người ta lại làm lễ tiễn ông Táo về chầu trời thật trang trọng và hoành tráng với ước muốn cầu xin được những điều tốt đẹp đến gia đình.

Chính vì thế, mâm cơm cúng ông Táo về chầu trời với những lễ vật đầy đủ phần nào thể hiện được thành ý của gia đình. Tuy nhiên, mâm lễ cúng ông Công ông Táo này gồm những gì thì không phải ai cũng biết.

3. Mâm cơm cúng Tết ông Công ông Táo gồm những lễ vật gì và đặt ở đâu?

Mâm cúng ông Công ông Táo thường được làm ở khu vực gần bếp. Theo đó, các lễ vật cúng bao gồm:

Mũ ông táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho ông táo loại có cánh chuồn và 1 chiếc không có cánh chuồn dành cho bà Táo.

Quần áo giấy cho Táo: hai bộ quần áo cho nam và 1 bộ quần áo cho nữ.

Hài Táo: 2 đôi hài nam và 1 đôi hài nữ.

Màu sắc của mũ, áo hoặc hài cho ông Công ông Táo thay đôi hàng năm theo ngũ hành. Nếu năm hành kim thì người ta dùng mũ vàng, hành mộc dùng mũ trắng, hành thủy dùng màu xanh, hành hỏa dùng màu đỏ và hành thổ dùng màu đen.

Ngoài ra, mâm lễ cúng ông Táo còn cần thêm một số vật dụng và trái cây đi kèm như: giấy tiền vàng mã, trái cây tươi gồm phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long hoặc nho, cau trầu, hương, nến, rượu nếp hoặc trà.

4. Phong tục cúng cá chép vào ngày 23 tháng Chạp

Theo quan niệm dân gian, hàng năm, Táo quân được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc thiện ác của loài người. Sau đó, cứ vào đúng ngày 23 tháng Chạp, Táo lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình để báo cáo lại công việc, kể cả những việc tốt và chưa tốt của loài người. Nhờ đó, Ngọc Hoàng sẽ bắt đầu định công tội và thưởng phạt cho tất cả.

Bên cạnh đó, trong tâm thức của người Việt, cá chép còn gắn với sự tích ” cá vượt vũ môn” hay ” cá chép hóa rồng ” nên chúng còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, tinh thần bền chí, kiên trì vượt khó để đi đến thành công. Bởi vậy mà ngày đưa ông Công ông Táo về trời, người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép thả trong chậu nước để làm lễ. Sau khi cũng xong đem thả xuống sông hồ, gọi là “phóng sinh”.

5. Chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo gồm những món gì?

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ, tùy vào điều kiện gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị số lượng món khác nhau. Bạn có thể làm món mặn hoặc các món chay ngon tùy theo sở thích.

Tuy nhiên, mâm cơm cúng ông Công ông Táo phổ biến gồm: 1 con gà trống luộc (hoặc có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay), 1 đĩa xôi gấc (bạn cũng có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu hoặc xôi lá nếp), 1 đĩa giò lớn, 1 cái bánh chưng, 1 tô canh chân giò nấu măng, 1 đĩa rau xào thập cẩm, chả rán, thịt nấu đông, 1 chén gạo và 1 chén muối. Ngoài ra, gia chủ còn có thể chuẩn bị thêm một vài món tráng miệng như chè hoa cau, chè trôi nước, chè kho hoặc các loại bánh và trái cây khác.

6. Cách nấu món ngon bày mâm cơm cúng Tết ông Công ông Táo đơn giản gồm những gì?

Mặc dù gà luộc là món ăn quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách luộc gà cúng ngon đẹp nhất mà không bị rách da. Đặc biệt, gà cúng còn được xếp gọn gàng, đẹp mắt cho mâm cơm đủ đầy ý nghĩa.

6.1. Cách luộc gà ngon vàng đẹp chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo

6.1.1. Nguyên liệu

6.1.2. Hướng dẫn cách sơ chế gà luộc cúng không bị tanh

Gà luộc nên chọn mua loại thịt gà ta, sau đó nhờ người làm lông và nội tạng tại chợ để tiết kiệm được thời gian. Về nhà, bạn rửa với nước, dùng giấm và muối xoa bóp bên ngoài để loại bỏ mùi hôi tanh. Tiếp đến, dùng gừng đập dập chà nhẹ bên ngoài lẫn bên trong. Lưu ý, chà nhẹ để da gà không bị rách. Sau đó rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.

Chéo hai cánh gà xuyên qua mỏ, hai chân cho vào phía sau bụng để khi luộc, gà được tạo thế cố định trong nồi. Đây được xem là cách tạo dáng gà cúng đẹp mắt phổ biến nhất.

6.1.3. Luộc gà bày mâm cơm cúng ông Công ông Táo gồm những bước nào?

Cho gà vào một chiếc nồi vừa đủ, không quá lớn cũng không quá nhỏ, đổ nước lạnh xăm xắp mặt thịt. thêm vào vài củ hành tím và đầu hành để khi luộc được dậy mùi. Lưu ý, đặt phần bụng gà xuống bên dưới, để lửa vừa và thường xuyên vớt bọt để thịt gà không bị dơ.

Đun đến khi nước trong nồi lăn tăn, có bọt nhỏ nổi lên thì hạ lửa ở mức thấp nhất. Cách này giúp da gà không bị nứt do lượng nhiệt lớn. Tiếp tục đun thêm 7 đến 10 phút thì tắt bếp. Sau đó đậy nắp thêm 20 phút cho thịt gà chín hoàn toàn thì mới vớt ra, cho vào thau nước đá lạnh. Đây là cách luộc gà cúng không bị nứt da mà thịt săn lại, giòn và căng mọng hơn.

Lưu ý: Phải để gà nguội hoàn toàn thì mới vớt ra khỏi thau nước lạnh. Nếu vớt ra khi gà còn nóng sẽ dễ dẫn đến tình trạng da xỉn màu và khô.

6.1.3. Hướng dẫn cách tạo màu đẹp mắt cho gà luộc bày lễ cúng ông Táo

Để luộc gà cúng da vàng đẹp mắt, bạn lấy củ nghệ, cạo vỏ và giã nhuyễn. Sau đó thắng lấy nước mỡ cho vào trộn đều với nghệ, dùng cọ sạch phết mỡ đề lên da.

Khi hoàn thành, con gà cúng sẽ có màu vàng cực kỳ đẹp mắt và hấp dẫn. Cách gà luộc cúng đơn giản quá, phải không nào! Chỉ cần một chút khéo léo và tỉ mỉ bạn đã có được con gà cúng thật bắt mắt.

6.2. Cách nấu xôi gấc hạt sen cúng ông Công ông Táo

6.2.1. Nguyên liệu

500 gram gạo nếp

1 trái gấc

200 gram hạt sen khô

25 gram đường trắng

5 gram muối

15 gram mè trắng

2 muỗng canh dầu ăn

1 xửng hấp

1 khuôn làm xôi

6.2.2. Hướng dẫn cách ngâm gạo nếp và hạt sen nấu xôi

Gạo nếp mua về vo sạch, sau đó ngâm trong nước từ 5 đến 6 tiếng. Hoặc bạn có thể ngâm qua đêm. Đủ thời gian, vớt nếp ra ngoài, xả lại với nước cho sạch và để ráo.

Hạt sen khô cũng đem rửa sơ với nước, sau đó đem ngâm với nước từ 3 đến 4 tiếng cho mềm. Muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể ngâm trong nước ấm khoảng 1 tiếng. Tiếp đến, đổ hạt sen ra rổ, xả lại nước và cho vào nối nấu chín. Khi hạt sen đã mềm nhừ, vớt ra rổ để nguội và ráo nước. Sau đó dùng muỗng nghiền nhuyễn.

6.2.3. Đồ xôi gấc chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo gồm những bước nào?

Gấc bổ đôi lấy hạt, trộn chung với nếp để có màu đỏ đẹp mắt. Khi nếp đã đều màu, nhặt hạt gấc ra ngoài và cho hạt sen đã nghiền nhuyễn vào.

Đặt xửng hấp lên bếp, cho nước và hỗn hợp gạo nếp vào. Đun đến khi nước sôi thì tiến hành đồ xôi. Khoảng 30 phút, khi hạt gạo nếp nở mềm, bạn trộn ít đường và dầu ăn vào. Dùng đũa đảo đều để đường tan hẳn.

Tiếp đến dùng túi nilon sạch lót vào khuôn, múc xôi vào và ấn chặt. Lưu ý phải ấn mạnh tay để xôi có tạo hình chắc và đẹp mắt. Sau đó, đặt đĩa lên khuôn, úp ngược lại và tháo khuôn ra ngoài, rắc thêm ít hạt vừng rang lên là món ăn đã hoàn thành.

6.3. Cách nấu canh chân giò hầm với măng tươi cúng ông Táo

Thịt chân giò hầm măng tươi không chỉ là món ăn quen thuộc trong những ngày tiết trời se lạnh mà còn là món ăn truyền thống trong mâm cúng ông Công ông Táo. Công thức làm món này không khó, chỉ cần bạn biết cách sơ chế hết vị đắng của măng là có được tô chân giò hầm đúng chuẩn.

6.3.1. Nguyên liệu

400 gram thịt chân giò heo

200 gram măng tươi

30 gram hành lá

30 gram hành tím

1 muỗng cà phê tiêu

1 muỗng canh nước mắm

2 muỗng cà phê muối

1 muỗng canh giấm

1 muỗng canh dầu ăn

1 muỗng canh hạt nêm

6.3.2. Hướng dẫn cách sơ chế chân giò và măng tươi

Chân giò mua về rửa sạch, làm lông và chặt thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Bắc nồi nước lạnh lên bếp, cho vào 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh giấm cùng với thịt chân giò, đun lửa vừa đến khi nước sôi thì vớt chân giò ra ngoài. Cách này giúp loại bỏ được mùi hôi của thịt. Ướp chân giò với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tiêu, để yên 15 phút cho thấm gia vị.

Măng tươi cho vào nồi luộc để khử vị đắng và chất độc. Khi nước trong nồi sôi, chắt ra ngoài, đổ nước mới vào và tiếp tục luộc. Thực hiện từ 4 đến 5 lần để chất đăng trong măng ra hết bên ngoài. Lưu ý, khi luộc không cần đậy nắp, để tránh chất độc không thoát hơi. Măng sau khi luộc chín, vớt ra ngoài để nguội. sau đó xé thành sợi vừa ăn.

6.3.3. Hướng dẫn hầm chân giò và măng tươi bày mâm cơm cúng ông Công ông Táo

Đặt một nồi mới lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, thêm hành tím cắt mỏng vào phi thơm. Sau đó, trút măng tươi cùng 1 muỗng cà phê muối vào. Xào lửa vừa đến khi măng nóng thì cho chân giò vào, thêm 2 lít nước. Hầm chân giò khoảng 1 tiếng, thời gian này bạn thường xuyên vớt bọt để nước canh được trong.

Chân giò mềm, nêm vào 1 muỗng canh hạt nêm, thêm 30 gram đầu hành lá để món ăn thêm hấp dẫn thì tắt bếp. Món canh này ăn kèm với tương ớt hoặc nước mắm cay thì hết sẩy.

6.4. Cách nấu chè trôi nước chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo

Bên cạnh những món chính, trong mâm cơm cúng ông Công ông Táo không thể thiếu một số món tráng miệng, trong đó có thể kể đến món chè trôi nước. Cách nấu chè trôi nước không quá khó nên bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

6.4.1. Nguyên liệu

100 gram đậu xanh không vỏ

1 muỗng cà phê dầu olive

1 muỗng canh đường trắng

70 ml nước cốt dừa

200 gram bột nếp

1 miếng gừng

2 lá dứa

200 gram đường thốt nốt

6.4.2. Hướng dẫn sơ chế đậu xanh và bột nếp

Đậu xanh vo sạch, sau đó vào nước ngâm khoảng 1 giờ để khi nấu nhanh mềm hơn. Đủ thời gian, vớt đậu xanh ra ngoài để ráo, sau đó cho vào nồi, đổ nước xăm xắp, thêm 1 ít muối và nấu chín.

Đun lửa khoảng 10 phút, đậu mềm thì cho dầu olive vào, thêm 70 ml nước cốt dừa, vặn lửa nhỏ và khuấy đều tay đến khi đậu khô thì tắt bếp. Cho đậu xanh ra ngoài, để bớt nóng thì vo tròn thành nhiều viên nhỏ.

Đổ bột nếp ra tô, thêm 200 ml nước lạnh vào và khuấy đều. Tiến hành nhào bột đến khi hỗn hợp không dính vào tay thì có thể dừng. Chia bột thành những phần bằng nhau. Lưu ý, bột nếp dùng làm vỏ trôi nước bên ngoài nên kích thước cần lớn gấp đôi viên đậu xanh.

Bạn vo tròn viên bột, sau đó ấn dẹp và cho nhân đậu xanh vào giữa, gói lại và tiếp tục vo tròn. Lưu ý, bạn cần tỉ mỉ đặt nhân đậu xanh vào giữa để khi vo không bị rơi ra ngoài. Làm lần lượt cho đến khi hết bột và đậu xanh thì dừng.

6.4.3. Luộc viên trôi nước và nấu chè

Bắc nồi nước sạch lên bếp, đun đến khi sôi thì thả viên trôi nước vào luộc chín. Sau đó bạn vớt ra thau nước lạnh cho nguội.

Đặt một nồi khác lên bếp, cho lá dứa, đường thốt nốt, gừng thái sợi và 900 ml nước vào. Đun lửa lớn cho đường tan thì thả các viên trôi nước vào. Vặn lửa nhỏ và tiếp tục đun cho chè sôi lại thì tắt bếp. Để chè bớt nóng, bạn múc 3 viên ra chén nhỏ, rắc ít mè rang vào là có thể đặt lên mâm cơm cúng ông Công ông Táo ngày Tết.

Mỹ Lệ tổng hợp

Vị Trí Đặt Bàn Thờ Thần Tài, Ông Địa Và Cách Cúng Thần Tài, Ông Địa.

1. Vai trò của bàn thờ Thần Tài, Ông Địa

Ngoài bàn thờ Tổ Tiên, Thổ Công thường thấy trong các gia đình, được các gia thờ cúng, tưởng nhớ tổ tiên thì nhiều gia đình còn lập bàn thờ Thần Tài, Ông Địa, đặc biệt là những gia đình buôn bán, kinh doanh bởi theo quan niệm xưa thì Thần Tài, Ông Địa là những vị thần giúp đem lại cho gia chủ sự may mắn trong kinh doanh và tiền bạc, giàu có, tài lộc…

Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa có vai trò quan trọng đối với những gia đình làm kinh doanh, buôn bán…

2. Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa

Khác với bàn thờ Tổ Tiên, Thổ công thường được đặt ở phía trên cao thì bàn thờ Thần Tài, Ông Địa được đặt ở nơi có vị trí thông thoáng, sạch sẽ, nơi có thể quan sát được mọi người ra vào, mặc dù bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa thường được đặt dưới đất nhưng gia chủ cũng nên chú ý giữ sạch sẽ, thơm tho vị trí đặt bàn thờ. Không được đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa ở gần nhà vệ sinh, nhà tắm, tủ quần áo hay gần nơi cống rãnh…

Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa thường đặt ở dưới đất vị trí thông thoáng, sạch sẽ

Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa nên được đặt ở vị trí hợp với tuổi của gia chủ, thích nghi với đất cát nhà ở nhằm đem lại may mắn cho gia chủ. Nhằm ngăn chặn việc hao tài tốn lộc thì phía sau lưng bàn thờ Thần Tài, Ông Địa không nên có cửa, cửa sổ hay những vật nhọn chĩa vào mà thay vào đó, sau lưng bàn thờ phải dựa vào chỗ vững chắc như tường.

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa đúng phong thủy mang lại tài lộc

3. Cách cúng Thần Tài, Ông Địa

Ngoài vị trí đặt bàn thờ đúng cách thì cách cúng Thần Tài, Ông Địa đúng cách cũng cực kỳ quan trọng. Đối với những gia đình làm kinh doanh, buôn bán nên thấp hương cúng Thần Tài, Ông Địa quanh năm để các ông phù hợp cho việc làm ăn được thuận lợi quanh năm. Trước khi mở cửa hàng sáng sớm, mọi người thường thắp hương cúng Thần Tài, Ông Địa. Người ta thường đốt một điếu thuốc lá và để cạnh hoặc hơi lệch về phía Ông Địa.

Những người kinh doanh, buôn bán thường thắp hương Thần Tài, Ông Địa hàng ngày

Vào mỗi buổi sáng, các gia đình chỉ cần thay nước, thắp một nén hương và cầu khẩn Thần Tài, Ông Địa phù hộ cho buôn may bán đắt. Đặc biệt là vào những ngày rằm, mùng một hay ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng (là ngày cúng Thần Tài) thì nên cúng nhiều thứ hơn bình thường, thắp 5 nén hương theo hình chữ thập. Trên bàn thờ Ông Địa nên để 5 củ tỏi hoặc một bó tỏi và thay vào mỗi mùng 2 và 16 hàng năm. Theo quan niệm, người ta cho rằng tỏi giúp ngăn chặn ma quỷ đến phá bàn thờ, giúp Ông Địa bài trừ các vong binh xấu gây ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ.

Ngày rằm, mùng một, người ta thường cúng Thần Tài, Ông Địa nhiều thứ hơn bình thường

Quý khách hàng cần tư vấn về các mẫu ban thờ treo tường đẹp cho phòng thờ chung cư hoặc các mẫu bàn thờ, tủ thờ truyền thống, hiện đại, nội thất đồ thờ cúng đẹp, bàn thờ Thần Tài, Ông Địa… sản phẩm nội thất chung cư phù hợp với không gian sống nhà mình mà vẫn chuẩn phong thủy, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn tốt nhất theo địa chỉ:

Công ty Kiến trúc – Nội thất Vietnamarch

Địa chỉ: Số 61 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7) Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7 Website: chúng tôi Email: vietnamarch.ltd@gmail.com